Hôm nay,  

Obamacare: Nhìn Đường Xa

10/12/201300:00:00(Xem: 3969)
...Các trường bây giờ có hai lựa chọn, một là tính bảo phí rất cao, hai là hủy bỏ bảo hiểm cho sinh viên...

Obamacare đang gặp khủng hoảng nặng, nhưng TT Obama và những người ủng hộ ông đều khẳng định rồi sẽ vượt qua được mọi lủng củng. Vạn sự khởi đầu nan. Ta cần kiên nhẫn điều chỉnh rồi cũng sẽ xong. Obamacare là liều thuốc tốt và cần thiết để chữa căn bệnh nan y của y tế Mỹ.

Câu chuyện thường tình là bác sĩ chẩn bệnh giỏi và đúng, nhưng nhiều khi lại cho thuốc sai, khiến con bệnh từ bị thương đến chết. Bác sĩ Obama đã chẩn bệnh đúng vì cái bệnh chi phí y tế quá đắt trong khi cả chục triệu người không có bảo hiểm của Mỹ cả thế giới đã nhìn thấy từ lâu rồi. Nhưng rồi bác sĩ Obama cho thuốc hình như không đúng. Con bệnh đang yếu đuối, uống thuốc vào, lên cơn đau quặn, và có nhiều triển vọng bệnh lan ra khắp người. Khi đó, sống hay chết, chưa ai biết được.

Những chuyện lủng củng ta đang thấy tuy có tính nhất thời, nhưng đã hé lộ ra những vấn đề nghiêm trọng nhất nước Mỹ sẽ trực diện trong những tháng năm tới.

TRỤC TRẶC ĐIỆN TOÁN?

TT Obama khẳng định những trục trặc kỹ thuật trên trang mạng của các trung tâm phối hợp –exchanges- là những vấp váp nhỏ, nhất thời mà các chuyên gia điện toán đang điều chỉnh, không có gì quan trọng. Thật ra, không phải vậy.

Những khó khăn “kỹ thuật” cho đến nay chỉ liên quan đến phần ghi danh mua bảo hiểm. Theo ông Henry Chao, người phụ trách chương trình điện toán của Obamacare, 40% chương trình chưa được viết xong, trong đó có chương trình về sổ sách kế toán, tính tiền trợ cấp, tiền bồi hoàn,... Tức là chưa ai bảo đảm được trong tương lai đúng số tiền sẽ được trả cho đúng người qua đúng hãng bảo hiểm.

CNN loan tin trường hợp của bà Jessica Sandford, đã viết thư cám ơn TT Obama sau khi bà đã lên trang mạng của tiểu bang Washington mua được bảo hiểm tốt, rẻ, mà lại còn được trợ cấp nữa. TT Obama đi đâu đọc diễn văn cũng khoe bà Sandford là hình ảnh của sự thành công của Obamacare.

TT Obama đã khoe hơi sớm. Sau khi lên báo, lên truyền hình nhờ được TT Obama giới thiệu, bà Sandford nhận được thông báo là trung tâm điều hợp “tính nhầm” số tiền bảo phí của bà, vì vậy bà sẽ phải đóng bảo phí cao hơn số tiền đã được thông báo. Không phải một lần, mà bà đã nhận được liên tục ba lần thông báo, tức là bà bị tăng giá ba lần. Chưa hết. Sau đó, bà nhận được thông báo nữa là bà sẽ không được trợ cấp gì hết vì một điều kiện nào đó trong luật. Bà Sandford cho biết sau ba lần tăng giá và sau khi mất trợ cấp, bà đã không còn bảo hiểm nữa. Bảo phí đã tăng quá cao, và vì không còn trợ cấp, bà không đủ tiền mua bảo hiểm nữa. Bây giờ bà chưa biết phải làm gì, có thể sẽ chịu đóng phạt thay vì mua bảo hiểm. TT Obama đã ngưng không quảng bá trường hợp bà Sandford nữa.

Một “khám phá” mới. Một số nhà thương lớn ở New York đã từ chối không nhận một số chương trình bảo hiểm được bán qua hệ thống phối hợp của tiểu bang New York vì những nhà thương này không hề tham gia vào chương trình “exchange” của Nhà Nước. Cái exchange đó ghi nhầm! Bệnh viện Memorial Sloan-Kettering Cancer Center, bệnh viện trị ung thư uy tín và lớn nhất thế giới đã giải thích những hãng bảo hiểm do exchange giới thiệu đều là hãng “dởm” không hội đủ điều kiện kinh nghiệm, uy tín và tài chánh của bệnh viện đặt ra. Có nghiã là mọi người ghi danh qua exchange cần phải kiểm chứng lại xem bác sĩ, nhà thương, và hãng bảo hiểm, tất cả sẽ nhận mình hay không trước khi trả tiền mua bảo hiểm qua exchange.

Sự thật, các hệ thống tính sai trật lung tung, đủ thứ, không phải chỉ là vấn đề viết sai công thức tính bảo phí, tiền trợ cấp, hay ghi nhầm nhà thương, bác sĩ,... mà ngay trong 3.000 trang luật Obamacare và hơn 10.000 trang phụ đính, do cả trăm người tham gia viết dưới áp lực của hàng mấy chục nhóm ảnh hưởng –lobby groups, đã đầy rẫy điều luật tương phản lẫn nhau, tuân theo điều này thì nghịch lại điều kia.

Đưa đến hệ quả là dù TT Obama long trọng cam kết –lại một cam kết nữa- là hệ thống điện toán sẽ được chỉnh sửa hoàn hảo cuối tháng 11 này, các chuyên gia cho rằng những rắc rối đi xa hơn vấn đề máy móc rất nhiều, và giờ này, không ai tiên đoán được khi nào luật Obamacare mới ổn định. Sáu tháng, một năm? Hay hơn nữa?

THAY ĐỔI TOÀN DIỆN NỀN Y TẾ MỸ

Điều đầu tiên thiên hạ sẽ thấy là cải tổ Obamacare không chỉ giới hạn ở chuyện cung cấp bảo hiểm cho những người trước đây không có bảo hiểm. Nó sẽ thay đổi toàn diện ngành bảo hiểm y tế cũng như ngành cung cấp dịch vụ y tế của Mỹ.

Như cột báo này đã viết nhiều lần, giới trẻ, đặc biệt là giới sinh viên đại học, ủng hộ Obama mạnh nhất, sẽ lãnh đủ hậu quả của Obamacare. Trước đây, hầu hết các trường đại học đều cung cấp bảo hiểm cho sinh viên với giá rất rẻ, nhưng cũng chỉ bảo hiểm tối thiểu, rất sơ sài vì sinh viên phần lớn khỏe mạnh, ít bệnh. Nhưng với luật Obamacare, các chương trình bảo hiểm tối thiểu này không hợp pháp nữa, các trường phải cung cấp bảo hiểm đầy đủ, để san sẻ chi phí rất cao của các hãng bảo hiểm. Các trường bây giờ có hai lựa chọn, một là tính bảo phí rất cao, hai là hủy bỏ bảo hiểm cho sinh viên.

Tại Bowie State University của Maryland, các sinh viên trước đây đóng bảo phí một nửa năm (semester) 100 đô, bây giờ phải đóng 1.800 đô, tăng gấp 18 lần.

Trường Bethany College tại Kansas trước đây cấp bảo hiểm với giá 445 đô một nửa năm, và sinh viên phải trả 10.000 đô tối đa tiền túi, out-of-pocket. Bây giờ họ phải đóng bảo phí 2.000 đô trong khi tiền túi tối đa phải trả là 100.000 đô, gấp 10 lần. Sau khi cứu xét vấn đề, trường Bethany quyết định bỏ bảo hiểm sinh viên.

Hàng loạt đại học khác cũng đã chọn giải pháp này, để sinh viên tự lo đi kiếm mua bảo hiểm cho mình, với giá cao, hay chạy về xin vào bảo hiểm của bố mẹ, dĩ nhiên khiến bảo hiểm của bố mẹ sẽ đắt hơn nhiều.

Thăm dò của đại học Harvard cho thấy chỉ có 22% giới sinh viên có ý định mua bảo hiểm sức khỏe, 57% chống Obamacare.

Đáng kinh ngạc hơn nữa là 52% giới trẻ trong khoảng 18-25 tuổi muốn... bãi nhiệm (recall) TT Obama cho dù đó là lực lượnhg nồng cốt của TT Obama qua hai kỳ bầu qua.

Theo các chuyên gia, đợt hủy bảo hiểm bây giờ chỉ là đợt đầu, liên quan đến bảo hiểm cá nhân. Qua mùa thu năm tới (10/2014), đợt hủy bảo hiểm sẽ trầm trọng hơn nhiều vì sẽ liên quan đến bảo hiểm tập thể các công ty cung cấp cho nhân viên. Ta còn nhớ TT Obama trước đây đã gia hạn tới 2015 mới bắt buộc các công ty phải cung cấp bảo hiểm tập thể cho nhân viên. Từ 50 đến 100 triệu người sẽ là nạn nhân. Không bệnh hoạn gì mà phải đổi bảo hiểm, bác sĩ, nhà thương đã phiền, nếu bệnh nặng đang chữa trị thì trở thành một mối nguy lớn.

Nói chung, tiền bảo hiểm, bác sĩ, nhà thương, thuốc men, tiền trả trước deductible, tiền trả góp co-payment, và tiền túi out-of-pocket, tất cả sẽ đồng loạt leo thang trong những năm tháng tới. Ngay cả những người lãnh Medicare và Medicaid cũng sẽ không thoát vì ngân sách hai qũy này ngày một nhỏ đi trong khi số người được trợ cấp sẽ tăng mạnh. Các chuyên gia ước tính hai phần ba khối 30 triệu người mới được bảo hiểm sẽ tham gia vào Medicare hay Medicaid. Một cái bánh ngày một nhỏ đi trong khi số người ăn ngày càng đông, kết quả như thế nào, không cần bàn thêm.

Tình trạng đợi dài người để lấy hẹn bác sĩ, nhà thương sẽ ngày càng trầm trọng, đã dài người sẽ ngày càng dài thêm. Về lâu về dài, y tế Mỹ sẽ không còn phẩm chất hàng đầu và sẽ hết đóng vai trò tiên phong, tuy sẽ vẫn đứng cao, nhưng ngang hàng với Canada, kèm theo tất cả những vấn đề của Canadacare, đại khái kiểu muốn thay xương chậu, phải uống thuốc giảm đau, đi cà nhắc cả năm trời trong khi chờ đợi đi mổ. Muốn soi ruột, không phải ngày mai là có hẹn, mà phải chờ vài tháng, lâu hơn nếu là khách hàng của Medicare hay Medicaid, chờ lâu quá, trở thành ung thư ruột thì đó là… số xui.

Nói trắng ra, với Obamacare, trả tiền đắt hơn cho một món hàng xấu hơn.

Giới trung lưu gọi là “cao”, không được Nhà Nước tài trợ tiền mua bảo hiểm sẽ thấy chi phí bảo hiểm và chữa trị chiếm một phần lớn lợi tức gia đình. Tất cả các chi tiêu gia đình sẽ bị ảnh hưởng, phải ở nhà nhỏ hơn, đi xe cũ hơn, đi chợ bớt đi, du hý xét lại, du lịch dẹp qua, … Đây là khối đại đa số dân Mỹ.

Việc thắt lưng buộc bụng này sẽ có hậu quả xã hội lâu dài như thế nào, thật khó đoán. Bây giờ những khó khăn kinh tế, chưa thoát qua, lại còn bị trầm trọng hoá bởi Obamacare, sẽ đưa xã hội Mỹ về đâu? Bạo động nhiều hơn, trộm cướp nhiều hơn, điên khùng nhiều hơn? Biết đâu Obamacare bắt buộc mọi người phải có bảo hiểm bệnh thần kinh và chống bạo lực gia đình là chuyện đúng? TT Obama đã tiên đoán sẽ có những vấn nạn này trong tương lai qua những cải cách của ông?

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

Chế độ tư bản có nhiều điều tốt, nhưng không hoàn hảo. Trái lại, nếu thả lỏng sẽ đưa đến tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Do đó rất cần Nhà Nước làm cảnh sát. Chẳng những vậy, trước suy trầm kinh tế, chỉ có Nhà Nước mới có phương tiện tung tiền vào kinh tế, tạo công ăn việc làm qua đủ loại dự án, cũng như có tiền để trợ giúp những người đang gặp khó khăn. Đó là lý luận của khối cấp tiến.

Lý luận này trên căn bản không sai. Nhưng làm sao giải thích sự xụp đổ của các chế độ cộng sản, là nơi mà vai trò của Nhà Nước bao trùm cả vũ trụ? Làm sao giải thích những khó khăn của Âu Châu khi Nhà Nước là vú em chăm sóc cho dân từ ngày lọt lòng mẹ đến ngày về với ông bà? Lời giải thích đơn giản nhất: công chức vẫn là công chức, làm cho qua ngày, khó có sự hăng say, dấn thân, hay sáng tạo để làm cho guồng máy Nhà Nước chạy tốt. Động cơ thúc đẩy không có. Làm tốt hay làm dở, không có gì khác biệt, chẳng có thưởng cũng không có phạt. Công chức hay tư chức, không ai lười hơn ai, không ai dốt hơn ai, chỉ là vấn đề động cơ. Con người vẫn là con người, có động cơ thì hăng say hơn, không động cơ thúc đẩy thì lè phè cho qua ngày. Đã vậy, tiền bạc của công lại không bao giờ là vấn đề. Nhà Nước vung tay xài tiền như không có ngày mai. Cho đến khi cả nước vỡ nợ.

TT Obama là người tin tưởng tuyệt đối vào vai trò vú em của Nhà Nước. Ông tin là Nhà Nước Obama sẽ không vấp phải những khó khăn trên vì có sự lãnh đạo tuyệt hảo của ông, vì ông biết cách kích động sự hăng say, khả năng, và óc sáng tạo của công chức, nhờ tài ăn nói cũng như nhờ vào khả năng tổ chức guồng máy hành chánh của ông.

Kết quả, những trục trặc “kỹ thuật” của Obamacare trong thời gian qua đã phơi bày ra ánh sáng tính thiếu khả năng lộ liễu của guồng máy hành chánh Obama. Hàng triệu người bực mình sẽ xét lại luận cứ của TT Obama, đặt lại vấn đề khả năng của guồng máy thư lại quy mô. Không dễ gì tạo lại niềm tin cho họ. Từ đó, ta có thể nhìn thấy những khó khăn lớn trong tương lai cho khuynh hướng cấp tiến vì khó mà thiên hạ có thể tiếp tục trông cậy vào khả năng của Nhà Nước bao đồng. Mọi người sẽ nhớ lại câu nói của TT Reagan: “chính quyền không phải là giải pháp cho các vấn đề, chính quyền chính là vấn đề”.

UY TÍN VÀ QUYỀN HẠN CỦA TT OBAMA

Một khiá cạnh quan trọng khác với hệ quả lâu dài là quyết định mới nhất cùa TT Obama, cho phép các hãng bảo hiểm không tuân thủ luật Obamacare sẽ mở màn cho một cuộc duyệt xét lại toàn bộ quyền hạn của Hành Pháp trong cấu trúc tam quyền phân lập Mỹ. Trong khi khối bảo thủ đối lập ồn ào tố giác, thì khối Dân Chủ cũng phải dè dặt đặt vấn đề không biết TT Obama có quyền lấy quyết định muốn thi hành luật thì thi hành, không thì miễn hay không?

Còn nữa. Trung tâm phối hợp –exchange- của Cali, Covered California, xác nhận sẽ không thi hành quyết định của TT Obama cho phép các hãng bảo hiểm không phải tuân thủ các đòi hỏi của Obamacare, tức là Cali vẫn bắt buộc các hãng bảo hiểm phải sửa đổi, tức là hơn một triệu người bị hủy bảo hiểm sẽ phải mua bảo hiểm mới. Quyết định của tổng thống coi như pha. Cho tới bây giờ, ít nhất 12 tiểu bang lớn đã không chấp hành, các tiểu bang còn lại thì đang thảo luận. Thiên hạ tranh cãi về quyền hạn của TT Obama khi ra quyết định mới, bây giờ phải coi lại quyền hạn của tiểu bang khi không thi hành quyết định của tổng thống. Hiến Pháp Mỹ bây giờ chao đảo, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Đi xa hơn, Obamacare đã tạo ra nhiều vấn đề khác. Trường đại học công giáo Notre Dame của Indiana và nhiều giáo phận đã thưa Obamacare ra tòa vì điều khoản bắt bảo hiểm phải trả tiền mua thuốc ngừa thai, nghiã là tất cả mọi người kể cả những người công giáo phải đóng bảo hiểm ngừa thai tức là tài trợ cho ngừa thai trong khi ngừa thai đi ngược lại rao giảng của Thiên Chúa Giáo, do đó vi phạm tự do tín ngưỡng, và nguyên tắc Nhà Nước không được can dự vào tín ngưỡng. Toà phá án Washington đã phán Obamacare vi phạm Hiến Pháp về điểm này. Nội vụ sẽ ra trước Tối Cao Pháp Viện.

Báo chí đã đặt nhận định đây là những khủng hoảng Hiến Pháp lớn nhất từ thời TT Nixon đến giờ. Miả mai thay, lại xẩy ra dưới thời một tổng thống đã từng làm phụ giảng về luật Hiến Pháp.

Nhìn vào khủng hoảng Obamacare, hình ảnh một Đấng Tiên Tri toàn năng với giải pháp cho mọi vấn đề, một vị lãnh đạo đáng tin tưởng, một người với viễn kiến của thiên niên kỷ mới,... đã biến mất, hay ít ra thì cũng bị phai mờ gần hết. Chỉ còn lại hình ảnh một anh tổ chức cộng đồng, lúng túng trước hết thất bại này đến khủng hoảng nọ.

Theo CNN, đa số dân Mỹ hiện nay cho rằng TT Obama không thành thật và không còn đáng tin tưởng (53%), không có khả năng (60%), không là một người lãnh đạo quả quyết (53%).

Một thăm dò của báo phe ta Washington Post mới đây cho thấy nếu có bầu tổng thống bây giờ, TĐ Romney sẽ thắng TT Obama với tỷ lệ 49%-45%.

Một số lớn dân Mỹ đang bực mình vì TT Obama đã không giữ lời hứa hẹn ai thích chương trình y tế của mình vẫn có thể giữ. Nhưng còn một thất hứa không kém quan trọng mà ít người để ý vì sự thất hứa đã được chôn dấu kỹ hơn. Đó là lời hứa sẽ không tăng một xu thuế nào, ngoại trừ giới đại gia. Sự thật, việc tăng giá bảo hiểm của đại đa số giới trung lưu chính là một hình thức đóng góp tài trợ cho Nhà Nước để trả tiền bảo hiểm cho những người khác. Không chịu trả bảo hiểm cao hơn thì đóng “tiền phạt” thay thế. Đó nếu không phải là một hình thức thuế thì là gì? “Tiền phạt” được Tối Cao Pháp Viện định nghiã là “thuế”, hiểu theo nghiã đóng góp tiền cho Nhà Nước xài.

Thực tế Obamacare đã thay đổi toàn diện y tế Mỹ, ngắn hạn cũng như dài hạn, mà cũng thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của dân Mỹ về giải pháp của TT Obama. Thăm dò mới nhất của CBS cho thấy 93% dân Mỹ muốn thay đổi hay thu hồi Obamacare, so với 55%-60% trước đây. Tức là trong 100 người, bây giờ chỉ có 7 người muốn giữ luật như TT Obama đề ra. Ngay trong đảng Dân Chủ, 84% cũng muốn thay đổi hay thu hồi. Một chuyện chưa từng có trong lịch sử lập pháp Mỹ. (1-12-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.