Theo thống kê tình hình trong dịp đón Xuân về, Việt Nam đã tiêu thụ hết 3 tỉ
lít bia, tương đương 3 tỉ Mỹ kim, trong suốt năm vừa qua theo số liệu thống kê
năm 2013 của Tổ chức Nghiên cứu Thị trường Eurowatch. Tỉ lệ tiêu thụ bia trung
bình của 1 người Việt trong vòng 20 năm tăng 13 lần, từ 2,5 lít/năm tăng lên 32
lít/năm.
Sở dĩ người Việt trong nước lại chuộng bia hơn rượu vì các loại rượu Tây có mặt
trên thị trường thường là rượu giả, rượu sản xuất trong nước thì lại không đảm
bảo chất lượng, độc hại và cũng có thể Rượu giá cả cao hơn Bia. Theo tâm lý đa
số người Việt Nam ở tủ chưng rượu Tây Mỹ, ngoại quốc cho sang và ra vẻ trưởng
giả, không kể những đại gia tư bản đỏ thì uống rượu bia ngoại quốc uống trong
những bàn tiệc hàng ngàn dollars thả giàn như uống nước lạnh! Ở thôn quê thì nấu
rượu tại gia để dùng & thết đãi bạn bè hay làm kế sinh nhai… Ở ngoại quốc,
trẻ em trên tuổi vị thành niên là có thể mua rươu, bia trong các tiệm rượu,
siêu thị, cửa hàng, hay uống trong các nhà hàng được chính phủ cấp giấy phép, nên
khó mà kiểm soát số lượng tiêu dùng chính xác…
Rượu đi vào thơ ca như một thú chơi tao nhã. Ngày xưa, các cụ ngồi đối ẩm với nhau
hàng giờ trước bình rượu rồi ngâm thơ xướng họa hay làm thơ vịnh, thi họa văn
chương, chơi cờ tướng…
Rượu có mặt trong những buổi tế lễ đình đám, giỗ chạp, cưới hỏi, tiệc vui gia
đình…. Nó cũng luôn có mặt trên các bàn tiệc như là một phương tiện để giao tế
làm ăn buôn bán, kết nối giữa con người & xã hội. Rượu cũng được nhìn như một
công cụ đo bản lĩnh của người đàn ông "Nam vô tửu, như kỳ vô phong".
Uống rượu ít, mức độ con người kiểm soát được, chỉ để ngoại giao, giao tế thì không
có tác hại. Nhưng rượu là một chất gây nghiện, uống hoài sinh ra nghiện, không
bỏ được! Tác hại của rượu thì không thể nào đo lường được! Nó không chỉ đối với
người sử dụng mà đối với những người sống xung quanh người đó ở góc độ sức khỏe,
bạo lực, kinh tế và phát triển xã hội…
Tác động của rượu đến sức khỏe… Nào là người luôn nóng nảy, ăn nói lè nhè,
không kiểm soát được lời nói "rượu vào lời ra.." bước đi xiêu vẹo, té
ngã lúc nào không biết, có thể bị chấn thương sọ não phải nằm một chỗ, cũng có
thể té sông té rạch đưa đến tử vong… Rồi thì bao bệnh tật mang phải như xơ gan
cổ chướng, rượu kéo con người vào vòng xoáy của bao bệnh tật nan y …
Đối với gia đình, rượu là một tác nhân gây bạo lực gia đình. Bình thường có thể
người đàn ông rất ít nói, nhưng khi có rượu vào, ông là người khác hẳn, nói nhiều
và trở nên hung hãn. Người say rượu không kiểm soát được bản thân đã đánh đập vợ
con, đập phá đồ đạc. Tội nghiệp cho đứa con còn bé ham chơi đã phải chịu những
trận roi vọt xối xả, khiến chúng trốn chạy, lánh mặt…khiến tình cha con càng
ngăn cách. Ngày nọ qua ngày kia, không khí gia đình sinh ra nặng nề, oi nồng bởi
mùi rượu và những lời nói cay nghiêt…. Những ông bố ngất ngư bên chai rượu
không còn thời gian dạy con cháu…Khi quá chén thì nôn mửa tứ tung là một cực
hình cho vợ con phải dọn dẹp, lau chùi, bản thân hôi hám…Gia đình đưa tới tan
rã, hạnh phúc đội nón ra đi…
Người say rượu khiến làng xóm bị bất ổn, ồn ào vì sự la hét, sự xáo trộn trong
gia đình xảy ra như cơm bữa làm xã hội bị ảnh hưởng lây… Say rượu lái xe không
những tai hại cho bản thân về thân thể tàn tật mà còn có hại cho người khác bị
vạ lây vì bị xe tông thiệt hại nhân mạng & tài sản…
Về góc độ kinh tế, rượu gây ra thiếu thốn tiền bạc, hao hụt sức lao động vì người
bạc nhược say sưa li bì không lo làm ăn. Đối với sự phát triển xã hội thất vọng
và lộn xộn. Với bất kỳ lý do nào như kinh tế khó khăn, bia rượu ảnh hưởng đến sức
khỏe của người uống hay thậm chí còn gây nên những hậu quả xấu trong đời sống
xã hội… Nước Việt Nam vẫn giữ vị trí đầu nhất về tiêu thụ bia ở khu vực Đông
Nam Á, chiếm vị trí thứ 3 ở Châu Á và nằm trong danh sách 25 quốc gia uống bia
nhiều nhất thế giới trong những năm qua.
Với bất kỳ lý do nào như kinh tế khó khăn, bia rượu ảnh hưởng đến sức khỏe của
người uống hay thậm chí còn gây nên những hậu quả xấu trong đời sống xã hội
nhưng Việt Nam vẫn giữ vị trí đầu nhất về tiêu thụ bia ở khu vực Đông Nam Á,
chiếm vị trí thứ 3 ở Châu Á và nằm trong danh sách 25 quốc gia uống bia nhiều
nhất thế giới trong những năm qua.
Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội hiện nay có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng
đang quá trớn trong chuyện nhậu nhẹt. Đời sống xã hội thay đổi với đa số người
dân có "đồng ra đồng vào", hàng hóa đa dạng có thể lựa chọn những mặt
hàng yêu thích và do tính cộng đồng nên người ta muốn ai cũng giống ai, đặc biệt
đã ngồi nhậu với nhau thì nảy sinh tình trạng ép nhau uống để say giống như mọi
người. Bởi vì càng say thì càng thật, càng say thì càng vui, cho nên tình trạng
cứ ép nhau uống và những người không uống được hay tửu lượng kém cũng bị bắt phải
uống theo. Điều này dẫn đến những hậu quả không tốt. Một người lao động làm ăn
thu nhập ba cọc ba đồng, không lo đủ cho gia đình thì muốn quên đời, vài trường
hợp cá biệt có người trốn vợ con ra ăn một con mực, tô bún bên cốc rượu giải sầu…
Ăn quen bén màu "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" không từ bỏ được
thói hư tật xấu…sinh ra bê tha, rượu chè be bét, say xỉn tối ngày không nghĩ đến
hạnh phúc gia đình, "thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn!"