Hôm nay,  

Tâm Linh & Cô Đơn

08/03/201400:00:00(Xem: 8541)
- Alo Kim, sao bạn có khỏe không?

- Tâm đó há! Kim vẫn khỏe như con bò nằm nghỉ nhai cỏ, không phải kéo xe đâu! Có chuyện gì vậy mà Tâm gọi Kim khuya vậy?

- Tâm định rủ Kim tối thứ Bảy này để sắp xếp thời giờ đi nghe một buổi diễn thuyết hay lắm…

- Tâm nói hay là hay rồi, Kim hoàn toàn tin vào bồ tèo nên quyết định đi liền không do dự…Được biết Tâm có trở ngại lái xe ban đêm, nên Kim xung phong đến đón Tâm lúc 7 giờ tối thứ Bảy này nhé! Hẹn gặp Tâm sau & có nhiều chuyện để chúng mình tâm sự sau… Thôi khuya rồi chúc bạn ngon giấc!

Ngày giờ như ngựa chạy tên bay…Thế rồi tối Thứ Bảy đến trong sự nôn nóng chờ đợi và chúng tôi vui vẻ sánh bước vào hội trường đầy ắp người và người để lắng nghe bài diễn thuyết “ Tâm Linh & Cô Đơn ”. Trên bục giảng, giọng của thuyết trình viên đầm ấm đưa mọi người vào bài giảng một cách say mê…

…Cuộc sống con người quá sức phong phú và đa dạng… Có nhiều quan hệ bên ngoài xã hội, đồng nghiệp, bạn bè & bên trong cho bản thân gia đình cha mẹ, anh em, chồng vợ, con cái… Chính những cảm xúc hình thành nên nền tản gia đình và tạo nên nhân cách con người qua cảm xúc, yêu thương. Vui cười, vồn vã, lạnh lùng, xu nịnh luồn cúi… bộc lộ ra bên ngoài. Nhưng có những cảm xúc sâu thẳm không bộc lộ mà cố đè nén khép kín bên trong con người, đó là Cô Đơn. Vậy cô đơn là gì?

- Cô đơn không có nghĩa là ở một mình. Cô đơn là một vấn đề tâm linh và phải được giải quyết bằng những phương pháp tâm linh. Cô độc có nghĩa về thể lý, chỉ trạng thái một mình, không có ai khác ở chung quanh. Cô đơn là trạng thái tinh thần, cảm thấy bị tách biệt khỏi mọi người, dù đang ở một mình hay đang có nhiều người chung quanh. Vì thế người ta thường phân biệt là người sống cô độc chưa chắc đã cảm thấy cô đơn và ngược lại, có người vẫn cảm thấy cô đơn dù không ở hoàn cảnh cô độc. Trong cuộc sống không ai không có lúc cảm thấy cô đơn. Có rất nhiều lý do khiến một người cảm thấy cô đơn. Cô đơn khi không có ai ở bên cạnh để chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn, để nói những điều muốn nói, để được thông cảm hay ủi an. Cô đơn khi có một hay nhiều người bên cạnh nhưng chẳng ai hiểu mình, chẳng ai chịu lắng nghe những điều đang làm cho mình bận tâm, lo lắng, khổ sở hay buồn sầu…

Người mang tâm trạng cô đơn thường tìm cách chạy trốn tâm trạng này vì không dám đương đầu với nó. Có nhiều cách để một người ứng xử với trạng thái cô đơn của mình. Có những người chạy trốn cô đơn bằng cách tìm đến chỗ đông người, đi gặp một ai đó, hoặc nhắc điện thoại lên gọi tứ tung. Mục đích là để được trực tiếp giao lưu với người khác. Cũng có người tìm cách giao lưu với người khác một cách gián tiếp, như xem ti vi, phim ảnh có nhiều diễn viên sống động, đọc một cuốn truyện có nhiều nhân vật liên hệ với nhau, hoặc nghe nhạc, đọc sách để tìm xem các nhạc sĩ, ca sĩ, hay tác giả muốn chia xẻ với mình đều gì…

Đời sống ở Mỹ mang nặng tính cá nhân chủ nghĩa, gia đình ít con, cha mẹ và con cái thích chọn cho mình đời sống độc lập, nên khi con cái trưởng thành và cha mẹ đã già, mỗi người có một đời sống riêng. Cha mẹ, anh em, họ hàng ở xa nhau, hàng xóm thì chẳng mấy người quen biết nhau, nên người ta rất dễ cảm thấy cô đơn. Ngược lại có những người vì cô đơn nên không còn thiết tha với bất cứ việc gì, kể cả việc ăn uống. Những người già ở cô quạnh một mình thường rơi vào tình trạng này. Nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm và không ít người đã chọn cái chết và tự kết liễu đời mình. Khi quá cô đơn, có lẽ rất dễ thấy rằng sự có mặt của mình trên đời này không đáng kể, còn đang sống mà không khác chi đã chết rồi, nên thà lo 'trả nợ thần chết' cho xong còn hơn là kéo dài sự giằng co không biết đến bao giờ. Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng xẩy đến, nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Bởi đó, vợ cô đơn bên chồng, con cái cô đơn bên cha mẹ.Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Ðã cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn. Người ta gần nhau mà vẫn có thể xa nhau, vì trong cuộc đời, mỗi người đều có hai thế giới. Thế giới riêng trong cõi lòng và thế giới ngoài vũ trụ. Cũng có thể cô đơn vì người khác không muốn đến. Nhưng nỗi cô đơn bị người khác thờ ơ thì cay đắng hơn nỗi cô đơn tôi muốn sống lẻ loi một mình. Làm gì có cô đơn nếu có lời đáp trả. Không có lời đáp trả nên mới cứ phải chờ đợi. Ðợi chờ là khởi điểm của cô đơn. Ðợi chờ càng lâu thì nỗi cô đơn càng dài. Chờ đợi mà chẳng bao giờ xẩy tới thì nỗi cô đơn càng héo hắt. Làm gì có cô đơn nếu không có kiếm tìm. Làm gì phải kiếm tìm nếu đã đầy đủ. Vì thiếu vắng nên mới phải đi tìm. Khi sự thiếu vắng quá cay đắng thì nỗi cô đơn dẫn đến sự chết. Kẻ cô đơn là kẻ đi tìm niềm cảm thông nhưng chẳng gặp. Vì không gặp, nên họ đành trở về thế giới nội tâm cô lẻ của riêng mình. Vì thế giới nội tâm đó đang heo hút trống vắng, nên họ chỉ bắt gặp sự thiếu thốn ở đó mà thôi. Nhưng nỗi cô đơn bị người khác hờ hững thì cay đắng hơn. Cho đi phần đời của mình mà không được đáp trả nên mới xót xa khôn tả và cay đắng khôn vơi.

Tóm lại cần xét lại chính mình....Thực tế cho ta thấy, dù sống với những người thân yêu hay bạn bè chung quanh, nhưng giữa họ và ta luôn có những bức tường vô hình ngăn cách, khó lòng đạt tới sự thông giao. Bức tường ấy có thể là tính cách, sở thích, hiểu biết, quan điểm sống hay vị trí trong xã hội nơi mỗi người. Nhưng nhiều khi cũng do chính ta đã không mở lòng, không tin tưởng, không muốn đón nhận người khác, hoặc tự ban cho mình một vị trí đặc biệt nên tạo ra khoảng cách ngày càng xa với nhau. Những điều đó giống như những bức tường mà người khác khó lòng trèo qua được.

Ai cũng dễ tôn vinh cái tôi của mình, nên càng đặt mình trong tư thế phòng thủ, sợ bị coi thường, sợ bị lợi dụng. Do đó, không gian của ta càng ngày càng bị thu hẹp; sự tự nhiên và cởi mở càng bị giới hạn; tình tương thân tương trợ càng bị suy giảm. Càng cao danh vọng càng dễ tách biệt với mọi người, càng có được nhiều thứ lại càng xa lạ với mọi thứ. Nhiều khi ta tự tách biệt với mọi người rồi than vãn mình cô đơn, chẳng ai hiểu mình. Làm sao người khác có thể hiểu mình khi mình chưa sẵn lòng để hiểu người khác? Làm sao ta có thể đòi người khác mở rộng tâm hồn đang khi bản thân mình vẫn đóng kín? Dù có yêu thương ai nữa mà mình vẫn còn mang nặng cái tôi: vẫn ích kỷ và kiêu kỳ, vẫn dễ tự ái và tổn thương... thì ai có thể vượt qua bức tường lửa đó được? Họa hiếm lắm thì may ra mới có người đủ bản lãnh và thiện chí để vượt qua. Nói chung, khi vướng vào mặc cảm tự tôn hay tự ti, ta đều cảm thấy mình không thể hòa nhập cách bình đẳng để sống dễ thương và hồn nhiên với mọi người. Cứ thế ta mang theo nỗi cô đơn trong đời, tự mình làm nên số phận của mình, rồi lại buồn cho chính mình. Số phận sẽ khác đi nếu ta dám mở lòng ra, để cho mình thoải mái đến với mọi người với thái độ thân thương gần gũi và sẵn sàng cảm thông, chia sẻ, không chấp nhất và câu nệ những hình thức bề ngoài. Cuộc đời vẫn giang tay chào đón những ai không khép lòng mình lại. Dù đời có những chua cay nhưng không thiếu những ngọt bùi dành cho ta. Cả những chua cay cũng là hương vị cần phải có để ta biết nếm cảm cuộc đời cách thú vị.

Cô đơn/ một giá trị cho đời sống tinh thần

Có những nỗi cô đơn cách biệt, ngưng đọng, bế tắc, đớn đau, nghe như tâm hồn lịm chết giữa vực sâu cuộc đời, nhưng cũng có những nỗi cô đơn gần gũi, ngọt ngào, dù có “xa mặt nhưng không cách lòng”. Có những nỗi cô đơn thụ động, đành phải chịu vậy, nhưng cũng có những nỗi cô đơn chủ động vì ta muốn tạo một khoảng cách cần thiết cho đời mình. Có khi cô đơn như niềm đau tê tái cần phải loại trừ, nhưng có lúc cô đơn như chén đắng cần phải uống cạn, để có thể chữa lành một vết thương tâm hồn. Một người bình thường sẽ chấp nhận những nỗi cô đơn như một thứ gia vị cho cuộc sống, chứ không phải một thứ thuốc độc cần lảng tránh. Nếu biết cách chuyển hóa và thăng hoa cuộc sống mình, thì cô đơn cũng là một thứ cảm xúc thú vị cần trải nghiệm, một khoảng lặng thinh cần thiết cho đời sống nội tâm. Đôi khi, cùng với nỗi buồn, cô đơn là một chất xúc tác tạo nên những điều tốt đẹp và vĩ đại cho cuộc sống.

Tuy nhiên cần phân biệt điều này: sự tách biệt với những người xung quanh chưa hẳn đã dẫn tới sự cô đơn thực sự. Muốn trở thành một con người vững chãi thì ta hãy tập đối diện với sự cô đơn của mình với lòng thanh thản. Sự trốn chạy khỏi nỗi cô đơn có thể là một bệnh trạng tâm lý làm ta suy yếu, là một hình thức tránh né chính mình, không dám sống trọn vẹn là mình. Vì thế, nếu không đạt tới thực chất và định hướng của cô đơn, thì người ta dễ sử dụng cô đơn như một khoảng cách không gian để sống với những điều mình vui thích, hoặc như một khoảng cách thời gian để làm nên những công trình mình mong muốn, và cho đó là những điều quá tốt đẹp cho mọi người.

Cô đơn là chủ đề trong văn thơ ca nhạc. Đa số những nghệ sĩ cuối đời thường cô đơn! Tại sao có những nghệ sĩ khi trẻ thì hào quang sáng chói, mọi người bu quanh xưng tụng ngưỡng mộ, nhưng về già thì cô đơn. Nghệ sĩ có nhiều cám dỗ làm mờ trí óc và khi ánh hào quang lu mờ hay mất đi thì bị hụt hẫng nuối tiếc thuở vàng son nên đi tìm cái chết. Họ phải biết luật đào thải của sinh tồn: ngôi sao trước nổi lên rồi cũng có khi lịm tắt “ tre già măng mọc ” Mỗi ngôi sao có một vị trí khác nhau, một nét riêng của nó tùy người ngắm thích... Một viên ngọc trời đất sinh ra muốn sáng chói thì phải dũa phải mài... Một giọng hát được may mắn thiên phú không phải tốn tiền công sức dùi mài kinh sử trong những trường lớp, những con số, phương trình toán học, án văn chương, bài học hóc búa...vậy cái gì Trời cho làm vốn và trong một thời gian ngắn nổi danh, thì đừng ỷ y tự phụ, chảnh mà tài năng bị mai một đi, mà nên luyện tập thanh âm để sắc thái ngày càng phát triển trong tình thương nhún nhường làm cảm hóa lòng người thưởng ngoạn!

Tóm lại có nhiều trạng thái dẫn đến cô đơn như: -Người thân qua đời- Khi bị thất bại trong mọi lãnh vực tình cảm, công ăn việc làm- Bị phê phán, chỉ trích- Bị hiểu lầm -Chảnh, làm mọi người xa lánh, không muốn đến gần, tự cao tự phụ... Nhưng nếu có Tâm Linh thì mọi chuyện sẽ được vượt qua. Sự nhìn lại cô đơn mang giá trị tâm linh. Nếu sau cải vả bỏ đi thì không có tâm linh, nhưng biết xin lỗi & tạo công đức sửa mình thì đó là tâm linh. Trong cô đơn vẫn có sự tích cực hay tiêu cực. Vậy chúng ta chọn tích cực lắng nghe & sửa mình để được tâm linh. Vẫn có người yêu thương mình thì không cô đơn vì khi kêu lên một tiếng sẽ có nhiều người chạy đến chia sẻ, giúp đỡ... Đứng về góc độ tâm linh: Tình yêu là liều thuốc đặc trị cô đơn. Mỗi người đều có một bài học riêng. Nhìn qua không ai giống nhau, ai cũng cho mình là người khổ nhất, khó mấy thì mấy do mình chọn lựa... Có thể nhẹ nhất, nhưng nghĩ là nặng nhất. Thiêng Liêng thường cho ta bài học tùy sức. Qua bài học chung của trần thế: bài học người này là bài học của người khác và cần người xung quanh hỗ trợ. Theo qui luật quần tụ: bài học cần người hỗ trợ và ngược lại mình giúp người khác. Ngã càng cao thì tâm linh thấp, ngã càng thấp thì tâm linh lớn. Chúng ta không quỵ lụy người cao hơn mà cần hòa đồng chia sẻ. Muốn tình thương thì cần mở lòng. Nếu đối xử bằng trái tim thì sẽ nhận lại sự thương yêu. Nếu mở rộng dung lượng trái tim thì chắc chắn sẽ đón nhận nhiều yêu thương và không bao giờ cô đơn! Vậy cần nên sửa tánh, hạ mình, không nói xấu, ganh tị, giận hờn. Nếu mở rộng trái tim xấu thì không tốt. Nếu trái tim sạch thì nhận sạch. Làm con đường cho mọi người đi qua thì có được con đường tâm linh. Cô đơn là con quái vật tự tạo thức ăn cho mình, và khi không còn cô đơn đời sống sẽ được thăng hoa... Xin các bạn đến với nhau bằng bằng yêu thương & trái tim sạch...

- Kim cám ơn Tâm đã giới thiệu cho Kim được tham dự một buổi diễn thuyết thật hay và bổ ích, lần sau Tâm biết có những buổi diễn thuyết tương tự như vậy thì cho Kim biết nhé và Kim sẽ đến đón Tâm đi…

Nguyễn Ninh Thuận

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.