Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Bệnh Đau Mắt Đỏ

04/10/201300:00:00(Xem: 8663)
Kính gửi bác sĩ Nguyễn Ý Đức,

Chúng tôi mới ở Việt nam về. Hồi này bên nhà đang có dịch đau mắt đỏ, lan tràn tại nhiều tỉnh. Tôi thấy tội nghiệp cho các cháu bé học sinh, đi học mà mắt cứ đỏ hoe, không được chăm sóc chữa trị. Bác sĩ có thể viết một bài về bệnh này, nhất là về cách phòng ngừa và điều trị để gửi về cho họ hàng bên nhà, giúp họ biết về bệnh để phòng ngừa. Cảm ơn bác sĩ. Phương Minh- San Antonio.

* * *

Chào bà Phương Minh

Thực ra thì báo chí bên nhà cũng nói đến dịch đau mắt đỏ này ở Việt nam khá nhiều rồi. Chúng ta sống ở Hoa Kỳ, bệnh cũng ít khi xảy ra, vì dân chúng biết cách đề phòng cũng như cứ thấy đỏ mắt là đi bác sĩ khám chữa ngay, cho nên bệnh ít thành dịch, như ở bên nhà.

Theo lời yêu cầu, chúng tôi xin nói rõ về bệnh này, để bà tùy nghi phổ biến. Xin nói thêm là bài viết chỉ có mục đích để bà con hiểu thêm về bệnh chứ không có ý chữa bệnh. Nếu nghi bị bệnh thì nên đi bác sĩ để được khám xác định bệnh rồi điều trị.

Đau Mắt Đỏ (Pink Eye) hoặc Viêm Kết Mạc (Conjunctivitis) là một bệnh truyền nhiễm của kết mạc (conjunctiva).

Kết mạc là một lớp tế bào mỏng bao phủ phía trước của nhãn cầu và mặt trong của mi mắt. Kết mạc nằm trong mi mắt có rất nhiều mạch máu, còn kết mạc trên nhãn cầu ít mạch máu cho nên nom trong suốt.

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em.

* * *

Có nhiều nguyên ngân gây ra Đau mắt đỏ.

- Vi khuẩn như Staphylococci hoặc streptococci, thường thấy ở trẻ em, rất lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Dấu hiệu bệnh gồm có mắt đỏ và sưng, nhiều khi đóng ghèn, có mủ nhất là vào buổi sáng khi mới thức dạy.

- Nhiều loại virus như adenovirus, thường kết hợp với các bệnh cảm lạnh, viêm họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên như mũi, khí quản. Đây là trường hợp thường xảy ra ở Việt Nam hiện nay.

Mắt bị đỏ có thể là ở một bên hoặc cả hai mắt với nước mắt chảy ra rất nhiều và rất lỏng.

Đau mắt đỏ do virus lây lan rất mạnh qua tiếp xúc thể chất. Bệnh nhân dụi mắt rồi sờ vào vật dụng nào đó như áo gối, điện thoại. Người khác đụng vào vật đó là nhiễm virus mắt, vì virus còn khả năng gây bệnh ở ngoài không khí trong vài giờ.

Virus cũng có thể làm tổn thương giác mạc cornea, kéo dài cả nhiều tuần lễ, khiến cho thị giác mờ đi.

- Do dị ứng với phấn của cây cỏ, nhất là vào cuối mùa hè, đầu mùa Thu. Mắt bệnh nhân bị sưng đỏ, ngứa, chảy nước mắt, nước mũi.

- Do các chất hóa học, như chlorine trong nước hồ bơi, mỹ phẩm hoặc bị bụi bặm bắn vào mắt.

- Do vi khuẩn Chlamydia trachomatis

Ngoài mắt, vi khuẩn này cũng gây bệnh ở các bộ phận khác của cơ thể và gây bệnh do quan hệ tình dục.

Nói chung, đau mắt đỏ thường không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu. Nếu được điều trị đúng lúc, đúng cách bệnh sẽ khỏi hẳn.

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh có thể bị nhiễm với vi khuẩn trong cơ quan sinh dục người mẹ, như với vi khuẩn bệnh lậu gonococcal hoặc Chlamydia. Do đó ngay sau khi sanh, các cháu được nhỏ thuốc mắt để tránh bị bệnh.

* * *

Điều trị

Điều trị tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh.

1- Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh chloramphenicol dưới dạng thuốc nước nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ thoa lên nhãn cầu.

Mắt cần được lau rửa sạch sẽ với bông gòn thấm nước đun sôi để nguội để lau hết ghèn dỉ dính vào mí mắt.

Bình thường, 64% trường hợp bệnh viêm đỏ mắt do vi khuẩn tự hết trong vòng 5 ngày, nhưng với kháng sinh, bệnh sẽ được trị dứt và sớm lành.

2- Đau mắt do virus

Không có thuốc đặc trị cho bệnh viêm đỏ mắt do virus nhưng thuốc mỡ nhỏ mắt giúp mắt bớt khó chịu hơn.

Ngoài ra nên chườm mắt với khăn mặt thấm nước lạnh và uống thêm thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen.


Trường hợp này rất dễ lây lan, cho nên cần áp dụng kỹ càng phương pháp phòng ngừa lan truyền bệnh như rửa tay, không dùng chung khăn mặt. Trẻ em bị bệnh nên ở nhà trong vài tuần lễ đầu để trành truyền bệnh sang các em khác.

Đôi khi bệnh kéo dài lâu ngày và cần nhỏ mắt với thuốc có chất steroid, nhưng cần phải được bác sĩ chuyên khoa về mắt ophthalmologist chỉ định và theo dõi.

3- Đau mắt đỏ do vi khuẩn chlamydia

Bệnh thường được điều trị với thuốc mỡ chlorotetracycline nhỏ vào cả 2 mắt và thuốc viên uống tetracycline để loại trừ hết vi khuẩn. Với trẻ em, dùng erythromycin thay cho tetracycline, vì thuốc này làm vàng răng.

4- Mắt đỏ do dị ứng

Bệnh có thể điều trị với thuốc nhỏ mắt chống dị ứng như sodium cromoglicate trong vài tuần lễ. Đôi khi bệnh trầm trọng, cần đến thuốc nhỏ có chất corticosteroid, nhưng cần được bác sĩ nhãn khoa chỉ định.

Điều quan trọng là cần phải tìm ra chất gây ra dị ứng để mà tránh xa chúng.

* * *

Khi nào cần đi bác sĩ để khám bệnh

Đi bác sĩ khi:

- Mắt vừa đỏ vừa rất đau.

- Rối loạn thị lực như mắt mờ hoặc chóa mắt với ánh sáng.

- Khi nghi là mắt bị nhiễm với virus các bệnh Herpes simplex hoặc Herpes Zoster.

- Nhiễm với vi khuẩn không chữa khỏi với thuốc kháng sinh.

* * *

Phòng ngừa

Đau mắt đỏ do dị ứng hoặc hóa chất không lây lan nhưng do vi khuẩn hoặc virus đều dễ dàng truyền lan sang người khác và có thể gây ra dịch bệnh. Do đó, người bệnh cần áp dụng một số các phương thức phòng ngừa như sau:

- Rửa tay với nước và xà bông.

- Tránh dụi tay lên mắt.

- Lau rửa nước mắt hoặc ghèn mắt nhiều lần trong ngày với khăn mặt rồi giặt cho sạch hoặc lau bằng giấy lau mềm. Nhớ ném giấy đã dùng vào thùng rác.

- Rửa tay sau khi nhỏ thuốc đau mắt.

- Không được dùng cùng lọ thuốc nhỏ mắt cho mắt bệnh và mắt lành.

- Giặt áo gối khăn trải giường, khăn tắm với nước nóng.

- Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt, chăn gối với người khác.

- Không dùng chung bông phấn, bút kẻ lông mi và mỹ phẩm với người khác.

- Không tắm hồ bơi khi bị đau mắt.

* * *

Ngoài ra khi ở gần người bị đau mắt đỏ cũng cần rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc dụng cụ cá nhân của họ, rửa tay sau khi nhỏ thuốc đau mắt cho người bệnh.

Khi đã khỏi bệnh, nên vứt bỏ các mỹ phẩm, nước rửa kính contact lense đã dùng trong khi bị bệnh.

Hiện nay chưa có vaccine ngừa bệnh Đau Mắt Đỏ.

Ngoài ra, một trường hợp Đau Mắt Đỏ chưa được y giới xác định nhưng truyền thông đã nêu ra là Đau mắt đỏ do hôn lưỡi vào nhãn cầu.

Trên tạp chí Las Vegas Guardian Express ngày 15 tháng 6, 2013, tác giả Jayeeta Shamsul có bài viết tựa đề Eye-kissing Endangers Eyes Resulting in Oculolinctus and Conjunctivitis. Tác giả cho hay bệnh khám phá ra ở nhiều học sinh trung học bên Nhật, khi thay vì hôn nhau ở miệng thì họ đưa lưỡi hôn liếm nhãn cầu, và cảm thấy nhiều gợi cảm dục tình hơn.

Bác sĩ nhãn khoa Robert Noecker ở Connecticut có nhận xét rằng, “Mắt là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể và nhãn cầu tạo ra cảm giác rất dễ chịu chẳng khác chi khi nhâm nhi “mút” đầu ngón chân”. Do đó, lớp tuổi teen thích cảm giác đó”.

Hy vọng rằng hành động “eye-ball kissing” này chỉ là do bồng bột của tuổi trẻ, không trở thành một thói quen tỏ tình lan rộng.

Để “hai mắt là ngọc” không bị thêm một rủi ro bị bệnh.

Vì như bác sĩ Robert Glatter, bệnh Viện Lenox- New York,có ý kiến rằng đây là một hành động nguy hiểm vì trong miệng có nhiều virus, vi khuẩn. Nếu truyền sang mắt, chúng có thể gây ra nhiễm trùng làm mủ nhãn cầu và mí mắt.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com
http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng những ly rượu, ly bia mà họ thường uống cùng bạn bè, hoặc để thư giãn trong “giờ nhậu của mẹ” (wine mom moment, một số bà mẹ thích nhâm nhi vài ly rượu hoặc lon bia để thư giãn sau khi bận rộn chăm sóc con cái và gia đình) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy điều này có vẻ không vui, nhưng lại là sự thật: Rượu, bia thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Cảm giác từ việc bẻ các khớp ngón tay cho kêu rôm rốp có thể rất khác nhau tùy theo từng người. Có người thấy rất ‘đã,’ thậm chí là bị ghiền, cũng có người thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Dù việc bẻ khớp thường được nhiều người coi là một thói quen không tốt, nhưng nếu có thể hiểu được cơ chế hoạt động đằng sau việc bẻ khớp, ta sẽ hiểu tại sao lại có nhiều người ‘ghiền’ đến vậy.
Cael là một thiếu niên 15 tuổi bình thường – cho đến khi cậu được phát hiện có cột sống bị cong vẹo bất thường. “Em cảm thấy mình giống như Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà vậy đó,” Cael nói với CBC News, nhớ lại quãng thời gian hai năm chờ đợi để được phẫu thuật cột sống, đầy cảm xúc và khốc liệt, và trong thời gian đó, đường cong cột sống của cậu đã phát triển lên tới 108 độ.
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.