Hôm nay,  

Học Việt Ngữ Trong Khuôn Viên Chùa

22/05/201200:00:00(Xem: 8926)
Thấm thoát đã gần tám tháng kể từ ngày con gái tôi, bé Diệu Chân, theo học lớp Việt ngữ tại trường Việt Ngữ Pháp Hoa thuộc chùa Thích Ca - Đa Bảo, San Jose, Hoa Kỳ do Hòa Thượng Thích Trí Lãng trụ trì và Sư Cô Thích Nữ Kiến Tâm là hiệu trưởng đương nhiệm.Tôi viết bài này với mục đích chia sẻ cùng quý bạn đọc đặc biệt là đến quý bậc phụ huynh về hành trình học Việt ngữ, học Phật pháp của bé để chúng ta cùng suy ngẫm rằng việc các em Việt Nam học Việt ngữ trong khuôn viên Chùa ngoài việc trau dồi tiếng Việt căn bản còn có thêm phần lợi ích làm thăng hoa đời sống tâm linh của các em.

Cách đây một năm khi con tôi được hơn năm tuổi, tôi đã nhỏ nhẹ nói với con rằng: “Khi con sáu tuổi Mẹ sẽ cho con đi học tiếng Việt, con có thích không?” . Diệu Chân tuy không nói được tiếng Việt nhiều cho lắm nhưng chắc hiểu được phần nào câu nói của tôi nên bé trả lời “Okay, Mommy.” Nghe con nói thế, lòng tôi rộn lên một niềm vui nao nao, trí tôi nghĩ tới viễn ảnh ngày con mình sẽ biết đọc, viết, và nói được tiếng Việt thông thạo.

Đa số các trường Việt ngữ tại địa phương đều ra tiêu chuẩn các học viên phải tròn sáu tuổi mới được nhập học nhưng may mắn thay trường Việt Ngữ Pháp Hoa có mở lớp Oanh Vũ dành cho các em dưới sáu tuổi. Tôi liền đến trường để tìm hiểu về trường cũng như về thể thức ghi danh học cho con và bé Diệu Chân đã bắt đầu theo học lớp Oanh Vũ tại trường Việt Ngữ Pháp Hoa vào trung hạ năm 2011.

Tôi còn nhớ như in vào cuối ngày khai giảng lớp khi tôi đến đón con về, Diệu Chân đã hớn hở nói với tôi rằng “Mommy, Vietnamese school is so fun, I love it.” Tôi mừng khôn tả vì lời nói hồn nhiên của con. Và từ đó, vào mỗi trưa Thứ Bẩy, chúng tôi vợ chồng thay phiên nhau chở con đến trường. Con tôi đã bắt đầu bập bẹ phát âm các dấu và mẫu tự như “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, a, bê, xê, dê, đê…”

Tại sao tôi lại chọn một trường Việt ngữ được giảng dậy trong khuôn viên Chùa? Câu trả lời dựa trên một duyên lành hy hữu. Gia đình Nội, Ngoại của chúng tôi đều theo truyền thống Phật Giáo nhưng chúng tôi vì bận rộn với cuộc sống và hữu duyên với Phật pháp chưa tới nên cả hai vợ chồng tôi không phải là những Phật tử thuần thành. Tôi chỉ đến chùa vào những ngày lễ lớn trong năm như trong các ngày Tết Nguyên Đán, Phật Đản, Vu Lan, v.v… Tuy nhiên, trong năm qua vì có quý chư Tăng và Phật tử trong vùng nhờ tôi giúp chuyển ngữ một số tài liệu và các nhạc phẩm Phật Giáo qua Anh ngữ nên tôi đã có cơ duyên học hỏi thêm về Phật pháp. Không phải là một chuyên viên chuyển ngữ các tài liệu Phật Giáo nhưng vì nhu cầu Phật sự nên tôi đã chú tâm thi hành nhiệm vụ được giao phó.

Qua các trang mạng Thư Viện Hoa Sen, Diệu Pháp, Chánh Pháp, Budsas cùng các sách báo Phật pháp chúng tôi được quý Thầy và quý Sư Cô trong vùng mến tặng mỗi khi đến khám bệnh với hai vợ chồng chúng tôi, tôi đã bắt đầu cuộc hành trình chuyển ngữ và tìm về với Phật pháp. 
Sau khi hoàn tất công việc chuyển ngữ, tôi nhận thấy trong tôi một niềm an lạc vô biên mỗi khi tôi khoan thai chăm chú đọc bất cứ tài liệu Phật pháp nào vì trong mỗi một trước tác công phu của quý tác giả Tăng Ni và Cư sĩ như quý Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, HT Thích Minh Châu, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải, HT Thích Mãn Giác, HT Thích Thanh Từ, HT Thích Nhất Hạnh, HT Thích Viên Lý cùng quý Cư sĩ như BS Tâm Minh Lê Đình Thám, Tâm Diệu, Nguyên Giác, Thiện Phúc, Đào Văn Bình, Vĩnh Hảo, Bình An Sơn và còn nhiều tác giả khác….) tôi đã bắt đầu học hỏi thêm rất nhiều khía cạnh thâm vi huyền diệu của Phật pháp.

Tâm kiến thức của tôi về Phật pháp ngày một thăng hoa theo số sách Phật pháp tôi có cơ hội đọc và học qua. Hạt giống tìm hiểu về Phật pháp trong tôi đã lan dần đến con gái tôi. Bé Diệu Chân mỗi lần thấy tôi đọc sách hay làm việc trên máy điện toán là bé lân la đến hỏi: “Mommy, are you reading Buddha things again?” Tôi hoan hỷ trả lời con: “Đúng, Mẹ đang học Phật pháp đó con.” Con tôi hồn nhiên đáp lại ngay: “Me too, Mommy, I learn Phật pháp at the Chùa too.”

Mỗi chiều Thứ Bẩy, bé học tại trường Việt Ngữ Pháp Hoa từ một giờ đến 5 giờ chiều.Đúng một giờ bé cùng hơn 100 các bạn học tập họp ngay trong chánh điện của Chùa vì tại đây tất cả các em tham dự phần nghi lễ Quốc kỳ Mỹ-Việt, Phật Giáo kỳ và Thiền tọa trước khi vào lớp học của riêng mình. Trước khi ngồi thiền, một em tình nguyện lên đánh chuông và hướng dẫn các bạn cùng đọc chung các câu như sau: [1]

“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Quy y Phật, con nguyện làm các việc thiện
Quy y Pháp, con nguyện vâng lời Phật dạy
Quy y Tăng, con nguyện làm Phật tử chân chánh”

Tôi có cơ hội ngồi thiền cùng Diệu Chân và các bạn của bé đôi ba lần. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy các em rất ngoan ngoãn và nghiêm chỉnh trong lúc thiền. Các em ngồi thật an nhiên trong tư thế bán già, chân phải đặt lên chân trái, bàn tay phải đặt lên lòng bàn tay trái, 2 đầu ngón tay cái chạm vào nhau từ tốn và ngay ngắn. Đôi mắt các em nhắm lại, khuôn mặt các em bình lặng, thanh thản. Tôi không thể biết được các em thực sự đang nghĩ gì trong lúc thiền này, nhưng thiết tưởng với không khí trang nghiêm, nhạc Đạo chánh niệm chan hòa, chắc hẳn đã đem lại trong tâm cảm các em sự bình an trong giây lát vì trên khuôn mặt của từng các em học viên, tôi đã cảm nhận được điều bình an tự tại đó.

Sau mười phút ngồi thiền, các em đồng đứng lên và đọc to các câu:[2]

“Nguyện dứt các việc ác
Nguyện làm các việc lành
Giữ thân tâm thanh tịnh
Đó là lời Phật dạy”
(Pháp cú 183)

Đọc xong các câu trên, các em tay cầm sách học và chia ra từng toán để về lớp học riêng của mình. Nhìn các em vui tươi sánh vai cùng các bạn về lớp, tôi vui lây cùng các em. Gặp các Thầy Cô giáo viên rời chánh điện điều hướng các em về lớp, tôi chấp tay chào: “A Di Đà Phật”.Đi theo Diệu Chân hướng về lớp của bé, tôi nán lại để được xem bé và các bạn của bé vô lớp.Lớp học của bé có 24 em, một cô giáo chính (Cô Diệu Hoa) và một cô giáo phụ (Cô Diệu Thủy).Trước giờ học, các em hô to:[3]

“A Di Đà Phật
Chúng em kính chào Cô”

Cô giáo Diệu Hoa ra dấu cho các em ngồi xuống và lớp học bắt đầu…..Các em học Việt ngữ cho đến 4 giờ chiều. Giờ sau cùng các em học Phật pháp.

Ngày đầu học về Phật pháp, bé Diệu Chân đem về cho tôi xem tài liệu học Phật pháp song ngữ. Bài học bao gồm 2 cột: cột trái viết bằng Việt ngữ, cột phải bằng Anh ngữ. Nội dung bài giảng dạy các em về Tam Tự Quy Y (Take Refuge in the Three Jewels), Lời Nguyện (Vows), Hồi Hướng (Offering Merits), Việc Thiện (Good Deeds).

Sau 3 tuần theo học trường Việt ngữ, vào một buổi tối khi đang loay hoay nấu cơm tôi bỗng nghe Diệu Chân vang lên câu: “Đó là lời Phật dạy”. Tôi tưởng chừng như mình đang mơ, nhưng nhận thấy bé đang ngồi ngay trên bàn ăn trong bếp, tôi trở về với thực tế và hỏi lại con: “Con vừa nói gì đó con?” Bé hăng hái nói lại “Đó là lời Phật dạy”. Tôi hỏi con: “Đức Phật dạy con những gì?” Diệu Chân nhanh nhẩu trả lời: “Buddha teaches us to do good deeds!”. Tôi liền hỏi con: “Good deeds là gì hở con?” Bé nhoẻn miệng cười tươi và nói vang: “To do good things!”

Tôi ôm con vào lòng trong niềm vui chứa chan, con tôi đã học được một trong các Pháp lý căn bản của đạo Phật. Tính đến nay, bé Diệu Chân đã hiểu biết thêm tên của quý chư vị Phật và Bồ Tát như Đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngoài việc học Việt ngữ và Phật pháp con tôi còn được học thêm về các tính Đức dục cần có của một người công dân Việt Nam.

Giữa tháng Hai năm nay, con tôi bắt đầu theo học lớp Mẫu Giáo A. Phối hợp Việt ngữ và Phật pháp, Diệu Chân nay có thể đọc và viết được các câu văn đơn giản nhưng đầy Đạo ý như:

“Bé ca A Di Đà.”
“Bé đi lễ Phật.”

Bé cũng thường tung tăng chạy hát vang quanh nhà với các câu thơ dưới đây bé học được từ trường nhắc nhở bé về sự hiếu đễ với Cha Mẹ - một trong Tứ Ân trong Đạo Phật:

“Em vui vì có Mẹ
Hạnh phúc vì có Cha
Ai ơi đừng quên nhé
Tình Mẹ Cha bao la”

Trong năm qua, hai mẹ con tôi có cơ duyên tìm về Phật pháp. Duyên tôi qua trách nhiệm Phật sự.Duyên con gái tôi qua việc bé theo học Việt ngữ. Hạt giống tìm hiểu về Phật pháp đã nẩy mầm trong tôi và vì mong muốn con cũng có cơ duyên học Phật pháp nên gia đình chúng tôi đã cho con theo học Việt ngữ tại chùa.
Hành trình học Việt ngữ, học Phật pháp của con tôi còn dài và nhiều thử thách. Tuy nhiên, “Phật Pháp bất ly thế gian pháp (Phật pháp không xa rời thế gian pháp)”. Duyên kết nối Đạo và Đời đã điểm bất kể tuổi tác, không gian và thời gian. Việc con tôi theo học Việt ngữ tại chùa chắc hẳn sẽ thăng hoa đời sống tâm linh của bé và giúp bé chuẩn bị trước những thăng trầm trần thế bé sẽ trải qua trong kiếp người vô thường.

Trong khuôn chùa Thích Ca - Đa Bảo, trường Việt Ngữ Pháp Hoa hiện là vườn Đạo Việt để con gái tôi cùng các bạn của bé vun trồng, gìn giữ ngôn ngữ Việt để bảo tồn văn hóa Việt Nam cùng có cơ hội niệm Phật, lễ Phật và Thiền quán hầu huân tập Phật tánh Từ Bi, Hỷ Xả để đem lại sự an lạc cho chúng sanh và cho chính mình như chính các lời các em thường đọc sau khi tan lớp học:[4]

“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo”

“A Di Đà Phật
Chúng em kính chào Thầy/Cô
Chúc Thầy/Cô thân tâm an lạc”

Tôi mạn phép trích lại hai câu thơ sau đây của Thiền Sư Mãn Giác được ghi trên trang bìa sách học Việt ngữ [5] của bé Diệu Chân để nói lên lòng thành kính tri ân của chúng tôi đến quý chư Tăng Ni và Thầy Cô giáo viên Trường Việt Ngữ Pháp Hoa:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ Tông.”

Trần Diệu Thanh
Một buổi sáng Thứ Bẩy
Phật Lịch 2556 - San Jose, CA
Ngày 19.05.2012
[1]-[5] Bộ sách Việt Ngữ Pháp Hoa (Trường Việt Ngữ Pháp Hoa)

Ý kiến bạn đọc
27/05/201203:54:44
Khách
Mến chào bạn Minh-Khánh,
Xin chân thành cảm tạ những lời từ tâm của bạn.
Vì nhận thấy chính con gái mình đã học hỏi được rất nhiều trong 1 thời gian ngắn theo học nên DT đã khai bút chia sẻ kinh nghiệm của con đến cùng quý độc giả ngõ hầu giúp quý bậc phụ huynh một phần nhỏ nào trong việc quý vị quyết định cho các em theo học tại 1 trụ sở tôn giáo.
Chùa hay Nhà Thờ cũng sẽ đều giúp thăng hoa đời sống tâm linh của các em. T.DThanh
26/05/201213:13:11
Khách
Cảm ơn Diệu-Thanh cho đọc bột bài thât hay.
Mong rằng Chủng-tử này sẽ sinh-sôi nảy-nở trong Cộng-đồng Việt.
Mong ràng sẽ có nhiều Bà Mẹ trẻ Việt-Nam có những Duyên Lành như Diệu-Thành
Tôi nghĩ Chồng của Diệu-Thanh kiếp trước đã khéo Tu nên Kiếp này có một Gia-đình
Hạnh-phúc và Đạo Hạnh. MK
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
Pechanga Resort Casino hãnh diện tổ chức Cuộc Tranh Giải Golf Pro-Am Thường Niên Lần Thứ 17 của Character Media vào những ngày 9 Tháng Tư, 2024 tại sân Golf thượng hạng Journey at Pechanga của cơ sở resort-casino này. Cuộc tranh giải thể thao đặc biệt này sẽ có sự tham dự của những tay Golf nữ tên tuổi như Ashley Lau, Robyn Choi, Jennifer Chang, Soo Bin Joo và Ssu-Chia Cheng.
Quý vị không có bảo hiểm răng hoặc bảo hiểm mắt? Quý vị chưa có giấy tờ cư trú hợp pháp và cần ghi danh Medi-Cal? Gia đình quý vị có cần giúp đỡ về thực phẩm không? Kính mời quý vị đến hội chợ mang chủ đề sức khỏe của chúng tôi vào Thứ Bảy tuần này từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều tại Valley High School, 1801 S Greenville St., Santa Ana, CA 92704! Tất cả các dịch vụ đều miễn phí! Hãy mời bạn bè và hàng xóm của quý vị cùng tham gia!
Vào trưa ngày Thứ Năm 4 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về Listas California, một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
Để có phương tiện cho việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2568-2024 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo Miền Nam California sẽ được tổ chức tại Công Viên Garden Grove Park, Thành Phố Garden Grove, Miền Nam California vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, 04 và 05 tháng 5 năm 2024 với Chủ Đề “Phật Giáo và Hòa Bình”
Tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595 do Thượng Tọa Thích Pháp Tánh làm Viện Chủ, TT. Cũng là Hội Phó Hội Thân Hữu Già Lam, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch và họp mặt Thân Hữu Già Lam Lần Thứ 18 -2024, diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu, ngày 05 và Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024. Buổi lễ tưởng niệm Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL trong đó có Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Hạnh Tuấn, HT. Thích Quảng Thanh… diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 6 tháng 4 năm 2024, tham dự buổi lễ ngoài quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trong hội Thân Hữu Già Lam đến từ các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada … còn có một số đông Phật tử tham dự.
7:30 sáng Chúa Nhật ngày 7/4/2024, nhà thờ Chúa Cứu Thế, 2458 Atlantic Avenue, Long Beach, California tổ chức Đại Hội Suy Tôn lòng Chúa Thương Xót lần thứ 24, chủ đề Thánh Thể- Bí Tích Xót Thương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.