QUẬN CAM (VB) -Dòng văn học bình dân Miền Nam -- với những tác phẩm như Lý Công, Thạch Sanh Lý Thông, Trần Minh Khố Chuối, Lục Vân Tiên, Phàn Lê Huê...-- đã đào tạo nên những người dân trung thành với đất nước, thương kính cha mẹ và xóm giềng, tử tế với mọi người trong xã hội và sống hồn nhiên không mưu mô. Những hình ảnh đó khác hẳn với hầu hết con người trong xã hội hiện nay ở VN, khi chúng ta dễ gặp những mưu mẹo, trí trá... trong mọi ngã của đời sống.
Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm nhận xét như thên trong buổi nói chuyện về Văn Học Bình Dân hôm Thứ Bảy 17-11-2012 tại Thư Viện Viện Nam ở Garden Grove. Trong những người tham dự buổi nói chuyện có người bạn từ thời tiểu học của diễn giả là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, có người bạn từ ngàn dặm ở Pháp tới là họa sĩ Lê Tài Điển, và có những người mới gặp gần đây nhưng cùng chia sẻ một quan tâm về văn học quê nhà như nhà thơ Bùi Văn Liêm.
MC Ngọc Mai cho biết phần đầu chương trình là một số diễn giả giới thiệu về diễn giả Nguyễn Văn Sâm, trong đó người đầu tiên là Bùi Văn Liêm. Nhà thơ họ Bùi kể rằng, lần đầu gặp GS Sâm là mới năm ngoái, khi GS Sâm nói về trường hợp nữ sĩ Sương Nguyệt Ánh. Ông Bùi Văn Liêm nói rằng tập truyện ngắn "Quê Hương Vụn Vỡ" của GS Sâm đã làm ông đọc không ngừng được, với 20 truyện ngắn mang ngôn ngữ miệt vườn, đầy kỷ niêm Miền Nam, với đặc sản chất phác, giản dị, không mượt mà... và đã làm ông ngậm ngùi khi nhìn lại quê nhà mình.
Nhà thơ Bùi Văn Liêm nói, ông đã gặp laị nhiều chữ rất ít gặp, như "làm nhón," như "sọc dưa"... và đặc biệt, 2 truyện gây xúc động lớn cho ông là "Tuột Dốc Đời" và "Sự Lựa Chọn Sòng Phẳng." Trong "Tuột Dốc Đời" là một thiếu nữ từ quê lên thành, bị lừa gạt tới có bầu, và rồi cô chết... Hay trong "Sự Lựa Chọn Sòng Phẩng" là nói về Cồn Đài Loan, nơi rất nhiêù thiếu nữ lấy chồng Đàì Loan, nơi đó một thiếu nữ có cha là một thầy thuốc Nam cũng lên đường qua Mỹ diện bảo lãnh, gặp chồng nhậu nhẹt nên cô trốn về và được cha khuyên nên giữ hạnh phúc gia đình, và rồi tai họa tới...
Buì Văn Liêm cũng kể về cuốn "Người Hùng Bình Định: Thơ Tuồng Chàng Lía" do GS Nguyễn Văn Sâm biên dịch từ bản thơ Nôm cổ. Ông bày tỏ ước mơ tới một ngày, các sách của GS Sâm sẽ được đọc vào audio book, hay là đươc diễn kịch hay làm phim.
Hình ảnh lưu niệm.
Tiếp theo, bé David Phạm đã biểu diễn bài Lòng Mẹ qua tài nghệ vừa đàn bầu, vừa hát. Trong chiếc áo the vàng trang trọng, bé David Phạm đã nói trước khi trình diễn rằng bé biết mẹ thương con, nên bé đàn bản Lòng Mẹ để bày tỏ biết ơn mẹ.
Tiếp theo là ca sĩ Kim Anh, một cựu nữ sinh Sương Nguyệt Ánh ở Sài Gòn, đã lên hát bài "Anh Còn Nợ Em" của nhạc sĩ Anh Bằng. Cũng cần ghi chú rằng, ca sĩ Kim Anh đang hoạt động trong nhóm văn nghệ Hương Thiền.
Tiếp theo, Giáo sư Nguyễn Văn Sâm đã lên trình bày về đề tài Tác Phẩm Văn Chương Bình Dân. GS giiả thích rằng ngay chính cách viết của GS cũng ảnh hưởng từ ngôn ngữ bình dân. GS kể rằng thuở nhỏ, từng nghe bà ngoaị, và mẹ nói những câu phương ngữ như "kệ mồ nó".... và rồi khi cầm bút, những ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ này như trào ra ngòi bút của GS.
Nhà văn Nguyễn Văn Sâm cũng nói về cú pháp đặc biệt của thơ cổ VN, nhiều khi không có chủ từ. Không chỉ với văn học bình dân, mà cả văn chương bác học như thơ Lưu Trọng Lư:
Tình đôi ta vời vợi
có nói cũng không cùng...
Thì câu thứ nhì là cú pháp đặc biệt VN, dịch sang tiếng Anh dễ bị nhầm.
GS Sâm cũng so sánh Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, điển hình cho văn chương bác học, và truyện Lục Vân Tiên, điển hình cho văn học bình dân. Ngay ở tựa đề tác phẩm cũng cho thấy, văn chương bác học mang nghĩa phức tạp, còn văn học bình dân chỉ là tên nhân vật ngắn ngủn, không chú ý tới ý nghĩa.
Nhưng, GS Sâm nhấn mạnh: "Bình dân ở nghệ thuật, nhưng cao khiết về tinh thần. Chính đaọ đức đã làm cho tác phẩm trường tồn. Trong thời xã hội suy đồi như hiện nay, cần tới tác phẩm văn chương bình dân hơn."
GS Sâm cũng dẫn chứng ra hai tác giả về văn học bình dân: Hồ Biểu Chánh và bà Tùng Long. Và GS nói rằng, tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã được nhiều nhà văn Pháp dịch ra Pháp ngữ, và gọi đó là đỉnh cao văn học VN.
Hình ảnh lưu niệm.
GS Sâm nói tiến trình hình thành văn học bình dân, nguyên khởi là sáng tác của một nhà Nho, xuất hiện ban đầu ở dạng chữ Nôm, được thế hệ sau chuyển sang chữ Quốc Ngữ, điều chỉ ngôn ngữ xưa thành ngôn ngữ thời nay, nhữngc hữ khó được bỏ đi và thay bằng chữ mới. Đó là giai đoạn 1930s, hay 1940s... Tiếp theo truyẹn thơ này thường được cải biên thành tuồng hát bội, kịch thơ, tuồng cải lương, vân vân... Và rồi, lưu lại trong xã hội đời thường bằng một số điển tích, thành những câu hò, hay như tích nồi cơm Thạch Sanh.
Đặc điểm truyện bình dân, như "Nam Kinh, Bắc Kinh" là thơ bình dân mang nhiều chữ thừa: vậy thì, bằng nay, luống đã...
Truyện kết cấu theo ước lệ, thườngd ựa vào duyên, hay thiên duyên, có khi chưa gặp bao giờ mà đã yêu nhau tới cùng, hay như đôi trẻ được cha mẹ hứa hôn từ khi còn trong bụng mẹ, rồi đôi trẻ bị thử thách ngang trái, chàng là trai nghèo, nàng là gái bị áp bức, rồi chàng cứu nàng, rồi xum họp lại...
Nhiều yếu tố huyền bí, như khi vua Nam Kinh không có con trai, mớí đốt nhang cầu Trời khấn Phật, thì Trời cho một tiên nữ và một tiên nam xuống trần... tuy chưa gặp nhau, nhưng đã yêu nhau tới ngày cuối cuộc đời, khi nàng ở rừng thì chim mang trái cây tới cho ăn, và phần kết cuộc bao giờ cũng vinh hiển, vì chàng được vua nhường ngôi.
Truyện bác học không như thế. Nhưng chính truyện bình dân đã taọ ra người tốt cho Miền Nam để rồi khi hữu sự thì dấy quân chống Pháp, như Trương Định, Nguyễn Trung Trực... Đền bù của văn học bình dân là tạo ra con người tốt, chứ không phải là tạo ra những người vô cảm như bây giờ đang có ở quê nhà.
Từ trái, GS Nguyễn Văn Sâm nói chuyện, bé David Phạm trình diễn nhạc.
Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết lên nói chuyện, kể rằng ông đã học chung với GS Sâm từ thời lớp 4, lúc đó là 1949 hay 1950, rồi học chung ở Trương Minh Ký, Trương Vĩnh Ký, rồi về dạy chung ở Đạị Học Cao Đài... GS Truyết nói, ông luôn luôn có điều để học hỏi từ GS Sâm, và "Học thầy không tầy học bạn. Tao cám ơn mầy, Sâm à."
GS Phạm Văn Quảng nói rằng bản thân là Bắc Kỳ di cư, chủ yếu đọc văn học Miền Bắc, nhưng chính nhờ GS Sâm mới bổ túc cho hiểu biết về văn học Miền Nam, và "Văn học sử sau này phải kể tới công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Văn Sâm."
Ông Lưu Sĩ Trí đã tình nguyện ủng hộ một khoản tiền, và được GS Sâm chuyển sang quỹ của Thư Viện VN, nơi đang cần duy trì trụ sở.