Hôm nay,  

Những Vấn Đề Của Chúng Ta

06/06/201300:00:00(Xem: 10946)
Gửi quý bằng hữu

Bà Lofgren dân biểu liên bang tại San Jose có thông báo cho chúng tôi biết sẽ tổ chức buổi gặp gỡ với ông Shear, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vào lúc 4 giờ chiều thứ Sáu ngày 7 tháng Sáu 2013 tại cao ốc quận Santa Clara thành phố San Jose. Bà muốn nhận được các câu hỏi và các vấn đề quan tâm cần nêu lên với ông đại sứ trong chuyến thăm dân cho biết sự tình. Ông đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nguyên là phụ tá thứ trưởng ngoại giao tại DC đã nhậm chúc tại Hà Nội từ năm 2011. Ông có vợ là người Nhật và luôn luôn cố gắng học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Việt. Trước khi ra mắt cộng đồng Việt Nam, ông Davis Shear đã gặp người Việt tháng 3-2013 tại thủ đô Hoa Thinh Đốn. Mới đây ông họp tại Nam California 3 lần. Gần như không có vấn đề gì đặc biệt được nêu ra. Trong phần trinh bầy ông đưa ra hai đề tài quan trọng là vấn đề yểm trợ giáo dục qua các chương trình sinh viên du học mà thành quả sẽ còn phải chợ đợi nhiều năm về sau. Vấn đề tranh đấu nhân quyên ông thú nhận là chỉ thu nhận được kết quả khiêm tốn. Không có đề tài nào rõ ràng cụ thể nào khác nêu ra trong buổi trao đổi. Vì lý do kể trên tôi xin phép gửi đến bà dân biểu các câu hỏi và đề nghị như sau. Các câu hỏi này không tế nhị theo cung cách ngoại giao. Tuy nhiên văn phòng bà dân biểu cho biết, dù có thể không đưa tất cả câu hỏi ra nghị trường nhưng chắc chắn sẽ nằm trong hồ sơ tài liệu mà ông đại sứ phải đọc và phúc đáp riêng về sau. Chúng tôi xin gửi đến quý vị bản dịch Việt Ngữ các câu hỏi và đề nghị. Thiển nghĩ rằng đây chính là cơ hội để đưa vấn đề của chúng ta lên giới lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ với tư cách người Mỹ gốc Việt. Nhân danh người công dân Mỹ chúng ta sẽ đấu tranh hữu hiệu hơn cho Dân Sinh tại Hoa Kỳ và cho Nhân Quyền tại Việt Nam. Thư của chúng tôi như sau:

Vũ văn Lộc. giám đốc IRCC, Inc.
Chủ tịch sáng lập Việt Museum tại San Jose
Kính gửi bà dân biểu liên bang Joe Lofgren

Xin bà vui lòng gửi các câu hỏi của chúng tôi đến ông David Shear, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhân dịp ông gặp cộng đồng và báo chí vào ngày thứ sáu June 7-2013 tai Santa Clara County.

Những câu hỏi này đã được chọn lựa trong số rất nhiều câu hỏi của hội đồng quản trị và ban cố vấn cùng thân hữu của chúng tôi tại miền Bắc California.

Câu hỏi số một:

Nếu ngày mai, bất ngờ xãy ra chiến tranh trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung quốc, Hoa kỳ sẽ có thái độ ra sao. Phải chăng sẽ hoàn toàn đứng ngoài, không bày tỏ thái độ gì như cuộc chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Cộng 1974. Hoặc cũng không có thái độ như trong cuộc chiến biên giới giữa Cộng sản VN và Trung cộng vào năm 1978

Câu hỏi số hai:

Ông đại sứ đã cho biết Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Xin cho biết thái độ tức thời của bộ ngoại giao và tòa đại sứ đối với vụ án 2 em nhỏ sinh viên tại Long An vừa bị kết án hết sức nặng nề vì bày tỏ lòng yêu nước. Bản án không do các viên chức tư pháp quyết định mà đã được ấn định bởi đảng cộng sản và chính quyền cộng sản bằng một thái độ chính trị công khai thách thức công luận trong nước và thế giới.

Với tư cách là công dân Hoa Kỳ xin bà dân biểu và ông đại sứ trong phạm vi thẩm quyền lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ can thiệp mạnh mẽ để các em được trả tự do. Phiên tòa xữ các em công khai hoàn toàn vi hiến và thách đố toàn thể công luận toàn thế giới

Câu hỏi thứ ba:

Quan niệm của bộ ngoại giao Hoa Kỳ và tòa đại sứ ra sao đối với Nghĩa trang quân đội VNCH tại Biên Hòa. Nghĩa trang này đã chôn cất 16 ngàn tử sĩ năm 1975. Đã được thân nhân di chuyển hài cốt 4000 ngôi mộ và hiện còn lại 12 ngàn tại chỗ. Chính quyền Việt Nam hiện nay cho tư nhân, quân đội và các xí nghiệp công sở chiếm dụng chung quanh. Một số cơ sở đã làm nhà trên cả phần đất có di hài chiến binh bên dưới. Đây là nơi yên nghỉ của các thân nhân chúng tôi người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.

Chúng tôi xin ông đại sứ và bà dân biểu xử dụng quyền hành pháp và lập pháp bảo vệ cho sự tồn tại của Nghĩa Trang quân đội Biên Hòa. Chính quyền Việt Nam cần phải chính thức công nhận phần đất này là di sản lịch sử của quốc gia. Điều khoản quốc tế về việc bảo vệ mồ mả của tử sĩ phe đối nghịch có ghi trong hiệp định Geneve 1954, Paris 1973 và trong bản tuyên ngôn về chiến tranh giữa các thành viên trong Liên Hiệp quốc. Những văn bản mà chính phủ cộng hòa xã hội Việt Nam đã từng long trọng ký kết. Việt Nam phải giải tỏa nhà máy nước nằm giữa nghĩa trang ra ngoài. Phải bốc mộ các di hài phía ngoài vào trong nghĩa trang. Cho phép gia đình các tử sĩ VNCH tìm di hài thân nhân và chôn trong phần đất còn lại trong nghĩa trang. Bảo vệ và gìn giữ hiện trạng của nghĩa trang Biên Hòa cho đúng ý nghĩa thiêng liêng của truyền thống dân tộc và luật lệ quốc tế đã ký kết giữa các chính phủ tôn trọng văn minh và nhân phẩm. Đây không phải là nghĩa trang nhân dân như hiện nay thủ tướng VN ấn định. Nghĩa trang quân đội Biên Hòa phải là một di sản lịch sử của quốc gia. Hãy theo gương các quốc gia Âu Châu tôn trọng nghĩa trang của phe thù nghịch sau đệ nhất và đệ nhị thế chiến. Hãy theo gương Hoa Kỳ bảo vệ di hài và nghĩa trang của miền Nam sau cuộc nội chiến.

Câu hỏi thứ tư:

Người Việt Nam, dù ở trong nước hay hải ngoại đều có niềm tự hào khi chính phủ Hoa Kỳ, tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã bổ nhiệm vị tổng lãnh sự tại Sài Gòn là một người Mỹ gốc Việt, sinh quán tại miền Nam, một người trẻ tuổi gốc di dân tỵ nạn hiện làm việc dưới quyền ông đại sứ. Vị đại sứ Hoa Kỳ tại Trung quốc hiện nay là người Mỹ gốc Hoa. Khi ông đại sứ mãn nhiệm kỳ, ông có nghĩ rằng sẽ đề nghị ông tổng lãnh sự Lê thành An thay thế hay không?


Xin chân thành cảm tạ bà dân biểu và ông đại sứ.
Kính Chào
Vũ văn Lộc
Nguyên đại tá, QLVNCH
80 tuổi, công dân Hoa kỳ từ 1980.

From: Vu, Van Loc Director of IRCC, Inc Founding Chairman of Viet Museum at San Jose To:Congresswoman Zoe Lofgren, 19th District, San Jose, Santa Clara.

Please do me a favor of passing the following questions to Mr. David Shear, the U.S. Ambassador to Vietnam, who will meet the Vietnamese American community and media on Friday, June 7 at Santa Clara County.

These questions were selected among many others from our Board of Trustees, Board of Advisers and close friends in Northern California.

The first question: If we supposed that tomorrow a war would break out between Vietnam and China, what stance would the United States take? Could it true that the US would stand aside and do nothing, just as happened at the Hoang Sa battle between the Republic of Vietnam and the Red China in 1974 and the border war between communist Vietnam and communist China in 1979?

The second question: Mr. Ambassador, you have shown concern for human rights in Vietnam. Please tell us the immediate position of the United States Embassy and the United States Department of State regarding the verdict and proposed punishment for the two young students in Long An province because they expressed their true love for their country. Judgment was not given by a jury or a judge, but by the Communist party and government with a defiant attitude that challenges both the public opinion of the nation and the world.

As citizens of the United States of America we request that you, Representative Lofgren, and the Ambassador as allowed within your United States Executive and Legislative jurisdictions, please strongly and in a timely manner, intervene to reverse the verdict. The trial has seriously violated the Vietnam government's own constitution and shows disdain for public opinion in both the nation and the world.

The third question: What is the view of United States Department of State and the Embassy of the situation of the Bien Hoa Military Cemetery of the Army of the Republic of Viet Nam? This is the final home and resting place of 16 thousand fallen service men and women. Among these, 4000 graves have been moved already by their families, but the remaining 12 thousand men and women remain in their tombs. Now, the Vietnamese authorities are allowing civilian, military and private organizations to occupy and use the surface land around these tombs. Some buildings have been constructed right on top of the graves without removing the remains of our fallen soldiers, family members of Vietnamese Americans in the USA.

Representative Lofgren, we urge you and the Ambassador, within your Executive and Legislative jurisdictions, please do something to preserve the existence of this cemetery. The Vietnamese authorities should have officially recognized this cemetery as a national historical location. An international act listed in the 1954 Geneva Accord referred to the preservation of the graves of the enemies as well as this being mentioned in the Paris Peace Agreement in 1973. There is also a Manifesto regarding wars that was agreed to among members of the United Nations. These are written agreements that were solemnly signed by the Socialist Republic of Vietnam. We ask that the Vietnamese authority:

??????Remove their water reclamation plant from the center of the Bien Hoa Military Cemetery for the dead of the Army of the Republic of Vietnam,

??????Move the graves that fall outside of it to inside the new perimeter of the cemetery,

??????Allow families of the fallen soldiers to seek the remains of their dead and allow them to be buried in available sites within the Bien Hoa Cemetery.

??????Protect and preserve the status quo of the cemetery in accordance with the sacred rites of Vietnamese tradition and international statutes that were signed among governments to aim at highlighting human civilization and human dignity. This is not a "peoples cemetery" as the Communist Prime Minister stipulated.

The Bien Hoa Military Cemetery should be a national historical site. The government need only to follow the example set by the European nations who respect the cemeteries of hostile forces after World War I and World War II and the United States of America's example as they protected and preserved cemeteries of the Confederate States of America when the North victoriously won the war that preserved the Union.

The fourth question: Vietnamese people living inside or outside of the country are proud of a Vietnamese American who was assigned to the post of Consul General in Saigon, Vietnam by the President. The Consul General, born in South Vietnam and a young refugee to the United States is now under jurisdiction of the Ambassador to Vietnam. The present Ambassador to China is a Chinese American. Mr. Ambassador, when your term of office ends, will you propose as your replacement to your post your Consul General, Le Thanh An?

Finally, we would like to take this opportunity of the Ambassador visiting the City of San Jose, to have a representative of the IRCC Inc. Board of Trustees and the Viet Museum make a gift of a desk flag set of the Star Spangled Banner and the flag of the Republic of Vietnam.

We also hope that the Representative's office can arrange for the Viet Museum to receive the Ambassador while he is here.

We sincerely thank you and the Ambassador
Respectfully Vu, Van LocFormer ARVN Colonel, 80 years of age,
US citizen since 1980

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.