Hôm nay,  

Ngày Phụ Nữ Quốc Tế Và Quốc Tổ Hùng Vương

24/02/201200:00:00(Xem: 12488)
Ngày Phụ Nữ Quốc Tế Và Quốc Tổ Hùng Vương

Mây-cao-Nguyên

Đối với tôi, tháng 3 có hai ngày rất quan trọng: Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8-3 và Ngày Quốc Tổ Hùng Vương 10-3.
Ngày 8 tháng 3 là ngày nhắc nhở cho các đấng mày râu biết rằng: Phụ nữ không phải là một sinh vật nhỏ bé được Thượng Đế sinh ra để phục vụ cánh đàn ông như lời trong Thánh Kinh, sau khi bà Ê-Và dụ dỗ ông A-Dong ăn trái cấm, bị Chúa trừng phạt. Mà phụ nữ là một người như mình có những suy nghĩ, những tâm tư tình cảm riêng, có công việc độc lập cần được tôn trọng, cũng như cần được chia sẻ. Triết gia Paplo Casals nói: “Chừng nào con người có thể thán phục và yêu thương, như vậy họ sẽ trẻ mãi”. Và: “Nhìn vào khuôn mặt của người vợ sẽ biết ngay tư cách của người chồng”.
Từ cái thời ông A-Dong và bà Ê-Và, người đàn bà chỉ giữ vai trò phụ thuộc bên cạnh người đàn ông. Vào thế kỷ 20, một số ít đàn bà mới thực hiện được một chút nam nữ bình quyền về bầu cử, ứng cử, quyền làm chủ các bất-động-sản và một phần bình đẳng trong công ăn việc làm.
The Isle of Man là nơi đầu tiên cho phép phụ nữ bầu cử, vào năm 1880, nhưng đảo quốc này là một phần của Liên Hiệp Anh và không phải là một xứ riêng biệt. Cho mãi đến năm 1920 chỉ có những quốc gia Âu Châu cho phép phụ nữ đi bầu cử là Sweden (1919) và Czechoslovakia (1920). Tại Hoa Kỳ phụ nữ được phép đi bầu vào năm 1920, mặc dầu có một vài tiểu bang cho phép phụ nữ đi bầu sớm hơn. Phụ nữ không được phép đi bầu cử tại Pháp hoặc Ý-Đại-Lợi cho mãi đến năm 1945, tại Switzerland (1971) hoặc tại Liechtenstein (1984). Phụ nữ được cho phép đi bầu tại Kuwait lần đầu tiên vào năm 2005, nhưng họ không được phép đi bầu ở Brunei, Saudi Arabia và The United Arab Emirates. Quốc gia đầu tiên cho phụ nữ được quyền đi bầu là New Zealand vào năm 1893. Úc Châu (1902) mặc dầu phụ nữ đã xử dụng lá phiếu ở Nam Úc vào năm 1894 và miền Tây Úc vào năm 1898 trước khi các tiểu bang riêng rẻ được kết hợp thành Liên Bang vào năm 1901. Phần Lan (Finland) cho phụ nữ đi bầu vào năm 1906, Norway (Na-Uy) chỉ cho một số phụ nữ đi bầu vào năm 1907. Cho mãi đến năm 1913 tất cả phụ nữ trên 25 tuổi được quyền đi bầu. Denmark (Đan Mạch) và Iceland (Băng Đảo) cho phép phụ nữ đi bầu vào năm 1915. Netherlands và Liên Bang Sô Viết (USSR) cả hai xứ này cho phụ nữ đi bầu vào năm 1917. Austria (Áo), Canada, Germany, Poland, Great Britain và Ireland cho phụ nữ đi bầu vào năm 1918 (Ở Ireland, một phần đất của Liên-Hiệp-Anh mãi đến năm 1921, chỉ có những phụ nữ trên 30 tuổi được quyền đi bầu vào năm 1918. Đến năm 1928, số tuổi được hạ xuống còn 21 tuổi).
Ngay bây giờ, chúng ta đang sống qua hơn một thập niên của thế kỷ 21, mặc dầu đàn bà họ đã chiến đạt được những quyền lợi đáng kể bên cạnh nam giới, nhưng những bất ổn cố hữu vẫn còn ngự trị trong cấu trúc tình cảm của họ. Ngoài ra, vai trò làm mẹ đã tạo ra cho họ nhiều vấn đề nhiêu khê.Bản năng của người phụ nữ cảm thấy nhu cầu cần thiết phải có một cục cưng nam giới đẹp trai, khỏe mạnh, to con (như tôi), biết lo lắng cho gia đình..v.v…thì họ mới an tâm.
Để mở đầu bài biên khảo này, cho phép tôi vinh danh:Hội Phụ Nữ Việt Nam Vùng Greater Vancouver, B.C. (Canada), những con cháu Bà Trưng, Bà Triệu đang đếm nỗi buồn trên những phố phường xa lạ, đang mang trong lòng nỗi sầu vong quốc, tâm hồn đang bị móng vuốt sắt thép của sự phiền muộn, đau đớn và tuyệt vọng nghiền nát…kể từ biến cố đau thương của dân tộc vào mùa xuân Ất Mão 1975 cho đến nay. Một thi hào lãng mạn Pháp: Alfred de Musset đã viết trong một bài thơ: “Phải chăng con người ta được sinh ra, riêng cho một mảnh đất mà cho dù đi đến đâu cũng muốn trở về xây tổ ấm và sống ở đó”.
Có một công thức bất di bất dịch để làm chủ mọi buồn phiền và chán nản, là biến cải những thất vọng tình cảm đó thành một kế hoạch làm việc kiên quyết. Nó là một công thức không có gì thay thế hay so sánh được. Những người phụ nữ Việt Nam đã thấu đạt được triết ly’ cao siêu này, cho nên, mỗi năm các chị em đã không quản ngại đường sá xa xôi, thì giờ eo hẹp, nặng gánh gia đình….đã cùng nhau ngồi lại, phân chia công tác, tập dượt, nấu nướng và đặc biệt, mỗi năm các chị em lần giở những trang sử xưa để dàn dựng thành kịch bản một trong những vị anh hùng, anh thư vĩ đại của dân tộc Việt Nam kể từ ngày lập quốc, để nhắc nhở cho tất cả chúng ta đừng quên cội, quên nguồn và đừng nên cúi mặt trước quân thù.
Thương quá, tôi chợt nhớ bài thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh sau đây: “Cô gái Việt Nam ơi! Từ thuở sơ sinh lận đận rồi, Tôi biết tình cô u uất lắm, Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi.
Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa, Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha. Khi cô vui thú, là khi đã, Bồng bế con thơ, đón tuổi già!.
Cô gái Việt Nam ơi! Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi, Thế hệ huy hoàng không đủ xóa, Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.
Tôi đến đây tìm lại bóng cô, Trở về đường cũ, hái mơ xưa. Rau sam vẫn mọc chân rào trước, Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ. Dãi lúa cô trồng nay đã tươi, Gió xuân y’ nhị vít bông cười…Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa, Trong một làng con, đã héo rồi! Cô gái Việt Nam ơi! Nếu chữ hy sinh có ở đời, Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực, Cho lòng cô gái Việt Nam tươi”.
Sau khi xem vỡ kịch: “Nữ Tướng Bùi thị Xuân”, nó như một trận gió lớn thổi bùng ngọn lửa nhỏ đang cháy ầm ỉ trong tiềm thức mà tôi những tưởng đã tắt ngấm tự bao giờ qua dòng thời gian trên ba mươi năm lưu lạc nơi xứ người. Tôi xin: “Giở lần trang sách xưa-Nhớ thời áp bức-Giang sơn ơi! Lòng Ngươi nguội đau chưa?- Mộng đợi ngươi đã thức- Cõi trần ai đêm nay ta bơ vơ- Giật mình cảm xúc…Hận muốn toát ra thơ- Tình tan vào uất ức- Hồn đau run mờ tưởng bóng cờ- Ghi dấu những ngày quốc nhục- Bừng sáng mau lên Xuân- Cho vinh quang quét sạch hết phong trần- Cho non nước sáng tươi ngày trẻ mãi – Và Giang sơn…Giang sơn, thiên-vạn-đại- Trước khi tàn ta muốn thấy Ngươi vui- Hỡi vô cùng yêu dấu nước ta ơi!”.
Nữ Tướng Bùi Thị Xuân: Tôi xin mời bạn thả hết trí tưởng tượng để theo dõi trận đánh khốc liệt của anh hùng áo vải đất Tây Sơn, tức Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ, trong cuộc đại phá quân Mãn Thanh và những anh hùng, anh thư lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Nói đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, phải nói đến làng Tây Sơn trên cao nguyên An Khê, căn cứ địa đầu tiên của ba anh em áo vải: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, đã chiêu binh mãi mã, và được đồng bào Thượng tham gia và tiếp vận lương thực rất nhiều. Năm 1771, nhà Tây Sơn khởi nghĩa. Năm 1773, Nguyễn Nhạc đắp thêm thành Đồ Bàn, đặt tên là Hoàng Đế Thành. Tỉnh Bình Định, đất Qui Nhơn đã sản sinh một vị đại anh hùng của dân tộc, đó là Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, người đã đánh đuổi giặc nhà Thanh ra khỏi bờ cõi vào mùa Xuân Kỹ Dậu (1789), với chiến thắng Đống Đa lịch sử. Vua anh hùng có tướng anh hùng. Quận Bình Khê, làng Xuân Hòa, quê anh thư Bùi thị Xuân, vị nữ tướng can trường đã cùng với các tướng đầu tiên vào giải phóng thành Thăng Long. Đến đời vua Cảnh Thịnh Nguyễn quang Toản yếu thế bị Nguyễn Ánh đem quân đánh lần thứ ba phá được thành, chiếm Qui Nhơn và đổi tên là thành Bình Định năm 1799. Năm 1800, thành này bị tướng Tây Sơn là anh hùng Trần Quang Diệu và anh hùng Võ văn Dũng vây đánh ráo riết, trong lúc đó quân Nguyễn Ánh dồn tiến ra Quãng Nam và Phú Xuân (Huế). Hai tướng giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đều tuẫn tiết. Sau đó Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân trở về chiếm lại Qui Nhơn, mới đặt tên là Bình Định. Sau khi Gia Long lên ngôi, dinh Bình Định trở thành trấn. Năm 1832, đời Minh Mạng, trấn Bình Định trở thành tỉnh.
Trên đường kéo quân ra Bắc, Nguyễn Huệ giải phóng Phú Xuân năm 1786, lấy đất này làm bàn đạp tiến quân ra Bắc. Dừng quân ở Nghệ An để mộ thêm quân. Dân chúng Nghệ An ngưỡng mộ anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ như một đấng minh quân vì dân vì nước. Dân như được sống lại. Chỉ trong nửa tháng, mười vạn dân quân Nghệ An cùng với vạn người từ các vùng khác đã theo chân anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ tiến quân như thác lũ ra miền Bắc.
Năm 1789, quân Mãn Thanh tràn qua cướp nước, Tôn-Sĩ-Nghị đóng quân tại Thăng Long và bố trí một cánh quân tiếp ứng ở Sơn Tây, ông Ngô Thì Nhậm đã khuyên các tướng Tây Sơn rút về đèo Tam Điệp cố thủ để nuôi chí kiêu căng của giặc và để toàn dân nhìn ra bộ mặt phản quốc của Lê-chiêu-Thống mà đồng tâm chống giặc. Đầu năm 1789, Quang Trung Hoàng Đế kéo quân ra Bắc theo ba mũi tấn công. Dân quân vùng biển Hải Dương theo cánh thủy quân do Đô Đốc Lộc và Đô Đốc Tuyết tiến vào sông Lục Đầu vừa thủ vừa công mặt Đông. Đô Đốc Tuyết chặn giặc ở vùng Hải Dương. Đô Đốc Lộc vượt lên Lạng Sơn chận đường rút lui của quân Thanh. Dưới sự điều binh khiển tướng tuyệt vời của anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ, gần ba chục vạn quân Thanh bị đánh tan tành không còn manh giáp. Lệnh truyền xuống chia quốc năm đạo làm ba hướng tấn công. Riêng mặt Hà Đông, hai vị tướng anh hùng là Đô Đốc Bảo và Đô Đốc Mưu giáp công hai mũi, giải phóng các huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Thanh Trì. Đêm trừ tịch Tết Kỹ Dậu quân ta tiến nhanh như vũ bão. Cánh quân của QuangTrung đuổi hết bọn giặc Thanh và đám tay sai của Lê Chiêu Thống tại huyện Phú Xuyên, làm chúng không thể báo tin về Thăng Long được. Ngày 25 tháng 1 năm 1789 (tức 30 tháng Chạp năm Mậu Thân), Quang Trung Hoàng Đế xuất binh từ Nghệ An tiến ra Bắc, cưỡi voi điều khiển quân chủ lực đi đầu đạo tiền phong đánh thẳng vào mặt Nam thành Thăng Long, nơi Tôn Sĩ Nghị phòng vệ kiên cố nhất. Nửa đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu, quân ta vây kín đồn giặc ở làng Hà Hồi (Huyện Thường Tín); giặc đang say men Xuân bị đánh bất ngờ không còn hồn vía phải mở cửa xin hàng. Sáng mồng 5 Tết, đạo quân chủ lực hợp với cánh quân của Đô Đốc Bảo tiến đánh thành giặc ở làng Ngọc Hồi (Phía Nam Văn Điển, huyện Thanh Trì), rồi phá bung thành Đống Đa. Cánh quân Điền Châu chết chật đường đi, tướng giặc Sầm Nghi Đống treo cổ chết. Thành Ngọc Hồi xây khá cao, rất kiên cố, giặc Thanh bắn súng ra như mưa. Nhưng ta vẫn thắng. Vua Quang Trung cho lính ghép ván bện rơm tẩm nước, cứ ba người khiêng một tấm, giắt dao ngắn xông lên đỡ đạn cho hai mươi quân lính mang khí giới theo sau, đến sát mặt thành thì ngả ván tràn vào. Giặc đạp, xô đẩy nhau chết rất nhiều ở đầm Mực. Nữ danh tướng Bùi-thị-Xuân là người đi tiên phong trong đoàn đại quân của Quang Trung Hoàng Đế phá bung thành Đống Đa. Trong tiếng reo hò phá vỡ thành Thăng Long, Bình Nam Đại Tướng Quân Tôn-Sĩ-Nghị chạy trốn về Tàu quên cả ấn tín, mật chỉ…mà chưa tin là còn sống. Trong tiếng quân reo hò phá vỡ thành Thăng Long, người dân Hà Nội luôn luôn nhìn thấy các danh tướng anh hùng Võ văn Dũng, Ngô văn Sở, Phan văn Lâu, Đặng văn Châu, Trần quang Diệu, nữ danh tướng Bùi-thị-Xuân…đi tiên phong một cách oai phong, lẫm liệt.
Mùng 5 Tết, Quang Trung vào Thăng Long cho ba quân làm lễ khai hạ. Sau đó cho đắp thành Hà Nội gọi là Bắc Thành.
Ngọc Hân Công Chúa:
Vua Quang Trung băng hà vào năm Nhâm Ty’ (1792), Ngọc Hân Công Chúa là con út của vua Lê Hiển Tôn. Năm Bính Ngọ (1786) kết duyên cùng Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và được phong làm Bắc Cung Hoàng Hậu (1788) tục gọi là Chúa Tiên. Bà sống với chồng được 7 năm, sinh hạ một trai và một gái. Nhà Tây Sơn đổ, bà đem con vào ẩn tại Quãng Nam, bị điềm chỉ, bà và hai con bị Chúa Nguyễn bắt đem giết. Bà làm rất nhiều thơ quốc âm nhưng đều bị thất lạc, chỉ còn lại hai bài: Văn tế Vua Quang Trung và khóc Vua Quang Trung.
Khóc vua Quang Trung: “Buồn theo nhẽ sương rơi, gió lọt! Cảnh đìu hiu, thánh thót châu sa. Tưởng lời di ngữ thiết tha, Khóc nào nên tiếng, thức mà cũng mê. Buồn thay nhẽ xuân về, hoa ở! Mối sầu này, ai gỡ cho xong? Quyết liều mong vẹn chữ tòng, Trên lương nào ngại, giữa dòng nào e? Còn trứng nước, thương vì đôi trẻ, Chữ thâm tình, không nhẽ bỏ đi. Vậy nên nấn ná ngày trì, Hình dường như ở, hồn thì đã theo. Năm canh luống chiêm bao lẩn quất, Mơ tưởng còn phảng phất thiên nhan. Tiếng say trên gối, trước màn, Khi mê dường thấy, khi tàn lại không. Nhà ngọc vũ tiếng đồng văng vẳng, Khúc quân thiều sao vắng âm hao? Mơ màng luống những khát khao, Ngọc kinh chốn ấy, ngày nào tới nơi? Tưởng thôi, lại bồi hồi trong dạ, Nguyện đồng sinh, sao đã kíp phai? Xưa sao sớm hỏi, khuya vời, Nặng lời vàng đá, cạn lời tóc tơ? Bây giờ bỗng thờ ơ lặng lẽ, Tình cô đơn, ai kẻ biết đâu! Xưa sao gang tấc gần chầu, Trước sân phong nguyệt, trên lầu sinh ca? Bây giờ bỗng cách xa đôi cõi, Tin hàng huyên khôn hỏi thăm lênh! Nửa cung gẫy phím cầm lành, Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ! Nghĩ nông nổi ngẩn ngơ đôi lúc, Tiếng tử qui thêm giục lòng thương. Não người thay, cảnh tiêu lương! Dạ thường quằn quại, mắt thường ngóng trông. Trông mé đông, lá buồm xuôi ngược, Thấy mênh mông những nước cùng mây. Đông rồi, thôi lại trông tây, Thấy non chất ngất, thấy cây rườm rà. Trông nam, thấy nhạn sa lác đác, Trông bắc thời ngàn bạc màu sương. Khắp trông trời đất bốn phương, Cõi tiên khơi thẳm, biết đường nào đi.
Nữ danh tướng Bùi thị Xuân: Bùi thị Xuân (không rõ-1802) quê ở làng Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Chưa rõ tên cha mẹ, chỉ biết bà là cháu thái sư Bùi đắc Tuyên. Bà là người phụ nữ xinh đẹp, nhờ sớm học võ với đô thống Ngô Mạnh nên bà rất giỏi võ nghệ, nhất là môn song kiếm. Chuyện kể rằng, trên đường đến Tây Sơn tụ nghĩa. Trần quang Diệu đã đánh nhau với một con hổ lớn, hung dữ. Nhân đi qua đây, bà Xuân đã rút kiếm xông vào cứu trợ. Quang Diệu bị hổ vồ trọng thương nên phải theo bà về nhà chữa trị. Sau hai người thành gia thất rồi cùng nhau về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn ở chiến khu Phú Lạc. Nhờ vào tài nghệ về chiến thuật, binh bị cộng với lòng dũng cảm, vợ chồng bà nhanh chóng trở thành những tướng lãnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789) và so tranh quyết liệt với quân Nguyễn Ánh hơn 10 năm.
Vua Quang Trung đột ngột băng hà vào ngày 29 tháng 7 năm 1792. Bà Xuân và chồng, con, bị quân Nguyễn Ánh bắt được ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Khi nghe bà bị bắt, Nguyễn Ánh sai người đem đến trước mặt hỏi giọng đắc chí: “Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?”. Bà trả lời: “Chúa công ta; tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà ngươi đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng”. Ánh gằn giọng: “Ngươi có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?”. Bà đáp: “Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà”.
Ngày 6 tháng 11 năm Nhâm Tuất (20-11-1802), vua tôi nhà Tây Sơn trong đó có Bùi thị Xuân cùng chồng con bị đưa ra pháp trường tại Phú Xuân. Chồng bà bị xử tội lột da, còn bà cùng con gái độc nhứt 15 tuổi tên Trần Bích Xuân bị xử voi đày (bãi chém An Hòa, ngoại ô Huế, ở đó khoảng 200 tướng lãnh của nhà Tây Sơn đã hiên ngang ra pháp trường).
Theo tư liệu của một giáo sĩ phương Tây De la Bissachère viết năm 1807-người có dịp chứng kiến cuộc hành hình-đã miêu tả tóm lược như sau:
“Đứa con gái trẻ của bà Bùi thị Xuân bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệt như tờ giấy. Nàng ngoảnh mặt nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách: “Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta”. Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lui lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời…Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo”.
Nước Việt Nam hình cong như chữ S, các tỉnh cực Bắc như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Kay, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên giáp các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và một phần tỉnh Quảng Đông của Trung Hoa. Nay, một số đã mất vào tay bọn Rợ Hán. Đồng bào ở các vùng này đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh ngoại xâm khốc liệt trong mấy ngàn năm lịch sử, từ giặc Ân, Hán, Nguyên, Minh, Thanh….đến thực dân Pháp. Thời nào có giặc dân ta đều thể hiện tinh thần yêu nước rất mãnh liệt.
Khi đề cập đến các anh thư nước Việt, người ta phải nghĩ ngay đến hai vị anh thư lừng lẫy: Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà sinh trưởng tại làng Hạ Lôi thuộc huyện Yên Lãng chiêu quân mãi mã khởi nghĩa đánh quân Đông Hán và đã được đồng bào khắp nơi hưởng ứng rất đông. Việc cứu nước không của riêng ai và người phụ nữ chân yếu tay mềm đã cầm gươm ra trận: Làng Bích Uyển, huyện Kinh Môn có anh thư Thánh Thiên Công Chúa. Làng An Biên, huyện Đông Triều có anh thư Lê Chân. Hai vị anh thư đều là tướng giỏi, có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lược Đông Hán ra khỏi nước. Ngoài ra còn có các anh hùng, anh thư khác như: Thượng Cát, Bạch Hoa Công Chúa, Đào Khang, Hoàng Đạo, Đỗ năng Tế, Giám Sát Đại Vương, Ả Tú, A Huyền, Nhất trung Á, Mai thi Trang, chàng Năm, nàng Năm, Thủy Hải Công Chúa, danh tướng Đô Dương, thị nội tướng quân Phùng thị Chính, Đông Cung Tướng Quân Hoàng Thiếu Hoa, Bát Nàn Công Chúa, Lạc tướng Trương Quản, danh tướng Tam Giang, Trinh Thục Công Chúa, Vĩnh Gia Công Chúa, Vĩnh Hoa Công Chúa, Đinh Bạch Nương….đã làm cho những tên thổ phỉ Tô Định và Mã Viện sợ đến mửa mật chạy về Tàu. Đến thời Pháp thuộc chúng ta cũng đã có những vị anh thư lỗi lạc như: Đặng thị Nhu (vợ nhà cách mạng Hoàng hoa Thám), bà hàng cơm Nguyễn thị Ba, anh thư Đỗ thị Tâm, Nguyễn thị Giang (người phủ Lạng Thương) và người chị là anh thư Nguyễn thị Bắc (trên đường vào làng Thổ Tang –Vĩnh Yên, có một cây đa cổ thụ, anh thư Nguyễn thị Giang đã dùng súng tự vẫn tại gốc cây đa này ngày 18-6-1930. Sau khi chứng kiến cảnh thực dân Pháp hành quyết hôn phu là anh hùng Nguyễn thái Học cùng với 12 chiến hữu khác ở Yên Báy), anh thư Lê thị Đàn, anh thư Thái thị Huyện tức cụ bà Phan Bội Châu, anh thư Võ thị Quyền (vợ anh hùng Trần cao Vân)..v.v..và ..v.v…Tất cả các vị anh thư kể trên đã biểu lộ lòng yêu nước nồng nàn, chỉ muốn: “Cỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở Biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối”.
Hai Bà Trưng đã quyết chiến đấu đến cùng, và hy sinh tánh mạng trên chiến trường vì nền độc lập của dân tộc chúng ta.
Hai Bà Trưng là trường hợp người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống lại quân ngoại xâm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Đó là một sự hy sinh vĩ đại của một bậc nữ lưu mà cổ kim Đông Tây không thấy có, và đời đời dân tộc Việt tưởng nhớ ghi ơn.
Khi đọc đoạn sử về Hai Bà Trưng, Vua Tự Đức đã ngự phê: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm dư!”.
Ngày nay, dưới sự cai trị tàn bạo của tập đoàn bán nước tại Hà Nội, cam tâm làm nô lệ cho bọn thổ phỉ Tàu cộng; Chúng ta cũng đang có rất nhiều anh hùng, anh thư như: Hồ thị Bích Khương, Huỳnh thục Vy, Trịnh kim Tiến, Vũ phương Anh, Trần khải thanh Thủy, Lê thị Công Nhân, Trần huỳnh Duy Thức, Nguyễn tiến Trung, Vi Đức Hồi, Nguyễn hoàng Quốc Hùng, Đoàn huy Chương, Thích quảng Độ, Nguyễn xuân Nghĩa, Nguyễn công Chính, Cù huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Tạ phong Tần, Linh mục Nguyễn văn Ly’, Bùi thị minh Hằng, Mẹ Nấm, Nguyễn văn Hải, Nguyễn việt Chiến, ca nhạc sĩ Việt Khang, kỹ sư Đỗ nam Hải..v.v…và ..v.v…
Tại hải ngoại, con em của chúng ta (thuộc thế hệ thứ hai) đã thành công vượt bực trên mọi lãnh vực. Đặc biệt trên lãnh vực quân sự, chúng ta có những vị đại tá (sẽ lên tướng trong một thời gian rất gần) đang giữ những chức vụ quan trọng trong quân lực Hoa Kỳ: Các đại tá: Nguyễn mạnh Hùng, Lương xuân Việt, Huỳnh Trần Mylene, Paul Đoàn, Trần ngọc Nhung, Phan Phan,, Thu Phan Getka, Hà văn Thịnh, Châu hành Hữu, ….Các trung tá: Lê Bá Hùng, Dương hữu Ngân, Đặng văn Chín, Hoàng ngọc Tuấn, Thomas Nguyễn, Thomas Trần, ….Các thiếu tá: Elizabeth Pham, Phan thành Chinh, Christopher Phan…
Trước khi bạn đọc tiếp, tôi xin gửi hầu bạn những điều sau đây mong rằng bạn đọc đi, đọc lại để suy ngẫm, và để y’ thức trách nhiệm đối với bản thân:
*Một tháng ngồi trách móc sao bằng một giờ hoạt động. Giờ ấy làm cho lòng ta nhẹ và túi ta nặng.
*Mười lần thì có chín lần thành công nhờ sự tin và sự tận tâm làm việc.
*Nền không chắc mà tường cao, thì sự sụp đổ nằm sẵn nơi đó rồi.
*Lòng ham muốn không nên quá tự do, vui thú không nên quá cực độ.
*Trong thiên hạ có 3 cái nguy: Đức ít mà được ưng ủng nhiều-Tài kém mà ở địa vị cao- Thân không lập được công to mà bổng lộc nhiều.
*Tôi đã tạo hạnh phúc cho tôi bằng cách hạn chế sự ham muốn hơn là làm thỏa mãn nó.
*Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi. Có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi thường.
*Sự thành công ở trên đời do tay những người năng dậy sớm.
*Quân tử đối với người trên không nịnh. Đối với người dưới thì không khinh.
*Ngày nào tôi không làm việc, tôi có cảm tưởng như đã phạm tội ăn cắp.
*Đánh thắng một vạn quân, không bằng tự thắng lòng mình.
*Hành động là phát triển nghị lực của ta.
*Chiến đấu mà không gian nan thì chiến thắng không vinh hiển.
*Tướng giỏi sau khi thắng trận không cần ai khen, và cũng không cần ai biết đến công lao.
*Đừng đợi cơ hội thuận tiện, phải biết tạo ra nó.
*Biết y’ chí của toàn dân, đoàn kết trên dưới một lòng thế là thắng lợi.
*Than khóc, van xin đều hèn nhát. Anh hãy anh dũng chu toàn nhiệm vụ khó nhọc lâu dài.
*Ta không nên sợ kẻ thù công kích ta mà nên sợ người bạn nịnh ta.

Bà Triệu: Ngày nay, ở Thanh Hóa vẫn còn lăng Bà Triệu với hội thờ vào ngày 21-2 (Âm Lịch), tương truyền là ngày mất của người nữ anh hùng Bà Triệu, hay nàng Trinh (Triệu trinh Nương, Triệu thị Trinh) của truyền thuyết dân gian người miền núi Quân Yên, quận Cửu Chân.
Quân Yên, trái núi đó vẫn giữ tên gọi ấy cho đến tận ngày nay, đứng sừng sửng bên bờ sông Mã gần ngã ba Bông, thuộc địa phận Hợp Tác Xã Định Công của tỉnh Thanh Hóa.
Thôn Cẩm Trướng thuộc xã Định Công có truyền thuyết “đá biết nói” như sau: Vùng núi này có con voi trắng một ngà rất dữ tợn hay về phá hoại mùa màng, mọi người đều sợ. Để trừ hại cho dân, Bà Triệu cùng chúng bạn đi vây bắt voi, lùa voi xuống đầm lầy (vùng sông Cầu Chầy ngày xưa còn lầy lội) rồi dũng cảm nhảy lên cưỡi đầu voi và cuối cùng đã khuất phục được con voi hung dữ. Chú voi trắng này sau trở thành người bạn chiến đấu trung thành của Bà Triệu. Nghĩa quân Bà Triệu, những ngày đầu tụ nghĩa, đã đục núi Quân Yên, bí mật cho người ngồi trong hốc đá, đọc bài đồng dao: “Có Bà Triệu tướng-Vâng lệnh trời ta-Trị voi một ngà- Dựng cờ mở nước- Lệnh truyền sau trước- Theo gót Bà Vương”.
Nhờ đó cả vùng đã đồn ầm lên rằng núi Quản Yên biết nói, báo hiệu cho dân chúng biết Bà Triệu là “Thiên tướng giáng trần” giúp dân, cứu nước. Vì vậy hàng ngủ nghĩa quân thêm lớn, thanh thế thêm to. Họ kéo nhau xuống Phú Điền dựng căn cứ.
Trung tâm tụ nghĩa là vùng núi Tùng Sơn (Phú Điền). Đây là một thung lũng nhỏ nằm giữa hai dãy núi đá vôi thấp, dãy phía Bắc (Châu Lộc) là đoạn núi chót ngăn cách hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình cũ, dãy núi phía nam (Tam Đa) là đoạn chót của dãy núi chạy dọc sông Mã. Chân phía Bắc núi Châu Lộc là sông Lèn, chân phía nam núi Tam Đa là sông Âu, xưa là một dòng sông lớn. Thung lũng mở rộng cửa về phía đồng bằng ven biển và bị chặn ngang về phía tây bởi dòng sông Lèn. Ở căn cứ này, ngược sông Lèn có thể liên lạc với miền quê Bà Triệu. Là địa điểm gần biển, lại là cửa ngõ từ đồng bằng miền bắc vào Thanh, đó là một vị trí quân sự hiểm yếu, thuận lợi cả công lẫn thủ.
Ở đây còn có núi Chung Chinh với 7 đồn lũy tương truyền là quân doanh của Bà Triệu, nơi đã từng diễn ra trên ba chục trận đánh với quân Ngô dưới chân núi Tùng, còn có cánh đồng Lăng Chúa (Lăng Bà Triệu), đồng Vườn Hoa, đồng Xoắn Ốc….tương truyền là tên cũ còn lại khi Bà Triệu đắp lũy xây thành. Ở đây còn lưu hành rộng rãi truyền thuyết về ba anh em nhà họ Ly’ đi tìm Bà Triệu, rước Bà từ quê ra đây dựng doanh trại, sửa soạn khởi nghĩa và tôn Bà làm chủ tướng.
Cảm phục chí khí hiên ngang cứu nước của người con gái hai chục tuổi đời, dân chúng Cửu Chân theo phục Bà rất đông. Các thành ấp của giặc Ngô đều bị triệt hạ, quan lại giặc từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng, kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan ra Giao Chỉ ở ngoài bắc-Thứ sử Giao Châu mất tích.
Một câu nói, tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi nghĩa, nghìn thu còn vang vọng mãi: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”.
Rất nhiều câu chuyện về tình dân với khởi nghĩa Bà Triệu. Đây là một ông già mù miền núi đã đi khắp nơi, dùng tiếng đàn, giọng hát của mình để ngâm ngợi cổ vũ dân chúng đứng dậy cứu nước; kia một cụ bà hàng nước cố xin cho con gái được theo quân giết giặc, còn mình thì giúp cả chõng chuối với chum nước chè xanh cho nghĩa binh đang trẩy quân qua giải khát. Dọc sông Mã, vùng Cẩm Thạch có truyền thuyết và di tích về một bà nữ tướng cưỡi voi đánh giặc Ngô vùng Khang Nghệ có truyền thuyết nói rằng: thời xưa sông Mã có một nhánh chảy từ đầm Hàn về cửa Lạch Trường. Đó là nơi quân Ngô chiếm giữ, chiến thuyền san sát như lá tre. Một chàng trai đã ăn trộm ngựa chiến của quân giặc trốn về với Bà Triệu và trở thành dũng tướng của nghĩa quân. Trong một trận giao tranh trên sông nước, vì anh đi chân vòng kiềng nên đã vấp phải dây chằng mà tử trận. Giặc Ngô đang ăn mừng thắng lợi thì hai bờ sông chuyển động. Đất trời nổi cơn giận dữ, hắt rừng cây núi đá xuống lấp cạn dòng sông, chôn vùi cả mấy vạn xác thù…
Lại có câu chuyện đền Cô Thị ở xã Hà Ngọc (Hà Trung). Một cô gái rất thích quả thị, chờ đợi người yêu đi đánh giặc và khi chết biến thành cây thị. Cây thị này chỉ có một quả, không ai hái được, vì hễ ai thò tay bẻ thì cành thị lại tự dưng vút hẳn lên cao. Cành ấy đời đời ngả về phía đông nam theo hướng người yêu của cô đang ở trong quân dinh Bà Triệu. Một ngày thắng trận, chàng trai được phép Bà Triệu về thăm làng xóm thì cành cây ấy mới chịu sà xuống và quả thị rơi vào ống tay áo của chàng.
Đứng trước nguy cơ tan rã của chính quyền đô hộ ở Châu Giao, triều Ngô phải cử viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem khoảng 8000 quân sang Giao Châu đàn áp nhân dân khởi nghĩa. Kết hợp dùng binh lực uy hiếp, dùng mưu mô dụ dỗ, dùng của cải mua chuộc, Lục Dận đã khiến được ba nghìn hộ ở Cao Lương (Hợp Phố) dưới quyền thủ lĩnh Hoàng Ngô đầu hàng.
Sau đó, Lục Dận thận trọng tiến binh vào Giao Chỉ và Cửu Chân, khi phát quân đàn áp, khi dừng quân dùng của cải, tiền bạc mua chuộc các thủ lĩnh địa phương. Rút cục, hàng trăm thủ lĩnh nghĩa quân và hơn 5 vạn dân đã phải chịu thua quân Ngô.
Truyền thuyết dân gian kể rằng: Bà Triệu đã chiến đấu chống giặc Ngô, trên ba mươi trận thắng lợi. Giặc gọi tên Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân (vị tướng nữ yêu kiều), là Lệ Hải Bà Vương (vua bà vùng biển Mĩ Lệ). Quân Ngô sợ Bà, thường có câu: “Hoành qua đương hổ dị- Đối diện Bà Vương nan (Múa ngang ngọn dáo dễ chống hùm- Đối mặt Vua Bà thì thực khó).
Cũng theo truyền thuyết dân gian, về sau có kẻ phản bội, mách với Lục Dận rằng Bà là nữ tướng “ái khiết, úy ô” (Yêu cái trong sạch, ghét cái nhơ bẩn). Quân Ngô liền trần truồng tiến đánh Bà. Bà hổ thẹn, giao binh cho ba tướng họ Ly’, lên núi Tùng tự vẫn.
Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu, và dưới chân núi Tùng là đền thờ chính của Bà Triệu. Hội đền hàng năm ngày trước vào ngày 21 tháng Hai Âm lịch.
Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nhưng hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất, người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí Bà Trưng “giành lại giang san, cởi ách nô lệ” muôn thuở không mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam. “Tùng sơn nắng quyện mây trời, Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh”.
Bạn quí mến, Tại Canada và Hoa Kỳ nói riêng, những quốc gia tự do như Anh, Úc, Pháp..v.v..nói chung, khi các viên chức cao cấp đi công cán ở nước ngoài, đặc biệt đến những quốc gia cộng sản như Trung quốc và Việt nam, họ đều được thuyết trình một cách rất cẩn thận về: Gái, Tiền và Tình Báo. Tôi nghĩ, bạn cũng đã từng đọc tiểu sử về cuộc đời tình ái của ông Hồ chí Minh khi ở bên Tàu. Không những ông Hồ, mà còn, tất cả các viên chức cao cấp trong Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đều bị trúng ba độc chiêu này của bọn Tàu. Vì vậy, bọn Rợ Hán bảo đâu thì phải tuân theo. Chúng đã bán nước từ lâu rồi không phải đợi đến sau khi cướp được miền Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa có một thời kỳ nào nhục nhã, đê hèn, đốn mạt, tủi hổ như hiện nay.
*Kẻ thù của ta xét cho đúng hơn là ta tự xét ta.
*Tôi chỉ có một điểm tạm gọi là được: Không bao giờ thất vọng.
*Làm việc nghĩa chớ kể lợi hại. Luận anh hùng chớ kể hơn thua.
*Đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo thâu trữ. Nó sẽ nẩy nở thêm nếu ta biết gieo rắc.
*Không nên mưu việc lớn với kẻ nói nhiều.
*Thà chết bây giờ, còn hơn kéo dài một đời sống vô ích.
*Đừng lo cho mình không có chức vị, chỉ lo cho mình không đủ tài để nhận lãnh chức vị mà thôi.
*Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nếu gặp trường hợp cần thì phải hy sinh bản thân để cứu vớt lấy quần chúng.
*Đừng quên việc nhỏ. Lỗ nhỏ làm đắm thuyền.
*Tài trai nên ngang dọc trời đất, không nên quanh quẩn trong xó nhà.
*Không phải lập được những kỳ công cuộc đời mới tốt đẹp.
Đây là lời tâm huyết của tôi kêu gọi mọi người hãy giữ vững tinh thần dân tộc: Bọn Rợ Hán và bọn Man cộng là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc Việt Nam. Hạn chế tối đa không mua, bán những sản phẩm của bọn chúng. Không đi du lịch, không gửi tiền về để cho chúng tiếp tục củng cố chế độ đàn áp của chúng trên đầu dân tộc Việt Nam. Kêu gọi thân nhân rút hết tiền ra khỏi các ngân hàng tại Việt Nam. Nếu làm được như vậy, trong vòng một năm, kết quả sẽ không ngờ được.
Vua Trần Nhân Tôn: “Các ngươi chớ quên cái họa lâu đời của ta là HỌA TRUNG HOA. Chớ coi thường chụn vụn vặt xảy ra trên biên ải, họ không tôn trọng biên ải, họ không tôn trọng biên giới qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.
Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn: “Đời Đinh, Lê, nhiều người hiền lương giúp đỡ, bấy giờ nước Nam đang cường, vua tôi đồng lòng, bụng dân phấn chấn; mà bên Tàu đang lúc suy nhược, cho nên ta đắp thành Bình Lỗ (thuộc Thái Nguyên) phá được quân nhà Tống, đó là một thời. Đến đời nhà Ly’, quân Tống sang xâm, Ly’ Đế sai Ly’ Thường Kiệt đánh mặt Khâm, Liêm, dồn đến Mai Linh, quân hùng, tướng dũng, đó là có thể đánh được. Kế đến bản triều, giặc Nguyên kéo đến vây bọc bốn mặt, may được vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đâu sức lại mà đánh, mới bắt được tướng kia, cũng là lòng trời giúp ta mới được thế”.
Lê Thánh Tông: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Thái Tổ để lại”.
Vua Duy Tân (lúc 8 tuổi) đã nói: “Tay dơ lấy nước mà rửa, nước dơ lấy gì mà rửa?”.
Nguyễn đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.
Nhà cách mạng Phan Bội Châu: “Nay ta hát một câu ái quốc- Yêu gì hơn yêu nước nhà ta- Nghiêm trang bốn mặt sơn hà- Ông cha ta để cho ta lọ vàng- Trải mấy lớp tiền vương dựng mở- Bốn ngàn năm giãi gió dầm mưa- Biết bao công của người xưa- Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm- Hào Đại Hải ầm ầm trước mắt- Giải Cửu Long quanh quất miền Tây- Non nước ấy biết bao máu mủ!- Nỡ lòng nào đem nuôi lũ sài lang?- Nhục vì nước mà đau người trước, -Nông nỗi này non nước cũng oan- Hồn ơi về với giang san!- Muôn người muôn tiếng hát vang câu này: -Hợp muôn sức ra tay quang phục- Quyết phen này rửa nhục báo thù- Một câu ái quốc reo hò- Xin người trong nước phải cho một lòng”.
Quốc Tổ Hùng Vương: Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm người con trai. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được”. Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu (nay là Phú Thọ) và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.
Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ là Tổ Mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú Phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và đem về làm vợ. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra 100 người con trai. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phải chia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và chia nhau cai quản các vùng. Đây là tổ tiên của người Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu (nay là Phú Thọ) và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.
Truyện họ Hồng Bàng: Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía nam đến núi Ngũ Linh lấy được con gái bà Vu Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh, phúc hậu. Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi, lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất, Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế.
Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! Sao không lại cứu chúng tôi?”. Lạc Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tì ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc….các thứ đá quy’, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng. Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! Ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân?”.
Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên, Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi…làm cho bọn đi tìmđều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu đến đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh 3 trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc, vợ con thường muốn về đất Bắc.
Về tới biên giới, hoàng đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: “Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này?”. Long Quân bỗng trở về gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: “Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình”. Long Quân nói: “Ta là nòi Rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là Giống Tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lìa. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình Hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Nam, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng.Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần lộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân chúng sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: “Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xâm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắt gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.
Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương: Thuộc thôn Cổ Tích, làng Hy Cương, huyện Lâm Thao. Đền thờ Quốc Tổ nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao nhất tỉnh Phú Thọ (núi này còn có tên là Nghĩa Cương, Hùng Sơn hoặc núi Đền). Từ dưới chân núi, đồng bào sẽ viếng đền Hạ, nơi thờ hai vị công chúa con gái của vua Hùng thứ 18 là Ngọc Hoa và Tiên Dung. Trong đền Hạ có giếng nước rất trong và ngọt, vì vậy đền Hạ còn gọi là đền Giếng. Ở lưng chừng núi là đền Trung, nơi thờ các Lạc Hầu, Lạc Tướng, các danh nhân thời Hồng Bàng có công dựng nước Văn Lang như: Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thần….Trước cửa đền Trung có nhiều bia đá ghi công đức 18 vị vua Hùng. Đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (tính từ đền Hạ đến đền Thượng phải đi lên 296 bậc), nơi thờ linh vị 18 vua Hùng, từ đời vua Hùng thứ nhất là Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục) cho đến vua Hùng thứ 18 Hùng Tuyền Vương. Trước khi vào đền Thượng phải qua cổng Tam Quan, trên cổng có hình trạm hai con rồng chầu mặt nguyệt; hai bên cổng có tượng hai vị hộ pháp. Trong sân đền Thượng có một tảng đá đứng hình vuông (mỗi cạnh dài 40 phân, cao hai mét) tục gọi là Thiên Ấn (ấn nhà trời). Bên cạnh đền Thượng là chính lăng Quốc Tổ, nằm trong một khu lòng chảo nhỏ, lưng dựa vào vách núi. Lăng xây rất uy nghi và vững chãi, rộng gần ba thước rưỡi, cao gần năm thước. Phía trên là hai tầng mái lợp ngói ống, bốn góc chạm hình rồng. Bốn mặt đều có cửa, đều đắp tượng mặt rồng. Trong sân của mỗi đền đều có nhiều cây cổ thụ (thân uốn éo kỳ dị, rễ nổi lên mặt đất kéo dài cả chục thước) và hoa hải đường. Đứng trên ngọn Nghĩa Lĩnh nhìn phong cảnh chung quanh thật đẹp, thật hùng vĩ.
Núi Nghĩa Lĩnh nằm giữa hai sông Hồng về phía Tây-Nam và sông Lô về phía Đông-Bắc. Phía Đông là dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Yên, phía Nam là dãy núi Tản Viên thuộc tỉnh Sơn Tây. Trước thời Pháp thuộc, lễ kỷ niệm Quốc Tổ hàng năm được xem là Quốc Lễ, tức là Quốc Khánh, lễ lớn nhất của một dân tộc. Cứ đến ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, dân chúng lũ lượt rủ nhau về trẩy hội đền Hùng rất đông.
Trước khi chấm dứt, tôi xin chân thành cảm tạ: các văn nhân, học giả, dịch giả, sử gia…có những đoạn trích đăng trong bài biên khảo này. Chỉ với hảo y’ muốn đem lại món ăn tinh thần cho độc giả bốn phương một cách vô vị lợi. Xin thông cảm.
*Nói đúng. Nghĩ đúng. Làm như thế cũng chưa phải là đúng mà còn cần phải thi hành đúng.
*Đừng nói vấn đề này khó. Nếu không khó đã không thành vấn đề.
*Sự học trang hoàng đời sống và làm cho ta yêu đời hơn.
*Tranh đấu là điều kiện thành công. Kẻ nghịch ta chính là kẻ giúp ta.
*Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
*Ngoài ta ra không ai có thể hại ta được.
*Thành đạt không phải ở người ngoài giúp đỡ mà chính do lòng tự tin.
*Thà chịu mòn, chứ không chịu để sét ăn.
*Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm bằng nước. Thế mà to vô hạn, sâu vô cùng.
*Kẻ nào muốn cầm đầu mọi người, hãy đứng sau mọi người và phụng sự mọi người.
*Tôi mong ước trọn đời chỉ làm những công việc nhỏ mọn, nhưng làm với một tâm địa rộng rãi.
*Thiên đường ở chính trong lòng ta. Địa ngục cũng do lòng ta mà có.
*Lúc nguy cấp chỉ nên trông cậy những điều của mình, không nên trông cậy những điều của người.
*Người không có mục đích, không ly’ tưởng như ngựa không cương, như thuyền không lái, lông bông không ra gì cả.
Tôi còn rất nhiều tâm sự để chia sẻ cùng bạn, thôi hẹn lại dịp khác. Trước hồn thiêng sông núi, tôi chỉ xin nguyện cầu cho quốc thái, dân an. Những người đang trong ngục tù cộng sản vì dám xả thân tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước và dân tộc mà phải chịu tù đày, giết chóc…sớm được thấy tự do, sớm thoát khỏi sự cai trị của bè lũ bán nước đang làm tay sai cho thổ phỉ Tàu cộng. Xin Thượng Đế thương xót chúng con.
Đã gần 37 năm trôi qua, trên bước đường lưu lạc, tôi trộm nghĩ tất cả chúng ta đều hướng về quê mẹ và cầu mong: “Bao giờ cho sáng lều tranh nhỏ, Mẹ Việt Nam mừng nước Việt Nam? Hay vẫn đau buồn thiên vạn cổ, Những người không biết ánh vinh quang?”.
Mây-Cao-Nguyên

Ý kiến bạn đọc
26/02/201202:22:21
Khách
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời
Giòng máu thiêng còn đượm nồng vạn trái tim
( " Cô Gái Việt")
Dân nước tôi từng đấu tranh diệt ngoại xâm
Trên máu xương từng hát ca bài thành công
Dân nước tôi nòi giống hùng cường Lạc Long
Làm gái toàn là Trưng Vương
Làm trai rạng hồn Quang Trung
( " Bên Bờ Đại Dương")
Ngày nay, dưới sự cai trị của bè lũ đảng Việt cộng, dân thì hèn, nước thì mạt. Ba triệu tên đảng viên Việt cộng và đám tay sai phải chịu tội trước lịch sử và dân tộc.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.