Bùi Đạt Trâm, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy lợi tại An Giang nói nguyên nhân chính là mực nước cao sông Mekong tại Cam Bốt và nước triều cao tại Nam Hải. Ông ta nói: "Nước lụt dự liệu rút rất chậm và chỉ thoát ra hết mọi ruộng lúa vào cuối tháng 1 sang năm".
Trâm nói nước lụt làm trì trệ vụ reo trồng mùa lúa Đông-Xuân, nếu nông dân không thể bơm nước hết khỏi ruộng.
Bình thường nước rút ra khỏi 12 tỉnh đồng bằng vào cuối tháng 11 để nông dân có thể bắt đầu reo trồng vụ lúa chính, nguồn gạo xuất cảng nhiều nhất của Việt Nam, được coi như đứng hàng thứ hai về xuất cảng gạo trên thế giới.
Nạn lụt năm nay là tệ hại nhất trong 40 năm nay, hiện đã làm nhiều nơi trong 8 tỉnh miền Tây bỏ vụ gieo trồng lúa ngắn hạn. Hiện chưa có dự phóng về sản xuất lúa trong năm 2001, nhưng theo các dữ kịên chính thức của nhà nước, mặc dù bị lũ lụt, Việt Nam sẽ sản xuất 32.7 triệu tấn lúa năm nay, tăng 4.2% so với năm 1999. Bình thường Việt Nam xuất cảng 20% số lúa thu được.
Trâm nói nông dân các tỉnh lâm nạn phải tăng cường đê điều xung quanh ruộng của họ và bơm nước ra khỏi ruộng để trồng vụ đông-xuân. Các quan chức nói vụ trồng lúa phải bắt đầu từ cuối tháng 11 hay đầu tháng 12 để tránh việc trì trệ vụ lúa chính và cũng để phòng ngừa hiểm họa lụt lội sang năm.
Các dữ kiện khí tượng thâu thập được ở An Giang, sát biên giới Cam Bốt, được dùng như dự phóng khí tượng cho toàn bộ miền Tây Nam phần. Mực nước được đo ở sông Cửu Long ở các huyện Tân Châu và Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang.
Trâm nói dự phóng mực nước ở Tân Châu sẽ xuống còn 4.2 mét vào cuối tháng 10 và còn từ 3.2 đến 3.3 mét vào cuối tháng 11. Mực nước hiện nay là 4.45 mét. Một tháng trước đây, mực nước này là 5.02 mét. Ông ta nói mực nước ở các ruộng lúa miền Tây sẽ thấp hơn 1.0-1.5 mét so với mực nước sông.
Vào cuối tháng 10, mực nước vẫn còn ở trên mức báo động số 3, theo đó tất cả vùng thấp còn bị ngập, đê điều bị lâm nguy và hạ tầng cơ sở bị phá hoại.