Sự kiện đáng mừng. Năm 2012 là năm thứ 37 kỷ niệm ngày người Việt bắt đầu gạt nước mắt từ biệt đất nước ra đi sau khi thủ đô Việt Nam Cộng Hòa là Saigon sụp đổ, Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, tạo thành một cuộc di tản tỵ nạn CS vô tiền khóang hậu và lớn nhứt trong lịch sử Việt Nam. 37 năm trôi qua theo lẽ vô thường của vạn vật, thế hệ thứ nhứt người Việt tỵ nạn CS ở hải ngọai không ít người đã theo ông bà, vong linh hòa theo hồn thiêng sông núi VN. Nhưng những người còn sống, và lớp hậu duệ không ở VN được với CS nên đem VN theo mình ra hải ngại. Điều đáng mừng, con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần, lớp trung và trẻ thuộc thế hệ thứ hai và ba ngày càng dấn thân nhập cuộc trong công tác tổ chức kỷ niệm ngày Quốc Hận. Dù ăn học ở ngọai quốc nhưng nhờ gia đình và cộng đồng Việt ở hải ngọai, hầu hết lớp trẻ khẳng định lập trường trước sau như một Quốc Hận, là Quốc Hận, không một danh từ nào, một ý niệm nào có thể thay thế được.
Trên tinh thần trách nhiệm liên đới xã hội giữa hai thế hệ trẻ già; với cảm nghĩ thuộc về nhau (sense of belonging) của cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói chung đối với đất nước và đồng bào trong nước, đó là một đặc điểm nổi bật. Đó là sự dấn thân tích cực - từ tư tưởng đến hành động, từ cá nhân đến tập thể -- của thế hệ trẻ đối với sinh hoạt cộng đồng. Điều đó chứng minh lời khuyên răn “để quá khứ ra phía sau, hướng về tương lai phía trước” và chê trách người lớn tuổi chống Cộng -- là giả đạo đức, phản tâm lý, trái sử quan, do những người làm kinh tế, chánh trị cố tung ra để che dấu quyền lợi riêng tư và ý đồ đi với CS bằng đầu gối, theo kiểu xin cho.
Thực vậy, 30-4 này, rõ rệt và hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt xem Quốc Hận 30-4 là cơ hội ôn cố tri tân, xem đó là một điều phải nhớ, và xem nhớ là một bổn phận (devoir de memoire) của người đi sau đối với người đi trước, đối với đất nước và dân tộc gốc của mình. Nhớ để không phạm sai lầm nếu may mắn nắm giềng mối cộng đồng hay đất nước. Nhớ để không bất động, mà hành động không cho sai lầm tái diễn, không để cho cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc mình bị chủ nghĩa CS sai lầm, tuyên truyền dối gạt, và kẻ ác giành quyền làm chủ.
Cũng như ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm Âu châu được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi vào và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.
Ở Mỹ người Mỹ cũng thế đem vào chương trình học sử của trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhở cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ, Con Đường Nước Mắt cưỡng bức dời cư người Da Đỏ thời Viễn Tây, khu tập trung cấm cố người Nhựt thời Thế Chiến 2. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ở trường lớp và là bài học kinh nghiệm mà tiền nhân đã trả bằng xuơng máu, nước mắt, mồ hôi.
Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa. Do vậy cần phải giúp cho đàn hậu tiến những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã làm cho hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ ngăn chận thảm cảnh trần gian, sai lầm chế độ.
Học ở trường lớp không chưa đủ, nhà trường còn tổ chức cho sinh viên học sinh du khảo, mắt thấy tai nghe, cảm nhận tại chỗ. Nhơn kỷ niệm lần thứ 60 ngày Âu Châu được giải thoát khỏi độc tài Đức Quốc Xã, nhiều trường học tổ chức nhiều đoàn du khảo cho sinh viên học sinh thăm Trại Tập Trung Auschwitz ở Ba Lan, để tận mắt thấy những lò thiêu, thấy những hành động dã man mà con người Đức Quốc Xã đối với người Do Thái, còn tệ bạc và tàn nhẫn hơn loài sói đối với người. Nhiều học sinh, sinh viên nam nữ, đứng chết trân hoặc hét lên kêu Thượng Đế khi thấy hình ảnh hàng ngàn người mẹ Do Thái mình không quần áo, tay bồng con, đứng chờ đi vào chỗ chết mà không biết vì nghe “quản giáo“ là mật vụ SS ra lịnh xếp hàng để đi tắm.
Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có quyền nhớ, phụ huynh mình, gần 300,000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và cấm cố hàng chục năm.
Tại sao không nhớ trên 600,000 người Việt dùng thuyển nan vượt đại dương để tỵ nạn CS, chết trên biển vì sóng to gió lớn và cướp Thái Lan.
Tại sao không nên nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và hơn nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! Suốt cả chục năm!
Thảm kịch này chưa xảy ra lần nào trong lịch sử 4000 năm của nước nhà VN, suốt ba lần Bắc Thuộc, một lần Pháp Thuộc, một lần Trịnh Nguyễn phân tranh đất nước chia đôi. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào làm người dân đồng bào mình phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.
Mà không tỵ nạn CS sao được. Ô Hồ Chí Minh và Đảng CS của Ông đã giết hại hàng trăm ngàn trong đấu tố Cải Cách Ruộng Đất, hàng năm sáu ngàn người dân Việt vô tội bị CS thảm sát trong Tết Mậu Thân.
Và hơn 5 triệu người quân dân cán chính hai bên đã chết trên con đường Ô Hồ và Đảng CS của Ông cộng sản hóa nước VN bằng võ lực. Miền Nam chỉ chiến đấu tự vệ, chớ không hề đổ quân ra Miền Bắc giành dân, chiếm đất. Theo Ô. Trần Độ một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cỗ đại và Hitler ở Đức cận đại giết, cộng lại.
Thế mà gần đây CS Hà Nội và một số nhà chánh trị thiên tả và tài phiệt siêu quốc gia ở Mỹ, trong đó có chánh yếu là TT Clinton, TNS Kerry, và một phần nhỏ là TNS McCain lớn tiếng kêu gọi bỏ quá khứ ra phía sau và nhìn tương lai phía trước. Những người đó vì quyền lợi riêng tư, phe đảng đã tung hỏa mù, lập lờ đánh lận con đen. Họ muốn thế hệ trẻ Mỹ Việt xem thảm cảnh diệt chủng của CS ở VN suốt nửa thế kỷ như không có. Họ muốn chụp mũ “quá khích” cho những người nhớ bài học lịch sử đau thương nhứt của người Việt với nhãn hiệu “nặng quá khứ.” Họ làm vì quyền lợi bầu cử cho họ, cho phe đảng tài phiệt làm ăn với CS Hà nội.
Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhận hơn người Mỹ với quốc gia bề dày lịch sử mỏng hơn. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” (devoir de memoire) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.
Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến như những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Do vậy nhiều người lớn tuổi cảm thấy rất ấm lòng khi thấy lớp trẻ kề vai gánh vác việc chung, tổ chức tưởng niệm 30- 4 ngày Quốc Hận./.
Trên tinh thần trách nhiệm liên đới xã hội giữa hai thế hệ trẻ già; với cảm nghĩ thuộc về nhau (sense of belonging) của cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói chung đối với đất nước và đồng bào trong nước, đó là một đặc điểm nổi bật. Đó là sự dấn thân tích cực - từ tư tưởng đến hành động, từ cá nhân đến tập thể -- của thế hệ trẻ đối với sinh hoạt cộng đồng. Điều đó chứng minh lời khuyên răn “để quá khứ ra phía sau, hướng về tương lai phía trước” và chê trách người lớn tuổi chống Cộng -- là giả đạo đức, phản tâm lý, trái sử quan, do những người làm kinh tế, chánh trị cố tung ra để che dấu quyền lợi riêng tư và ý đồ đi với CS bằng đầu gối, theo kiểu xin cho.
Thực vậy, 30-4 này, rõ rệt và hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt xem Quốc Hận 30-4 là cơ hội ôn cố tri tân, xem đó là một điều phải nhớ, và xem nhớ là một bổn phận (devoir de memoire) của người đi sau đối với người đi trước, đối với đất nước và dân tộc gốc của mình. Nhớ để không phạm sai lầm nếu may mắn nắm giềng mối cộng đồng hay đất nước. Nhớ để không bất động, mà hành động không cho sai lầm tái diễn, không để cho cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc mình bị chủ nghĩa CS sai lầm, tuyên truyền dối gạt, và kẻ ác giành quyền làm chủ.
Cũng như ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm Âu châu được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi vào và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.
Ở Mỹ người Mỹ cũng thế đem vào chương trình học sử của trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhở cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ, Con Đường Nước Mắt cưỡng bức dời cư người Da Đỏ thời Viễn Tây, khu tập trung cấm cố người Nhựt thời Thế Chiến 2. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ở trường lớp và là bài học kinh nghiệm mà tiền nhân đã trả bằng xuơng máu, nước mắt, mồ hôi.
Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa. Do vậy cần phải giúp cho đàn hậu tiến những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã làm cho hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ ngăn chận thảm cảnh trần gian, sai lầm chế độ.
Học ở trường lớp không chưa đủ, nhà trường còn tổ chức cho sinh viên học sinh du khảo, mắt thấy tai nghe, cảm nhận tại chỗ. Nhơn kỷ niệm lần thứ 60 ngày Âu Châu được giải thoát khỏi độc tài Đức Quốc Xã, nhiều trường học tổ chức nhiều đoàn du khảo cho sinh viên học sinh thăm Trại Tập Trung Auschwitz ở Ba Lan, để tận mắt thấy những lò thiêu, thấy những hành động dã man mà con người Đức Quốc Xã đối với người Do Thái, còn tệ bạc và tàn nhẫn hơn loài sói đối với người. Nhiều học sinh, sinh viên nam nữ, đứng chết trân hoặc hét lên kêu Thượng Đế khi thấy hình ảnh hàng ngàn người mẹ Do Thái mình không quần áo, tay bồng con, đứng chờ đi vào chỗ chết mà không biết vì nghe “quản giáo“ là mật vụ SS ra lịnh xếp hàng để đi tắm.
Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có quyền nhớ, phụ huynh mình, gần 300,000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và cấm cố hàng chục năm.
Tại sao không nhớ trên 600,000 người Việt dùng thuyển nan vượt đại dương để tỵ nạn CS, chết trên biển vì sóng to gió lớn và cướp Thái Lan.
Tại sao không nên nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và hơn nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! Suốt cả chục năm!
Thảm kịch này chưa xảy ra lần nào trong lịch sử 4000 năm của nước nhà VN, suốt ba lần Bắc Thuộc, một lần Pháp Thuộc, một lần Trịnh Nguyễn phân tranh đất nước chia đôi. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào làm người dân đồng bào mình phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.
Mà không tỵ nạn CS sao được. Ô Hồ Chí Minh và Đảng CS của Ông đã giết hại hàng trăm ngàn trong đấu tố Cải Cách Ruộng Đất, hàng năm sáu ngàn người dân Việt vô tội bị CS thảm sát trong Tết Mậu Thân.
Và hơn 5 triệu người quân dân cán chính hai bên đã chết trên con đường Ô Hồ và Đảng CS của Ông cộng sản hóa nước VN bằng võ lực. Miền Nam chỉ chiến đấu tự vệ, chớ không hề đổ quân ra Miền Bắc giành dân, chiếm đất. Theo Ô. Trần Độ một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cỗ đại và Hitler ở Đức cận đại giết, cộng lại.
Thế mà gần đây CS Hà Nội và một số nhà chánh trị thiên tả và tài phiệt siêu quốc gia ở Mỹ, trong đó có chánh yếu là TT Clinton, TNS Kerry, và một phần nhỏ là TNS McCain lớn tiếng kêu gọi bỏ quá khứ ra phía sau và nhìn tương lai phía trước. Những người đó vì quyền lợi riêng tư, phe đảng đã tung hỏa mù, lập lờ đánh lận con đen. Họ muốn thế hệ trẻ Mỹ Việt xem thảm cảnh diệt chủng của CS ở VN suốt nửa thế kỷ như không có. Họ muốn chụp mũ “quá khích” cho những người nhớ bài học lịch sử đau thương nhứt của người Việt với nhãn hiệu “nặng quá khứ.” Họ làm vì quyền lợi bầu cử cho họ, cho phe đảng tài phiệt làm ăn với CS Hà nội.
Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhận hơn người Mỹ với quốc gia bề dày lịch sử mỏng hơn. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” (devoir de memoire) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.
Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến như những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Do vậy nhiều người lớn tuổi cảm thấy rất ấm lòng khi thấy lớp trẻ kề vai gánh vác việc chung, tổ chức tưởng niệm 30- 4 ngày Quốc Hận./.
Gửi ý kiến của bạn