Trung Cộng đã không những gây cho Tây Phương, nhứt là gợi lại cho Mỹ
nạn 'hoàng hoạ', mà TC còn gây ra cho các nước tự do, dân chủ trên
thế giới nỗi lo sợ nạn 'xích hoạ'. Điều mà CS đệ tam quốc tế chủ trương,
tổ chức cướp chánh quyền, nhuộm đỏ các nước nhỏ và nghèo.
Hiện thời từ khi TC trổi dậy, nạn hoàng họa và xích hoạ do TC gây ra
có thấy rõ trong âm mưu TC sử dụng quyền lực mềm trong bang giao và
giao thương với các nước. TC xuất cảng hàng hoá rẻ tiền nhưng độc
hại làm liệt bại sức khoẻ toàn dân các nước.
TC phóng tài hoá thu nhân tâm, viện trợ dễ, cho vay nhanh để khống chế
kinh tế chánh trị chánh quyền các nước nghèo và nhỏ. Bằng quyền
lực cứng ngang ngược bành trướng giành đất, giựt biển đảo của các
nước láng giềng ở Á châu Thái Bình Dương.
Sức ép càng nhiều, sức bật càng cao, dĩ nhiên các nước lớn nhỏ trên
thế giới, Đông cũng như Tây, chánh quyền và nhân dân phản ứng tự vệ chánh
đáng, từ đề phòng tới chống đối, qua ngoại giao, hành động ôn hoà
nhưng cũng không tránh khỏi bạo lực.
Tiêu biểu như ngay trong nước Mỹ, tại thành phố San Francisco, cửa ngõ
Á châu lâu đời của Mỹ. Nơi người Trung Hoa đã có mặt trong thời đổ xô
tìm vàng, rồi làm đường xe lửa ở Mỹ. Thành phố người Mỹ đã chống
lại nạn hoàng họa mạnh trong thời Đại Khủng Hoảng, dân nghèo Mỹ đổ tội
cho người Hoa cướp công ăn việc làm của người Mỹ.
Bây giờ trong thời TC trở thành đệ nhị siêu cường kinh tế, đang giành
thế hải thượng với Mỹ, khiến Mỹ phải chuyển trục quân sự sang Á
châu Thái bình Dương, toà tổng lãnh sự của TC ở San Francisco bị đốt
phá hai lần chỉ trong vònh mấy năm. Lần thứ nhứt theo tin của báo San
Francisco Chronicle cho biết, toà tổng lãnh sư của TC ở San Francisco bị
đốt cháy vào tháng 3/2008, trong thời gian Thế vận Bắc Kinh 2008 được
rước qua đây. Một số người đã đổ chất gây cháy vào cổng rồi phóng
hỏa để phản đối TC đàn áp nhân quyền.
Và lần thứ hai vào đêm ngày đầu của Tết Dương Lịch năm 2014. Đó là
vào thời điềm TC sau khi mở cuộc bành trướng trên đảo và biển của
các nước láng giềng Á châu Thái bình dương,
TC mở thêm cuộc bành trướng trên không ở Á châu Thái bình dương. TC đơn
phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở Đông Bắc Thái Bình
Dương, và Đông Nam thì cho hàng không mẫu hạm Liêu Ninh duy nhứt giương
oai diệu vỏ như trên ao nhà của mình. Nhựt, Mỹ, Nam Hàn và nhiều
nước rất bất bình và phản đối.
Trong thời gian gay cấn này thì có người đốt phá cũng toà tổng lãnh
sự của TC ở San Francisco lần thứ hai. Thông cáo báo chí của lãnh sự
quán TC cho biết, một người nào đó đã quăng "hai xô xăng vào cổng
tòa lãnh sự và châm lửa" vào lúc 21 giờ 25 phút giờ địa phương
(5 giờ 25 GMT) đúng vào tối thứ Tư 01/01/2014, gây ra các "thiệt
hại nghiêm trọng".
Cảnh sát, lính cứu hỏa thành phố và bộ phận an ninh ngoại giao của
Mỹ đã can thiệp ngay lập tức. Nhưng ngày 3 tháng 1, tòa lãnh sự này
vẫn đóng cửa với công chúng, nhưng bên trong vẫn có vài nhân viên làm
việc.
Theo tin của đài phát thanh RFI của Pháp, "trước khi phóng hỏa,
thủ phạm đã đậu chiếc xe vận tải nhẹ trước lãnh sự quán. Người ta
biết được người này là một người đàn ông gốc Trung Hoa nhưng chưa
biết động cơ là gì. Cảnh sát Mỹ đang tiến hành điều tra.
"Một phát ngôn viên của tòa lãnh sự ngày 02/01/2013 đã kêu gọi
chính quyền Mỹ bảo vệ các nhân viên ngoại giao Trung Quốc.
"Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" và hứa
hẹn sẽ tìm kiếm và đưa thủ phạm ra trước pháp luật. Tại Bắc Kinh,
hôm 03/01/2014, tờ Global Times đã chỉ trích "tình trạng mất an
ninh", cho rằng Mỹ không thể chối bỏ trách nhiệm.
Không phải chỉ ở San Francisco gần đây mà đã lâu rồi nhân dân và chánh
quyền Mỹ lo ngại và chống đối nạn hoàng hoạ và xích họa do TC có
thể gây ra. Tiêu biểu như vấn đề TC thao túng tiền tệ, trợ giá hàng
hoá bán phá giá tạo cạnh tranh bất bình đảng với Mỹ, cướp việc
làm của Mỹ là đề tài gay cấn trong cuộc bầu cử tổng thống giữa Ô.
Obama và Romney.
Ngay tại Quốc Hội, con tim và khối óc của Mỹ, một ủy ban quốc hội
Hoa Kỳ cho rằng, các sản phẩm của hai công ty lớn của Trung Quốc đe
dọa an ninh Hoa Kỳ, đồng thời cảnh cáo về hậu quả trong quan hệ
thương mại đôi bên.
Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Hoa Kỳ ra một báo cáo nói rằng, các sản
phẩm của hai công ty Trung Quốc Huawei và ZTE có thể ăn cắp thông tin
và chuyển về Trung Quốc. Các sản phẩm này đang được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực ở Mỹ, đặc biệt là viễn thông.
Ủy Ban Tình Báo khuyến cáo không nên tiếp tục dùng các phụ tùng của
hai hãng này trong các hệ thống công nghệ cao.
Các chuyên gia an ninh của ngành tình báo cũng như lĩnh vực tư nhân từ
lâu đã lo ngại rằng, các hãng viễn thông có thể tạo "cửa
sau" trong hệ thống của Hoa Kỳ, cho phép các gián điệp do thám
thông tin. Được biết Úc và Canada vì "lý do an ninh quốc gia"
cũng loại công ty Huawei của TC khỏi hai nước này.
Bên Hành Pháp Mỹ TT ra lịnh cấm không cho công ty Ralls Corp gốc TC do
hai người Trung Quốc làm chủ mua nhà máy điện gió ở Oregon. Bốn trang
trại điện gió ở Oregon Công ty Ralls định mua lại gần không phận, khu
quân sự của một căn cứ hải quân Mỹ ở bang Oregon.
Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ từng báo động Mỹ bị có thể bị một Trân
Châu Cảng, một cuộc tấn công bất thần, trong chiến tranh tin học của
quân đội TC.
Mỹ chuyển trọng tâm quân sự sang Á châu để phòng thủ TC và bao vây
kinh tế TC với hiệp ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, TPP
loại TC ra ngoài.
Mỹ tái phối trí lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng
nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và
phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000
người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực
lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10.000 người.
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương,
xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ
phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở
Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực
Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ
bị,tiếp ứng. Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng
Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được
dùng vào lực lượng tấn công. Úc đồng minh Tây Phương duy nhứt của Mỹ
ở Á Đông, đồng ý cho Mỹ đổ quân thường trú trên đất liền ở căn cứ
Darwin và hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé tiếp tế,
nghỉ ngơi tại Perth Tây Đô của Úc.
Tóm lại gần đây TC trổi dậy tưởng có thể mạnh vì gạo bạo vì tiền,
tự khơi và gây lại hoàng hoạ kèm theo xích họa khiến Mỹ phải phòng
và chống./.(Vi Anh)