Hôm nay,  

Buổi Ra Mắt Sách

25/05/200400:00:00(Xem: 5105)

Virginia.- Tổ chức Cộng Đồng VN vùng HTĐ, Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH , Hội Hải Quân và Hàng Hải VN Miền Đông HK đã tổ chức buổi ra mắt tập biên khảo "Vịnh Bắc Việt - Địa Lý và Chủ Quyền Hải Phận" vào lúc 12 giờ trưa ngày 22 tháng 5, 2004 tại nhà hàng Saigon House, Falls Church , VA.
Hiện diện trong buổi ra mắt sách này có khoảng hơn một trăm người tham dự. Đây là một buổi họp mặt của những người mang nhiều ưu tư về đất nước, tương lai dân tộc, trong đó có Cụ Nguyễn Đại Thắng, Cụ Giáp Ngọc Phúc, Cụ Phan Vỹ, Niên trưởng Đinh Mạnh Hùng, quý vị đại diện các hội đoàn , quý vị đại diện các Quân Binh chủng như Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân... và các cơ quan truyền thông báo chí.
Sau nghi lễ chào Quốc Kỳ Việt Mỹ và một phút mặc niệm, Ông Nguyễn Văn Tần đại diện cho ban tổ chức có lời chào mừng quan khách. Kế đến Ông Giang Hữu Tuyên , Chủ Nhiệm Hoa Thịnh Đốn Việt Báo nói về tác phẩm .
Được biết ngày 25 tháng 12, 2000 , Việt Cộng và Trung Cộng đã ký hai hiệp ước, quy định ranh giới vùng Vịnh Bắc Việt. Cho đến nay hai hiệp ước này chưa được phê chuẩn vì còn đang thương thuyết về số lượng và cỡ tàu đánh cá vào hoạt động. Nhưng Vũ Khoan , Bộ Trưởng Thương Mại VC đã tuyên bố có tiến bộ trong việc thương lượng hiệp định này.
Nếu so với đường ranh do công ước 1887 được ký giữa Nhà Thanh (Trung Hoa) và Pháp phân định vùng Vịnh trước đây thì Việt Cộng nhường cho Trung Cộng khoảng hơn 9% diện tích của Vịnh, tức là khoảng 11,000 ký lô mét vuông. Việc nhường biển này đưa đến ảnh hưởng trầm trọng trên bình diện chiến lược cũng như kinh tế và môi sinh.
Biển cả mênh mông , đại đa số quần chúng rất mù mờ về việc định vị trí , dấu mốc trên biển, Cựu Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, từng giử chức vụ Hạm Trưởng trong Hải Quân VNCH, với nhiều năm kinh nghiệm hải nghiệp, Ông đã công phu nghiên cứu, phân tích hàng ngàn trang sách, tài liệu kim cổ ,trình bày cho đọc giả thấy rõ có sự bất bình đẳng trong hiệp ước VC vừa ký với Trung Cộng. Sự dâng biển này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của đất nước , dân tộc VN.
Trong những chương đầu , với kiến thức uyên thâm, thông hiểu về hải dương học, địa chất học, sinh vật học, thảo mộc học, văn minh học , tác giả Vũ Hữu San đem đến cho đọc giả nhiều khám phá mới, có thể chứng minh Vịnh Bắc Việt thực sự là nơi khai nguyên của dân tộc Việt.
Phần quan trọng của quyển sách là tác giả trình bày những diễn tiến thương thuyết hải biên giữa VC và Trung Cộng. Tác giả đề nghị
một số đường ranh giới hải phận công bằng theo luật Biển của Liên Hiệp Quốc và Công Pháp Quốc Tế hiện hành.
Trong nhiềøu năm qua Trung Cộng đã lạm dụng quyền hành , đơn phương nới rộng chủ quyền của mình trong Vịnh Bắc Việt . Ngày 25 tháng 12, 2000, Trung Cộng ép buộc Hà Nội ký một hiệp ước nhường 11,000 Km vuông vùng biển Vịnh Bắc Việt cho họ. Từ chủ quyền 2/3 vùng Vịnh , nay VN chỉ còn giữ một nửa, đường phân định không nằm giữa vịnh, mà nằm sát vào bờ biển VN.
Hiệp ước này làm VN mất đi rất nhiều tài nguyên.Về tài nguyên dưới biển, Trung Cộng đã chiếm gần trọn khu vực thủy- tra- thạch giữa vùng biển sâu của Bắc Việt, đúng ngay những địa điểm có dầu khí nhiều nhất. Về hải sản VN bị cướp đoạt 3/4 sản lượng. Các công ty quốc doanh của Trung Cộng có những đoàn ngư thuyền lớn, trang bị lưới dài 60 dậm, hoạt động sát bờ biển VN 30 hải lý , tài nguyên hải sản VN sẽ bị khô cạn trong một thời gian ngắn.
Vị trí chiến lược của đảo Bạch Long Vĩ đã bị vô hiệu. Đảo này cách bờ biển VN 110 Km, cách đảo Hải Nam của Trung Cộng 130Km, có chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng giữa VN và Trung Cộng. Với thỏa ước vừa ký, Trung Cộng đã tạo được vùng "biển chiến lược" kè sát nước ta, chỉ cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý (một nửa tầm hải pháo thường, không kể đến hỏa tiển của những chiến hạm mới của TC).
Theo thỏa ước của Liên Hiệp Quốc, viết tắt là UNCLOS thì yếu tố dân sinh sống tại duyên hải rất quan trọng. Nhiều yếu tố khác như hình thể đáy biển nối dài ra khơi, tổng số đảo, diện tích lãnh thổ cận duyên, chiều dài bờ biển, tỷ lệ bờ biển / đất liền... được đề cặp đến để quy định vùng hải phận thuộc quốc gia nào, theo Luật Biển của LHQ hiện nay.

Cho dù đường ranh giới được quy định năm 1887 bởi Pháp - Hoa bị Trung Cộng phủ nhận, chúng ta cũng còn có nhiều yếu tố khác để xác nhận vùng biển Vịnh Bắc Việt thuộc chủ quyền VN. Bạch Long Vĩ với yếu tố dân sinh, lịch sử, kinh tế xứng đáng được hưởng quy chế của một hòn đảo như đảo Hải Nam. Khảo cổ văn minh thế giới cũng như Trung Hoa cũng đã chứng minh người Việt làm chủ vùng duyên hải Đông Á.
Ưu thế là của VN , nhưng Việt Cộng quá yếu hèn, bỏ qua nhiều yếu tố pháp lý , bằng lòng ký hiệïp ước cắt biển dâng cho Trung Cộng.
Nhượng biển như vầy sẽ đưa đến nhiều tại hại kinh khủng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Trước hết nguồn lợi đánh cá suy giảm, tài nguyên dưới lòng biễn thuộc ngoại bang. Và...ô nhiểm sẽ tới ngay. Nay mai Trung Cộng sẽ khai thác dầu hỏa, khí đốt, tai nạn tràn dầu thảm khốc sẽ xảy ra, gây ô nhiểm. Gió Đông Bắc, Tây Nam sẽ đưa "Thần Chết" vào ngay bờ biển và vùng duyên hải VN.
Nhìn xa, vùng châu thổ Sông Hồng đang tiếp tục lấn nhanh ra biển. Vịnh Bắc Việt sẽ thu nhỏ lại, Trung Cộng sẽ hoàn toàn sở-hữu cả vùng Vịnh Bắc Việt.
Trong sách có ghi lại cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hữu Thống, chuyên về lãnh hải, lãnh thổ trên Radio Chân Trời Mới. Luật sư Thống cho biết, một hiệp ước có thể coi là vô hiệu theo Quốc Tế Công Pháp nếu:
Thứ nhất hiệp ước đó vi phạm luật pháp. Ở đây hiệp ước VC ký với Trung Cộng không tuân hành những tiêu chuẩn của Luật Biển như vấn đề dân số, chiều dài bờ biển, vấn đề đánh cá, dầu khí, an ninh quốc phòng... vì vậy VN có thể khiếu nại trước Hội Đồng Trọng Tài hay Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa ở Liên Hiệp Quốc.
Thứ hai là vi phạm đạo lý, tức là vi phạm những nguyên tắc và mục tiêu của Hiến Chương LHQ và TNQTNQ, như nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, hòa bình, tự do kết ước. Rõ ràng là Trung Cộng đã vi phạm đạo lý, năm 1974 Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa, năm 1979 Trung Cộng xâm lăng sáu tỉnh miền biên giới Bắc Việt.
Vì muốn cầu thân, chắc chắn VC sẽ không đem vấn đề không bình đẳng trong việc phân chia ranh giới này ra khiếu nại. Họa may trong tương lai, một chính quyền dân cử của VN sẽ đem vấn đề này ra trước Liên Hiệp Quốc, trước Tòa Án Quốc Tế hay trước Hội Đồng Trọng Tài của LHQ yêu cầu xét xử lại.
Công Pháp Quốc Tế đứng về phía VN. Trong tinh thần thượng tôn luật pháp, ý thức của nhân loại đang gia tăng về vấn đề trật tự cần có trên biển, điều cần thiết lúc này là VN phải làm sáng tỏ chính nghĩa chủ quyền của mình trước cộng đồng thế giới. Chúng ta cũng có thể đem vấn đề tranh chấp ở các đão Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Tòa Án Quốc Tế.
Chương trình được tiếp nối với phần văn nghệ, bản họp ca "Bạch Đằng Giang và Tiếng Sóng Vân Đồn" do anh chị em trong Gia Đình Hải Quân trình diễn. Sau đó Ông Trần Quán Niệm giới thiệu về tác giả , Ông Vũ Hữu San là người thuộc tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt. Ông gia nhập Hải Quân , tốt nghiệp Sĩ Quan khóa 11 Đệï Nhất Bảo Bình năm 1961. Trải qua 14 năm quân ngũ, chức vụ cuối cùng của Ông là Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4, cấp bực cuối cùng là Hải Quân Trung Tá. Trong đời tị nạn Ông dành nhiều thì giờ nghiên cứu nền văn minh hàng hải của nước VN .
Sau đó tác giả Vũ Hữu San trình bày và thảo luận với những người tham dự về chủ quyền hải phận Vịnh Bắc Việt. Xen giữa phần thảo luận là văn nghệ với Tuyết Mai trong nhạc phẩm "Rồi Sẽ Có Ngày" của Việt Dzũng, Kiều Nga trong "Mẹ Việt Nam Ơi! Con Còn Đây".
HQ Vũ Hữu San nói, ngoài mặt CSVN tuyên bố quyết bảo vệ Tổ Quốc , chống xâm lăng, nhưng trên thực tế họ không đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Họ đã lén lút ký nhiều hiệäp ước dâng đất , dâng biển VN cho đàn anh Trung Cộng để cầu thân . VC đã để lại cho dân tộc Việt Nam một mối hận lớn lao, mối hận này sẽ khó lòng rửa sạch. Vì khiếp sợ đảng CS đàn anh mà họ đã hoàn toàn im lặng, ngoan ngoản ký vào thỏa hiệp đường biên giới nhường cho Trung Cộng những di tích lịch sử lâu đời của VN như Ải Nam Quan, thắng cảnh Thác Bản Giốc, các vùng có quặng mỏ quý như mỏ vàng Bình Di, mỏ bạc Đường Gấm, Hoa Lâm, mỏ chì ở Tùng Bách, mỏ đồng ở Tụ Long, rồi ký hiệp ước dâng biển. Ước mong CSVN sẽ không yếu hèn ký thêm nhiều hiệp định bất bình đẳng dâng đất , dâng biển cho ngoại bang như vậy.
Chương trình được chấm dứt vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.