Năm 2013 đã kết thúc, một năm đầy ắp sự kiện cần ghi nhớ, trong đó có sự lớn
mạnh trông thấy của lực lượng đấu tranh đòi tự do dân chủ, chống bành trướng,
với nhiều gương mặt mới, tổ chức mới, sáng kiến mới.
Trong vườn hoa thơm năm 2013, xin nhắc đến vài bông hoa đặc sắc cần ghi nhớ để làm giàu thêm hành trang tinh thần của mỗi người dấn thân cho tự do, nhân quyền của nhân dân ta. Tiêu biểu như:
1. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và những vần thơ bốc lửa. Một bông hoa thơm, đặc sắc của năm 2013. Anh là cây bút trẻ, 30 tuổi, của báo Gia đình và Xã hội, bị đuổi việc vì đã phản bác lời vu cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ai phản đối Điều 4 trong Hiến pháp, đòi đa nguyên là sa sút về đạo đức. Anh bị họ trả thù tức thời. Anh chọn con đường đấu tranh của trí thức độc lập. Anh tự học về chính trị, triết học, kinh tế, văn học, ngoại ngữ, có những luận văn chững chạc. Anh còn là nhà thơ với những bài thơ đẹp như: “Vì người ta cần ánh mặt trời”, “Chuyến tàu đêm”, “Đi giữa Sài Gòn”. Dưới đây là vài câu dễ nhớ:
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế
Bốn ngàn năm rồi lại ngót trăm năm
Hết phong kiến độc tài đến bạch tuộc thực dân
Hết quân, hết vương đến lũ tượng thần chủ nghĩa
Bao thế hệ rên xiết trong gọng kìm nô lệ
Chuyên chế dã man đục ruỗng chí con người …
để cuối cùng nhà thơ tỏ lời tâm huyết:
Vì người ta cần ánh sáng mặt trời
Tỉnh dậy đi! lũ chúng ta ơi !
2. Blogger Trương Duy Nhất với “góc nhìn riêng độc đáo của anh. Anh bị bắt khẩn cấp vì tự làm và công bố một cuộc thăm dò dư luận xã hội về mức tín nhiệm của quần chúng đối với các ông bà lãnh đạo chóp bu ngay trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội. Anh sắp ra tòa còn vì 1 ngàn bài viết của anh trong Blog TDN Góc Nhìn Khác. Sức viết của anh thâm hậu, suy nghĩ chín rộ ở tuổi 49. Anh nói thẳng, nói thật điều mình nghĩ, dựa vào quyền công dân và quyền con người. Tòa chưa xử, nhưng báo Công an nhân dân và báo Năng lượng mới ngày 9/12 đã dậm dọa phán xét về tội nặng của anh. Mạng Bloggers VN quyết bảo vệ anh. Anh tin rằng mình đã không làm điều gì phạm luật, và anh tuyên bố mình là một nhà báo độc lập chứ không đối lập, một nhà báo tự do chứ không ly khai, phản biện chứ không phản động. Anh cho biết sẵn sàng tự bảo vệ trước tòa án những ngày sắp đến.
3. Sinh viên khoa Luật Đỗ Thúy Hường với những bài luận văn già dặn, sắc sảo. Từ năm 2006 em đã viết bài luận văn “Tôi nghiên cứu luật đất đai”, đến năm nay lại xuất hiện trên Dân Làm Báo và Dân Luận (tháng 8) bài“Mệnh đề bịp: đất đai là thuộc sở hữu toàn dân “, rồi gần đây lại có bài “Kinh hãi nền tư pháp tàn bạo“, viết sâu về nền tư pháp CS ở Liên Xô trước đây và ở Trung Quốc, cùng loại với nền tư pháp VN, coi sinh mệnh công dân mình như giun như kiến, với những vụ xử dã man theo lệnh riêng của “lãnh tụ”, không luật sư, không theo điều luật nào. Em là một nhà luật học trẻ, có tâm và có tầm, tiêu biểu mà xã hội đang rất cần.
4. Sinh viên ngành báo chí Lê Vũ Cát Đằng, xin được nói thẳng với cô giáo là “em cũng muốn, nhưng không thể đồng ý với đầu đề cô cho”. Đó là khi cô giáo ra đầu đề luận văn cho sinh viên năm thứ 2 ngành báo chí, Đại học Xã hội Nhân văn: “Hãy nói lên cảm nghĩ nhân kỷ niệm 37 năm toàn thắng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước “. Em nói thẳng là em đã suy nghĩ kỹ, không thể làm vừa lòng cô, vì theo em Mỹ không hề có ý định xâm lược nước ta tuy là có chiến tranh giữa 2 bên. Em dẫn chứng việc nước Nhật Bản sau tàn phá của chiến tranh trở nên cường quốc kinh tế phát triển nhất châu Á, nhân dân Nhật đã lựa chọn bầu ra 12 vị anh hùng, trong đó có 11 người Nhật là những nhà tư tưởng, triết học, chính khách, kinh tế, tài chính, nhà phát minh xuất sắc nhất, và duy nhất một người nước ngoài là Thống tướng Douglas Mac Arthur. Vị tướng tư lệnh lực lượng đồng minh và LHQ này đã trực tiếp chỉ đạo cuộc hồi sinh kỳ diệu của Nhật Bản, giữ lại chế độ Nhật Hoàng để ổn định xã hội, chuyển hẳn sang nền quân chủ lập hiến với hiến pháp, hệ thống luật pháp mới, bảo đảm tự do cá nhân và cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, tạo nên môi trường cho sự phát triển thần kỳ. Một người được cả dân tộc Nhật coi là anh hùng của mình, ghi ơn đến vậy không thể là “giặc Mỹ xâm lược” được.
Theo nhà báo Hoàng Thanh Trúc kể lại, cô giáo giật mình khuyên em học sinh có tư duy độc lập này hãy suy nghĩ lại, đọc thêm tài liệu của nhà trường, hãy nhớ em là đoàn viên đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh. Em Cát Đằng vẫn giữ vững ý kiến của chính mình: “Em muốn theo ý cô nhưng em không thể, em tin điều em cho là đúng, em không thể nói khác được”.
Một câu chuyện sống động rất nên là kinh nghiệm quý cho những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đào tạo các em sinh viên thành những con vẹt nói theo hay là con người có tư duy riêng của chính mình.
5. Nhà báo Phạm Chí Dũng, một cây bút mới, bình luận sắc sảo, nhiều kiến thức. Anh được làng báo trong nước nể trọng, nhiều báo chí và đài phát thanh quốc tế trích dẫn, nhiều đài tiếng Việt ở nước ngoài phỏng vấn. Ngày 5/12/2013 anh từ giã đảng CS, cho rằng nay “đảng CS chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích”. Ngày 17/12 anh bị đưa ra đấu tố tại chi bộ đảng của Viện Nghiên cứu Phát triển để khai trừ sau khi không thuyết phục được anh ở lại. Nhưng 60 % đảng viên không dự họp. Anh tham gia đề xuất nhiều tuyên ngôn, kiến nghị sắc bén, nhất là kiến nghị bác bỏ dự thảo Hiến pháp mới. Anh có triển vọng đóng góp nhiều cho tương lai nước ta ngay trong năm 2014.
Bên cạnh những bông hoa tỏa hương sắc làm thơm tho và tươi thắm cuộc đời cộng đồng, còn có những gai nhọn độc có hại, cần điểm mặt một lần để rồi quên đi cho khỏi vướng chân ta. Năm gai độc trong năm 2013 là:
1. Nhà “thơ thẩn” tự nhận là được Thần Phật nhập Hoàng Quang Thuận, một nhà khoa học thuộc Trung tâm khoa học quốc gia cho biết chỉ trong vài ngày đã sáng tác được 63 bài thơ về Yên Tử do Thần Phật nhập vào ông, được in đẹp nhiều màu trong tập Thi Vân Yên Tử (được dịch ra tiếng Anh là Poetic Clouds và tiếng Pháp Les Nuages Poétiques). Bộ Ngoại giao và Hội nhà Văn chuẩn bị đưa ra quốc tế để tranh giải Nobel thì ngay sau đó nhà khoa học này đã bị tố cáo và chứng minh là kẻ đạo văn thơ, gần như nguyên xi từ bản thảo giới thiệu khu Yên Tử của ông Trần Trương, trưởng ban quản lý khu này (theo Dân Làm báo và báo Dân Trí tháng 5/2012).
Kỳ lạ hơn nữa là tập thơ ăn cắp hiển nhiên này vẫn được vẽ và in màu hết sức công phu thành một tác phẩm đồ sộ, chiều dọc 125 cm x chiều ngang 80 cm x chiều dày 16 cm, nặng 120 kg, được đưa tin ra quốc tế. Vì là của lạ, của hiếm, sách được tổ chức mang tên Đại Học Kỷ Lục Thế giới cấp bằng chứng nhận. Chính ông Giám đốc tổ chức quốc tế này tháng 9 vừa qua đã sang VN, đến chùa Yên Tử trao bằng cho ông Viện trưởng Đại bịp Hoàng Quang Thuận trước mặt bà phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, có tin và ảnh trên báo Quảng Ninh ngày 21/9. Báo chí trung ương lờ tịt việc xấu xa gian dối này.
2. Nhà viết tiểu thuyết Đặng Đình Loan tái xuất với 17 tập Đường Thời Đại tổng cộng 8 nghìn trang. Năm 2004, Đặng Đình Loan được biết đến khi vào Thừa Thiên - Huế tự khoe là người tin cẩn của Chủ tịch nước Lê Đức Anh, tổ chức nói chuyện nội bộ cho Thường vụ tỉnh ủy đảng CS về “7 tội đáng chém” của “ông G”, chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Loan bị vạch mặt là tay sai chuyên đi vu cáo. Loan được in 3 tập tiểu thuyết lịch sử Đường Thời Đại gần 2.000 trang, nhưng không có người đọc. Loan cũng không được nhận vào Hội nhà văn.
Đột nhiên năm nay đúng 3 tuần lễ trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (5/10) tại Thư viện Quốc gia Hà Nội có lễ ra mắt sách mới của Đặng Đình Loan gồm 17 tập Đường Thời Đại, do chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh chủ tọa. Người dự thưa thớt, được chú ý là 2 lẵng hoa lớn gửi đến mừng của 2 ông Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu.
Không một báo lề phải cũng như lề trái nào đưa tin, ngoài Văn nghệ quân đội online. Sao có chuyện kỳ lạ vậy? Ai chủ trương cho kẻ bất hảo tái xuất giang hồ? Câu hỏi vẫn còn lơ lửng chưa có giải đáp dứt khoát.
3. Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước mắng mỏ một vị đồng viện là “ngu”, là “tứ đại ngu” trên blog riêng của mình. Ông còn nhiếc móc ông Dương Trung Quốc là dốt ngoại ngữ, là nhà “đĩ học” kiêm nhà sử học. Ông từng đăng đàn trong Quốc hội phản đối việc thảo luận về Luật biểu tình và Luật trưng cầu dân ý, viện lẽ dân trí ta còn thấp. Trong blog riêng ông tự nhận là một chính khách, giáo sư, nhà kinh doanh quốc tế, nhà ngoại ngữ. Ông khoe từng tự đề nghị làm cố vấn và đại sứ cho Saddam Hussein khi tên này còn là tổng thống Iraq để đi vận động liên minh với Iran và các nước khác.
4. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây cho rằng “Thầy Đường Tăng đi thỉnh Kinh nơi đất Phật cũng đã phải hối lộ nữa là! Cho nên ta phải xem xét, tỉnh táo giải quyết nạn tham nhũng”. Ý kiến kỳ lạ này của ông Trọng khi trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm Hà Nội ngày 7/12/2013 được báo lề phải đăng, nhưng lập tức bị nhiều nhà Phật học phản bác. Phật tử Minh Trí trên báo Dân Trí ngày 11/12 cho rằng việc Thầy Đường Tăng dâng nạp cái bình bát bằng vàng mang theo là tiêu biểu, là tượng trưng cho ý chí tự nguyện từ bỏ “Tư Tình” và “Tư Sản” của kẻ chân tu khi đón nhận Kinh Phật vô giá, sao lại hiểu là hối lộ, một sự hiểu biết sai lạc thô thiển của một người tự nhận là nhà lý luận, lại đứng đầu đảng CS đang toàn trị đất nước Việt Nam.
Năm bông hoa đặc sắc và bốn chiếc gai độc rất đáng để bà con ta ngẫm nghĩ, thưởng thức và phê phán, làm giàu thêm hành trang tinh thần cho cuộc hành quân tiếp cho Tự do Nhân quyền trong năm 2014.
Bùi Tín
Trong vườn hoa thơm năm 2013, xin nhắc đến vài bông hoa đặc sắc cần ghi nhớ để làm giàu thêm hành trang tinh thần của mỗi người dấn thân cho tự do, nhân quyền của nhân dân ta. Tiêu biểu như:
1. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và những vần thơ bốc lửa. Một bông hoa thơm, đặc sắc của năm 2013. Anh là cây bút trẻ, 30 tuổi, của báo Gia đình và Xã hội, bị đuổi việc vì đã phản bác lời vu cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ai phản đối Điều 4 trong Hiến pháp, đòi đa nguyên là sa sút về đạo đức. Anh bị họ trả thù tức thời. Anh chọn con đường đấu tranh của trí thức độc lập. Anh tự học về chính trị, triết học, kinh tế, văn học, ngoại ngữ, có những luận văn chững chạc. Anh còn là nhà thơ với những bài thơ đẹp như: “Vì người ta cần ánh mặt trời”, “Chuyến tàu đêm”, “Đi giữa Sài Gòn”. Dưới đây là vài câu dễ nhớ:
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế
Bốn ngàn năm rồi lại ngót trăm năm
Hết phong kiến độc tài đến bạch tuộc thực dân
Hết quân, hết vương đến lũ tượng thần chủ nghĩa
Bao thế hệ rên xiết trong gọng kìm nô lệ
Chuyên chế dã man đục ruỗng chí con người …
để cuối cùng nhà thơ tỏ lời tâm huyết:
Vì người ta cần ánh sáng mặt trời
Tỉnh dậy đi! lũ chúng ta ơi !
2. Blogger Trương Duy Nhất với “góc nhìn riêng độc đáo của anh. Anh bị bắt khẩn cấp vì tự làm và công bố một cuộc thăm dò dư luận xã hội về mức tín nhiệm của quần chúng đối với các ông bà lãnh đạo chóp bu ngay trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội. Anh sắp ra tòa còn vì 1 ngàn bài viết của anh trong Blog TDN Góc Nhìn Khác. Sức viết của anh thâm hậu, suy nghĩ chín rộ ở tuổi 49. Anh nói thẳng, nói thật điều mình nghĩ, dựa vào quyền công dân và quyền con người. Tòa chưa xử, nhưng báo Công an nhân dân và báo Năng lượng mới ngày 9/12 đã dậm dọa phán xét về tội nặng của anh. Mạng Bloggers VN quyết bảo vệ anh. Anh tin rằng mình đã không làm điều gì phạm luật, và anh tuyên bố mình là một nhà báo độc lập chứ không đối lập, một nhà báo tự do chứ không ly khai, phản biện chứ không phản động. Anh cho biết sẵn sàng tự bảo vệ trước tòa án những ngày sắp đến.
3. Sinh viên khoa Luật Đỗ Thúy Hường với những bài luận văn già dặn, sắc sảo. Từ năm 2006 em đã viết bài luận văn “Tôi nghiên cứu luật đất đai”, đến năm nay lại xuất hiện trên Dân Làm Báo và Dân Luận (tháng 8) bài“Mệnh đề bịp: đất đai là thuộc sở hữu toàn dân “, rồi gần đây lại có bài “Kinh hãi nền tư pháp tàn bạo“, viết sâu về nền tư pháp CS ở Liên Xô trước đây và ở Trung Quốc, cùng loại với nền tư pháp VN, coi sinh mệnh công dân mình như giun như kiến, với những vụ xử dã man theo lệnh riêng của “lãnh tụ”, không luật sư, không theo điều luật nào. Em là một nhà luật học trẻ, có tâm và có tầm, tiêu biểu mà xã hội đang rất cần.
4. Sinh viên ngành báo chí Lê Vũ Cát Đằng, xin được nói thẳng với cô giáo là “em cũng muốn, nhưng không thể đồng ý với đầu đề cô cho”. Đó là khi cô giáo ra đầu đề luận văn cho sinh viên năm thứ 2 ngành báo chí, Đại học Xã hội Nhân văn: “Hãy nói lên cảm nghĩ nhân kỷ niệm 37 năm toàn thắng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước “. Em nói thẳng là em đã suy nghĩ kỹ, không thể làm vừa lòng cô, vì theo em Mỹ không hề có ý định xâm lược nước ta tuy là có chiến tranh giữa 2 bên. Em dẫn chứng việc nước Nhật Bản sau tàn phá của chiến tranh trở nên cường quốc kinh tế phát triển nhất châu Á, nhân dân Nhật đã lựa chọn bầu ra 12 vị anh hùng, trong đó có 11 người Nhật là những nhà tư tưởng, triết học, chính khách, kinh tế, tài chính, nhà phát minh xuất sắc nhất, và duy nhất một người nước ngoài là Thống tướng Douglas Mac Arthur. Vị tướng tư lệnh lực lượng đồng minh và LHQ này đã trực tiếp chỉ đạo cuộc hồi sinh kỳ diệu của Nhật Bản, giữ lại chế độ Nhật Hoàng để ổn định xã hội, chuyển hẳn sang nền quân chủ lập hiến với hiến pháp, hệ thống luật pháp mới, bảo đảm tự do cá nhân và cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, tạo nên môi trường cho sự phát triển thần kỳ. Một người được cả dân tộc Nhật coi là anh hùng của mình, ghi ơn đến vậy không thể là “giặc Mỹ xâm lược” được.
Theo nhà báo Hoàng Thanh Trúc kể lại, cô giáo giật mình khuyên em học sinh có tư duy độc lập này hãy suy nghĩ lại, đọc thêm tài liệu của nhà trường, hãy nhớ em là đoàn viên đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh. Em Cát Đằng vẫn giữ vững ý kiến của chính mình: “Em muốn theo ý cô nhưng em không thể, em tin điều em cho là đúng, em không thể nói khác được”.
Một câu chuyện sống động rất nên là kinh nghiệm quý cho những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đào tạo các em sinh viên thành những con vẹt nói theo hay là con người có tư duy riêng của chính mình.
5. Nhà báo Phạm Chí Dũng, một cây bút mới, bình luận sắc sảo, nhiều kiến thức. Anh được làng báo trong nước nể trọng, nhiều báo chí và đài phát thanh quốc tế trích dẫn, nhiều đài tiếng Việt ở nước ngoài phỏng vấn. Ngày 5/12/2013 anh từ giã đảng CS, cho rằng nay “đảng CS chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích”. Ngày 17/12 anh bị đưa ra đấu tố tại chi bộ đảng của Viện Nghiên cứu Phát triển để khai trừ sau khi không thuyết phục được anh ở lại. Nhưng 60 % đảng viên không dự họp. Anh tham gia đề xuất nhiều tuyên ngôn, kiến nghị sắc bén, nhất là kiến nghị bác bỏ dự thảo Hiến pháp mới. Anh có triển vọng đóng góp nhiều cho tương lai nước ta ngay trong năm 2014.
Bên cạnh những bông hoa tỏa hương sắc làm thơm tho và tươi thắm cuộc đời cộng đồng, còn có những gai nhọn độc có hại, cần điểm mặt một lần để rồi quên đi cho khỏi vướng chân ta. Năm gai độc trong năm 2013 là:
1. Nhà “thơ thẩn” tự nhận là được Thần Phật nhập Hoàng Quang Thuận, một nhà khoa học thuộc Trung tâm khoa học quốc gia cho biết chỉ trong vài ngày đã sáng tác được 63 bài thơ về Yên Tử do Thần Phật nhập vào ông, được in đẹp nhiều màu trong tập Thi Vân Yên Tử (được dịch ra tiếng Anh là Poetic Clouds và tiếng Pháp Les Nuages Poétiques). Bộ Ngoại giao và Hội nhà Văn chuẩn bị đưa ra quốc tế để tranh giải Nobel thì ngay sau đó nhà khoa học này đã bị tố cáo và chứng minh là kẻ đạo văn thơ, gần như nguyên xi từ bản thảo giới thiệu khu Yên Tử của ông Trần Trương, trưởng ban quản lý khu này (theo Dân Làm báo và báo Dân Trí tháng 5/2012).
Kỳ lạ hơn nữa là tập thơ ăn cắp hiển nhiên này vẫn được vẽ và in màu hết sức công phu thành một tác phẩm đồ sộ, chiều dọc 125 cm x chiều ngang 80 cm x chiều dày 16 cm, nặng 120 kg, được đưa tin ra quốc tế. Vì là của lạ, của hiếm, sách được tổ chức mang tên Đại Học Kỷ Lục Thế giới cấp bằng chứng nhận. Chính ông Giám đốc tổ chức quốc tế này tháng 9 vừa qua đã sang VN, đến chùa Yên Tử trao bằng cho ông Viện trưởng Đại bịp Hoàng Quang Thuận trước mặt bà phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, có tin và ảnh trên báo Quảng Ninh ngày 21/9. Báo chí trung ương lờ tịt việc xấu xa gian dối này.
2. Nhà viết tiểu thuyết Đặng Đình Loan tái xuất với 17 tập Đường Thời Đại tổng cộng 8 nghìn trang. Năm 2004, Đặng Đình Loan được biết đến khi vào Thừa Thiên - Huế tự khoe là người tin cẩn của Chủ tịch nước Lê Đức Anh, tổ chức nói chuyện nội bộ cho Thường vụ tỉnh ủy đảng CS về “7 tội đáng chém” của “ông G”, chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Loan bị vạch mặt là tay sai chuyên đi vu cáo. Loan được in 3 tập tiểu thuyết lịch sử Đường Thời Đại gần 2.000 trang, nhưng không có người đọc. Loan cũng không được nhận vào Hội nhà văn.
Đột nhiên năm nay đúng 3 tuần lễ trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (5/10) tại Thư viện Quốc gia Hà Nội có lễ ra mắt sách mới của Đặng Đình Loan gồm 17 tập Đường Thời Đại, do chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh chủ tọa. Người dự thưa thớt, được chú ý là 2 lẵng hoa lớn gửi đến mừng của 2 ông Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu.
Không một báo lề phải cũng như lề trái nào đưa tin, ngoài Văn nghệ quân đội online. Sao có chuyện kỳ lạ vậy? Ai chủ trương cho kẻ bất hảo tái xuất giang hồ? Câu hỏi vẫn còn lơ lửng chưa có giải đáp dứt khoát.
3. Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước mắng mỏ một vị đồng viện là “ngu”, là “tứ đại ngu” trên blog riêng của mình. Ông còn nhiếc móc ông Dương Trung Quốc là dốt ngoại ngữ, là nhà “đĩ học” kiêm nhà sử học. Ông từng đăng đàn trong Quốc hội phản đối việc thảo luận về Luật biểu tình và Luật trưng cầu dân ý, viện lẽ dân trí ta còn thấp. Trong blog riêng ông tự nhận là một chính khách, giáo sư, nhà kinh doanh quốc tế, nhà ngoại ngữ. Ông khoe từng tự đề nghị làm cố vấn và đại sứ cho Saddam Hussein khi tên này còn là tổng thống Iraq để đi vận động liên minh với Iran và các nước khác.
4. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây cho rằng “Thầy Đường Tăng đi thỉnh Kinh nơi đất Phật cũng đã phải hối lộ nữa là! Cho nên ta phải xem xét, tỉnh táo giải quyết nạn tham nhũng”. Ý kiến kỳ lạ này của ông Trọng khi trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm Hà Nội ngày 7/12/2013 được báo lề phải đăng, nhưng lập tức bị nhiều nhà Phật học phản bác. Phật tử Minh Trí trên báo Dân Trí ngày 11/12 cho rằng việc Thầy Đường Tăng dâng nạp cái bình bát bằng vàng mang theo là tiêu biểu, là tượng trưng cho ý chí tự nguyện từ bỏ “Tư Tình” và “Tư Sản” của kẻ chân tu khi đón nhận Kinh Phật vô giá, sao lại hiểu là hối lộ, một sự hiểu biết sai lạc thô thiển của một người tự nhận là nhà lý luận, lại đứng đầu đảng CS đang toàn trị đất nước Việt Nam.
Năm bông hoa đặc sắc và bốn chiếc gai độc rất đáng để bà con ta ngẫm nghĩ, thưởng thức và phê phán, làm giàu thêm hành trang tinh thần cho cuộc hành quân tiếp cho Tự do Nhân quyền trong năm 2014.
Bùi Tín
Gửi ý kiến của bạn