Trong một hội nghị về kinh doanh đầu tháng này do nhà nước Cộng Sản Việt Nam tổ chức để xin góp ý về cách nào tăng được xuất cảng cho VN, đại diện các phòng thương mãi nước ngoài đã cùng góp ý giúp. Trong khi đại diện thương mại nhiều nước kêu gọi về cải tổ, tạo cơ hội cho tư doanh, tăng sức cạnh tranh, và vân vân, đại diện của Hoa Kỳ và Ấn Độ góp ý rất đơn giản: Phải vào Internet và tận dụng lĩnh vực này. Lời khuyên này thuần túy có tính kinh doanh, không hề có ý chính trị hay xã hội. Người ta không biết rõ nhà nước sẽ lượng định lời khuyên này ra sao, nhưng các bản tường trình về sức tăng kinh tế Hoa Kỳ đều nhấn mạnh tới một điều: thông tin là chìa khóa kinh doanh của thời đại này. Không có gì bí hiểm khác. Lời này chỉ là biến thể của câu châm ngôn “Kiến thức là sức mạnh” mà ai cũng thường nghe.
Hãy nhìn tới mặt cụ thể nhất, ai cũng thấy. Đứng về mặt xã hội, chính tri thức — khoan nói chuyện thoát khỏi đói nghèo — đã góp phần giải phóng phụ nữ. Đó là những gì chúng ta thấy trong lịch sử 200 năm qua của nhân loại. Riêng trường hợp Á Châu, chính Internet đã mở ra nhiều lối thoát cho phụ nữ. Phóng viên Connie Ling viết trên tờ Asian Wall Street Journal hôm 14.7 rằng theo nhiều chuyên gia, Internet có thể giúp tăng quyền cho phụ nữ Á Châu, những người trước giờ gặp gian nan trong việc chống lại khuynh hướng kỳ thị nam nữ và bức trần nhà bằng kính hơn là các phụ nữ Hoa Kỳ và Âu Châu.
Điều ghi nhận là trong khi đang có thêm nhiều phụ nữ Á Châu vào Internet, thì thị trường này không được chú ý tới bao nhiêu, theo lời của Laina Raveendran Greene, giám đốc hãng tham vấn GetIT Pte Ltd tại Singapore, và đặc biệt không có bao nhiêu trang Web viết bằng chính ngôn ngữ các phụ nữ đó. Điều than phiền nữa, nếu vào một nhu liệu truy tìm, chẳng hạn như tìm các chữ “Asian women” (phụ nữ Á Châu) thì kết quả lại ra toàn là những trang Web khêu gợi tình dục.
Có lẽ, người ta vẫn giữ thói quen rằng người vào Internet thường là đàn ông. Theo một nhận xét của Wen Shiow-ying, giám đốc trang Web cho phụ nữ từ Đài Loan, iRose, thì hầu hết phụ nữ vào Internet là để học hỏi, tìm thông tin, trong khi hầu hết đàn ông vào chủ yếu là vui chơi, để ngao du surfing... Ý bà Wen muốn nói đa số các ông vào để coi sex. Kết luận này dĩ nhiên là quá đà. Nhưng nơi đây chúng ta thấy rằng, phụ nữ ý thức rằng Internet là nhu cầu cấp thiết cho tri thức, một chìa khóa để thoát các rào ngăn xã hội, các kỳ thị thông lệ.
Nỗi đau cho phụ nữ Á Châu nữa chính là tốc độ thăng tiến mà xã hội có thể giúp họ thì quá chậm. Không cần nói gì tới Việt Nam, nơi mà chính các bác sĩ cũng ít người đủ tiền để xài dịch vụ Internet, theo lời một bác sĩ tại Viện Ung Thư Sài Gòn, mà ngay ở Nhật hay Trung Hoa tốc độ cũng không nhanh. Thí dụ, theo nhật báo kinh doanh Nikkei Multimedia, phụ nữ chiếm chỉ 17.2% số người sử dụng Internet ở Nhật — nhưng vẫn còn may là gần 40% những người mới vào Internet lại là phụ nữ.
Còn nếu nhìn toàn vùng Á Châu Thái Bình Dương, theo IDC Asia Pacific, phụ nữ chỉ chiếm có 14% số người Á Thái Bình Dương sử dụng Internet bên ngoài nước Nhật. Nghĩa là cũng chậm kinh khủng. Trong khi đó, phụ nữ chiếm khoảng phân nửa số người dùng Internet tại Mỹ.
Nhưng các lời tiên đoán đều rất lạc quan: Theo Computer Economics Inc., hãng nghiên cứu thị trường tại Carlsbad, California, phụ nữ sẽ chiếm tới 40% trên tổng dân số Á Thái Bình Dương sử dụng Internet vào năm 2001. Nghĩa là chạy theo các ông cũng nhanh kinh khủng.
Đây cũng là chỗ để nhà nước CSVN suy nghĩ cặn kẽ: Khi toàn cầu đều mau chóng vào Internet, nếu dân Việt không được tạo cơ hội vào đồng bộ thì đây sẽ là một tội rất lớn đối với sự phát triển vừa về mặt kinh tế vừa về mặt con người.
Bởi vì không nơi đâu có sẵn thông tin hơn Internet, và gần như tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thí dụ như trang Web Việt Báo “www.vietbao.com” nơi bất kỳ ai vào cũng đều đọc tự do và miễn phí, trong khi muốn đọc bản báo giấy lại phải mua 25 xu. Nghĩa là Internet đã biến thế giới thành một màn hình ngay trước mắt chúng ta, và những cảm xúc với quê nhà nằm ngay trên đầu ngón tay và bàn phím keyboard.
Lời chân tình của các đại diện Mỹ và Ấn khi khuyên nhà nước Hà Nội nhanh chóng phổ cập Internet hoàn toàn là do từ tâm. Tội lỗi lớn nhất của nhà nước chính là để cho dân mù chữ. Kể cả mù chữ Internet.
Hãy nhìn tới mặt cụ thể nhất, ai cũng thấy. Đứng về mặt xã hội, chính tri thức — khoan nói chuyện thoát khỏi đói nghèo — đã góp phần giải phóng phụ nữ. Đó là những gì chúng ta thấy trong lịch sử 200 năm qua của nhân loại. Riêng trường hợp Á Châu, chính Internet đã mở ra nhiều lối thoát cho phụ nữ. Phóng viên Connie Ling viết trên tờ Asian Wall Street Journal hôm 14.7 rằng theo nhiều chuyên gia, Internet có thể giúp tăng quyền cho phụ nữ Á Châu, những người trước giờ gặp gian nan trong việc chống lại khuynh hướng kỳ thị nam nữ và bức trần nhà bằng kính hơn là các phụ nữ Hoa Kỳ và Âu Châu.
Điều ghi nhận là trong khi đang có thêm nhiều phụ nữ Á Châu vào Internet, thì thị trường này không được chú ý tới bao nhiêu, theo lời của Laina Raveendran Greene, giám đốc hãng tham vấn GetIT Pte Ltd tại Singapore, và đặc biệt không có bao nhiêu trang Web viết bằng chính ngôn ngữ các phụ nữ đó. Điều than phiền nữa, nếu vào một nhu liệu truy tìm, chẳng hạn như tìm các chữ “Asian women” (phụ nữ Á Châu) thì kết quả lại ra toàn là những trang Web khêu gợi tình dục.
Có lẽ, người ta vẫn giữ thói quen rằng người vào Internet thường là đàn ông. Theo một nhận xét của Wen Shiow-ying, giám đốc trang Web cho phụ nữ từ Đài Loan, iRose, thì hầu hết phụ nữ vào Internet là để học hỏi, tìm thông tin, trong khi hầu hết đàn ông vào chủ yếu là vui chơi, để ngao du surfing... Ý bà Wen muốn nói đa số các ông vào để coi sex. Kết luận này dĩ nhiên là quá đà. Nhưng nơi đây chúng ta thấy rằng, phụ nữ ý thức rằng Internet là nhu cầu cấp thiết cho tri thức, một chìa khóa để thoát các rào ngăn xã hội, các kỳ thị thông lệ.
Nỗi đau cho phụ nữ Á Châu nữa chính là tốc độ thăng tiến mà xã hội có thể giúp họ thì quá chậm. Không cần nói gì tới Việt Nam, nơi mà chính các bác sĩ cũng ít người đủ tiền để xài dịch vụ Internet, theo lời một bác sĩ tại Viện Ung Thư Sài Gòn, mà ngay ở Nhật hay Trung Hoa tốc độ cũng không nhanh. Thí dụ, theo nhật báo kinh doanh Nikkei Multimedia, phụ nữ chiếm chỉ 17.2% số người sử dụng Internet ở Nhật — nhưng vẫn còn may là gần 40% những người mới vào Internet lại là phụ nữ.
Còn nếu nhìn toàn vùng Á Châu Thái Bình Dương, theo IDC Asia Pacific, phụ nữ chỉ chiếm có 14% số người Á Thái Bình Dương sử dụng Internet bên ngoài nước Nhật. Nghĩa là cũng chậm kinh khủng. Trong khi đó, phụ nữ chiếm khoảng phân nửa số người dùng Internet tại Mỹ.
Nhưng các lời tiên đoán đều rất lạc quan: Theo Computer Economics Inc., hãng nghiên cứu thị trường tại Carlsbad, California, phụ nữ sẽ chiếm tới 40% trên tổng dân số Á Thái Bình Dương sử dụng Internet vào năm 2001. Nghĩa là chạy theo các ông cũng nhanh kinh khủng.
Đây cũng là chỗ để nhà nước CSVN suy nghĩ cặn kẽ: Khi toàn cầu đều mau chóng vào Internet, nếu dân Việt không được tạo cơ hội vào đồng bộ thì đây sẽ là một tội rất lớn đối với sự phát triển vừa về mặt kinh tế vừa về mặt con người.
Bởi vì không nơi đâu có sẵn thông tin hơn Internet, và gần như tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thí dụ như trang Web Việt Báo “www.vietbao.com” nơi bất kỳ ai vào cũng đều đọc tự do và miễn phí, trong khi muốn đọc bản báo giấy lại phải mua 25 xu. Nghĩa là Internet đã biến thế giới thành một màn hình ngay trước mắt chúng ta, và những cảm xúc với quê nhà nằm ngay trên đầu ngón tay và bàn phím keyboard.
Lời chân tình của các đại diện Mỹ và Ấn khi khuyên nhà nước Hà Nội nhanh chóng phổ cập Internet hoàn toàn là do từ tâm. Tội lỗi lớn nhất của nhà nước chính là để cho dân mù chữ. Kể cả mù chữ Internet.
Gửi ý kiến của bạn