Người viết blog Trương Duy Nhất vừa bị bắt.
Nói theo kiểu nhà văn Tưởng Năng Tiến, là anh Trương Duy Nhất mới đi “Tưởng là đi đâu, ai dè ổng đi ... vô hộp.”
Qua Sổ Tay Thường Dân tựa đề “Chỉ Một Góc Nhìn Duy Nhất,” nhà văn Tưởng Năng Tiến kể rằng:
“Cái ghetto chữ nghĩa Việt Nam bây giờ, ví von mà nói, là một con thuyền lủng. Nó sắp đắm đến nơi. Bởi thế, khi Trương Duy Nhất tuyên bố “bỏ thuyền” thì ai cũng lấy làm mừng. Đây là một tin vui. Một người ngay thoát nạn!
Nhất đã đi rồi!
Tưởng là đi đâu, ai dè ổng đi... vô hộp, theo như tin loan của Thanh Niên On Line, đọc được vào hôm 26 tháng 5 năm 2013:
“Bộ Công an vừa tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.”...” (hết trích)
Nhưng điều 258 là gì?
Báo Thanh Niên có ghi về điều này như sau:
“Điều 258, Bộ luật Hình sự: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.” (hết trích)
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ? Thực tế ai cũng biết, tại VN làm gì có các quyền này mà lợi dụng.
Bản tin VOA hôm Thứ Hai 27/5/2013 ghi nhận, và rồi phỏng vấn blogger Người Buôn Gió:
“Hãng tin AP hôm nay trích báo Tuổi Trẻ, xác nhận tin ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp hôm qua tại Đà Nẵng, ông bị tố cáo là “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều luật 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam”, một tội danh có thể bị phạt tới 7 năm tù.
Nói chuyện với ban Việt ngữ - VOA từ nước Đức, blogger Người Buôn Gió, tức ông Bùi Thanh Hiếu, bình luận:
“Anh Nhất thì anh ấy không hề đòi hỏi dân chủ, chống phá gì Đảng. Những bài viết của anh ấy xoay quanh những cái sự thật thật sự diễn ra, và cái cách làm việc, cách phát ngôn, những lời phát ngôn thì anh có bình luận. Tôi nghĩ rằng đấy là một cái quyền tự do ngôn luận tối thiểu của một công dân, bởi vì bình luận của anh ấy không mang tính chất phỉ báng hoặc xuyên tạc như mới đây ông Nguyễn Phú Trọng ông ấy nói phải chữa bệnh cho Đảng, anh Nhất anh ấy bảo là phải nói chính xác hơn là phải trị bệnh, căn bệnh nó nặng rồi thì phải trị, chứ không thể nào như là chỉnh đốn bệnh được mà phải trị bệnh. Thì đấy là một điều rất là bình thường, người ta đưa ra ý kiến thôi.”
VOA: Ông nói blogger Trương Duy Nhất không chống đối Đảng Cộng Sản mà chỉ nói lên sự thật, thế thì tại sao ông ấy bị bắt?
Người Buôn Gió: “Tôi thấy là anh Nhất thì cũng tương tự như anh Cù Huy Hà Vũ. Anh Vũ chỉ trích một vài vị lãnh đạo của Đảng thôi, chứ anh ấy không đòi hỏi cái gì khác, mà anh cũng bị bắt, thì cái trường hợp này cũng tương tự, như Cô Gái Đồ Long trước kia thì cô cũng có làm gì về chính trị đâu, cô ấy chỉ viết bài và đả động tới con của một ông Tướng thì cô ấy cũng bị bắt. Thì tôi nghĩ rằng cái trường hợp này là trường hợp bắt do cá nhân lãnh đạo nào đó muốn bắt anh ấy vì họ cho rằng anh ấy làm ảnh hưởng tới uy tín của họ.”...”(hết trích)
Blogger Trương Duy Nhất từng giải thích rằng, anh từng viết cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc. Sau đó, anh tuyên bố nghỉ viết báo để có thể viết những gì anh thực sự muốn viết trên blog “Một góc nhìn khác.”
Bản tin RFI đã phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn, và ghi như sau:
“...Nói tóm lại, nếu lướt qua những bài viết của Trương Duy Nhất trong thời gian gần đây thì blogger này đánh giá, bình luận và chỉ trích những nhân vật cấp cao của Bộ Chính trị, trong đó chủ yếu có hai người. Một là Thủ tướng và hai là Tổng bí thư. Đó là việc thứ nhất tôi có thể bình luận...
...Cũng giống như lần trước bắt giữ Hương Trà, là sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì ngay lập tức chiều nay báo chí trong nước đã được thông tin. Thậm chí là thông tin một cách khá đầy đủ, lập tức đưa tin ngay. Đó là việc thứ nhất.
Thứ hai, báo chí trong nước cũng đưa tin, là công an Đà Nẵng bắt, nhưng có sự phối hợp với an ninh của Bộ Công an. Sau đó Trương Duy Nhất được di lý ra Hà Nội. Điều đó làm cho dư luận có cảm giác đây là một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Và việc bắt giữ cũng như di lý Trương Duy Nhất ngay ra Hà Nội và thông tin lập tức cho báo chí, cho thấy một quyết tâm nào đó của những người chỉ đạo bắt blogger Trương Duy Nhất.”(hết trích)
Anh Trương Duy Nhất đã được nhiều người bày tỏ bênh vực nồng nhiệt.
Bản tin BBC hôm 27/5/2013 phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng, cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh, đã ghi lại:
“...ông không ngạc nhiên trước vụ bắt chủ nhân của trang blog 'Một góc nhìn khác' vì đây là cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam hay dùng để trấn áp những người đấu tranh.
Ông Đằng nói: "Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh."
Nhưng ông Đằng nói hành động của Bộ Công an sẽ không thể đảo ngược xu thế đấu tranh vì dân chủ và dân quyền ở cả trong và ngoài nước.” (hết trích)
BBC cũng ghi nhận dư luận từ Facebook. Đặc biệt là một tấm hình Trương Duy Nhất hiên ngang đã bị báo Tuổi Trẻ gỡ xuống:
“Ông Hồ Hải đăng hình gốc mà báo Tuổi Trẻ dùng và bình luận: "Trương Duy Nhất hiên ngang trên đường vào sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội để điều tra, nhưng những người áp giải Nhất lại cúi đầu."
Sau đó Tuổi Trẻ đã cắt bỏ hình ảnh hai nhân viên an ninh cúi đầu và chỉ để ảnh một mình ông Nhất...
Blogger Người Buôn Gió, người mới đây không bị cản trở khi xuất cảnh sang Đức, viết: "Anh Nhất ơi! Nếu mỗi người dân Việt Nam có ''góc nhìn khác'' thì làm gì có ban tuyên giáo để "định hướng dư luận''.
Blogger Mẹ Nấm viết: "Cho dù Trương Duy Nhất là ai, viết cái gì đi chăng nữa thì tôi nghĩ cộng đồng blogger Việt Nam phải lên tiếng cho trường hợp của anh Nhất để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình.
"Cá nhân tôi tình nguyện đi tù cùng Trương Duy Nhất để bảo vệ quyền được nói những điều mình nghĩ."...”(hết trích)
Một điều may mắn cho dân tộc Việt Nam là cuộc cách mạng thông tin do Internet đưa tới đã thổi lên nhiều tấm màn che, và nhiều sự thật đang hiển lộ ra trước mắt người dân, và cả dư luận quốc tế.
Thời chưa có Internet, chưa có email, chưa có máy fax... những vụ bắt người lặng lẽ thực hiện trong đêm, và nhiều tháng sau mới có thể có thông tin lộ ra, nếu có thể có được.
Nhưng Internet đã đem tới cho dân tộc Việt Nam một hàng ngũ những bloggers. Họ có cơ hội đọc thông tin nhiều hơn những thế hệ trước, họ có những phương tiện ngoàì luồng để nói lên điều muốn nói, và viết lên điều muốn viết.
Có những người bị dẫn đi “vào hộp” bất ngờ như blogger Trương Duy Nhất, nhưng khát vọng tìm tự do dân chủ cho đồng bào vẫn cháy bỏng trong tim những bloggers còn lại.
Ngọc lửa này không ai dập tắt nổi. Vì họ đều tin rằng đó là đường sống duy nhất cho cả dân tộc. Cũng là một đường sống nduy nhất để thoát khỏi vòng đô hộ của Hoa Lục.
Nói theo kiểu nhà văn Tưởng Năng Tiến, là anh Trương Duy Nhất mới đi “Tưởng là đi đâu, ai dè ổng đi ... vô hộp.”
Qua Sổ Tay Thường Dân tựa đề “Chỉ Một Góc Nhìn Duy Nhất,” nhà văn Tưởng Năng Tiến kể rằng:
“Cái ghetto chữ nghĩa Việt Nam bây giờ, ví von mà nói, là một con thuyền lủng. Nó sắp đắm đến nơi. Bởi thế, khi Trương Duy Nhất tuyên bố “bỏ thuyền” thì ai cũng lấy làm mừng. Đây là một tin vui. Một người ngay thoát nạn!
Nhất đã đi rồi!
Tưởng là đi đâu, ai dè ổng đi... vô hộp, theo như tin loan của Thanh Niên On Line, đọc được vào hôm 26 tháng 5 năm 2013:
“Bộ Công an vừa tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.”...” (hết trích)
Nhưng điều 258 là gì?
Báo Thanh Niên có ghi về điều này như sau:
“Điều 258, Bộ luật Hình sự: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.” (hết trích)
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ? Thực tế ai cũng biết, tại VN làm gì có các quyền này mà lợi dụng.
Bản tin VOA hôm Thứ Hai 27/5/2013 ghi nhận, và rồi phỏng vấn blogger Người Buôn Gió:
“Hãng tin AP hôm nay trích báo Tuổi Trẻ, xác nhận tin ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp hôm qua tại Đà Nẵng, ông bị tố cáo là “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều luật 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam”, một tội danh có thể bị phạt tới 7 năm tù.
Nói chuyện với ban Việt ngữ - VOA từ nước Đức, blogger Người Buôn Gió, tức ông Bùi Thanh Hiếu, bình luận:
“Anh Nhất thì anh ấy không hề đòi hỏi dân chủ, chống phá gì Đảng. Những bài viết của anh ấy xoay quanh những cái sự thật thật sự diễn ra, và cái cách làm việc, cách phát ngôn, những lời phát ngôn thì anh có bình luận. Tôi nghĩ rằng đấy là một cái quyền tự do ngôn luận tối thiểu của một công dân, bởi vì bình luận của anh ấy không mang tính chất phỉ báng hoặc xuyên tạc như mới đây ông Nguyễn Phú Trọng ông ấy nói phải chữa bệnh cho Đảng, anh Nhất anh ấy bảo là phải nói chính xác hơn là phải trị bệnh, căn bệnh nó nặng rồi thì phải trị, chứ không thể nào như là chỉnh đốn bệnh được mà phải trị bệnh. Thì đấy là một điều rất là bình thường, người ta đưa ra ý kiến thôi.”
VOA: Ông nói blogger Trương Duy Nhất không chống đối Đảng Cộng Sản mà chỉ nói lên sự thật, thế thì tại sao ông ấy bị bắt?
Người Buôn Gió: “Tôi thấy là anh Nhất thì cũng tương tự như anh Cù Huy Hà Vũ. Anh Vũ chỉ trích một vài vị lãnh đạo của Đảng thôi, chứ anh ấy không đòi hỏi cái gì khác, mà anh cũng bị bắt, thì cái trường hợp này cũng tương tự, như Cô Gái Đồ Long trước kia thì cô cũng có làm gì về chính trị đâu, cô ấy chỉ viết bài và đả động tới con của một ông Tướng thì cô ấy cũng bị bắt. Thì tôi nghĩ rằng cái trường hợp này là trường hợp bắt do cá nhân lãnh đạo nào đó muốn bắt anh ấy vì họ cho rằng anh ấy làm ảnh hưởng tới uy tín của họ.”...”(hết trích)
Blogger Trương Duy Nhất từng giải thích rằng, anh từng viết cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc. Sau đó, anh tuyên bố nghỉ viết báo để có thể viết những gì anh thực sự muốn viết trên blog “Một góc nhìn khác.”
Bản tin RFI đã phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn, và ghi như sau:
“...Nói tóm lại, nếu lướt qua những bài viết của Trương Duy Nhất trong thời gian gần đây thì blogger này đánh giá, bình luận và chỉ trích những nhân vật cấp cao của Bộ Chính trị, trong đó chủ yếu có hai người. Một là Thủ tướng và hai là Tổng bí thư. Đó là việc thứ nhất tôi có thể bình luận...
...Cũng giống như lần trước bắt giữ Hương Trà, là sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì ngay lập tức chiều nay báo chí trong nước đã được thông tin. Thậm chí là thông tin một cách khá đầy đủ, lập tức đưa tin ngay. Đó là việc thứ nhất.
Thứ hai, báo chí trong nước cũng đưa tin, là công an Đà Nẵng bắt, nhưng có sự phối hợp với an ninh của Bộ Công an. Sau đó Trương Duy Nhất được di lý ra Hà Nội. Điều đó làm cho dư luận có cảm giác đây là một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Và việc bắt giữ cũng như di lý Trương Duy Nhất ngay ra Hà Nội và thông tin lập tức cho báo chí, cho thấy một quyết tâm nào đó của những người chỉ đạo bắt blogger Trương Duy Nhất.”(hết trích)
Anh Trương Duy Nhất đã được nhiều người bày tỏ bênh vực nồng nhiệt.
Bản tin BBC hôm 27/5/2013 phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng, cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh, đã ghi lại:
“...ông không ngạc nhiên trước vụ bắt chủ nhân của trang blog 'Một góc nhìn khác' vì đây là cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam hay dùng để trấn áp những người đấu tranh.
Ông Đằng nói: "Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh."
Nhưng ông Đằng nói hành động của Bộ Công an sẽ không thể đảo ngược xu thế đấu tranh vì dân chủ và dân quyền ở cả trong và ngoài nước.” (hết trích)
BBC cũng ghi nhận dư luận từ Facebook. Đặc biệt là một tấm hình Trương Duy Nhất hiên ngang đã bị báo Tuổi Trẻ gỡ xuống:
“Ông Hồ Hải đăng hình gốc mà báo Tuổi Trẻ dùng và bình luận: "Trương Duy Nhất hiên ngang trên đường vào sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội để điều tra, nhưng những người áp giải Nhất lại cúi đầu."
Sau đó Tuổi Trẻ đã cắt bỏ hình ảnh hai nhân viên an ninh cúi đầu và chỉ để ảnh một mình ông Nhất...
Blogger Người Buôn Gió, người mới đây không bị cản trở khi xuất cảnh sang Đức, viết: "Anh Nhất ơi! Nếu mỗi người dân Việt Nam có ''góc nhìn khác'' thì làm gì có ban tuyên giáo để "định hướng dư luận''.
Blogger Mẹ Nấm viết: "Cho dù Trương Duy Nhất là ai, viết cái gì đi chăng nữa thì tôi nghĩ cộng đồng blogger Việt Nam phải lên tiếng cho trường hợp của anh Nhất để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình.
"Cá nhân tôi tình nguyện đi tù cùng Trương Duy Nhất để bảo vệ quyền được nói những điều mình nghĩ."...”(hết trích)
Một điều may mắn cho dân tộc Việt Nam là cuộc cách mạng thông tin do Internet đưa tới đã thổi lên nhiều tấm màn che, và nhiều sự thật đang hiển lộ ra trước mắt người dân, và cả dư luận quốc tế.
Thời chưa có Internet, chưa có email, chưa có máy fax... những vụ bắt người lặng lẽ thực hiện trong đêm, và nhiều tháng sau mới có thể có thông tin lộ ra, nếu có thể có được.
Nhưng Internet đã đem tới cho dân tộc Việt Nam một hàng ngũ những bloggers. Họ có cơ hội đọc thông tin nhiều hơn những thế hệ trước, họ có những phương tiện ngoàì luồng để nói lên điều muốn nói, và viết lên điều muốn viết.
Có những người bị dẫn đi “vào hộp” bất ngờ như blogger Trương Duy Nhất, nhưng khát vọng tìm tự do dân chủ cho đồng bào vẫn cháy bỏng trong tim những bloggers còn lại.
Ngọc lửa này không ai dập tắt nổi. Vì họ đều tin rằng đó là đường sống duy nhất cho cả dân tộc. Cũng là một đường sống nduy nhất để thoát khỏi vòng đô hộ của Hoa Lục.
Send comment