Ngòi bút của Đặng Xương Hùng có sức mạnh làm độc giả có thể phải chậm lại, đọc
từng dòng, từng lời vì sợ bỏ sót... Ông không phải là nhà văn, không phải là
nhà thơ, hình như cũng không thể gọi được là một nhà bình luận thời cuộc. Ông
là một nhà ngoại giao cao cấp của nhà nước VN, từng là đảng viên Đảng CSVN, từng
là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam... và rồi ông bỏ đảng, để cầm bút, viết lên những
gì ông thâý có lợi cho dân tộc, cho đất nước.
Có lẽ nói thế này cho ngắn gọn: ngòi bút Đặng Xương Hùng có sức mạnh của sự thật. Và vì ông là người trong Đảng CSVN, từng giữ chức Vụ phó Bộ Ngoại giao – theo một bản tin trên Báo điện tử Đảng CSVN vào năm 2007, lúc đó ông Đặng Xương Hùng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới phía Tây Ban Biên giới Bộ Ngoại giao – nên cái nhìn của ông không phải từ lê dân, mà nhận định của ông về cuộc chiến dân chủ hóa VN sẽ có thêm yếu tố là người “nhìn từ hội trường Ba Đình nhìn ra.”
Người ta chỉ mới được đọc Đặng Xương Hùng từ mấy tuần nay. Và chỉ mới thấy bài ông lưu ở trang Thông Luận (http://ethongluan.org/) ở Pháp và Báo Tổ Quốc (http://to-quoc.blogspot.com/) -- một trang báo ghi là “Nhóm trí thức yêu nước Việt Nam trong và ngoài nước phối hợp thực hiện.”
Chức vụ gần đây nhất của ông Đặng Xương Hùng là Lãnh sự Việt Nam ở Geneve, Thụy Sĩ.
Bài viết đề ngày 19-1-2014 của ông trích như sau:
“Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève - Thụy sĩ.
Genève, ngày 19/1/2014,
Các bạn thân mến,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.
Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này.
Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.
Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.
Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.
Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán.
Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh...”(hết trích)
Lá thư chân tình của ông Đặng Xương Hùng sẽ được các viên chức ngoại giao đón nhận thế nào? Chúng ta chưa rõ, nhưng ai cũng thâý sự thật trong lá thư trên, rằng chúng ta và tất cả những người dân VN đều là nạn nhân của chế độ CSVN.
Một bài khác của Đặng Xương Hùng, đăng ở 2 trang web trên vào ngày 10-1-2014, tưạ đề “ Mực hay máu?” trích bài này như sau:
“Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: «Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu». Thâm ý hay thiện ý. Có lẽ thiện ý nhiều hơn thâm ý. Tốn máu là phi lý, tốn giấy mực là chưa mất gì. Nhất là giữa anh em trong một nhà. Bài học tốn mực của nước Bỉ nơi các cộng đồng có ngôn ngữ khác nhau chung sống hòa bình trong một quốc gia thịnh vượng.
Câu nói trên của nhà lãnh đạo nước Bỉ có ba từ quan trọng đó là Tốn, Máu và Mực. Tốn là trả giá cho một điều gì đó thừa, vô lý.
Máu là giải pháp cho một cuộc thắng thua đau đớn.
Mực là hướng tới một kết quả cùng thắng win-win.
Kêu gọi «Thà hy sinh tất cả» của ông Hồ Chí Minh là sự tốn máu vô nghĩa, vì lợi ích của kẻ thù phương Bắc.
«Nếu bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu tôi đi đã» hoặc «Nên hàng hay nên đánh» của Hội nghị Diên hồng là những sự lựa chọn tốn máu đúng nghĩa. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống ngày 19/1/1974 để bảo vệ Hoàng Sa trước sự xâm chiếm của Trung quốc là những giọt máu anh hùng vì dân tộc, vì đất nước.
Còn lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lê nin, còn tư tưởng Hồ Chí Minh, còn theo đuôi Trung quốc, đảng cộng sản Việt Nam còn đẩy dân tộc mình vào những cuộc tốn máu vô ích.
Đảng cộng sản Việt Nam đang đối đầu trực tiếp với nhân dân, tiếp tục chọn giải pháp cho một cuộc tỉ thí thắng thua với chính nhân dân và dân tộc mình.
Rủi ro cho dân tộc Việt Nam là khả năng đảng tiếp tục là bên thắng cuộc còn lớn. Họ có bộ máy trấn áp, bung bít đủ mạnh để bên ngoài không biết bên trong, bên trong không thấu được ra bên ngoài. Họ lại có đủ thủ đoạn ngăn chặn «rút ra» từ những bài học Thiên an môn, cách mạng màu, mùa xuân Ả rập. Hơn nữa, họ đã biết thế nào là sự trả giá như Saddam Hussein, Mouammar Kadhafi, Nicolae Ceausescu nên họ lại càng lo sợ, co vào để chống trả quyết liệt hơn.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam chống lại đảng cộng sản hiện nay còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc đấu tranh giành chính quyền mà họ đã làm. Vì rằng cách đô hộ của thực dân còn văn minh hơn nhiều so với cách cai quản đất nước của họ hiện nay. Họ càng chú ý an ninh cho sự tồn tại của đảng thì lại tạo kẻ hở cho một xã hội lưu manh hóa đang tràn lan trước mắt. Đó là những rủi ro, đau thương của dân tộc Việt Nam.
Vừa rồi, họ tuyên bố là tiếp tục lấy nhân dân ra làm thử nghiệm thêm một thế kỷ nữa. Cái sự tốn mà đảng lựa chọn nó không còn nằm ở sự tốn máu mà còn hơn thế nữa.
Đất nước thì bền vững hơn chế độ, nhưng chế độ lại dài hơn một đời người. Thêm một thế kỷ nữa là thái độ mặc kệ tương lai.
Trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay, không thiếu những người đang tiến thoái lưỡng nan. Hãy lắng nghe lời khuyên của nhà lãnh đạo người Bỉ để có thể viết tiếp lịch sử nước nhà bằng giấy và mực. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai.
Viết tiếp lịch sử bằng mực là tiến hành một cuộc hòa hợp dân tộc, hòa vào với thế giới văn minh, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đó là từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ bỏ tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp nhận sự tồn tại các đảng phải chính trị trong và ngoài nước, tiến tới một cuộc bầu cử tự do, nhân dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình.
Lịch sử ghi danh cả người có công và cả người có tội. Ở bên nào đây đó là quyết định của từng con người.
Đặng Xương Hùng
từ Thụy sĩ” (hết trích)
Những gì Đặng Xương Hùng viết đều là sự thật. Và ai cũng biết. Nhưng ngôn ngữ điềm tỉnh của một Vụ phó Bộ Ngoại giao đang từ bỏ chế độ khác những người khác, hẳn là ông đã giằng co nội tâm, phảỉ hy sinh rất nhiều. Và không rõ ông đã có đưa được vợ con ra ngoài VN chưa, và có thể xin quy chế tỵ nạn chính trị chưa. Nhưng các cân nhắc, lựa chọn, dằn vặt đã cho ngòi bút Đặng Xương Hùng một sức cô đọng và thuyết phục.
Có những bức tường ngăn cách tại Việt Nam. Không phải tường gạch và kẽm gai như Bức Tường Bá Linh. Những bước tường vô hình, nhưng với một Vụ phó Bộ Ngoại giao như ông, để bước qua cũng là một bước nhảy đau đớn và cả hạnh phúc.
Đặng Xương Hùng chắc chắn sẽ bị chỉ trích nặng nề từ các nhà báo cuả đảng, trên tờ Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân, và cả các dư luận viên. Nơi đây, không chỉ đơn giản là màn phóng phi tiêu nhắm vào Đặng Xương Hùng để gây rối, mà có thể sẽ là bắt cóc, như công an đã từng sang Cam Bốt bắt cóc Lê Trí Tuệ, như an ninh đã từng sang Budapest để bắt cóc dịch giả Phạm Văn Viêm. Và thậm chí, có thể điệp viên CSVN đang lên kế hoạch ám sát Đặng Xương Hùng để răn đe các nhà ngoại giao khác...
Xin bảo trọng. Xin chúc lành. Và xin bày tỏ lòng vui mừng khi đọc bài viết của Đặng Xương Hùng.
Có lẽ nói thế này cho ngắn gọn: ngòi bút Đặng Xương Hùng có sức mạnh của sự thật. Và vì ông là người trong Đảng CSVN, từng giữ chức Vụ phó Bộ Ngoại giao – theo một bản tin trên Báo điện tử Đảng CSVN vào năm 2007, lúc đó ông Đặng Xương Hùng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới phía Tây Ban Biên giới Bộ Ngoại giao – nên cái nhìn của ông không phải từ lê dân, mà nhận định của ông về cuộc chiến dân chủ hóa VN sẽ có thêm yếu tố là người “nhìn từ hội trường Ba Đình nhìn ra.”
Người ta chỉ mới được đọc Đặng Xương Hùng từ mấy tuần nay. Và chỉ mới thấy bài ông lưu ở trang Thông Luận (http://ethongluan.org/) ở Pháp và Báo Tổ Quốc (http://to-quoc.blogspot.com/) -- một trang báo ghi là “Nhóm trí thức yêu nước Việt Nam trong và ngoài nước phối hợp thực hiện.”
Chức vụ gần đây nhất của ông Đặng Xương Hùng là Lãnh sự Việt Nam ở Geneve, Thụy Sĩ.
Bài viết đề ngày 19-1-2014 của ông trích như sau:
“Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève - Thụy sĩ.
Genève, ngày 19/1/2014,
Các bạn thân mến,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.
Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này.
Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.
Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.
Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.
Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán.
Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh...”(hết trích)
Lá thư chân tình của ông Đặng Xương Hùng sẽ được các viên chức ngoại giao đón nhận thế nào? Chúng ta chưa rõ, nhưng ai cũng thâý sự thật trong lá thư trên, rằng chúng ta và tất cả những người dân VN đều là nạn nhân của chế độ CSVN.
Một bài khác của Đặng Xương Hùng, đăng ở 2 trang web trên vào ngày 10-1-2014, tưạ đề “ Mực hay máu?” trích bài này như sau:
“Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: «Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu». Thâm ý hay thiện ý. Có lẽ thiện ý nhiều hơn thâm ý. Tốn máu là phi lý, tốn giấy mực là chưa mất gì. Nhất là giữa anh em trong một nhà. Bài học tốn mực của nước Bỉ nơi các cộng đồng có ngôn ngữ khác nhau chung sống hòa bình trong một quốc gia thịnh vượng.
Câu nói trên của nhà lãnh đạo nước Bỉ có ba từ quan trọng đó là Tốn, Máu và Mực. Tốn là trả giá cho một điều gì đó thừa, vô lý.
Máu là giải pháp cho một cuộc thắng thua đau đớn.
Mực là hướng tới một kết quả cùng thắng win-win.
Kêu gọi «Thà hy sinh tất cả» của ông Hồ Chí Minh là sự tốn máu vô nghĩa, vì lợi ích của kẻ thù phương Bắc.
«Nếu bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu tôi đi đã» hoặc «Nên hàng hay nên đánh» của Hội nghị Diên hồng là những sự lựa chọn tốn máu đúng nghĩa. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống ngày 19/1/1974 để bảo vệ Hoàng Sa trước sự xâm chiếm của Trung quốc là những giọt máu anh hùng vì dân tộc, vì đất nước.
Còn lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lê nin, còn tư tưởng Hồ Chí Minh, còn theo đuôi Trung quốc, đảng cộng sản Việt Nam còn đẩy dân tộc mình vào những cuộc tốn máu vô ích.
Đảng cộng sản Việt Nam đang đối đầu trực tiếp với nhân dân, tiếp tục chọn giải pháp cho một cuộc tỉ thí thắng thua với chính nhân dân và dân tộc mình.
Rủi ro cho dân tộc Việt Nam là khả năng đảng tiếp tục là bên thắng cuộc còn lớn. Họ có bộ máy trấn áp, bung bít đủ mạnh để bên ngoài không biết bên trong, bên trong không thấu được ra bên ngoài. Họ lại có đủ thủ đoạn ngăn chặn «rút ra» từ những bài học Thiên an môn, cách mạng màu, mùa xuân Ả rập. Hơn nữa, họ đã biết thế nào là sự trả giá như Saddam Hussein, Mouammar Kadhafi, Nicolae Ceausescu nên họ lại càng lo sợ, co vào để chống trả quyết liệt hơn.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam chống lại đảng cộng sản hiện nay còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc đấu tranh giành chính quyền mà họ đã làm. Vì rằng cách đô hộ của thực dân còn văn minh hơn nhiều so với cách cai quản đất nước của họ hiện nay. Họ càng chú ý an ninh cho sự tồn tại của đảng thì lại tạo kẻ hở cho một xã hội lưu manh hóa đang tràn lan trước mắt. Đó là những rủi ro, đau thương của dân tộc Việt Nam.
Vừa rồi, họ tuyên bố là tiếp tục lấy nhân dân ra làm thử nghiệm thêm một thế kỷ nữa. Cái sự tốn mà đảng lựa chọn nó không còn nằm ở sự tốn máu mà còn hơn thế nữa.
Đất nước thì bền vững hơn chế độ, nhưng chế độ lại dài hơn một đời người. Thêm một thế kỷ nữa là thái độ mặc kệ tương lai.
Trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay, không thiếu những người đang tiến thoái lưỡng nan. Hãy lắng nghe lời khuyên của nhà lãnh đạo người Bỉ để có thể viết tiếp lịch sử nước nhà bằng giấy và mực. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai.
Viết tiếp lịch sử bằng mực là tiến hành một cuộc hòa hợp dân tộc, hòa vào với thế giới văn minh, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đó là từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ bỏ tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp nhận sự tồn tại các đảng phải chính trị trong và ngoài nước, tiến tới một cuộc bầu cử tự do, nhân dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình.
Lịch sử ghi danh cả người có công và cả người có tội. Ở bên nào đây đó là quyết định của từng con người.
Đặng Xương Hùng
từ Thụy sĩ” (hết trích)
Những gì Đặng Xương Hùng viết đều là sự thật. Và ai cũng biết. Nhưng ngôn ngữ điềm tỉnh của một Vụ phó Bộ Ngoại giao đang từ bỏ chế độ khác những người khác, hẳn là ông đã giằng co nội tâm, phảỉ hy sinh rất nhiều. Và không rõ ông đã có đưa được vợ con ra ngoài VN chưa, và có thể xin quy chế tỵ nạn chính trị chưa. Nhưng các cân nhắc, lựa chọn, dằn vặt đã cho ngòi bút Đặng Xương Hùng một sức cô đọng và thuyết phục.
Có những bức tường ngăn cách tại Việt Nam. Không phải tường gạch và kẽm gai như Bức Tường Bá Linh. Những bước tường vô hình, nhưng với một Vụ phó Bộ Ngoại giao như ông, để bước qua cũng là một bước nhảy đau đớn và cả hạnh phúc.
Đặng Xương Hùng chắc chắn sẽ bị chỉ trích nặng nề từ các nhà báo cuả đảng, trên tờ Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân, và cả các dư luận viên. Nơi đây, không chỉ đơn giản là màn phóng phi tiêu nhắm vào Đặng Xương Hùng để gây rối, mà có thể sẽ là bắt cóc, như công an đã từng sang Cam Bốt bắt cóc Lê Trí Tuệ, như an ninh đã từng sang Budapest để bắt cóc dịch giả Phạm Văn Viêm. Và thậm chí, có thể điệp viên CSVN đang lên kế hoạch ám sát Đặng Xương Hùng để răn đe các nhà ngoại giao khác...
Xin bảo trọng. Xin chúc lành. Và xin bày tỏ lòng vui mừng khi đọc bài viết của Đặng Xương Hùng.
Ý kiến bạn đọc
05/08/201501:29:20
BÙI SAN
Khách
Nhà lãnh đạo đáng CSVN không có khả năng bút chiến mà chỉ có khả năng đấu súng . Hoàn cảnh nước TA hiện nay chắc chắn không chỉnh sửa lại thi sử bằng mực mà lại phải bằng máu thôi vi nhà cầm quyền luôn luôn đặt tay lên bao súng bên hông . Tầng lớp trí thức VN rất mơ hồ không thấy thực tế đó ....!