Đó là công việc của một nhà xuất bản mới thành lập tại Việt Nam:
nhà xuất bản Dân Khí, dự kiến xuất hiện vào đầu năm 2014.
Thực ra, in sách cấm đã từng có một số nhà thơ trẻ thực hiện. Trong đó nổi bật là nhà xuất bản Giấy Vụn của các thi sĩ như Bùi Chát, Lý Đợi... Nhưng đó là những tiếng thơ, không có tham vọng khai thông dân trí -- và thơ chỉ là tiếng vang từ tâm mà ra, có khi đột khởi, mang theo đu thứ cảm xúc vui, buồn, giận hờn, hoan say...
Nhưng in sách lý luận là khác, in sách để khai thông dân trí là chuyện “quốc sự,” không phải chuyện thơ...
Và cuốn sách đầu tiên được chọn in là một cuốn sách nhà nước vừa ra quyết định cấm, theo Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự cho biết, trích, theo nguồn Trần Ai:
“NGUYÊN KHÍ – tác phẩm mới nhất của nhà văn Hoàng Minh Tường, tác giả tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”, bị cấm xuất bản.
Ngày 23 tháng 12 năm 2013, Cục trưởng Cục Xuất bản Bộ Thông Tin TuyênTruyền chính thức thông báo với Giám đốc NXB Tri Thức rút phép xuất bản tác phẩm Nguyên Khí của Nhà văn Hoàng Minh Tường. Với lý do: 1- Bản thảo đã qua một vài nhà xuất bản nhưng bị từ chối. 2- NXB Tri Thức không có chức năng xuất bản sách văn học, mà Nguyên Khí thuộc thể loại tiểu thuyết. Không có văn bản. Vẫn thông báo miệng như thủ đoạn thường thấy của hệ thống xuất bản báo chí và “ nền pháp quyền XHCN”(!)
Nguyên khí là tác phẩm khảo luận lịch sử, cũng có thể gọi là Tiểu thuyết dã sử, viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, luận về trí thức và quyền lực, kẻ sĩ và chế độ toàn trị mọi thời. Lần đầu tiên Hoàng Minh Tường viết tiểu thuyết lịch sử. Ông chọn sự kiện xảy ra quanh vụ án Lệ Chi Viên, dẫn tới đại thảm sát hai công thần triều Lê Sơ là Quan Thừa chỉ Hành khiển Nguyễn Trãi và quan Lễ nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Câu chuyện diễn ra chỉ trong vòng 27 ngày, từ 20 tháng 7, năm Nhâm tuất (1442), ngày Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao sinh hoàng tử Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này), đến ngày 16 tháng 8 năm Nhâm tuất (1442), ngày Ức Trai và Lễ nghi Học sỹ cùng ba họ bị xử chém. Chỉ 27 ngày nhưng diễn ra bao nhiêu sự kiện, hiện ra bao nhiêu tính cách, số phận, dồn nén bao nhiêu mưu mô, thủ đoạn, bi kịch…
...NGUYÊN KHÍ là tác phẩm thứ ba của Hoàng Minh Tường bị làm khó dễ trong việc xuất bản. Lần đầu là tiểu thuyết “Thuỷ Hoả Đạo Tặc”, hoàn thành năm 1982, nhưng bị nằm trong ngăn kéo các nhà xuất bản 15 năm, đến năm 1996, nhờ không khí đổi mới, tác phẩm mới được xuất bản, năm 1997 tác phẩm được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2008, Hoàng Minh Tường xuất bản tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”. Ngay khi ra mắt bạn đọc, “ Thời của Thánh Thần” đã gây tiếng vang, như một “ tiếng nổ trong văn xuôi” (bài đăng trên VNnet, tám giờ sau bị gỡ xuống), nhưng liền sau đó bị cấm lưu hành, bị đầu nậu in chui hàng vạn bản, gây thất thoát lớn cho Nhà xuất bản Hội Nhà văn và tác giả.”
Nhưng nhà xuất bản Dân Khí nói gì?
Theo thông báo từ mạng Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự:
“Được biết, cuốn sách này sẽ là cuốn đầu tiên NXB Dân Khí sẽ xuất bản trong tháng 1-2014...”
Nhà Xuất Bản này được nêu ra trong bản “Thông báo ngày 23-12-2013 của Diễn đàn Xã hội Dân sự” -- cho biết, trích:
“2. Công việc chuẩn bị cho thời gian tới
2.1.Việc công khai danh tính nhóm trị sự
Nhà báo tự do, TS Phạm Chí Dũng và nhà báo Trần Quang Thành đồng ý công khai danh tính. Những thành viên khác của nhóm trị sự sẽ công khai danh tính vào thời điểm thích hợp.
2.2.Thông báo về khẩu hiệu
Chúng ta coi cụ Phan Châu Trinh là cụ tổ và xin được dùng khẩu hiệu của Cụ với sự bổ sung hay cập nhật như sau:
Thực thi Dân Quyền; Nâng cao Dân Trí; Chấn hưng Dân Khí; Cải thiện Dân Sinh
Thực thi Dân Quyền: Sử dụng, thực thi các quyền của người dân, các quyền con người và quyền công dân. Chúng ta KHÔNG ĐÒI CÁC QUYỀN NÀY, vì chúng là quyền tự nhiên hoặc hiến định và được coi là quyền hiển nhiên, vốn có của chúng ta, nên chúng ta đơn thuần nắm lấy, sử dụng, thực thi các quyền này và đấu tranh chống lại bất cứ mưu toan nào của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào nhằm cắt xén các quyền đó (chiến thuật “cứ như”). Tuy nhiên, chúng ta ĐÒI nhà nước phải tôn trọng các quyền đó; đòi nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình để người dân có thể thực thi đầy đủ quyền của họ; đòi nhà nước tạo khung khổ pháp lý, tạo môi trường để người dân thực thi các quyền của mình sao cho không ảnh hưởng đến quyền của người khác và phục vụ lợi ích chung. Để nhắc nhở và góp phần vào công việc thực thi dân quyền, chúng ta thành lập nhật báo Dân Quyền (bằng cách nâng cấp trang mạng để biến dần thành nhật báo). Dự án này tiến hành từ từ và mong quý vị đóng góp bài vở, sáng kiến để nâng cấp trang mạng hiện nay.
Nâng cao Dân Trí: thúc đẩy động viên tất cả mọi người học tập, thảo luận, mở mang đầu óc, kiến thức, thảo luận nhằm nâng cao dân trí để phục vụ chính mình cũng như xã hội. Hoạt động nâng cao dân trí hết sức đa dạng và để nhắc nhở, cũng như góp phần vào việc nâng cao dân trí, chúng ta thành lập Tạp chí DÂN TRÍ (anh Nguyên Ngọc đã nhận làm Tổng Biên tập, mời các anh chị tham gia Hội đồng biên tập) trước mắt ra hai tháng một kỳ. DÂN TRÍ sẽ đăng các bài nghiên cứu, các tranh luận về chiến lược, chính sách phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực.
Chấn hưng Dân Khí: nâng cao tinh thần, ý chí, dũng khí của người dân trong việc sử dụng các quyền của mình, trong mọi hoạt động của mình. Để nhắc nhở đến và góp phần vào công việc chấn hưng dân khí, chúng ta thành lập nhà xuất bản DÂN KHÍ, hoạt động theo luật pháp quốc tế (dự kiến ra mắt đầu năm 2014 và trong năm 2014 ra được ít nhất 10 đầu sách) để xuất bản những tác phẩm dịch có giá trị cho sự phát triển đất nước mà hiện chưa thể xuất bản ở Việt Nam, cũng như những tác phẩm mới của các tác giả Việt Nam...”(hết trích)
Bánh xe đang quay và đang chuyển hướng đi cho đất nước về phía dân chủ tự do. Những sức cản tất nhiên là có, vì không ai tự động xuống ngôi vua để mời toàn dân bỏ phiếu quyết định về các chức vụ trong triều đình...
Xin trân trọng chúc lành cho nhà xuất bản Dân Khí và tất cả những người đang ra sức đẫy cỗ xe VN về hướng mặt trời.
Thực ra, in sách cấm đã từng có một số nhà thơ trẻ thực hiện. Trong đó nổi bật là nhà xuất bản Giấy Vụn của các thi sĩ như Bùi Chát, Lý Đợi... Nhưng đó là những tiếng thơ, không có tham vọng khai thông dân trí -- và thơ chỉ là tiếng vang từ tâm mà ra, có khi đột khởi, mang theo đu thứ cảm xúc vui, buồn, giận hờn, hoan say...
Nhưng in sách lý luận là khác, in sách để khai thông dân trí là chuyện “quốc sự,” không phải chuyện thơ...
Và cuốn sách đầu tiên được chọn in là một cuốn sách nhà nước vừa ra quyết định cấm, theo Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự cho biết, trích, theo nguồn Trần Ai:
“NGUYÊN KHÍ – tác phẩm mới nhất của nhà văn Hoàng Minh Tường, tác giả tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”, bị cấm xuất bản.
Ngày 23 tháng 12 năm 2013, Cục trưởng Cục Xuất bản Bộ Thông Tin TuyênTruyền chính thức thông báo với Giám đốc NXB Tri Thức rút phép xuất bản tác phẩm Nguyên Khí của Nhà văn Hoàng Minh Tường. Với lý do: 1- Bản thảo đã qua một vài nhà xuất bản nhưng bị từ chối. 2- NXB Tri Thức không có chức năng xuất bản sách văn học, mà Nguyên Khí thuộc thể loại tiểu thuyết. Không có văn bản. Vẫn thông báo miệng như thủ đoạn thường thấy của hệ thống xuất bản báo chí và “ nền pháp quyền XHCN”(!)
Nguyên khí là tác phẩm khảo luận lịch sử, cũng có thể gọi là Tiểu thuyết dã sử, viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, luận về trí thức và quyền lực, kẻ sĩ và chế độ toàn trị mọi thời. Lần đầu tiên Hoàng Minh Tường viết tiểu thuyết lịch sử. Ông chọn sự kiện xảy ra quanh vụ án Lệ Chi Viên, dẫn tới đại thảm sát hai công thần triều Lê Sơ là Quan Thừa chỉ Hành khiển Nguyễn Trãi và quan Lễ nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Câu chuyện diễn ra chỉ trong vòng 27 ngày, từ 20 tháng 7, năm Nhâm tuất (1442), ngày Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao sinh hoàng tử Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này), đến ngày 16 tháng 8 năm Nhâm tuất (1442), ngày Ức Trai và Lễ nghi Học sỹ cùng ba họ bị xử chém. Chỉ 27 ngày nhưng diễn ra bao nhiêu sự kiện, hiện ra bao nhiêu tính cách, số phận, dồn nén bao nhiêu mưu mô, thủ đoạn, bi kịch…
...NGUYÊN KHÍ là tác phẩm thứ ba của Hoàng Minh Tường bị làm khó dễ trong việc xuất bản. Lần đầu là tiểu thuyết “Thuỷ Hoả Đạo Tặc”, hoàn thành năm 1982, nhưng bị nằm trong ngăn kéo các nhà xuất bản 15 năm, đến năm 1996, nhờ không khí đổi mới, tác phẩm mới được xuất bản, năm 1997 tác phẩm được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2008, Hoàng Minh Tường xuất bản tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”. Ngay khi ra mắt bạn đọc, “ Thời của Thánh Thần” đã gây tiếng vang, như một “ tiếng nổ trong văn xuôi” (bài đăng trên VNnet, tám giờ sau bị gỡ xuống), nhưng liền sau đó bị cấm lưu hành, bị đầu nậu in chui hàng vạn bản, gây thất thoát lớn cho Nhà xuất bản Hội Nhà văn và tác giả.”
Nhưng nhà xuất bản Dân Khí nói gì?
Theo thông báo từ mạng Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự:
“Được biết, cuốn sách này sẽ là cuốn đầu tiên NXB Dân Khí sẽ xuất bản trong tháng 1-2014...”
Nhà Xuất Bản này được nêu ra trong bản “Thông báo ngày 23-12-2013 của Diễn đàn Xã hội Dân sự” -- cho biết, trích:
“2. Công việc chuẩn bị cho thời gian tới
2.1.Việc công khai danh tính nhóm trị sự
Nhà báo tự do, TS Phạm Chí Dũng và nhà báo Trần Quang Thành đồng ý công khai danh tính. Những thành viên khác của nhóm trị sự sẽ công khai danh tính vào thời điểm thích hợp.
2.2.Thông báo về khẩu hiệu
Chúng ta coi cụ Phan Châu Trinh là cụ tổ và xin được dùng khẩu hiệu của Cụ với sự bổ sung hay cập nhật như sau:
Thực thi Dân Quyền; Nâng cao Dân Trí; Chấn hưng Dân Khí; Cải thiện Dân Sinh
Thực thi Dân Quyền: Sử dụng, thực thi các quyền của người dân, các quyền con người và quyền công dân. Chúng ta KHÔNG ĐÒI CÁC QUYỀN NÀY, vì chúng là quyền tự nhiên hoặc hiến định và được coi là quyền hiển nhiên, vốn có của chúng ta, nên chúng ta đơn thuần nắm lấy, sử dụng, thực thi các quyền này và đấu tranh chống lại bất cứ mưu toan nào của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào nhằm cắt xén các quyền đó (chiến thuật “cứ như”). Tuy nhiên, chúng ta ĐÒI nhà nước phải tôn trọng các quyền đó; đòi nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình để người dân có thể thực thi đầy đủ quyền của họ; đòi nhà nước tạo khung khổ pháp lý, tạo môi trường để người dân thực thi các quyền của mình sao cho không ảnh hưởng đến quyền của người khác và phục vụ lợi ích chung. Để nhắc nhở và góp phần vào công việc thực thi dân quyền, chúng ta thành lập nhật báo Dân Quyền (bằng cách nâng cấp trang mạng để biến dần thành nhật báo). Dự án này tiến hành từ từ và mong quý vị đóng góp bài vở, sáng kiến để nâng cấp trang mạng hiện nay.
Nâng cao Dân Trí: thúc đẩy động viên tất cả mọi người học tập, thảo luận, mở mang đầu óc, kiến thức, thảo luận nhằm nâng cao dân trí để phục vụ chính mình cũng như xã hội. Hoạt động nâng cao dân trí hết sức đa dạng và để nhắc nhở, cũng như góp phần vào việc nâng cao dân trí, chúng ta thành lập Tạp chí DÂN TRÍ (anh Nguyên Ngọc đã nhận làm Tổng Biên tập, mời các anh chị tham gia Hội đồng biên tập) trước mắt ra hai tháng một kỳ. DÂN TRÍ sẽ đăng các bài nghiên cứu, các tranh luận về chiến lược, chính sách phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực.
Chấn hưng Dân Khí: nâng cao tinh thần, ý chí, dũng khí của người dân trong việc sử dụng các quyền của mình, trong mọi hoạt động của mình. Để nhắc nhở đến và góp phần vào công việc chấn hưng dân khí, chúng ta thành lập nhà xuất bản DÂN KHÍ, hoạt động theo luật pháp quốc tế (dự kiến ra mắt đầu năm 2014 và trong năm 2014 ra được ít nhất 10 đầu sách) để xuất bản những tác phẩm dịch có giá trị cho sự phát triển đất nước mà hiện chưa thể xuất bản ở Việt Nam, cũng như những tác phẩm mới của các tác giả Việt Nam...”(hết trích)
Bánh xe đang quay và đang chuyển hướng đi cho đất nước về phía dân chủ tự do. Những sức cản tất nhiên là có, vì không ai tự động xuống ngôi vua để mời toàn dân bỏ phiếu quyết định về các chức vụ trong triều đình...
Xin trân trọng chúc lành cho nhà xuất bản Dân Khí và tất cả những người đang ra sức đẫy cỗ xe VN về hướng mặt trời.
Gửi ý kiến của bạn