Trung Quốc nước đông dân nhứt địa cầu, với chế độ CS độc tài toàn trị vẫn không đồng hoá nổi người sắc tộc thiểu số tại những vùng đất ven biên mà TC đã chiếm cứ. Số tăng ni, Phật tử Tây Tạng tự thiêu, số người Duy ngô nhĩ nổi dậy chống TC bị đàn áp làm lương tâm Nhân Loại bị cắn rứt.
Ấn độ nước đông dân thứ hai trên hành tinh bị chiến tranh, bị xung đột võ trang liên tục với Pakistan từ sau khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ thành quốc gia độc lập tháng 8 năm 1947 theo kế hoạch Maobettơn của Anh. Từ đó Pakistan tìm cách thôn tính tiểu vương quốc Jammu và Kashmir (nơi có 70% dân số theo đạo Hồi). Ba cuộc chiến tranh lớn 1947-48, 1965, 1971 đã bùng nổ. Và chỉ từ đầu năm 2012 đến nay thôi, phía Pakistan đã 37 lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Bao nhiêu máu đổ thịt rơi vì vấn đề dân tộc, sắc tộc, người nhập cư.
Còn ở Mỹ có thể nói là nước tự do, dân chủ, giàu mạnh nhứt hoàn cầu, vấn đề dân nhập cư lậu là một vấn đề nhức đầu của chánh trị gia, khó xử cho cơ quan hiến định, tổng thống, quốc hội, toà án và tối cao pháp viện, đổ mồ hôi cho lực lượng biên phòng, gây tranh luận làm chia rẽ công luận dân chúng Mỹ. Cứ mỗi lần bầu cử tổng thống là mỗi lần vấn đề người nhập cư lậu xảy ra như giặc chòm trong cuộc tranh cử.
Ngày 25-6-2012, Tối Cao Pháp Viện Mỹ, những bậc lão luyện về luật pháp mà còn là những lão làng về chánh trị, đã phán quyết về luật nhập cư của tiểu bang Arzona "SB 1070” được xem là đạo luật nhập cư nghiêm khắc nhứt ở Mỹ. TCPV hủy bỏ luôn điều luật buộc mang giấy tờ tùy thân theo nếu không sẽ bị tội hình. Nhưng TCPV giữ lại một điều khỏan của luật Arizona gây nhiều tranh cãi nhứt, khiến Bộ Tư Pháp của nội các Obama phải thỉnh cầu TCPV phán quyết xem có vi hiến hay không. Đó là điều khỏan cảnh sát được quyền yêu cầu những người theo cái nhìn của cảnh sát có những dấu hiệu nhập cư bất hợp pháp “cho chúng tôi xem giấy tờ”. Điều khỏan cho cảnh sát được yêu cầu cho xem xét giấy tờ, giúp cho cảnh sát xác minh qui chế về nhập cư tất cả mọi người mà cảnh sát chận lại. Phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện rất có lợi cho TT Obama tái ứng cử.
Chưa đủ TT Obama còn thừa thắng xông lên, dùng đặc quyền hành pháp, ra một sắc lịnh ưu đãi cho một số người nhập cư lậu được ở lại Mỹ hai năm, có quyền làm việc. Như đã biết trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2012, TT Obama là một ứng cử viên tái ứng cử. Trung thành với lời hứa trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ đầu, tỷ lệ người Mỹ gốc Hispanics ủng hộ Ông rất cao. Nhưng trong mấy năm nhiệm kỳ đầu, TT Obama trình dự luật Dream Act giúp hợp thức hoá người Hispanics không thành, bị Quốc Hội nhứt là Thượng Viện chống đối. Trong thời gian sắp hết nhiệm kỳ phải tái ứng cử TT Obama sử dụng hành vi chánh phủ ký sắc lịnh ngưng trục xuất những người nhập cư không giấy tờ, những người này được phép ở lại Mỹ hai năm và được phép làm việc. Sắc lịnh này có hiệu lực vào ngày 15 tháng Tám, là thời gian còn khoảng 12 tuần nữa là bầu cử tổng thống.
Khi ban hành sắc lịnh dưới hình thức hành vi chánh phủ chớ không phải luật – TT Obama tuyên bố đây không phải là “ân xá” như đối lập Cộng Hoà tố cáo, mà TT Obama cho đó là “việc đáng phải làm”.
Nhưng trong bối cảnh bầu cử và dưới lăng kính chánh trị bầu cử, “việc đáng phải làm” đó là “việc đáng phải làm” trước mắt là để hốt phiếu. Không phải những người được hưởng ân huệ do sắc lịnh của TT Obama ban cho sẽ bỏ thăm cho Ông vì những người đó không phải là công dân nên không có quyền bầu cử. Nhưng số người gốc Latino hay Hispanics có quốc tịch Mỹ, là công dân Mỹ, có quyền bỏ phiếu ở Mỹ, với số cử tri Mỹ gốc Hispanic lên đến 21 triệu người.
TT Obama không thành công trong việc vận động Quốc Hội thông qua dự luật Dream Act của Ông hợp thức hoá cho người nhập cư trẻ, bây giờ trong mùa bầu cử Ông dùng sắc lịnh để làm. Tự nhiên đối lập Cộng Hoà tố cáo TT Obama qua mặt Quốc Hội, ưu đãi người nhập cư bất hợp pháp, làm công dân Mỹ thất nghiệp thêm.
Chiếu theo Sắc lịnh của TT Obama ban hành hồi tháng 6, 2012 thì chỉ có khoảng 800,000 người được hưởng ân huệ này. Theo viện dân số học của Mỹ, ba phần tư số người được hưởng ân huệ của sắc lịnh của TT Obama là người gốc Latino, gốc gác ở nước Mexico lân cận Mỹ và một số nước ở Nam Mỹ châu. Số người này sống tập trung ở các tiểu bang California, Texas, Florida, New York và Illinois của Mỹ.
Nhưng Viện Chính Sách Di Trú (MPI) công bố vào Thứ Ba 7 tháng 8, 2012, có đến 1,760,000 người nhập cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sẽ tạm thời không bị trục xuất. Viện nghiên cứu độc lập này khẳng định là trước mắt 1,260,000 người không giấy tờ hợp lệ đã hội đủ các điều kiện, và sắp tới đây sẽ có thêm 500,000 người nữa, khi số thanh niên trong trường hợp này đạt 15 tuổi. Họ sẽ không bị trục xuất và được cấp giấy cư trú hay giấy cho phép làm việc trong hai năm.
Con số thực của một viện độc lập cao hơn rất nhiều so con số của chánh phủ đưa ra. Công luận bất bình TT Obama hơn trong việc lợi dụng sắc lịnh trong thời gian vận động tranh cử. Phía Cộng Hoà cho đó là một thủ đoạn chính trị và một sự ân xá trá hình.
Tin AFP, chiếu sắc lịnh của TT Obama ký vào tháng Sáu, ngày 15/08/2012, ngày đầu sắc lịnh có giá trị thi hành, hàng hàng lớp lớp người nhập cư lậu đối tượng được ưu đải theo sắc lịnh cũa TT Obama đi nộp đơn xin được chính quyền xét cấp giấy tờ tùy thân cho phép lao động với thời hạn hai năm.
Thống đốc TB Arizona phản ứng mạnh. Thống đốc Arizona, bà Jan Brewer, đối đầu với TT Obama cũng ban hành sắc lịnh tiểu bang không cho các cơ quan thuộc quyền cấp tiểu bang hay địa phương cấp phúc lợi cho trẻ di dân bất hợp pháp. Kể cả việc thi lấy bằng lái xe, hay xin thẻ ID có hình của tiểu bang, cũng không được.Lịnh này của Bà Thống đốc Arizona ảnh hưởng đến khoảng 80.000 người di dân bất hợp pháp được sắc lịnh của TT Obama ưu đải. có quyền xin vào chương trình này./.
Vi Anh
Ấn độ nước đông dân thứ hai trên hành tinh bị chiến tranh, bị xung đột võ trang liên tục với Pakistan từ sau khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ thành quốc gia độc lập tháng 8 năm 1947 theo kế hoạch Maobettơn của Anh. Từ đó Pakistan tìm cách thôn tính tiểu vương quốc Jammu và Kashmir (nơi có 70% dân số theo đạo Hồi). Ba cuộc chiến tranh lớn 1947-48, 1965, 1971 đã bùng nổ. Và chỉ từ đầu năm 2012 đến nay thôi, phía Pakistan đã 37 lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Bao nhiêu máu đổ thịt rơi vì vấn đề dân tộc, sắc tộc, người nhập cư.
Còn ở Mỹ có thể nói là nước tự do, dân chủ, giàu mạnh nhứt hoàn cầu, vấn đề dân nhập cư lậu là một vấn đề nhức đầu của chánh trị gia, khó xử cho cơ quan hiến định, tổng thống, quốc hội, toà án và tối cao pháp viện, đổ mồ hôi cho lực lượng biên phòng, gây tranh luận làm chia rẽ công luận dân chúng Mỹ. Cứ mỗi lần bầu cử tổng thống là mỗi lần vấn đề người nhập cư lậu xảy ra như giặc chòm trong cuộc tranh cử.
Ngày 25-6-2012, Tối Cao Pháp Viện Mỹ, những bậc lão luyện về luật pháp mà còn là những lão làng về chánh trị, đã phán quyết về luật nhập cư của tiểu bang Arzona "SB 1070” được xem là đạo luật nhập cư nghiêm khắc nhứt ở Mỹ. TCPV hủy bỏ luôn điều luật buộc mang giấy tờ tùy thân theo nếu không sẽ bị tội hình. Nhưng TCPV giữ lại một điều khỏan của luật Arizona gây nhiều tranh cãi nhứt, khiến Bộ Tư Pháp của nội các Obama phải thỉnh cầu TCPV phán quyết xem có vi hiến hay không. Đó là điều khỏan cảnh sát được quyền yêu cầu những người theo cái nhìn của cảnh sát có những dấu hiệu nhập cư bất hợp pháp “cho chúng tôi xem giấy tờ”. Điều khỏan cho cảnh sát được yêu cầu cho xem xét giấy tờ, giúp cho cảnh sát xác minh qui chế về nhập cư tất cả mọi người mà cảnh sát chận lại. Phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện rất có lợi cho TT Obama tái ứng cử.
Chưa đủ TT Obama còn thừa thắng xông lên, dùng đặc quyền hành pháp, ra một sắc lịnh ưu đãi cho một số người nhập cư lậu được ở lại Mỹ hai năm, có quyền làm việc. Như đã biết trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2012, TT Obama là một ứng cử viên tái ứng cử. Trung thành với lời hứa trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ đầu, tỷ lệ người Mỹ gốc Hispanics ủng hộ Ông rất cao. Nhưng trong mấy năm nhiệm kỳ đầu, TT Obama trình dự luật Dream Act giúp hợp thức hoá người Hispanics không thành, bị Quốc Hội nhứt là Thượng Viện chống đối. Trong thời gian sắp hết nhiệm kỳ phải tái ứng cử TT Obama sử dụng hành vi chánh phủ ký sắc lịnh ngưng trục xuất những người nhập cư không giấy tờ, những người này được phép ở lại Mỹ hai năm và được phép làm việc. Sắc lịnh này có hiệu lực vào ngày 15 tháng Tám, là thời gian còn khoảng 12 tuần nữa là bầu cử tổng thống.
Khi ban hành sắc lịnh dưới hình thức hành vi chánh phủ chớ không phải luật – TT Obama tuyên bố đây không phải là “ân xá” như đối lập Cộng Hoà tố cáo, mà TT Obama cho đó là “việc đáng phải làm”.
Nhưng trong bối cảnh bầu cử và dưới lăng kính chánh trị bầu cử, “việc đáng phải làm” đó là “việc đáng phải làm” trước mắt là để hốt phiếu. Không phải những người được hưởng ân huệ do sắc lịnh của TT Obama ban cho sẽ bỏ thăm cho Ông vì những người đó không phải là công dân nên không có quyền bầu cử. Nhưng số người gốc Latino hay Hispanics có quốc tịch Mỹ, là công dân Mỹ, có quyền bỏ phiếu ở Mỹ, với số cử tri Mỹ gốc Hispanic lên đến 21 triệu người.
TT Obama không thành công trong việc vận động Quốc Hội thông qua dự luật Dream Act của Ông hợp thức hoá cho người nhập cư trẻ, bây giờ trong mùa bầu cử Ông dùng sắc lịnh để làm. Tự nhiên đối lập Cộng Hoà tố cáo TT Obama qua mặt Quốc Hội, ưu đãi người nhập cư bất hợp pháp, làm công dân Mỹ thất nghiệp thêm.
Chiếu theo Sắc lịnh của TT Obama ban hành hồi tháng 6, 2012 thì chỉ có khoảng 800,000 người được hưởng ân huệ này. Theo viện dân số học của Mỹ, ba phần tư số người được hưởng ân huệ của sắc lịnh của TT Obama là người gốc Latino, gốc gác ở nước Mexico lân cận Mỹ và một số nước ở Nam Mỹ châu. Số người này sống tập trung ở các tiểu bang California, Texas, Florida, New York và Illinois của Mỹ.
Nhưng Viện Chính Sách Di Trú (MPI) công bố vào Thứ Ba 7 tháng 8, 2012, có đến 1,760,000 người nhập cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sẽ tạm thời không bị trục xuất. Viện nghiên cứu độc lập này khẳng định là trước mắt 1,260,000 người không giấy tờ hợp lệ đã hội đủ các điều kiện, và sắp tới đây sẽ có thêm 500,000 người nữa, khi số thanh niên trong trường hợp này đạt 15 tuổi. Họ sẽ không bị trục xuất và được cấp giấy cư trú hay giấy cho phép làm việc trong hai năm.
Con số thực của một viện độc lập cao hơn rất nhiều so con số của chánh phủ đưa ra. Công luận bất bình TT Obama hơn trong việc lợi dụng sắc lịnh trong thời gian vận động tranh cử. Phía Cộng Hoà cho đó là một thủ đoạn chính trị và một sự ân xá trá hình.
Tin AFP, chiếu sắc lịnh của TT Obama ký vào tháng Sáu, ngày 15/08/2012, ngày đầu sắc lịnh có giá trị thi hành, hàng hàng lớp lớp người nhập cư lậu đối tượng được ưu đải theo sắc lịnh cũa TT Obama đi nộp đơn xin được chính quyền xét cấp giấy tờ tùy thân cho phép lao động với thời hạn hai năm.
Thống đốc TB Arizona phản ứng mạnh. Thống đốc Arizona, bà Jan Brewer, đối đầu với TT Obama cũng ban hành sắc lịnh tiểu bang không cho các cơ quan thuộc quyền cấp tiểu bang hay địa phương cấp phúc lợi cho trẻ di dân bất hợp pháp. Kể cả việc thi lấy bằng lái xe, hay xin thẻ ID có hình của tiểu bang, cũng không được.Lịnh này của Bà Thống đốc Arizona ảnh hưởng đến khoảng 80.000 người di dân bất hợp pháp được sắc lịnh của TT Obama ưu đải. có quyền xin vào chương trình này./.
Vi Anh
Gửi ý kiến của bạn