Hôm Thứ Tư (27 tháng 2, 2013) chính phủ Đức Quốc đệ trình Quốc Hội dự luật đơn giản thủ tục nhập cư cho các chuyên viên. Mọi người đều tưởng chữ chuyên viên đây là thuộc về kỹ sư, cán sự trong các ngành như điện tóan, cơ khí hay các chuyên viên y tế như bác sĩ hay y tá; song không phải như thế vì các kỹ sư, bác sĩ, y tá, chuyên viên trung cấp đã và đang được thụ hưởng các sự dễ dàng để nhập cư và làm việc tại Đức Quốc. Định nghĩa mới mẻ này bao gồm cả các nghề nghiệp như tài xế, nhân viên đổ rác các chất phế thải, thợ thuyền các ngành như thợ mộc, thợ nề, thợ hàn và thợ của các công nghiệp khác.
Sau thế chiến thứ hai nhờ có chương trình viện trợ để tái thiết (Marshall Plan) do Hoa Kỳ phát động lấy tên của ngoại trưởng đương thời, đưa đến "phép lạ kinh tế" từ thập niên 50, kinh tế Tây Đức phục hồi nhanh chóng và trở nên phồn thịnh, do đó cần rất nhiều thợ không chuyên môn từ các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ cho các công việc đơn giản và thấp nhất trong kỹ nghệ. Điều này giúp cho khối Bắc Đại Tây Dương vững mạnh đủ sức chống lại với khối cộng sản Đông Âu.
Qua thập niên 80, lớp "thợ khách" này sống ở Tây Đức trên 20 năm, sinh con đẻ cái và lớp hậu duệ không biết đến quê hương nguồn gốc và chỉ biết đến xã hội sinh ra và trưởng thành, tuy nhiên chính sách di dân, nhập cư của Tây Đức không cho quốc tịch lớp thanh thiếu niên này. Qua đến thập niên 90 với sự thống nhất Tây Đức và Đông Đức thành Đức Quốc như hiện nay thì nhờ sự tranh đấu tích cực, nhờ yếu tố dân số giảm đi, nhờ sự tiên đoán sẽ thiếu nhân viên khi bước vào thế kỷ 20 và về sau, nên có sự nới rộng và tạo điều kiện cho thế hệ thứ hai này được có quốc tịch với các điều kiện phải lương thiện, thông hiểu ngôn ngữ, chấp nhận văn hóa, có khả năng đóng góp.
Chính phủ của nữ thủ tướng Angela Merkel đã soạn thảo dự luật nới rộng chính sách nhập cư vì dân cư lão hóa, mức độ sinh sản thấp không làm tăng dân số, nhất là sĩ số lớp trẻ có thể hoạt động không cân bằng về thuế khóa so với thành phần cao niên đang hồi hưu ngày càng đông. Sự kiện thiếu nhân sự trầm trọng đến nỗi ngay cả mặc dù có nhiều người trong khối Liên Hiệp Âu Châu (tự do di chuyển và làm việc không cần chiếu khán và giấy phép làm việc) qua Đức Quốc làm ăn song cũng không đáp ứng được nhu cầu cần thiết, và những cố gắng của chính phủ trong việc nới lỏng chính sách di dân và nhập cư, khuyến khích giới kỹ nghệ tuyển mộ các chuyên viên cần thiết ở ngoại quốc khi không tìm được trong nước, cũng chưa có kết qủa như mong muốn để đối đầu với sự thiếu hụt nhân công.
Hiện nay có 340,000 nhân công nhập cư so với mức độ thường niên mỗi năm 128,000 như 2 năm trước đây, một số đến từ các nước Nam Âu hiện đang bị khủng hoảng kinh tế.
Cơ Quan Hổ Trợ việc Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tê (OECD: Organization for Economic Cooperation and Development) tiên đoán là Đức Quốc sẽ thiếu từ 5 đến 6 triệu nhân công thuộc nhiều trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến cao cấp dự đoán vào năm 2025. Trong chuyến viếng thăm các nước Á Châu, phó thủ tướng (gốc Việt) kiêm tổng trưởng kinh tế và kỹ thuật, ông Philipp Roesler có lưu tâm đến Việt Nam và Nam Dương cũng như trước đó nữ thủ tướng Angela Merlkel khi viếng thăm Việt Nam có đến thăm đại học Việt Đức (VGU: Vietnamese German-University) chú trọng vào STEM: Science Technology Engineering Mathematics, đào tạo các chuyên viên mọi ngành trong khoa học kỹ thuật.
Vào năm 2010, dư luận chống đối còn nhiều, song sau 3 năm thì tình hình đổi khác và dự luật này có thể thành đạo luật vào tháng 7 năm 2013. Giới kỹ nghệ ủng hộ các biện pháp cấp tiến này vì sự thiếu nhân viên trong các ngành điển hình như kỹ sư và điện toán, nhất là khi kinh tế Đức Quốc đang pháy triển mạnh và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, nhiều cơ sở đã phải dùng một phần Anh Ngữ trong công việc giao dịch và cho nhân viên học thêm cấp tốc Đức Ngữ, các trung tâm văn hóa Goethe Institut mọi nơi ghi nhận sự nhảy vọt về số học viên ghi danh học Đức Ngữ.
Dân số Đức Quốc có khoảng 90 triệu và tỷ lệ sinh sản và tử vong ngang nhau, nói cách khác dân số không tăng và thành phần cao niên hồi hưu ngày càng nhiều làm thay đổi cán cân kinh tế. Trái với điều dự đoán về sự phổ thông của Anh Ngữ và Pháp Ngữ; Đức Ngữ là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất tại Âu Châu.
Thành ra "nhìn người lại nghĩ đến ta", các cuộc thảo luận về chính sách nhập cư và di dân, về "thợ khách", chiếu khán nhập nội, giấy phép làm việc, trình độ và khả năng, lý lịch đời sống, cần được bàn thảo kỹ lưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có trình độ kinh tế hùng cường.
Trước kia Đức Quốc lúc đó chỉ có Tây Đức (cùng tên như bây giờ là Đức Quốc: Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc) có những hoạt động văn hóa và y tế được biết đến tại Việt Nam như Goethe Institut (Trung Tâm Văn Hóa Đức Quốc mang tên văn hào Goethe nối danh trong văn chương với tác phẩm Faust), trợ giúp trung học kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon và đại học kỹ thuật Việt Đức tại Thủ Đức; đại học Freiburg trợ giúp đại học y khoa Huế với nhân viên giảng huấn (ba bác sĩ giáo sư y khoa Krainick, Disher, Alterkoster bị thảm sát trong Tết Mậu Thân 1968 khi Việt Cộng chiếm Huế gần một tháng) và các phương tiện giáo khoa và thực nghiệm; tàu bệnh viên Helgoland; hệ thống viễn tự ký Telex của Siemens; giáo sư dạy tại trung học kỹ thuật Cao Thắng có tham dự huấn luyện các tuyển thủ túc cầu đoạt giải Merdeka năm 1966 tại Mã Lai Á. Trên toàn thế giới các hiệu xe như Mercedes Benz, BMW, Audi, VW được biết đến và ưa chuộng, các dụng cụ nội trợ như Brown, Krupp, các thang máy hiệu Schindler là một vài thí dụ.
Sau thế chiến thứ hai nhờ có chương trình viện trợ để tái thiết (Marshall Plan) do Hoa Kỳ phát động lấy tên của ngoại trưởng đương thời, đưa đến "phép lạ kinh tế" từ thập niên 50, kinh tế Tây Đức phục hồi nhanh chóng và trở nên phồn thịnh, do đó cần rất nhiều thợ không chuyên môn từ các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ cho các công việc đơn giản và thấp nhất trong kỹ nghệ. Điều này giúp cho khối Bắc Đại Tây Dương vững mạnh đủ sức chống lại với khối cộng sản Đông Âu.
Qua thập niên 80, lớp "thợ khách" này sống ở Tây Đức trên 20 năm, sinh con đẻ cái và lớp hậu duệ không biết đến quê hương nguồn gốc và chỉ biết đến xã hội sinh ra và trưởng thành, tuy nhiên chính sách di dân, nhập cư của Tây Đức không cho quốc tịch lớp thanh thiếu niên này. Qua đến thập niên 90 với sự thống nhất Tây Đức và Đông Đức thành Đức Quốc như hiện nay thì nhờ sự tranh đấu tích cực, nhờ yếu tố dân số giảm đi, nhờ sự tiên đoán sẽ thiếu nhân viên khi bước vào thế kỷ 20 và về sau, nên có sự nới rộng và tạo điều kiện cho thế hệ thứ hai này được có quốc tịch với các điều kiện phải lương thiện, thông hiểu ngôn ngữ, chấp nhận văn hóa, có khả năng đóng góp.
Chính phủ của nữ thủ tướng Angela Merkel đã soạn thảo dự luật nới rộng chính sách nhập cư vì dân cư lão hóa, mức độ sinh sản thấp không làm tăng dân số, nhất là sĩ số lớp trẻ có thể hoạt động không cân bằng về thuế khóa so với thành phần cao niên đang hồi hưu ngày càng đông. Sự kiện thiếu nhân sự trầm trọng đến nỗi ngay cả mặc dù có nhiều người trong khối Liên Hiệp Âu Châu (tự do di chuyển và làm việc không cần chiếu khán và giấy phép làm việc) qua Đức Quốc làm ăn song cũng không đáp ứng được nhu cầu cần thiết, và những cố gắng của chính phủ trong việc nới lỏng chính sách di dân và nhập cư, khuyến khích giới kỹ nghệ tuyển mộ các chuyên viên cần thiết ở ngoại quốc khi không tìm được trong nước, cũng chưa có kết qủa như mong muốn để đối đầu với sự thiếu hụt nhân công.
Hiện nay có 340,000 nhân công nhập cư so với mức độ thường niên mỗi năm 128,000 như 2 năm trước đây, một số đến từ các nước Nam Âu hiện đang bị khủng hoảng kinh tế.
Cơ Quan Hổ Trợ việc Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tê (OECD: Organization for Economic Cooperation and Development) tiên đoán là Đức Quốc sẽ thiếu từ 5 đến 6 triệu nhân công thuộc nhiều trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến cao cấp dự đoán vào năm 2025. Trong chuyến viếng thăm các nước Á Châu, phó thủ tướng (gốc Việt) kiêm tổng trưởng kinh tế và kỹ thuật, ông Philipp Roesler có lưu tâm đến Việt Nam và Nam Dương cũng như trước đó nữ thủ tướng Angela Merlkel khi viếng thăm Việt Nam có đến thăm đại học Việt Đức (VGU: Vietnamese German-University) chú trọng vào STEM: Science Technology Engineering Mathematics, đào tạo các chuyên viên mọi ngành trong khoa học kỹ thuật.
Vào năm 2010, dư luận chống đối còn nhiều, song sau 3 năm thì tình hình đổi khác và dự luật này có thể thành đạo luật vào tháng 7 năm 2013. Giới kỹ nghệ ủng hộ các biện pháp cấp tiến này vì sự thiếu nhân viên trong các ngành điển hình như kỹ sư và điện toán, nhất là khi kinh tế Đức Quốc đang pháy triển mạnh và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, nhiều cơ sở đã phải dùng một phần Anh Ngữ trong công việc giao dịch và cho nhân viên học thêm cấp tốc Đức Ngữ, các trung tâm văn hóa Goethe Institut mọi nơi ghi nhận sự nhảy vọt về số học viên ghi danh học Đức Ngữ.
Dân số Đức Quốc có khoảng 90 triệu và tỷ lệ sinh sản và tử vong ngang nhau, nói cách khác dân số không tăng và thành phần cao niên hồi hưu ngày càng nhiều làm thay đổi cán cân kinh tế. Trái với điều dự đoán về sự phổ thông của Anh Ngữ và Pháp Ngữ; Đức Ngữ là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất tại Âu Châu.
Thành ra "nhìn người lại nghĩ đến ta", các cuộc thảo luận về chính sách nhập cư và di dân, về "thợ khách", chiếu khán nhập nội, giấy phép làm việc, trình độ và khả năng, lý lịch đời sống, cần được bàn thảo kỹ lưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có trình độ kinh tế hùng cường.
Trước kia Đức Quốc lúc đó chỉ có Tây Đức (cùng tên như bây giờ là Đức Quốc: Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc) có những hoạt động văn hóa và y tế được biết đến tại Việt Nam như Goethe Institut (Trung Tâm Văn Hóa Đức Quốc mang tên văn hào Goethe nối danh trong văn chương với tác phẩm Faust), trợ giúp trung học kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon và đại học kỹ thuật Việt Đức tại Thủ Đức; đại học Freiburg trợ giúp đại học y khoa Huế với nhân viên giảng huấn (ba bác sĩ giáo sư y khoa Krainick, Disher, Alterkoster bị thảm sát trong Tết Mậu Thân 1968 khi Việt Cộng chiếm Huế gần một tháng) và các phương tiện giáo khoa và thực nghiệm; tàu bệnh viên Helgoland; hệ thống viễn tự ký Telex của Siemens; giáo sư dạy tại trung học kỹ thuật Cao Thắng có tham dự huấn luyện các tuyển thủ túc cầu đoạt giải Merdeka năm 1966 tại Mã Lai Á. Trên toàn thế giới các hiệu xe như Mercedes Benz, BMW, Audi, VW được biết đến và ưa chuộng, các dụng cụ nội trợ như Brown, Krupp, các thang máy hiệu Schindler là một vài thí dụ.
Gửi ý kiến của bạn