Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Khi Đồng Chí X Gởi Gấm Lòng Tin Vào Kẻ Lạ Ở Đâu Đó!

08/06/201300:00:00(Xem: 7694)
Khi được hỏi “Tại sao các chiến hạm Trung Quốc lại tuần tra ở biển Đông Trung Hoa và Nam Trung Hoa [tức biển Đông]?”, người cầm đầu phái đoàn Trung quốc, Phó Tổng tham mưu Quân đội Trung quốc, Trung tướng Thích Kiến Quốc –từng tham chiến trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 - đã trả lời rõ ràng trước khoảng 400 chính khách, nhiều bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, sĩ quan cao cấp và chuyên viên chiến lược hàng đầu của nhiều nước và nhiều kí giả của các hãng thông tấn quốc tế có mặt trong “Đối thoại Shangri-La 2013” (từ 31.5 tới 2.6 ở Singapore):

"Lập trường của chúng tôi đối với các biển Đông Trung Hoa và Nam Trung Hoa là chúng thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đó là lập trường rất rõ ràng."

“Do đó các tàu chiến Trung Quốc và các hoạt động tuần tra của chúng tôi là hoàn toàn hợp pháp và không có gì phải tranh cãi.” (1)

Đây chính là ngôn ngữ ngoại giao, nhưng là ngôn ngữ ngoại giao của kẻ mạnh bất chấp dư luận thế giới và công pháp quốc tế về biển. Trước diễn đàn quốc tế quan trọng này đại diện của Bắc kinh đã tận dụng khai thác dư luận thế giới, ngang ngược coi biển Đông như cái ao của Trung quốc và coi việc chiếm đóng quần đảo Hoàng sa của VN bằng võ lực là chuyện đã xong.

Trong khi đó Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng của chế độ độc tài toàn trị ở VN đã nói gì và trong phần giải đáp các câu hỏi đã trả lời như thế nào?

Nhiều tuần trước ông Dũng đã thông báo rất trịnh trọng cho dư luận VN và quốc tế biết, tại “Đối thoại Shangri-La 2013” ở Singapore vào 31.5 ông sẽ có bài phát biểu quan trọng về vấn đề tranh chấp biển Đông. Ông hi vọng qua đó sẽ đánh bóng được bộ mặt và vị thế của mình không được tốt trong cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” tại kì họp hiện nay của Quốc hội. Vì thời gian qua ông đã bị chính các đồng liêu trong Bộ chính trị chế diễu đặt tên là “Đồng chí X”!

Trong diễn văn mở đầu cuộc Đối thoại này ông Dũng đã nêu tiền đề chính là phải giữ “lòng tin cậy lẫn nhau” giữa các nước trong khu vực với Trung quốc. Nhưng chính ông cũng nhìn nhận rằng: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” (2) Rõ ràng ở đây ông đã ám chỉ tới nhà cầm quyền Bắc kinh đã có những hoạt động quân sự trong thời gian qua để nhằm thực hiện sách lược xâm lấn các hải đảo của VN và một số nước Đông Á và Đông nam Á, nhưng ông đã không dám nêu đích danh và để hiểu như là “kẻ lạ”! (3)

Nhưng tại sao trước một cử tọa đông, kiến thức cao đại diện của nhiều nước và tổ chức quốc tế Nguyễn Tấn Dũng đã không dùng ngôn ngữ ngoại giao bình thường nhưng rõ ràng để chỉ đúng người đúng việc, mà lại chỉ nói là “đâu đó” chứ không dám nói thẳng đó nhà cầm quyền Bắc kinh? Ông cũng không dám dẫn chứng cụ thể một số đòi hỏi phi lí và hành động trái với luật pháp quốc tế của Bắc kinh đối với VN trên biển Đông? Điều này hoàn toàn trái ngược với thái độ xác nhận công khai trắng trợn của Trưởng phái đoàn Trung quốc, tướng Thích Kiến Quốc, như trình bầy ở trên cũng trong cuộc Hội thảo này. Thái độ tránh né trong diễn văn của Nguyễn Tấn Dũng không dám nói thẳng những hành động của Bắc kinh là vi phạm chủ quyền của VN và vi phạm luật biển quốc tế đã làm cho nhiều giới quan sát phải ngạc nhiên.

Câu hỏi trọng tâm khác liên quan tới mục tiêu chiến lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên và sinh mệnh của hàng ngàn ngư dân VN trong diễn văn ngày 31.5 của Nguyễn Tấn Dũng. Trong diễn văn trên 3700 chữ ông Dũng đã lập đi lập lại tất cả 17 lần cụm từ “chiến lược xây dựng niềm tin” để kêu gọi Trung quốc và Hoa kì trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông. Ở đây người ta thừa hiểu Washington không phải là đối thủ mà có thể trở thành đồng minh. Nhưng có thể “xây dựng niềm tin”, chờ đợi lòng tốt của Bắc kinh được không? Nếu có tầm nhìn và ý thức trách nhiệm thực sự thì với tư cách Thủ tướng, tại sao Nguyễn Tấn Dũng lại có thể đặt niềm tin với phía đang ngang ngược từng bước thôn tính hải đảo, xâm phạm tài nguyên và thậm chí thường xuyên xua đuổi và bắn giết ngư dân của mình? Một sách lược đối ngoại xây dựng trên cơ sở như vậy có phải là hão huyền không tưởng hay không?

Chỉ một ngày sau diễn văn “chiến lược xây dựng niềm tin” của Nguyễn Tấn Dũng, chính Trưởng phái đoàn Trung quốc, tướng Thích Kiến Quốc đã trả lời rất rõ ràng trước cuộc Hội thảo Quốc tế này là, như đã trình bày ở trên, những điều ông Dũng nói ra chỉ là mơ tưởng:

"Lập trường của chúng tôi đối với các biển Đông Trung Hoa và Nam Trung Hoa là chúng thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đó là lập trường rất rõ ràng."

“Do đó các tàu chiến Trung Quốc và các hoạt động tuần tra của chúng tôi là hoàn toàn hợp pháp và không có gì phải tranh cãi.” (4)

Điều đáng lưu ý là chính tướng Thích Kiến Quốc đã vừa hội đàm với tướng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc “Đối thoại an ninh-quốc phòng Trung-Việt” vừa tổ chức ở Bắc kinh ngày 5.6. Trong đó ông Vịnh đã lập lại chủ trương xây dựng “lòng tin chiến lược” trong quân đội giữa hai nước, điều mà tướng Quốc đã bỏ ngoài tai!(5)

Sau phần thuyết trình một số chuyên viên đã đặt câu hỏi với Nguyễn Tấn Dũng. Ông Christian Le Miere, học giả cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) của Anh đã hỏi, trong diễn văn ông Dũng đã nói tới tình hình căng thẳng ở biển Đông, vậy Việt Nam có “đồng ý với việc Philippines kiện Trung quốc ra Tòa án quốc tế về Luật biển?” Nguyễn Tấn Dũng viện cớ “để tiết kiệm thời gian của quý vị và các bạn, tôi xin không nhắc lại.” (6) và yêu cầu đọc lại Tuyên bố của bộ Ngoại giao VN ngày 26.4.13 về việc này. Mặc dù mọi người biết Tuyên bố này tránh né việc trả lời có đồng ý với việc làm của Phi luật tân hay không.

Khi nữ Thiếu tướng Yao Yun Zhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung-Mỹ, Học viện Kỹ thuật Quân sự Trung quốc hỏi: “Trong bài phát biểu, Thủ tướng đã đề cập đến các thách thức an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có thách thức có thể làm gián đoạn tự do hàng hải, hoạt động thương mại quốc tế. Ngài cũng đề cập một vài cường quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xin Ngài đưa ra các ví dụ về cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào, qua đó làm gián đoạn tự do hàng hải?” Nhưng ông Dũng trong tư cách là Thủ tướng VN, cũng đã ấp úng không dám trả lời trực tiếp, nhưng đã nói vòng vo:

"Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải là lợi ích, là mong muốn, là mục tiêu chung của khu vực và thế giới. Những nhân tố đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn, tự do hàng hải tôi đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Và những diễn biến gần đây trên thực tế, thì mọi người chúng ta có mặt tại đây đều đã biết.”

Rồi ông kết luận với câu “Tôi xin không nhắc lại!” (7)

Tiếp đó khi ông Lee Chung Min- Đại học Yonsei - Hàn Quốc hỏi: "Trong bài phát biểu, Thủ tướng đã nhiều lần đề cập vấn đề xây dựng lòng tin chiến lược. Vậy Ngài có thể cho biết đánh giá của Việt Nam về lòng tin đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay?" Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc lại câu “Tôi không nhắc lại” và nói:

"Về vấn đề lòng tin đối với Hoa kỳ và Trung quốc, tôi đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Tôi không nhắc lại, chỉ xin nhấn mạnh là: Hoa kỳ và Trung quốc là hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như đối với hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.“ (8)

Đúng ra trong tư cách là Thủ tướng thì ông Dũng phải thấy, đây là dịp thuận lợi để dư luận thế giới hiểu rõ lập trường của VN đối với tranh chấp ở biển Đông đang rất gay gắt. Ông Dũng vẫn có thể dùng ngôn ngữ ngoại giao để nói cho thế giới biết rõ, nhà cầm quyền Bắc kinh đã vi phạm như thế nào tới chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên của VN và sinh mạng của ngư dân VN trong các năm gần đây. Thái độ như thế vẫn diễn ra công khai giữa các nước độc lập và có chủ quyền trong các vấn đề tranh cãi giữa hai bên. Trái lại ông Dũng đã tìm cách tránh né đến ba lần không dám nêu đích danh nhà cầm quyền Bắc kinh, mà lại rất ấp úng ngại ngùng chỉ nói “Tôi xin không nhắc lại.” để không dám nêu đích danh “kẻ lạ”, một ngôn ngữ trở thành rất thông dụng trong báo chí “lề Đảng” hiện nay khi nói tới những hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh trên biển Đông.

Khi ngồi đối diện với những người cầm đầu Bắc kinh thì ông Dũng vẫn hết lời ca tụng người bạn láng giềng “bốn tốt” và “16 chữ vàng”. Tại cuộc Đối thoại quốc tế ông Dũng lại gọi họ là “Đâu đó” và khi người ta chất vấn “Đâu đó” là ai và đang làm gì nguy hiểm cho VN, ông Dũng lại rất lúng túng chỉ nhắc lại tới ba lần “Tôi xin không nhắc lại”! Thực ra thái độ và cách nói thay đổi của Nguyễn Tấn Dũng cũng là một cử chỉ và một loại ngôn ngữ ngoại giao. Nhưng không phải là thái độ và ngôn ngữ ngoại giao của một nước có chủ quyền và của một chính khách đảm lược, mà đúng là thái độ và ngôn ngữ ngoại giao quỵ lụy của một người chỉ biết cúi đầu tùng phục, sợ hãi là ông chủ có thể đuổi đi bất kì lúc nào!

Chính sách đối ngoại của một chế độ chỉ là sự kéo dài của chính sách đối nội của chế độ đó, trong đó khả năng kinh tế và sự hậu thuẫn của nhân dân là căn bản. Nếu kinh tế phát triển mạnh và được sự ủng hộ của gần 90 triệu nhân dân, đi đầu là các giới trí thức, chuyên viên và thanh niên thì đây chính là nền tảng cho một chính sách đối ngoại công khai rõ ràng làm cho bạn bè quốc tế kính nể và đối thủ phải thận trọng. Đây mới chính là “lòng tin chiến lược” dựa trên các thực lực. Nhưng nếu đàn áp trí thức, chuyên viên, thanh niên và coi thường các nguyện vọng chính đáng của nhân dân thì chính quyền bị cô lập ở trong nước, không được nhân dân ủng hộ, khi đó phải đi nhờ vả bên ngoài và bị khinh thường!

Đây là trường hợp của chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở VN. Trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vênh váo cao ngạo kết án các góp ý chân thành của nhiều giới về Dự thảo Hiến pháp 1992 là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và ra lệnh cho cấp dưới phải ra tay “xử lí” (9) bằng cách cho báo đài xuyên tạc và chụp mũ, biến Quốc hội tiếp tục đóng trò gật. Trong khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại phóng tay để bộ máy công an mật vụ cấm thanh niên biểu tình chống Trung quốc xâm lấn, bỏ tù nhiều nhà báo tên tuổi và để tòa án kết án nặng nề các thanh niên can đảm yêu nước. Không những thế, vì lợi ích nhóm dựa trên quyền-tiền cho nên họ còn đang chống phá lẫn nhau rất tàn bạo và ti tiện suốt mấy năm qua, tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong giới cầm đầu chế độ toàn trị.

Trong khi ấy các sinh hoạt kinh tế đang bị tê liệt, các tập đoàn và tổng công ti Nhà nước đang bị phá sản, hàng trăm ngàn xí nghiệp tư nhân phải đóng cửa, nợ công ngày càng cao…Hiện nay nhập siêu từ Trung quốc đã lên tới khoảng 16 tỉ USD/năm. Trung quốc không chỉ đứng đầu trong giao thương với VN mà còn nắm nhiều công trình kinh tế quan trọng ngay tại VN. Vì thế sự lệ thuộc kinh tế và chính trị vào Bắc kinh của chế độ toàn trị đã tới mức cực kì nguy hiểm, khiến nhiều chuyên viên và cán bộ cao cấp cũng phải báo động. Cho nên thái độ cúi đầu trước Bắc kinh từ Nguyễn Phú Trọng tới Nguyễn Tấn Dũng trong nhiều dịp là một điều tất yếu.

Tóm lại, dùng “Chiến lược xây dựng niềm tin” bằng cách gởi trọn niềm tin vào đế quốc Bắc kinh của Nguyễn Tấn Dũng trong vấn đề tranh chấp biển Đông rõ ràng là cách “trao trứng cho ác”. Một chế độ mà những người cầm đầu chỉ biết thờ quyền-tiền, đàn áp dân, khinh rẻ trí thức thì tất yếu phải cầu mong sự che chở của bên ngoài, đứng đầu là tân đế quốc phương Bắc cực kì nguy hiểm đang âm mưu thực hiện “Giấc mơ Trung quốc” (10) là mục tiêu chiến lược hàng đầu của tân Tổng bí thư Tập Cận Bình, tức là tìm cách phục dậy thời kì Trung quốc coi các nước chung quanh chỉ là chư hầu. Tinh thần và thái độ quỵ lụy này đã toát ra cả trong diễn văn và cả trong cách trả lời của Nguyễn Tấn Dũng tại “Đối thoại Shangri-La 2013”! Nhưng “Giấc mơ Trung quốc” của Tập Cận Bình và “Chiến lược xây dựng niềm tin” của Nguyễn Tấn Dũng khác nhau như mặt trăng với mặt trời, tuy biết vậy nhưng ông Dũng vẫn gởi trọn niềm tin vào “kẻ lạ” ở “đâu đó” !
7.6.13

Ghi chú:

1.BBC 2.6

2.Nguyên văn diễn văn của Nguyễn Tấn Dũng xem
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-phat-bieu-khai-mac-Doi-thoai-ShangriLa-2013/20135/169968.vgp

3.Xem: Khi “Đồng chí X chỉ trích “kẻ lạ” trước diễn đàn quốc tế, DC&PT,
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2013/dcpt16.htm

4.Như (1)

5.Có lẽ Tướng Nguyễn Chí Vịnh là một trong những tác giả chính của bài diễn văn cho Nguyễn Tấn Dũng tại “Đối thoại Shangri-La 2013”. Chính tướng Vịnh có trong phái đoàn của ông Dũng và tại đây đã có cuộc hội đàm với tướng Quốc.

Xem đài Bắc kinh 6.6 và TTXVN “Đối thoại Chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần thứ 4 ở Bắc kinh 5.6 “Việt-Trung xây dựng lòng tin chiến lược quốc phòng”
http://www.vietnamplus.vn/Home/VietTrung-xay-dung-long-tin-chien-luoc-quoc-phong/20136/200868.vnplus

Họp báo của Tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc kinh ngày 5.6, đài Bắc kinh
http://vietnamese.cri.cn/481/2013/06/06/1s187186.htm

6,7,8. "An ninh Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia”, TTXVN 1.6,
http://www.vietnamplus.vn/Home/An-ninh-Bien-Dong-la-loi-ich-chung-cua-cac-quoc-gia/20136/200167.vnplus

9.Nguyễn Đắc Kiên, “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”,
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2013/basam33.htm

10. Âu Dương Thệ, “Bắc kinh: Được đằng chân lân đằng đầu !”
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/adt712.htm

Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.