Hôm nay,  

Du Mục Trên Đất Ấn

15/10/201300:00:00(Xem: 4706)
Chaungtra! Ngôi làng nhỏ thuộc bang Himachal Pradesh cực bắc Ấn Độ, một chỗ định cư của người tỵ nạn Tây Tạng.

Tôi không biết làng này. Chưa nghĩ có ngày sẽ ở lại vài hôm để không làm gì cả, ngồi đồng, nhìn núi, mây, tường vôi, đồng cỏ.

Từ khu ổ chuột Majnu Ka Tilla dành cho người tỵ nạn Tây Tạng ở thủ đô Delhi, tôi bắt xe đò đi Dharamsala cũng thuộc bang Himachal Pradesh. Lý thuyết là 12 tiếng, nhưng chạy gần 15 tiếng mới tới vùng Upper Dharamsala, quận lỵ cao gần 2000 mét dành cho đức Dalai Lama và con dân mất nước của ngài. Xe chạy trong đêm không thấy gì ngoài những cú lắc quành trên đèo, và bóng xe in trong ánh trăng trắng nhạt thủi thủi bò trên đường núi ngoằn ngoèo chật hẹp.

Rồi tôi lại được chở ngược xuống những đoạn đèo hun hút. Dưới sâu, dòng suối miên man bẻ lượn vỗ trắng xóa trên những tảng đá trắng. Thêm ba tiếng nữa trong sáng muộn nhưng sương vẫn vu vơ đây trời và giăng ngập thung lũng, đến một nơi tên là Chaungtra.

Anh họa sĩ Tây Tạng Urgyen đứng đón ở phòng triển lãm của anh, lẫn trong những bức thangka và các nghệ nhân Tây Tạng đang cặm cụi thêu các đường nét trên lụa bằng lông ngựa. Urgyen bảo tháng 8 trời mưa ít người đến, chúng ta mặc sức đi khám phá đời sống tỵ nạn, những tu viện bề thế (và nguy nga), và một căn phòng rất đặc biệt dành cho tôi muốn ở bao lâu cũng được.

Urgyen sinh trưởng ở miền đông bắc Tây Tạng. Anh xuất gia được năm năm nhưng rồi phải cởi chiếc áo hoại sắc vì chế độ. Anh tiễn mẹ lên một ngọn núi rất dốc để bà tịnh tu trên đó, người cha đã mất, chẳng còn gì. Rồi anh vượt Hi Mã Lạp Sơn đến Ấn năm 1999. Được định cư ở Dharamlasa, anh học nghệ thuật thangka trong năm năm, mở phòng tranh và dần nổi tiếng. Một số bức tranh của Urgyen được đức Đạt Lai Lạt Ma ký tên ngài. Trong một lần đi Nepal triển lãm, anh gặp Star, cô y tá người Úc qua làm thiện nguyện ở các trại tỵ nạn Tây Tạng. Họ cùng về Chaungtra làm đám cưới trong một ngôi chùa nhỏ.

Bây giờ, Star ở luôn Chuangtra, bỏ nghề y tá, học đan thiêu và mỹ thuật Nepal để làm những món quà lưu niệm kiếm sống.

Không hiểu bằng cách nào Star đã hòa nhập và hạnh phúc trong một ngôi làng hẻo lánh có vài trăm người, ngoài bìa làng là cộng đồng Ấn chẳng mấy thân thiện. Xung quanh là núi, mây, chùa, những con chó chạy rong, những đàn bò đen nghênh ngang, những đàn ngựa thồ ốm o vác nặng run rẩy bước trên những con đường rất dốc.

Và những người Tây Tạng trầm tư buồn bã, trong đó có người chồng nghệ sĩ Urgyen.

Ngôi nhà của Urgyen mới cất, có một căn phòng dành riêng để thờ Phật Di Lặc. Một bàn thờ tinh nghiêm giữa phòng có chân dung của một vị tulku (tái sinh), xung quanh treo nhiều bức thangka. Hai cửa sổ che rèm vàng óng ả. Một cái giường đơn trải thảm xanh thêu nổi, xung quanh giường viền lụa vàng. Mùi nhang trầm thấm thía cả căn phòng. Anh bảo nếu tôi không sợ thì ở trong phòng này buổi tối, ban ngày sẽ dắt lên ở trong một tu viện vắng gần chân núi, Star sẽ bới xách thức ăn vào ban trưa.

Căn phòng thiêng liêng nhất nhà dành cho người lạ vừa gặp mặt. Các ngôi chùa lớn ở Tây Tạng (không biết bây giờ còn không) thường dành một căn phòng riêng để thờ Phật Di Lặc. Có lẽ Urgyen bắt chước lệ này, nhưng lòng hiếu khách khiến anh phá lệ.

Xế chiều, Urgyen dắt tôi đi viếng đại tu viện Dzongsar do đại sư Khenpo Kunga Wangchuk, vị tulku mà anh đang thờ, thành lập. Tu viện đang có 500 tăng sinh Tây Tạng theo học. Ba dãy nhà hai tầng che ba hướng. Chính điện thờ Phật Thích Ca nguy nga, đôi mắt dài xanh thẳm nhũng trầm tư nhưng miệng mỉm cười. Bao quanh là núi mây, không gian trắng đồng cỏ xanh, và tiếng bánh xe cầu nguyện rào rạt kêu trong chiều tà.

Rồi bỗng nhiên, lướt lên tất cả, tràn trên âm vọng thiên nhiên và trong ánh nắng rơi sót giữa những làn sương trắng lưng lửng, giọng ca lanh lảnh của một phụ nữ Tây Tạng lan tỏa trên đồng cỏ núi đồi. Tiếng hát người du mục, thoát lên từ cổ, âm cao và sắc bởi luồng hơi từ lồng ngực bị bóp lại, lan ra như những mảng chất lỏng nối nhau tràn dần trên đầu cỏ lung lay.

Âm thanh lanh lảnh, chảy lan ra, như ảo ảnh loang loáng trên đồng cỏ.

Như chất mật đắng được thắp long lanh bằng ánh sáng hắt lên từ núi tuyết.

Bám vào đồng cỏ nhưng không dừng lại, tiếp nối thành những tròn tỏa rộng, để gió mang đến tận chân núi chân trời.

Không gian rung động tiếng ca, hư không bị xé rách từ âm thanh sắc bén và hùng hậu thoát từ họng người bé nhỏ.

Uygyen bảo đó là tiếng hát của những du mục phải định cư. Ở quê, họ sống trong các túp lều, mùa xuân lên ngựa lùa ngựa và bò yak về hướng núi, mùa đồng rong ngựa về miền thấp. Một cái ấm trà, vài cái bát, tấm bạt cuộn bên hông, đi theo thời tiết sống theo mùa màng. Không đâu là nhà nên đâu cũng là nhà. Chính quyền Trung Quốc xây những cụm ghetto bắt hàng trăm ngàn người du mục định cư. Người du mục có căn nhà họ không bao giờ cần trong kiếp sống này. Họ mất trời, mất đồng cỏ, mất quyền lang thang, lang bạt, giang hồ. Mất tiếng ca, mất lối sống khiêm tốn và hùng tráng, mất lối sống biết hổ thẹn với lương tâm. Người du mục mất tất cả khi mất quyền du mục.


Uygyen bảo anh thích bài hát này. Đó là tiếng kêu ‘du mục, như bóng hình ảo ảnh cỡi trên cát sa mạc, như ánh mắt nổi trôi theo gió ngàn sa mạc, du mục, không ai biết ngươi từ đâu tới, du mục, không ai biết người sẽ về đâu, du mục, chỉ có ngươi ôm kín nỗi lòng.’

Trong mỗi người Tây Tạng như đều có dòng máu lang thang. Urgyen đi liên tục. Đi triển lãm, đi tìm cảm hứng, đi tịnh tu nơi xa vắng. Cô vợ Star xinh đẹp đầy sức sống than phiền trước mặt tôi: ‘Ảnh không bao giờ đi chung với em!’ Urgyen nói có chứ, tại em quên, minh mới đi châu Âu, đi Nepal. Star mỉm cười: ‘Anh lại sắp đi Đài Loan ba tuần.’ Urgyen bảo thì anh đã nhờ chị (dâu) nấu nướng cho em rồi, có sao đâu. Star vừa đan vừa nói chuyện, rồi bỏ que đan, bồng con cho bú, lại đan, móc. Trông cô như một phụ nữ Á đông hiền thục, bỏ nước Úc tiện nghi theo người chồng nghệ sĩ tóc dài chấm vai lúc nào cũng nghĩ chuyện đi. Trong một ngôi làng rất bé nhỏ, giữa một cộng đồng có lối sống khác biệt, trong một đất nước bất an mọi thứ.

Tôi nói riêng với Urgyen mầy đi hoài như thế vợ mầy làm sao. Anh tròn đôi mắt xếch Tây Tạng, nét mặt anh lúc nào cũng thanh thản dù ngạc nhiên: ‘Sao là sao?’ Thì buồn, gia đình không vui chứ sao. Urgyen bảo không có đâu, Star lúc nào cũng vui, cô nói không nhớ gì nước Úc cả, không nhớ cha mẹ anh em, chỉ thỉnh thoảng nói thèm cà phê latte và thèm nói tiếng Anh. Tôi bảo: ‘Đừng bao giờ tin đàn bà.’ Urgyen nói sao được, tao mới về Tây Tạng thăm mẹ, phải leo lên một ngọn núi rất dốc để thăm bà mẹ bảy mươi chín tuổi đang tịnh tu trên đó, bà bảo con đừng về nữa, miễn con yên ổn là được rồi.

Anh nói: ‘Phải tin mẹ chứ.’ Không tin mẹ thì tin ai, nhưng trong đời sống này đừng tin người đàn bà nào cả trừ mẹ mình. Urgyen nhìn tôi đăm đăm. Nét mặt anh trầm lắng một cách lạ thường.

‘Rồi khi mất mẹ?’

‘Làm người du mục.’

Urgyen chạy băng qua đồng cỏ. Mái tóc dài đen mượt của anh tung chấp chới. Tiếng hát vẫn loang loáng vang xa, cao ngất, khóc ngất, mây ngất trời chùng xuống dạt ra cho bàn chân du mục chạy về đâu, tiếng hát quyện về đâu, chân trời chết tận đâu.

Urgyen gửi tôi vào một tu viện nhỏ. Một căn phòng lạnh chỉ có tường trắng. Buổi trưa hai vợ chồng mang thức ăn lên. Buổi tối họ nhờ người anh lái xe lên đón về nhà. Cả nhà đều ăn chay kể cả hai đứa nhỏ. Mỗi người mỗi đĩa, lặng lẽ ăn trong mùi hương trầm quyện đặc. Khuya khoắc, Urgyen ngồi tụng kinh trong phòng khách. Trước khi tụng anh lại cất tiếng hát, hay có thể là một bài kinh gì đó có âm điệu đặc biệt. Giọng anh u ơ tỏa ra trong bầu khí lắng đọng âm u của làng quê vắng vẻ. Rồi anh vào phòng coi tôi ngủ chưa, bảo ‘mai dẫn đi coi bói’.

Hai vợ chồng dắt theo đứa con gái đầu Tergini 7 tuổi cùng đi. Tergini trắng bong như mẹ, chỉ có đôi mắt giống cha. Chúng tôi đến một tu viện Tây Tạng lâu đời nhất ở làng, đi nhiễu xung quanh chính điện theo truyền thống Tây Tạng, rồi vào hậu viện gặp một vị sư đã lớn tuổi. Ông pha trà bơ, lấy một cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay đã rách cũ viết đầy Tạng ngữ, bìa cuốn sổ có treo một chùm giây cũng cũ mèm. Ông hỏi Star muốn hỏi cái gì.

‘Con muốn biết nên cho Tergini học ở nhà hay đến trường?’

Ngôi làng có một trường tiểu học. Star vừa đan móc vừa dạy con, cô muốn cho con học ở nhà hết bậc tiểu học theo chương trình Úc chứ không muốn cho con theo chương trình Tây Tạng. Vị sư lần những sợi giây trên bìa cuốn sổ. Ông trầm ngâm, thỉnh thoảng đưa cuốn sổ lên trán.

‘Học ở nhà tốt hơn.’

Star reo lên. Hai mẹ con ôm nhau mừng rỡ. Vị sư nói thêm:

‘Người du mục đi đâu mang con cái theo, có ở một chỗ đâu, tùy trời.’

Ông mặc nhiên coi Star thuộc cộng đồng Tây Tạng, như đó là cá tính của người du mục, không ước lệ, đón nhận sự xa lạ như lẽ tự nhiên. Tùy trời mà.

Ông dẫn chúng tôi lên tầng trên cùng của điện chính. Đó là khu không dành cho công chúng. Bên trong thờ các vị thành tựu từng tu trong động núi Hi Mã Lạp Sơn. Ông bảo tất cả ngồi xuống, rồi như một cách dạy không lời, ông xếp bành, nhắm mắt, mũi khịt nhiều tiếng mạnh rền cả căn phòng. Cô bé Tergini sợ hãi ngó quanh quất.

Buổi trưa, tôi từ giã để lên khu Upper Dharamsala. Star bảo nếu thích thì cứ ở đây, hằng ngày hai vợ chồng sẽ bới xách vì đó là cách sống của người Tạng, khi nào hết visa thì xin tiếp. Người Tạng rất hạnh phúc khi làm những việc như vậy, cô bảo.

Tôi nói phải đi, ở một chỗ không yên vì đã thành người du mục. Du mục mà không được lang thang thì giết quách họ cho rồi. Urgyen liền bắt lấy câu nói, bảo vợ:

‘Em thấy chưa, bởi anh phải đi hoài là vậy.’

‘Thì em nói gì đâu, chỉ xin anh đi theo thôi mà.’

‘Em mới là bán du mục,’ giọng Urgyen trầm xuống. ‘Đôi khi anh muốn một mình, đôi khi anh muốn đi một mình.’

Tôi vác ba lô ra cửa. Bên ngoài anh của Urgyen đã nổ máy xe chờ sẵn cho một đoạn đèo trắc trở nguy nan trèo lên miền Thượng. Chợt bé Tergini vít tôi ngồi xuống, đưa hai tay xoa má, nước mắt ứa ra lặng lẽ.

Đời du mục, mấy ai đưa, khi đi cũng được những giọt lệ thơ ngây trong trắng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.