Nghị sĩ John Kerry là người chọn lấy trọng điểm tranh cử của ông, không là chủ trương đường lối về kinh tế xã hội hay về an ninh, hoặc thành tích 19 năm làm Nghị sĩ. Ông nhấn mạnh đến sự nghiệp hiển hách trong thời gian tác chiến tại Việt Nam. Rồi cũng lờ hẳn lập trường cực đoan phản chiến của mình sau khi về đến Hoa Kỳ. Ông đang lãnh họa vì sự chọn lựa đó. Nhưng đấy là vấn đề của Kerry.
Truyền thông Mỹ có khi cũng lãnh họa và đó mới là vấn đề của chúng ta.
Kerry nhiều lần phát biểu là trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, vỏn vẹn hơn bốn tháng, ông đã có lần qua Cambốt vào dịp Giáng Sinh năm 1968. Đấy là một điều sai, một sự ngoa ngụy không có. Ông thêu dệt truyện này để biểu dương thành tích và đả kích Nixon xua quân qua Cămbốt, dù khi đó Nixon mới thắng cử mà chưa nhậm chức. Ngay trong cuốn sách đề cao Kerry "Tour of Duty: Kerry and the Vietnam War," do Douglas Brinkley viết với sự trợ giúp của chính Kerry, sự thật nhờ nhờ đã nổi lên từ bùn lầy của ký ức hơn 30 năm trước. Trong cuốn sách, xuất bản cuối năm ngoái, sự thật bên sau truyện Cambốt phiêu lưu ký là: "cách biên giới Miên-Việt chừng 50 dậm (80 cây số), bên phía Việt Nam." Kerry không qua Cămbốt mùa Giáng Sinh.
Vấn đề ở đây là các hệ thống truyền thông lớn của Mỹ, từ truyền hình, phát thanh tới các nhật báo lớn đều không nói đến chuyện đó. Khi vụ việc bị khui ra từ đầu tháng Tám, họ cũng lờ đi. Cho đến tuần qua mới loan tải, nhưng lại nhận chìm tin đó vào câu hỏi: đảng Cộng hoà hay Ủy ban Tranh cử của Bush có nhúng tay vào chuyện phanh phui này không" Họ không hỏi thẳng xem Kerry nói thật hay dối về một giai đoạn ông cho là thành tích nổi bật khiến dân Mỹ nên dẫn ông ta vào Toà Bạch Ốc.
Khi mà các hệ thống truyền thông lớn của Mỹ đã có cách lọc tin như vậy, ở xa, nhiều cơ quan truyền thông xứ khác có lẽ cũng không biết. Và vì thế không hiểu tại sao hồn ma của cuộc chiến Việt Nam tiếp tục ám ảnh nước Mỹ trong mùa tranh cử. Cũng như không hiểu vì sao Mỹ thắng ở Việt Nam mà đại bại ở nhà.
Ở xa" Không, có khi ở rất gần, nếu truyền thông của người Việt chúng ta không biết, không loan. Hoặc tệ hơn thế, luộc lại tin tức thế giới từ Hà Nội phóng ra qua Internet.
Làm sao có thể giúp đồng bào ở nhà biết được nhiều mặt của sự thật ngay trong một môi trường nổi tiếng là có tự do báo chí như nước Mỹ này" Nói chi đến việc xét hỏi thành tích của Hồ Chí Minh, mấy chục năm về trước"
Truyền thông Mỹ có khi cũng lãnh họa và đó mới là vấn đề của chúng ta.
Kerry nhiều lần phát biểu là trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, vỏn vẹn hơn bốn tháng, ông đã có lần qua Cambốt vào dịp Giáng Sinh năm 1968. Đấy là một điều sai, một sự ngoa ngụy không có. Ông thêu dệt truyện này để biểu dương thành tích và đả kích Nixon xua quân qua Cămbốt, dù khi đó Nixon mới thắng cử mà chưa nhậm chức. Ngay trong cuốn sách đề cao Kerry "Tour of Duty: Kerry and the Vietnam War," do Douglas Brinkley viết với sự trợ giúp của chính Kerry, sự thật nhờ nhờ đã nổi lên từ bùn lầy của ký ức hơn 30 năm trước. Trong cuốn sách, xuất bản cuối năm ngoái, sự thật bên sau truyện Cambốt phiêu lưu ký là: "cách biên giới Miên-Việt chừng 50 dậm (80 cây số), bên phía Việt Nam." Kerry không qua Cămbốt mùa Giáng Sinh.
Vấn đề ở đây là các hệ thống truyền thông lớn của Mỹ, từ truyền hình, phát thanh tới các nhật báo lớn đều không nói đến chuyện đó. Khi vụ việc bị khui ra từ đầu tháng Tám, họ cũng lờ đi. Cho đến tuần qua mới loan tải, nhưng lại nhận chìm tin đó vào câu hỏi: đảng Cộng hoà hay Ủy ban Tranh cử của Bush có nhúng tay vào chuyện phanh phui này không" Họ không hỏi thẳng xem Kerry nói thật hay dối về một giai đoạn ông cho là thành tích nổi bật khiến dân Mỹ nên dẫn ông ta vào Toà Bạch Ốc.
Khi mà các hệ thống truyền thông lớn của Mỹ đã có cách lọc tin như vậy, ở xa, nhiều cơ quan truyền thông xứ khác có lẽ cũng không biết. Và vì thế không hiểu tại sao hồn ma của cuộc chiến Việt Nam tiếp tục ám ảnh nước Mỹ trong mùa tranh cử. Cũng như không hiểu vì sao Mỹ thắng ở Việt Nam mà đại bại ở nhà.
Ở xa" Không, có khi ở rất gần, nếu truyền thông của người Việt chúng ta không biết, không loan. Hoặc tệ hơn thế, luộc lại tin tức thế giới từ Hà Nội phóng ra qua Internet.
Làm sao có thể giúp đồng bào ở nhà biết được nhiều mặt của sự thật ngay trong một môi trường nổi tiếng là có tự do báo chí như nước Mỹ này" Nói chi đến việc xét hỏi thành tích của Hồ Chí Minh, mấy chục năm về trước"
Gửi ý kiến của bạn