Chính cơ chế độc đảng, thiếu tiếng nói đối lập, thiếu tự do báo chí, thiếu kiểm tra độc lập (từ Quốc hội và Tư pháp)... đã đẩy VN vào chỗ suy giảm kinh tế như hiện nay.
Thực tế là, doanh nghiệp nói thẳng rằng không hối lộ là không xong, nghĩa là “Không “bôi” thì không “trơn”...” theo báo Pháp Luật.
Trong khi đó, TBKTSG ghi lời một chuyên gia Nhật Bản cho biết VN đã bị sụp hầm của “bẫy thu nhập trung bình"... Nghĩa là, cứ tà tà, nói thẳng là “cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội,” theo lời giáo sư Kenichi Ohno.
Thế rồi, 10 cán bộ gộc Đường Sắt VN phải ngồi viết bản tường trình vụ Nhật Bản tiết lộ chuyện hối lộ gần 800,000 đôla để công ty Nhật làm dự án tại VN.
Báó Pháp Luật đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành về vấn đề “Không “bôi trơn” thì… không trơn”...
Báo PL và doanh gia Nguyễn Văn Đực có 2 câu vấn đáp như sau:
“H: Giả sử tình huống doanh nghiệp không chi một đồng nào cho cán bộ, công chức có thẩm quyền mà làm theo đúng quy định thì ông nghĩ rằng liệu có xong việc không?
Đ: Có lẽ hơi khó hoặc sẽ rất gian nan. Tôi vẫn nghĩ rằng nếu khoản bồi dưỡng nhiều hơn thì việc được giải quyết nhanh hơn và theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
H: Ông nghĩ rằng có phải do tiền lương cho cán bộ, công chức nhà nước quá thấp nên phát sinh tham nhũng, nhận hối lộ không?
Đ: Nói vậy thì cũng không hẳn, điều đó chỉ diễn ra ở cấp thấp. Còn những vụ động trời triệu đô thì người nhận toàn là quan lớn và quá giàu. Tham nhũng, hối lộ từ đâu có? Một phần do cơ chế chính sách luật lệ chưa rõ, muốn được hay không, được nhiều hay ít thì tùy người có quyền. Một khi quyền lực tập trung không hạn chế mà không có cơ chế phản biện, giám sát hiệu quả thì tất yếu sẽ dẫn đến lợi dụng, lạm dụng nó thôi.”(hết trích)
Bây giờ, Việt Nam đang khủng hoảng... vì theo lời chuyên gia Nhật: "Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình"...
Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã ghi lời giáo sư Kenichi Ohno, chuyên gia Nhật Bản về Việt Nam,đưa ra trước nhiều học giả Việt Nam tại hội thảo “Khởi tạo động lực tăng trưởng mới: Tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI – nội địa” do trường Đại học kinh tế Quốc dân, và Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức ngày 26-3 tại Hà Nội.
Tất cả chuyện mất đà tăng trưởng cao cuả VN đã dẫn tới nan đề lãng phí, và thực sự là đang có khủng hoảng xã hội.
TBKTSG viết:
“Sau năm 2006, khi tăng trưởng đi xuống với nhiều biến động, tâm trạng toàn xã hội trở nên ảm đạm. Tăng trưởng giảm xuống còn 5-6%, và đất nước trải qua một giai đoạn với bất động sản trầm lắng, lạm phát, nợ xấu.
Ông nhận định ở một nền kinh tế tương đối trẻ với tiềm năng lớn cho phát triển thì tăng trưởng dưới 5-6% cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội...
...giáo sư Ohno cho rằng khả năng cạnh tranh về chi phí bị mất đi với tỷ lệ hàng năm 22,7% cho toàn bộ nền kinh tế, và 18,3% cho sản xuất.
Sự mất giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ trong giai đoạn trên với tỷ lệ 5,5% mỗi năm là quá nhỏ để bù đắp cho tốc độ mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế mỗi năm là 22,7%.”(hết trích)
Thế là, VN bế tắc vì không còn động lực mới cho tăng trưởng.
Bản tin này cũng ghi lời Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Quốc dân Trần Thọ Đạt băn khoăn: “Những động lực mới cho tăng trưởng là gì? Làm thế nào để tạo ra động lực này?”
Trong khi đó, có vẻ như là cả bầy sâu lộ ra, sau các tiết lộ từ phía Nhật Bản về chuyện doanh nghiệp Nhật hối lộ cho các quan chức VN để có dự án làm đường sắt.
Chưa có kết luận cụ thể là ai cầm hối lộ, và ai chia cho ai, nhưng trước tiên là 10 ông sếp lớn phải giải trình.
Bản tin VOV viết:
“Danh tính 10 cán bộ phải giải trình về nghi án nhận hối lộ.
Trong đó có 7 người đang đương chức, 3 người đã nghỉ hưu. Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cũng nằm trong danh sách này.
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu nhiều cá nhân báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1...
Danh sách cụ thể những cán bộ, công chức đang công tác gồm:
1. Ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).
2. Ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).
3. Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.
4. Ông Lê Quyết Tiến, Trưởng phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.
5. Ông Phan Hữu Biên, Chuyên viên Phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.
6. Ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên chính Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
7. Ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).
3 người đã nghỉ hưu gồm:
1. Ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
3. Ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư.”(hết trích)
Than ôi, tiền hối lộ từ doanh nghiệp Nhật Bản đâu có phải là tiền trên trời rớt xuống. Vì tiền đó cũng sẽ phải rút ruột từ tiền công trình của VN vậy.
Cơ chế nào cho hối lộ khủng như thế, mà gần như không thể lộ nổi, chì trừ phi Nhật và Úc tiết lộ ra...
Thực tế là, doanh nghiệp nói thẳng rằng không hối lộ là không xong, nghĩa là “Không “bôi” thì không “trơn”...” theo báo Pháp Luật.
Trong khi đó, TBKTSG ghi lời một chuyên gia Nhật Bản cho biết VN đã bị sụp hầm của “bẫy thu nhập trung bình"... Nghĩa là, cứ tà tà, nói thẳng là “cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội,” theo lời giáo sư Kenichi Ohno.
Thế rồi, 10 cán bộ gộc Đường Sắt VN phải ngồi viết bản tường trình vụ Nhật Bản tiết lộ chuyện hối lộ gần 800,000 đôla để công ty Nhật làm dự án tại VN.
Báó Pháp Luật đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành về vấn đề “Không “bôi trơn” thì… không trơn”...
Báo PL và doanh gia Nguyễn Văn Đực có 2 câu vấn đáp như sau:
“H: Giả sử tình huống doanh nghiệp không chi một đồng nào cho cán bộ, công chức có thẩm quyền mà làm theo đúng quy định thì ông nghĩ rằng liệu có xong việc không?
Đ: Có lẽ hơi khó hoặc sẽ rất gian nan. Tôi vẫn nghĩ rằng nếu khoản bồi dưỡng nhiều hơn thì việc được giải quyết nhanh hơn và theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
H: Ông nghĩ rằng có phải do tiền lương cho cán bộ, công chức nhà nước quá thấp nên phát sinh tham nhũng, nhận hối lộ không?
Đ: Nói vậy thì cũng không hẳn, điều đó chỉ diễn ra ở cấp thấp. Còn những vụ động trời triệu đô thì người nhận toàn là quan lớn và quá giàu. Tham nhũng, hối lộ từ đâu có? Một phần do cơ chế chính sách luật lệ chưa rõ, muốn được hay không, được nhiều hay ít thì tùy người có quyền. Một khi quyền lực tập trung không hạn chế mà không có cơ chế phản biện, giám sát hiệu quả thì tất yếu sẽ dẫn đến lợi dụng, lạm dụng nó thôi.”(hết trích)
Bây giờ, Việt Nam đang khủng hoảng... vì theo lời chuyên gia Nhật: "Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình"...
Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã ghi lời giáo sư Kenichi Ohno, chuyên gia Nhật Bản về Việt Nam,đưa ra trước nhiều học giả Việt Nam tại hội thảo “Khởi tạo động lực tăng trưởng mới: Tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI – nội địa” do trường Đại học kinh tế Quốc dân, và Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức ngày 26-3 tại Hà Nội.
Tất cả chuyện mất đà tăng trưởng cao cuả VN đã dẫn tới nan đề lãng phí, và thực sự là đang có khủng hoảng xã hội.
TBKTSG viết:
“Sau năm 2006, khi tăng trưởng đi xuống với nhiều biến động, tâm trạng toàn xã hội trở nên ảm đạm. Tăng trưởng giảm xuống còn 5-6%, và đất nước trải qua một giai đoạn với bất động sản trầm lắng, lạm phát, nợ xấu.
Ông nhận định ở một nền kinh tế tương đối trẻ với tiềm năng lớn cho phát triển thì tăng trưởng dưới 5-6% cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội...
...giáo sư Ohno cho rằng khả năng cạnh tranh về chi phí bị mất đi với tỷ lệ hàng năm 22,7% cho toàn bộ nền kinh tế, và 18,3% cho sản xuất.
Sự mất giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ trong giai đoạn trên với tỷ lệ 5,5% mỗi năm là quá nhỏ để bù đắp cho tốc độ mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế mỗi năm là 22,7%.”(hết trích)
Thế là, VN bế tắc vì không còn động lực mới cho tăng trưởng.
Bản tin này cũng ghi lời Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Quốc dân Trần Thọ Đạt băn khoăn: “Những động lực mới cho tăng trưởng là gì? Làm thế nào để tạo ra động lực này?”
Trong khi đó, có vẻ như là cả bầy sâu lộ ra, sau các tiết lộ từ phía Nhật Bản về chuyện doanh nghiệp Nhật hối lộ cho các quan chức VN để có dự án làm đường sắt.
Chưa có kết luận cụ thể là ai cầm hối lộ, và ai chia cho ai, nhưng trước tiên là 10 ông sếp lớn phải giải trình.
Bản tin VOV viết:
“Danh tính 10 cán bộ phải giải trình về nghi án nhận hối lộ.
Trong đó có 7 người đang đương chức, 3 người đã nghỉ hưu. Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cũng nằm trong danh sách này.
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu nhiều cá nhân báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1...
Danh sách cụ thể những cán bộ, công chức đang công tác gồm:
1. Ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).
2. Ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).
3. Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.
4. Ông Lê Quyết Tiến, Trưởng phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.
5. Ông Phan Hữu Biên, Chuyên viên Phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.
6. Ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên chính Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
7. Ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).
3 người đã nghỉ hưu gồm:
1. Ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
3. Ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư.”(hết trích)
Than ôi, tiền hối lộ từ doanh nghiệp Nhật Bản đâu có phải là tiền trên trời rớt xuống. Vì tiền đó cũng sẽ phải rút ruột từ tiền công trình của VN vậy.
Cơ chế nào cho hối lộ khủng như thế, mà gần như không thể lộ nổi, chì trừ phi Nhật và Úc tiết lộ ra...
Gửi ý kiến của bạn