Hôm nay,  

Bà Lớn

20/06/201200:00:00(Xem: 19072)
Bà! Tây ngày nay chỉ có Bà vì không còn Cô nữa. Trên luật pháp. Trên thực tế, khi người ta gọi một người phụ nữ bằng Cô là muốn biểu lộ mối quan hệ theo ngôi thứ xã hội. Như giữa những người cộng sản ở Hà nội, thông thường họ gọi nhau bằng Anh, Chị. Nhưng khi cần xử lý một vụ việc nghiêm trọng, họ đổi giọng và gọi nhau bằng “đồng chí”.

Gọi anh với người lớn tuổi chức vụ cao, vai vế trong tổ chức cao, người nhỏ, thắp, phải thêm tiếng “Lớn”như các “Anh Lớn”, các “Chị Lớn». Với người cộng sản không có “Bà” hay “Ông” vì cách xưng hô này là sản phẩm của nền văn minh tư sản.

Pháp xưa nay vẫn là xứ tư bản, nền văn minh Pháp vốn là thứ văn minh tư sản nên trong quan hệ xã hội, người Pháp vẫn giữ cách xưng hô với phụ nữ là “Bà” và với đàn ông là “Ông”.

Nhưng với người phụ nữ có địa vị bậc nhứt quốc gia thì không thể gọi Bà gọn trơn như vậy được. Vi phạm tội “Phạm thượng”. Mà phải thưa “Bà Lớn” cho phải phép.

Thông thường Bà phải đi kèm theo tên chồng vì đó là “Bà của Tôi” (Ma – Dame). Như Bà Nguyễn văn Thiệu, vợ chánh thức của Ông Nguyễn văn Thiệu. Ông Nguyễn văn Thiệu làm Tổng thống, nhưng không thể gọi Bà Nguyễn văn Thiệu là Bà Tổng thống, mà phải gọi “Bà vợ Tổng thống”, tức “Tổng thống Phu nhơn” cho có chữ nghĩa.

Nhơn đây, Cỏ May nhắc lại một tập quán xã hội ở Viết nam liên quan tới Bà/Ông còn thạnh hành cho tới ngày nay, tại vài nơi ở hải ngoại. Việt nam vốn là nước chậm tiến, nhưng biết trọng đạo “Tiếng chào cao hơn cổ” nên vợ các ông lớn, tức những người có chức phận cao, quan trọng trong xã hội, thường được gọi tưng bốc theo chức phận của chồng như Bà Thiếu tá, Bà Trung tướng, Bà Tổng trưởng, Bà Hội đồng, cả Bà Bác sĩ mặc dù các bà này chỉ làm vợ của các ông kia mà thôi.

Ở Paris ngày nay, còn một “Bà Bác sĩ” khá nổi tiếng ở Sài gòn trước 4/1975. Có ai gọi bà chỉ với tên chồng là “Bà T.”, bỏ mất “Bác sĩ”, là bà tỏ ngay vẻ khó chịu hiện rỏ ra mặt. Danh xưng “Bà Bác sĩ” lậm sâu vào người bà đến nổi làm cho bà có niềm tin sắt đá rằng chính bà là “Bác sĩ” tuy Bà không học y khoa bao giờ. Mà thật, lúc còn ở Sài gòn, sau khi ông chồng chết, bà thay chồng khám bịnh, cho toa, lấy tiền bịnh nhơn trong một thời gian khá dài. Bà làm việc này hoàn toàn không phải vì tiền, bỡi Bà giàu có dư tiền bạc, mà chỉ vì muốn tự xác nhận với chính mình là “Bà Bác sĩ”.

Đó là hiện tượng “Bà Lớn” Việt nam. Còn “Bà Lớn» Tây?

Việt nam đã có “Bà Lớn” thì Tây phải có “Bà Lớn”. Lẽ tự nhiên thôi. Vì Tây, trên vài thói tục xã hội, vẫn là thầy của Việt nam kia mà. Nên nhớ ngày xưa ở Việt nam, có “Quan Lớn”, tức Tỉnh trưởng, Quận trưởng, Thẩm phán,… Ở Bắc, thậm chí ông thầy thuốc cũng được dân chúng gọi là “Quan Đốc tờ”.

Nhưng Tây giữ cách xưng hô nghiêm chỉnh. Ông Chirac làm Tổng thống, Bà Chirac vẫn được dân chúng gọi là Bà Bernadette Chirac, chớ không bao giờ gọi bằng “Bà Tổng thống Chirac”. Cùng cách xưng hô như vậy đối với tất cả người có chức phận, địa vị cao trong xã hội Pháp.

Bà Lớn hơn hết, lớn nhứt Quốc gia, là Bà vợ của Ông Tổng thống hay Thủ tướng nếu quốc gia theo Thủ tướng chế. Nhưng Bà Lớn này phải chánh thức là vợ của Tổng thống hay Thủ tướng mới được gọi là “Đệ Nhứt phu nhơn”, tức bà vợ của “Người Đàn ông thứ nhứt quốc gia”.

Báo chí vẫn thường nhắc tới trường hợp Bà Valérie Trierweiler với Ông Hollande đặt ra nhiều vấn đề với nghi lễ từ hôm 15 tháng 05 khi Ông Hollande lên làm Tổng thống Pháp vì hai người sống chung với nhau mà không chánh thức. Bà Valérie Trierweiler ở trong Điện Elysée là bình thường. Nhưng Bà muốn có Văn phòng riêng ở Tổng thống phủ với 4 tới 6 nhơn viên, Agenda làm việc, …thì Bà làm việc với tư cách gì? Ngân sách của Văn phòng của Bà? Cách ứng xử trong quan hệ với nhơn viên của Elysée? Nhiều vấn đề sẽ đặt ra.

Có điều rất rỏ là càng ngày, Bà càng muốn xác định Bà là “Đệ Nhứt Phụ nữ nước Pháp” mà vẫn chưa có quyết định kết hôn.

Pháp vốn có nhiều đặc thù văn hóa mà trường hợp Bà Valérie Thierweiler là một đặc thù khá nỗi cợm.

Một cú dao găm

Trong cuộc tranh cử Dân biểu Quốc Hội, tại đơn vị La Rochelle, Thành phố trên bờ biển Miền Tây-Bắc, qua vòng I, còn lại 3 ứng cử viên có nhiều phiếu hơn hết: Bà Ségolène Royale, Bồ cũ của Ông Tổng thống François Hollande, được 32,03% số phiếu, Ông Olivier Falorni, Thị trưởng, đảng viên xã hội ly khai, được 28,91% và Bà Sally Chadjaa, của đảng UMP, được 19,47%.

Tuy có số phiếu dẩn đầu, Bà Ségolène Royal không chắc chắn thắng cử vì ở vòng II vào chủ nhựt tới 17/06/2012, cử tri của các ứng cử viên kia có thể sẽ dồn phiếu cho Ông Olivier Falơrni. Thất cử Dân biểu kỳ này, chẳng những giấc mơ làm Chủ tịch Quốc Hội của Bà trở thành mây khói, mà Bà sẽ không còn một chức vụ gì nữa. Không lẽ Bà đi ghi tên lảnh thất nghiệp như những người công nhơn bình thường khác? Thật tội nghiệp cho phận nữ lưu nhiều gian truân của Bà!

Năm năm sau ngày Bà thất cử Tổng thống, dư luận cử tri không còn ủng hộ Bà nồng nhiệt nữa. Bà thất bại liên tục: rớt Tổng Bí thư đảng, bị loại Úng cử viên bầu cử Tổng thống vừa rồi.Theo kết quả thăm dò của Hảng Ifop, Bà Ségolène Royal bị mất sự ủng hộ của cử tri từ 45% xuống còn 25%, đó là không kể 38% cử tri đã bầu cho Bà năm 2007 nay không còn muốn ủng hộ Bà nữa.

Thời vàng son của Bà ngày nay như bắt đầu mờ nhạt. Mọi chỉ dấu dư luận không có chỉ dấu nào tốt cho Bà. Tuy nhiên Bà vẫn tiếp tục dấn thân.


Thế mà tới giờ chót, trước vòng II là lúc quyết định thành bại sự nghiệp chánh trị của Bà, Ségolène Royal lại bất ngờ lảnh một cú dao gâm của Bà Bồ của Bồ cũ có 4 đứa con với Bà. Nghĩ có đau thương cho người Phụ nữ chánh trị không?

Ông Bồ củ, TT.Hollande, vừa công khai tuyên bố ủng hộ Bà là ứng cử viên duy nhứt của đảng xã hội, thì Bà Bồ mới của Ông Tổng thống Hollande liền gởi ngay một thông điệp qua Twitter cho đối thủ của Bà, ứng cử viên Olivier Falorni: “Hãy can đảm lên Olivier Falorni, người đã không làm mất lòng tin và luôn bên cạnh người dân Thành phố Rochelle tranh đấu từ nhiều năm qua với sự dấn thân không vụ lợi”.

Bà Valérie Trierweiler tên thiệt là Valérie Massonneau, từ năm 1995 là vợ của Ông Trierweiler, Thư ký Tòa soạn tuần báo ParisMatch, giới chức Đại học, chuyên viên về triết học Đức. Năm 2007, Bà xin ly dị và năm 2010 Tòa tuyên bố ly dị. Bà xin giữ lại tên ông Trierweiler. Bà gặp Ông Hollande nhơn cuộc bầu cử Quốc hội năm 1988 vì nghề nghiệo ký giả chánh trị. Ít nhứt, Bà bắt đấu mối quan hệ tình cảm với Ông Hollande từ năm 2004 và tới năm 2010, sau khi chánh thức ly dị, hai người mới công khai bạn tình với nhau.

Thông điệp của Bà Valérie Trierweiler vừa phổ biến bày tỏ lập trường nhiệt tình ủng hộ ứng cử viên đối thủ của Bà Ségolène Royal, đối lập hẳn với lập trường của đảng xã hội, tức đảng cầm quyền, đã làm cho Chánh trị bộ của đảng vội vàng chạy xuống đơn vị Rochelle để động viên cử tri ủng hộ cho Bà Ségolène Royal.

Message của Bà Valérie Trierweiler, nguyên văn, chỉ có hai mươi hai chữ mà có tầm vóc như một trái bom 22 000 kg thật sự nổ tung không phải chỉ ở Rochelle, trong đảng xã hội, mà sức chấn động còn lan rộng trên chánh trường của Pháp. Làm cho Ông Tổng thống Hollande khó tránh khỏi bị chao đảo. Chắc Ông phải kìm giữ kẻo mất “đặc tính Tổng thống bình thường” của Ông.

Thủ tướng Chánh phủ, Ông Jean-Marc Ayrault và Bà Tổng Bí thư đảng, Martine Aubry, lên tiếng trấn an nạn nhơn “…đó không phải là phát biểu của một nhà chánh trị”.

Dân biểu đảng Xã hội, Ông Jean Louis Bianco, thân cận với bà Royal, tỏ thái độ phẫn nộ “Người dân bầu ông François Hollande, chứ không phải bầu bà Valérie Trierweiler, tại sao bà ta lại xen vào chuyện này?”.

Ông Daniel Cohn Bendit, dân biểu đảng Xanh của Quốc hội Âu châu lưu ý: “Đó là những điều không nên làm. Trong vụ này, không nên nói rằng bà Trierweiler có tư cách độc lập, đó là một hành động khiếm nhã. Bà Royal là mẹ của bốn đứa con của ông Hollande. Bà Valerie Trierweiler không nên quên điều này”.

Cánh hữu vớ được cơ hội này và mỉa mai đó là một hài kịch ở điện Elysée, Phủ Tổng thống Pháp.

Sự kiện này làm dấy lên một cuộc tranh luận vô cùng sôi nỗi trên khắp nước Pháp, đặc biệt là về quy chế đệ nhứt phu nhân, hoặc người bạn tình sống chung với Tổng thống. Có người cho rằng bà Trierweiler trước tiên là một công dân, hơn nữa bà lại là một nhà báo đang hành nghề, do đó, bà có quyền đưa ra các ý kiến riêng của Bà.

Thế nhưng, nhựt báo Libération của cánh tả lại cảnh cáo rằng thông điệp trên Tweeter của bà Trierweiler báo hiệu một hiện tượng hoàn toàn bất bình thường đã thâm nhập vào Điện Elysée. Bởi vì trong suốt quá trình vận động tranh cử, Ông Hollande luôn tuyên bố ông là một «Tổng thống bình thường” theo đúng nghĩa, tức là «của nhân dân”, không có gì khác thường đáng để ý. Hay “bình thường” đó ngụ ý Ông không muốn phê phán Ông Sarkozy là “Tổng thống của nhà giàu”, Tổng thống chạy theo nếp sống “Bling-Bling”. Hơn nữa, Ông Hollande nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt đời sống tư và công việc chung.

Khi chỉ trích hành động của bà Trierweiler, một số nhà bình luận còn cho rằng chính ông Hollande phải chịu trách nhiệm về vụ bi hài này. Tại sao ông Hollande lại công khai ủng hộ bà Ségolène Royal trong lúc ông từng tuyên bố là trên cương vị Tổng thống, ông sẽ không tham gia vào các hoạt động vận động tranh cử Lập pháp của đảng Xã hội? Nếu muốn ủng hộ Bà Ségolène Royal, Ông có nhiều cách khác, hiệu quả, kín đáo và tế nhị hơn.

Báo chí Anh Quốc được dịp chế diễu nước Pháp. Tờ Daily Telegraph nhận định đó là một cuộc “chiến tranh hoa hồng” giữa hai người đàn bà.

Tờ Times đánh giá là người bạn tình của Ông Hollande đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong nhiệm kỳ Tổng thống này, đi kèm với một bức tranh vẽ hình Ông Hollande giơ tay làm dịu căng thẳng với lời tựa bằng tiếng Pháp “Này các bà ơi, tôi là Tổng thống chứ?”.

Thông tín viên của tờ Times ở Paris ghi nhận là tình yêu ngự trị tại Pháp và nói xéo bằng cách trích tục ngữ: “Ghen tuông không có gì là tội lỗi cả, đó là bằng chứng của tình yêu”.

Nhưng Bà Valérie Treiweiler ghen là đúng. Phải ghen vì đàn bà không ghen, không phải là đàn bà . Các bà Việt nam tôi còn sẳn lòng ghen dùm nữa kia mà.

Thật ra Bà đang nhằm tìm mọi cách hạ Bà Ségolène Royal, loại Bà ấy ra khỏi chánh trường Pháp, để ngăn ngừa mọi hậu quả tai hại về sau. Bà Ségolène Royal còn ở trong chánh trường thì ai kiểm soát, ai ngăn cản hai người họ gặp nhau? “Bồ cũ không rủ cũng tới”. Hay ”Cây da củ, bến đò xưa “.

Bà Valérie Treiweiler chắc có học văn chương dân gian việt nam khi Bà học Ban Văn chương ở Đại học Paris III (Sorbonne Nouvelle).

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.