Hôm nay,  

Trượt Dốc Thời Gian 30 Tháng 4

09/05/201300:00:00(Xem: 12267)
Trong hồi ký anh N.

Cái nóng Sài Gòn Tháng Tư hắt vào vòm lá cháy khô vàng hực nắng. Không gian im gió như ẩn tàng những cơn giông sẽ bất chợp ụp xuống thành phố bất cứ lúc nào. Tôi chạy hốt hoảng trong dòng xe cộ, xuôi ngược, nhốn nháo. Không một chiếc xe ôm nào chờ chực ở góc đường. Tất cả phương tiện chuyên chở công cộng đều vắng bóng. Dường như họ ngầm bảo nhau biến mất khỏi thế giới loài người. Tim tôi xóc mạnh, chân bước tựa đang mơ. Cơn chiêm bao có vuốt sắc của con ác thú cào nhẹ thành bao tử. Khuôn mặt thành phố câm lặng một cách ngột ngạt tưởng chừng có thể bùng cơn bão lửa. Cái khát làm họng khô rang, những chỗ da non gặp mồ hôi ẩm làm tôi bắt đầu ngứa, hậu quả của ba ngày chưa tắm. Khi nhận được điện tín bố nhắn “Bà mất, về gấp”. Tôi biết bố báo tin ngầm gia đình sắp đi. Tôi năn nỉ, cạy cục mãi thượng cấp mới cho phép về Sài Gòn chịu tang. Thật ra, bà tôi mất lâu lắm rồi. Vừa trình diện bộ Tổng tư lệnh xong, được tin đêm nay di tản, tôi vội vã xoay cách, tìm về nhà. Suốt một tiếng đồng hồ không tìm được xe nào chịu cho quá giang, tôi chạy như lạc giữa thành phố bỏ hoang khi nền văn minh địa cầu sụp đổ. Tiếng gọi xe chìm vào hư không, mất hút vào bãi sậy ảo ảnh, xao xác gió nóng. Tôi lột chiếc đồng hồ trên tay cho cuộc trao đổi. Người thanh niên đồng ý chở tôi về nhà. Tôi sẽ được gặp bố, mẹ, các em. Phải đưa tất cả ra khơi đêm nay.

Trong hồi ức của tôi

Tôi không biết làm gì khi cả nhà đi đâu mất. Tôi được giao nhiệm vụ trông nhà. Bố bảo sẽ ra bến Bạch Đằng tìm đường. Tụt lên tụt xuống chiếc thang gỗ chán, tôi leo lên sân thượng ngồi ngắm bông. Chậu hoa Đại trổ vàng rực rỡ. Trời lơ đãng thả vài cụm mây ngoằn ngoèo dị dạng. Một chú ong mật bay vù vào mặt. Sợ ong chích, tôi chạy bay xuống lầu, ra đường đứng ngóng người. Từng đoàn xe nhà binh qua thành phố. Những người lính mặt hoang mang. Anh N về đến, cả nhà cùng ra bến Bạch Đằng với quần áo và tư trang cho một chuyến đi.

Trong hồi ký chị H

Tôi ngồi thu mình trong góc nhỏ chiến hạm. Cả nhà tôi cùng co lại. Đêm thẳm sâu mùi muối pha nhớt. Tín hiệu im lặng tuyệt đối được truyền ra. Dường như ai cũng nín thở. Tàu chưa được lịnh nhổ neo. Tôi ước ao một cơn mưa đổ xuống làm tan đi thứ không khí đặc quánh này. Cơn sợ nhen nhúm lúc càng lớn. Có cái gì căng cứng phía dưới bụng, tôi nhận ra bọng đái mình đầy ứ. Từ chiều tới giờ, lê la theo gia đình tìm đường, tôi chưa đi tiểu. Bạn anh N, anh Kh, dẫn tôi qua cổng gác. Những người lính Hải Quân đang ôm súng giơ tay chào. Họ hỏi “Dẫn bồ theo hả”. Anh Kh. nhỏ nhẹ phân trần “H đừng sợ, bạn anh đùa thôi”. Anh dịu dàng nắm tay tôi, cái nắm ân cần như hai năm sau lúc anh tỏ tình. Cuối cùng bạn anh nói “Lên HQ2 đi, ở đó nhiều tướng, chắc an ninh hơn”. Chúng tôi leo lên tàu rất vất vả vì chen lấn, ai cũng sợ bị bỏ lại. Tôi líu ríu theo anh, bước dài, bước ngắn, bước mộng du. Anh N chộp vai tôi, đưa đến trước chiếc cầu bắc vào chiến hạm HQ2 la to: “H leo lên đi, vất cái túi đang mang xuống biển, cả dép nữa cho dễ leo”. Biển hun hút vực thẳm. Một người bị trượt ngã, rớt xuống nước nhanh như cánh diều đứt dây. Không ai buồn cứu. Bên tai tôi ồn ã tiếng la, réo gọi, nấc nghẹn, tuyệt vọng, hãi hùng. Tôi không kịp thấy bàn tay nào vươn lên từ mặt nước sánh đen. Những cặp mắt bàng hoàng không kịp nói điều gì hơn sự im lặng. Con người chỉ còn thuần loài thú hai chân săn tìm sự sống. Bản năng sinh tồn gầm lên tiếng rống dũng mãnh một con sư tử. Sóng thao thiết vỗ. Đêm vẫn xanh rất xanh. Bỗng có tiếng nổ lớn kinh hoàng. Sau này người ta kể đó là chiếc tàu có chở nhà văn Chu Tử bị trúng đạn pháo kích và ông đã thiệt mạng trong chuyến đi này. Lại có lịnh nhắc nhở mọi người phải giữ im lặng và bất động tuyệt đối. Tôi thấy ươn ướt giữa hai đùi. Không giữ được nữa rồi. Nước tiểu lênh láng chảy xuống sàn tàu. Lần đầu tiên tôi đái dầm như đứa trẻ lên ba. Chưa bao giờ tôi thấy dễ chịu hơn lúc này. Cái cảm giác thư thái và thích thú, chỉ mình biết, mình hay. Dòng nước vàng óng, loại nước thải ấy được tự do chảy, hệt như mỗi lần tắm, tôi thả trôi, mặc nó luồn lách giữa hai chân. Như ngày nào tôi còn hồn nhiên tắm, hồn nhiên đái, không e dè, mắc cỡ cho đến ngày kia tôi phát giác mình bị nhìn trộm lúc tắm. Cái lỗ nhỏ ở góc phòng tắm mà gã thanh niên ở trọ khoan, đã cướp mất tuổi thơ trong sáng của tôi. Từ đó tôi không còn hồn nhiên đái khi tắm nữa.

Tôi giật mình tỉnh giấc, mở mắt để kịp thấy bóng người thanh niên. Hắn rút tay ra khỏi chỗ kín của tôi và lẩn vào bóng đêm nhanh như một con beo. Tôi nhận ra mình vừa bị rờ trộm. Sao trên trời lấp lánh sáng. Gió đồng loã thổi đen tâm hồn tôi lem luốc. Người con trai đã đánh thức tôi, đánh thức đợt cồn dục vọng ngoằn ngoèo gợn sóng, dồn lên rồi gấp khúc. Cảm giác tưng tức bên dưới còn râm ran. Tựa như lần tôi bị gã con trai nào đó ấn cái vật nóng hổi vào phía sau mông trong một rạp chiếu bóng quá đông người đến nỗi không còn chỗ ngồi, tôi phải đứng mà xem. Tôi trở mình nằm sấp, dấu cái vật tam giác nhô cao ấy xuống sàn tàu. Đêm nở những cánh uất kim hương đen rực rỡ. Đèn của đệ thất hạm đội xa xa đủ màu nhấp nháy như hội hoa đăng. Đêm nay là đêm thứ ba gia đình tôi ngủ trên boong tàu trong sự gặp gỡ hoà bình sâu xa của trời và nước. Và tôi của tớ hớ, tênh hênh không chiếu trải, không mền che đậy điệm, hoa đào phơi phới Tháng Tư. Một chú ong vừa ghé ngang tính toan nếm mật. Chúng tôi chiếm một góc gần ổ máy tàu và được mọi người đặt cho cái tên rất thân tình “Gia đình bác Tám”. L., người lính hải quân lúng túng đem khoe tôi tập thơ chép tay rất học trò. C., xum xoe bên mẹ tôi, trao tặng người mấy con cá nướng thơm phức mà mắt cứ nhìn chằm chằm vào ngực tôi. Đ., thản nhiên rủ tôi đi dạo trên boong, bỏ mặc những mắt nhìn phía sau. Sau ba đêm bình yên, người ta đã quên nỗi kinh hoàng. Sự sống mở toang cánh cửa. Thượng đế và tín ngưỡng không còn bị lạm dụng bởi sự nài nỉ, van xin hay nhắc nhở tới nữa. Con người trở về sinh hoạt bình thường, ăn, ngủ, thở và thèm khát những thứ bị thiếu thốn. Thực phẩm và nước uống thì không thiếu vì đây là một chiến hạm có dự trữ lương thực cho mấy tháng, mà tàu vì có nhiều vị tướng nên số người được phép lên tàu rất giới hạn. Những người lính Hải Quân theo tàu lênh đênh trên biển một thời gian dài, chưa kịp về thăm gia đình, giờ lại tiếp tục cuộc hải hành bỏ nước ra đi. Họ cô đơn, thèm khát mái ấm gia đình, muốn kể lể chia sẻ nỗi hoang mang, tâm tư bất ổn, thèm trò chuyện về một ước mơ chưa đạt. Họ tìm đến tôi như một chỗ tựa khoảnh khắc, ấm lặng để khoả lấp khoảng trống thời gian vô vị trên tàu. Nghĩ đến sự bất hạnh của họ, “lòng tôi chợt từ bi bất ngờ”. Tôi mặc nhiên tha thứ cho hành động của thanh niên nọ. Tối mai tôi sẽ nói với anh N cho tôi xuống hầm tàu ngủ gần anh. Dù tha thứ nhưng tôi vẫn không muốn việc “rờ trộm” này tái diễn.


Trong hồi ức của tôi

Từ sáng đến giờ, ngoài việc xếp hàng ăn điểm tâm ra tôi không biết làm gì. Vào thư viện đảo Wake đọc sách chán, lại ra biển ngắm dã tràng. Tôi đếm từng đợt sóng loang vào bờ cát. Thấy mình bé bỏng biết mấy giữa mênh mang nước xanh. Hàng dương không ngừng xào xạc tấu điệu biển cả... Xa xa là một ngôi nhà biệt lập sừng sững đứng nghiêng ở triền đồi cuối đảo. Tôi nghe kể, nơi đó giam giữ những người phạm tội. Tôi xem nó như điềm dữ, hay cơn ác mộng của mỗi đêm giấc ngủ đến chập chờn. Anh N. nói anh X. bị nhốt trong căn nhà ấy. Anh X. đã nổi loạn, đập phá, gây gổ, đánh nhau với ban quản đốc trại. Anh X. và anh Th., anh Kh. đều yêu chị H. của tôi. Nhiều lần nhìn ra hướng ấy, tôi cố hình dung, phía sau cánh cửa ghê khiếp kia là những thiên sứ bị đọa ngồi ngóng đám con gái có đôi chân thuôn dài như đuôi cá. Có đêm tôi mơ, chị H. xõa tóc hát bài ca trùng dương mê hoặc anh Th., anh X. và những chàng trai khác. Tôi nhớ ngày chị H. ngồi đàn piano trong thư viện đảo, anh Th. đến làm quen và trò chuyện. Ngày hôm sau anh nhờ tôi trao một bức thư cho chị H. Tôi núp trong bụi cây nhìn anh Th. hớn hở giấu trái táo sau lưng trân trọng trao tặng chị H. Mai cả nhà lên phi cơ đi Mỹ rồi, chị H ra bãi tiễn anh Th. bằng bài Biển Nhớ. Anh Th nói anh sẽ không bao giờ quên. Anh kể lể, thằng X. gây, đánh lộn với anh, nó bảo nó yêu em, anh nói, anh cũng yêu em và anh không biết phải làm sao. Rồi nó bị biệt giam ngoài căn nhà đó. Tôi không biết làm gì cho hết ngày lại lang thang trên đảo. Một cặp tình nhân núp trong bụi che ngang tấm khăn tắm có lẽ đang âu yếm nhau. Khuôn mặt người đàn ông da trắng thấp thoáng bên tờ bạc đô người con gái nhét vội dưới đống áo quần. Sáng qua trên đường đến nhà ăn, một ông Mỹ đã hỏi tôi “How much”. Tôi đưa mắt nhìn chị H. Chị tức tưởi “Họ xem tất cả những người con gái Việt Nam như điếm.” Ngày lên đường, tôi đi tìm bố nuôi Tony. Ông là một người Phi làm công trên đảo Wake. Sáu tháng ở đây, sáu tháng về Phi. Ông coi tôi như con và chỉ thêm tôi chút Anh văn. Ông thương trẻ con và hay phân phát kẹo bánh cho chúng. Bố Tony xúc động, trao tôi bức thư và một tờ giấy 20 đô. Ông bảo sẽ nhớ tôi lắm, qua Mỹ đừng quên ông, tiền ông cho, mua gì thì mua, nhưng thư, đến Mỹ hãy mở. Tôi cảm động nhìn ông rưng rưng. Khuôn mặt đen rám nắng của ông sáng lên ánh thân tình. Hôm sau không nén nổi tò mò, khi lên phi cơ tôi mở thư và nhờ anh N đọc giùm. Anh cười hăng hắc chảy cả nước mắt. Anh nói với cả nhà, lão Phi nói thương thầm và đòi cưới con bé T. làm vợ. Tôi chưng hửng, trời, em xem ông ta như bố. Anh N. chua chát. Khờ quá, đó là con đường tắt, nhanh nhất cho ông ta trở thành công dân Mỹ. Thôi con T. cứ lấy 20 đô ăn quà cho sướng, còn chuyện lão già thì quên đi. Tôi bùi ngùi, nhớ dòng nước mắt rơm rớm lúc chia tay và tình cảm thân thương của người cha già cho con gái. Mũi tên thời gian sẽ bắn đi, lòng tôi có vướng lại chút gì cho ông bố nuôi quá nhiệt tình này không? Mai tôi đi rồi, cả nhà đi rồi. Từ giã đảo, từ giã những ngày dài bình yên.

Trong hồi ký anh N

Con đường lên Processing Center không dài nhưng mỗi lần có việc phải lên đó tôi thấy mình như bước vào một thế giới khác. Ở đó tôi có thể xem Tivi, nói chuyện với những người sẽ phỏng vấn và bảo trợ mình. Tất cả tượng trưng cho người của thế giới bên ngoài trại. Một gia đình luật sư đã nhận bảo trợ gia đình tôi. Hai tuần nữa, chúng tôi sẽ được về Los Angeles, sẽ thực sự đứt đuôi nòng nọc rùng mình biến hóa, thành một người khác, nói một ngôn ngữ khác. Việt Nam sẽ thuộc về quá khứ. Giấc mơ về một nơi nắng ấm Cali thành sự thực. Đoá hướng dương mọc hoang ven dốc đường ngạo nghễ khoe đài vàng lụa nõn. Lũ kiến đánh hơi ngọt thi nhau rồng rắn kéo đến làm thịt cái nhụy đầy ắp những hạt chín tròn nảy nở. Ừ nảy nở như cặp mông của Q. người con gái bò lạc, B. bắt về được đêm qua. “Tiên sư nó, làm cả lều không ngủ được”. B. thì thầm vào tai tôi: “Nó hành nghề ở Vũng Tàu, qua đây thiếu chịu không nổi, cho không. Tao làm trước, tụi bay xếp hàng phiên sau”.

Đêm Tháng Tám Pendleton, sương muối dày đặc nhìn không rõ mặt nhau, lâu lâu tiếng sói tru dài vào không gian như điệu kèn u uất. Q. tới chiếc ghế bố thằng B. cắm cọc, căng vải trải giường bít bùng chung quanh từ hồi chiều. Con nhỏ thật thiện nghệ, chắc nó làm việc này mỗi đêm. Bố mẹ tôi kinh ngạc khi đi ăn cơm về thấy sừng sững nổi bật trong lều một căn phòng di động kín đáo, trắng toát. Tôi trằn trọc, Kh. đổi thế nằm. Có lẽ những thằng bạn cũng như tôi đang thao thức theo cơn động tình trên ghế bố thằng B.. Hình như mọi người đều chờ một tiếng động khác lạ hơn tiếng ngáy đơn điệu mỗi đêm của thằng B. Thứ tiếng động nhịp nhàng, đều đặn hay rin rít của ghế bố nhún gật vào mặt đất trải sỏi, thứ âm thanh vừa ú ớ, vừa rền rĩ. Dù khác lạ thế nào chăng nữa, nó cũng sẽ tấu lên giữa khuya một hợp âm những nhịp sống nhân bản du dương trong cuộc sống con người đầy rỗng lặng.

Tôi sắp bước qua dấu khắc thay đổi đời mình. Thật không biết thu vén, chuẩn bị gì cho cuộc hành trình sắp tới. Không biết bỏ lại và mang theo những gì. Nỗi buồn chán tuổi trẻ, sự chán ngán chiến tranh, mớ kiến thức từ chương từ thuở còn đi học, lý tưởng, đạo đức, thành kiến, hay những cơn mơ hoang tưởng?

Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.