Hôm nay,  

Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ Năm 2012

23/05/201200:00:00(Xem: 13379)
Tháng 11 tới cử tri Hoa Kỳ sẽ đi bỏ phiếu chọn ông Barack Obama hay ông Mitt Romney làm tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2012-2014. Cùng ngày cử tri cũng bầu lại toàn thể 435 ghế Hạ nghị viện, 33 ghế Thượng nghị sĩ và khoảng 25 Thống đốc các tiểu bang.
Cuộc bầu cử này chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc tranh cử giữa hai nhiệm kỳ tổng thống năm 2010. Năm đó một phong trào Cộng hòa cực hữu gọi là Tea Party đã thắng 60 ghế dân biểu và giúp đảng Cộng hòa kiểm soát lại Hạ nghị viện từ tay đảng Dân chủ làm thay đổi một cách căn bản không khí sinh hoạt nghị trường.

Từ cuối năm 2010 đến nay quốc hội Hoa Kỳ bị tê liệt vì nhóm Tea Party không chấp nhận một sự dung hòa quan điểm nào để giải quyết các vấn nạn quốc gia như làm thế nào để giảm nợ quốc gia, làm thế nào để giải quyết nạn ngân sách thâm thủng, làm thế nào để gỉải quyết chuyện người nhập cư trái phép đang làm ăn sinh sống tại Hoa Kỳ … Đảng Cộng hòa còn muốn đi xa hơn là dùng ưu thế chính trị mới để hủy bỏ Luật Cải tổ Chế độ Bảo hiểm Sức khỏe (Health Reform) ban hành ngày 23/3/2010 (bởi một quốc hội và một tổng thống trong tay đảng Dân chủ) nếu không bằng thủ tục lập pháp thì qua phán quyết của Tối Cao Pháp Viện (như nội vụ đang nằm tại đó chờ phán quyết).

Chỉ còn 6 tháng nữa là đến ngày bầu cử. Và dân chúng Hoa Kỳ không hy vọng gì thấy một sự dung hòa quan điểm nào giữa hai đảng. Đảng nào cũng nắm chặt nguyên tắc của mình. Bên Cộng hòa là giảm thuế, cắt các chương trình hưu bổng (Social Security) và chi tiêu có tính trợ cấp (Medicare, Medicaid, Supplemental Security Income – SSI) dành cho người người cao niên và thành phần yếu kém trong xã hội. Bên Dân chủ thì đồng ý cắt giảm chừng mực các chi tiêu phí phạm (trong đó có Medicare, Medicaid) nhưng cần tăng thuế đánh vào các đại công ty và thành phần lợi tức cao trong xã hội. Đảng Cộng hòa tin rằng dân chúng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ quan điểm cực hữu giúp Cộng hòa chiếm lại đa số tại hai viện quốc hội và Bạch ốc. Trái lại đảng Dân chủ tin rằng dân chúng đã chán sự tung hòanh của Tea Party và đảng Cộng hòa sẽ không thu đạt được gì hơn.

Trong bế tắc đó, kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 tới có thể sẽ giúp điều chỉnh lại cung cách làm việc của quốc hội Hoa Kỳ, nhất là của Hạ nghị viện buộc các dân biểu phải dung hòa quan điểm để giải quyết các vấn nạn của quốc gia.

Nhìn vào toàn diện bức tranh, các nhà quan sát bầu cử Hoa Kỳ tiên đoán rằng đảng Cộng hòa có phần chắc vẫn duy trì được đa số tại Hạ Nghị viện (có thể với một đa số thấp hơn hiện nay 241 - 198). Nhưng tại Thượng nghị viện, đảng Cộng hòa khó chiếm trội thêm 4 ghế nữa để nắm đa số.

Và câu hỏi then chốt là Obama- Romney ai sẽ thắng ai?

Xét thành tích của tổng thống Obama không có lý do gì dân chúng Hoa Kỳ không bầu ông lại một nhiệm kỳ nữa. Tuy ông không làm hết được những gì ông hứa khi tranh cử tổng thống năm 2008, nhưng ông đã làm được khá nhiều. Tổng thống Obama đã rút quân ra khỏi Iraq, và đang rút quân theo kế hoạch ra khỏi Afghanistan. Ông đã làm suy yếu bộ máy lãnh đạo của Al Qaeda giúp bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ và chống khủng bố toàn cầu. Ông cũng đã vực lại được một cuộc khủng hoảng kinh tế to lớn tòan cầu xẩy ra vào đúng lúc ông vừa chân ước chân ráo đắc cử tổng thống. Và ông đã can đảm vượt qua mọi cản trở thực hiện được sự cải tổ chế độ săn sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, một khuynh hướng toàn cầu và phổ biến.

Theo nhận xét của ông Aaron Miller, một chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Woodrow Wilson thì từ bây giờ đến ngày bầu cử tổng thống Obama sẽ thận trọng không đưa ra một chính sách gì sôi nổi, ngoại trừ có biến cố bất khả kháng. Ông Obama tạm để đó các vấn đề chưa có gỉai pháp dứt khoát như chính sách quân sự đối với Iran và đối sách đối với tình hình tại Syria. Ông sẽ tiếp tục thuyết phục Do thái đừng dội bom Iran. Ông sẽ uyển chuyển trong đối sách với chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, và sẽ không quá hăng hái trong vấn đề thiết đặt hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn của Iran để bảo vệ Tây Âu (mà ông Putin cho là cố ý đe đọa Liên bang Nga).

Điều đáng lo ngại nhất cho sự tái đắc cử của tổng thống Obama là yếu tố tâm lý. Không biết dân chúng Hoa Kỳ đã chấp nhận một tổng thống da đen chưa hay họ cho rằng một nhiệm kỳ thí nghiệm là đủ. Họ có còn thấy ông Obama là một ông tổng thống “lạ” không. Yếu tố “lạ”này là yếu tố quan trọng đã làm cho tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thua ông Francois Hollande trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp ngày 6/5/2012 vừa qua. Ngoài chuyện ái tình vợ con phóng khoáng, ông Sarkozy không phải là một ông tổng thống tồi. Khi làm tổng thống ông đã đưa ra được những biện pháp thực tế - không mị dân- để giải quyết vấn nạn thâm thủng ngân sách, đồng thời giúp bà thủ tướng Đức Angela Merkel tìm một giải pháp cứu vãn đồng Euro để tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khác (sau cuộc khủng hoảng 2008). Nhưng ông Sarkozy chỉ là một người Pháp thuộc thế hệ đầu tiên. Thân phụ ông là người Hung Gia Lợi đến định cư tại Pháp. Vẫn là một khuôn mặt lạ đối với người Pháp!

Về phần cựu thống đốc Mitt Romney ông không phải là một ứng cử viên nhẹ cân. Là một người Cộng hòa dĩ nhiên ông chủ trương thị trường, đầu tư, giảm thuế là nguyên tắc phát triển kinh tế, nhưng bản chất ông trung dung. Trên con đường kinh tế tư bản ông biết cần có biện pháp giúp đỡ người yếu kém trong xã hội. Khi làm thống đốc bang Masachusetts (2002-2006) ông đã thông qua luật bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân Masachusetts. Tuy nhiên trong 6 tháng vừa qua, để tranh thắng với các ứng cử viên Cộng hòa cực hữu như Rick Santorum, Newt Ginrich ông Romney đã phải chọn con đường cực hữu đi xa dần thành phần yếu kém trong xã hội, và đo đó từ đây đến tháng 11 ông phải dần dần trở về con đường trung dung hơn để lấp bớt nổi lo lắng của thành phần thấp cổ bé miệng.

Toàn thể bức tranh là vậy. Nhưng cũng có một vài nét chấm phá thú vị. Trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Indiana hôm Thứ Ba 8/5 giữa hai ứng cử viên Cộng hòa Richard Lugar và Richard Mourdock, Thượng nghị sĩ Lugar thua ông Mourdock thuộc khuynh hướng Tea Party. Ông Richard Lugar (Cộng hòa) là một Thượng nghị sĩ có 30 năm kinh nghiệm về đối ngoại của Hoa Kỳ. Ông có lập trường trung dung và thường làm việc với đảng Dân chủ trong những dự án ông nghĩ là hợp lý, nhân đạo hay ích quốc lợi dân. Nhưng ông đã thua ông Mourdock vì cử tri Cộng hòa (dưới ảnh hưởng của Tea Party) tại bang Indiana cho rằng ông Lugar quá dễ dãi với người di dân bất hợp pháp và nhất là đã bỏ phiếu thuận phê chuẩn hai đề cử viên Tối Cao Pháp viện của tổng thống Obama là Sonia Sotomayor và Elena Kagan.

Nét chấm phá thú vị thứ hai là tổng thống Obama ngầm nhắn với tổng thống Putin là, hãy kiên nhẫn. Khi tôi đắc cử rồi tôi sẽ không khó như bây giờ đâu. Một cái micro vô tình để mở đã tiết lộ câu chuyện thì thầm giữa tổng thống Obama và tổng thống Medvedef (hiện nay là thủ tướng) khi hai người trò chuyện với nhau tại Seoul ngày 16/3.

Tổng thống Obama nói: “Về các chuyện này, nhất là về vấn đề hỏa tiễn phòng thủ, thì cũng dễ giải quyết thôi, nhưng ông Putin cần cho tôi không gian trăn trở” (nguyên văn: On all these issues, but particularly missile defense, this, this can be solved but it is important for him to give me space)

Tổng thống Medvedef trả lời: “Tôi hiểu, tôi hiểu. Tôi hiểu nghĩa không gian trăn trở của ông. Không gian cho ông …” (nguyên văn tiếng Nga dịch ra Anh ngữ: Yeah, I understand. I understand your message about space . Space for you …)

Tổng thống Obama: “Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi. Sau cuộc bầu cử tôi có rộng đường hành động hơn” (nguyên văn: This is my last election. After the election I will have more flexibility)

Tổng thống Medvedef: “Tôi hiểu. Và tôi sẽ nói lại với Vladimir (1)” (nguyên văn: I understand. I will transmit this information to Valadimir)

Màu sắc của cuộc tranh cử là vậy. Nói tóm lại là trong cuộc bầu cử tổng thống, Hạ nghị viện và Thượng nghị viện năm nay tại Hoa Kỳ cả hai đảng đều bám lấy nguyên tắc của mình không tương nhượng. Và chỉ nói (hay không nói), chỉ làm (hay không làm gì) những gì cần để kiếm phiếu.

Đắc cử rồi hạ hồi phân giải.
Trần Bình Nam
May 22, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(1) Tên ông Putin gọi một cách thân mật

Trần Bình Nam

Ý kiến bạn đọc
29/05/201215:25:15
Khách
Tôi không có ý kiến với bài báo trên,nhưng xin có ý kiến với ý kiến độc giả. Theo độc giả nầy nói cỉ cần hai đảng luân phiên nhau làm TT 5năm,khỏi cần bầu bán gì cả, vậy sao không nói chỉ cần một đảng giống như VN bây giờ cai trị dân khỏi cần nhiều đảng.Bầu cử ở Mỹ thể hiện tính dân chủ mà mọi người đều mong muốn. Tuy rằng cử tri lựa chọn TT nình ưa thích nhưng chưa chắc đã như ý, bởi vì bầu cử TT Mỹ không theo lối phổ thông đầu phiếu mà theo thể thức cử tri đoàn.Cử tri đoàn thường nằm trong tay hai đảng chính: cọng hoà và dân chủ. Ở Mỹ có nhièu đảng, nhưng chẳng ai tin tưởng các đảng nhỏ cho nên không bao giờ bầu cho các đảng nhỏ.
23/05/201207:48:25
Khách
''Buôn có bạn, bán có phường'' Bầy bọn băng đảng xã hội đen cũng chia chác vùng làm ăn. Bè đảng chính trị / phe nhóm cầm quyền cũng phải tương nhượng để lãnh đạo...

Xưa rày, quanh đi quẩn lại thí cũng chỉ người của hai chánh đảng Cộng hoà và Dân chủ thay phiên nhau làm tổng thống chứ có đảng nào khác chen lấn dzô cho lọt ! Chi bằng hai đảng nêu trên tuần tự thay phiên nhau đưa người lên mần tổng thống mỗi 5 năm cho khỏi phải ì xèo vận động, tranh giành bầu bán, tâng bốc bản thân, sỉ vả đối phương, mị bịp cử tri... . Tổng thống Mỹ nào thì cũng chỉ sàn sàn thu được trên dưới phân nửa số cử tri đi bầu mà thôi !

Hãy để thời giờ, công sức, tiền bạc tranh giành, khoe mẽ, bôi bác... mà hợp lực lo cho dân cho nước thì có ích quốc lợi dân hơn không ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.