Tết Nhâm Thìn: Kinh Doanh Tưng Bừng Hè Phố Hà Nội, SG
Hè phố Sài Gòn kinh doanh hàng Tết.(Photo: Lien Doan)
SAIGON/HANOI -- Không khí Tết tại Hà Nội và Sài Gòn hiện rõ trên hè phố, khi dân chúng tràn ra hè phố kinh doanh đủ thứ hàng Tết.
Báo Dân Trí kể về Hà Nội nói rằng trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, hàng Tết từ khắp các vùng lân cận ùn ùn đổ về khu vực nội thành tạo ra một không khí mua bán sôi động, nhiều khi hỗn loạn, trên mọi ngả đường Thủ đô.
Báo này nói, khi dạo một vòng quanh thành phố Hà Nội những ngày này thấy đủ các loại mặt hàng phục vụ Tết: từ đào, mai, quất, phong lan đến đồ gốm, sành sứ, quần áo… tràn lan, chen lấn nhau từng centimet, đua nhau lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Vốn nổi tiếng là trung tâm mua bán các loại hoa, cây cảnh, trong những ngày giáp Tết này, đường Hoàng Hoa Thám trở thành “thiên đường mua sắm” đích thực với những người dân Hà thành có nhu cầu trang hoàng nhà cửa ngày Tết.
Báo Dân Trí nói, nhiều khu phố đã có lòng đường như bị thu hẹp gần... một nửa.
Không chỉ đường Hoàng Hoa Thám mà hầu hết các tuyến đường nội thành có vỉa hè thông thoáng đều trở thành khu vực lý tưởng cho những chủ buôn đào rừng, mai tết và cam quất cảnh. Trên đường Nguyễn Khánh Toàn, ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi, đường Vạn Phúc - Hà Đông, đường Hồ Tùng Mậu… hàng trăm chậu mai vàng và đào núi tràn xuống phố.
Đặc biệt, báo Dân Trí nói, đồ gốm và hàng sành sứ cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông...
Tuy nhiên, nhiều khu phố lại bị đào xới... làm thêm rắc rối cho ngaỳ Tết của dân.
Do nên, báo KTĐT cho biết rằng để đường phố sạch đẹp, thông thoáng đón Tết Nhâm Thìn, từ ngày 3/1, Sở GTVT đã dừng cấp phép đào đường, hè, đồng thời yêu cầu các công trình thi công dở dang tổ chức hoàn trả đường, hè. Dù vậy, báo KTĐT viết, “Tuy nhiên, đến thời điểm này, tại nhiều tuyến đường, phố trên địa bàn Hà Nội vẫn ngổn ngang do bị đào, xới.”
Báo này ghi nhận, tại nhiều tuyến đường tình trạng đào hè, đường vẫn diễn ra. Mặc dù đã có lệnh cấm, nhưng các đoạn đường trên phố Hào Nam, Khuất Duy Tiến, đường Thái Hà đoạn cầu Thái Hà, đoạn qua cầu Cống Mọc... vẫn còn ngổn ngang nguyên vật liệu xây dựng, mặt đường lồi lõm. Xung quanh hồ Đống Đa, công nhân vẫn đang đào những vệt mới nhằm hạ ngầm hệ thống dây cáp.
Do vậy, dân chúng mới than phiền.
Tại phố Trần Cung (Cầu Giấy), dù hệ thống cống thoát nước đã được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng vẫn còn rất nhiều đoạn bị đào lên sau đó quây dây. Không những vậy, đơn vị thi công còn để lại một lượng lớn VLXD ngay dưới lòng đường khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chị Nguyễn Thị Lụa, một người sống trên phố Trần Cung bức xúc cho biết: "Không biết đơn vị thi công cống thoát nước gặp vấn đề gì mà cứ nay làm mai nghỉ. Đường thì chật, thi công bỏ dở khiến người đi lại gặp rất nhiều khó khăn". Không chỉ đường Trần Cung, tại phố Trung Kính (đoạn qua trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội), tình trạng đất cát cũng ngổn ngang trên hè, đường khiến cho đoạn đường này ngày mưa thì nhầy nhụa bùn đất còn ngày nắng thì bụi.
Báo KTĐT kể: “Nhiều người dân nơi đây bức xúc cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ mấy tháng nay và đến thời điểm này chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nhâm Thìn nhưng đơn vị thi công vẫn án binh bất động không thảm đường hè, vệ sinh công trường.”
Báo Hải Phòng kể chuyện hè phố Hải Phòng:
“...Nhộn nhịp và dễ nhận thấy nhất là những hàng bán quần áo rét đổ đống nơi vỉa hè. Dọc các phố chính như Cầu Đất, Lạch Tray, Tô Hiệu, Trần Nguyên Hãn... cách vài trăm mét lại có một hàng. Có những khu vực tập trung đông như trên đường Trần Nguyên Hãn có xấp xỉ 10 hàng. Xa hơn như đường Phạm Văn Đồng (quận Dương Kinh), đường Lê Duẩn, Trần Tất Văn (quận Kiến An) cũng có nhiều hàng bày bán. Thậm chí tại một số trục đường chính như 354, 357 ở các huyện An Lão, Tiên Lãng, trung tâm các chợ huyện cũng có nhiều người mang hàng quần áo rét đổ đống bán...”
Hè phố kinh doanh vẫn là nguồn mưu sinh của nhiều người tại nhiều thành phố vậy.
Hè phố Sài Gòn kinh doanh hàng Tết.(Photo: Lien Doan)
SAIGON/HANOI -- Không khí Tết tại Hà Nội và Sài Gòn hiện rõ trên hè phố, khi dân chúng tràn ra hè phố kinh doanh đủ thứ hàng Tết.
Báo Dân Trí kể về Hà Nội nói rằng trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, hàng Tết từ khắp các vùng lân cận ùn ùn đổ về khu vực nội thành tạo ra một không khí mua bán sôi động, nhiều khi hỗn loạn, trên mọi ngả đường Thủ đô.
Báo này nói, khi dạo một vòng quanh thành phố Hà Nội những ngày này thấy đủ các loại mặt hàng phục vụ Tết: từ đào, mai, quất, phong lan đến đồ gốm, sành sứ, quần áo… tràn lan, chen lấn nhau từng centimet, đua nhau lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Vốn nổi tiếng là trung tâm mua bán các loại hoa, cây cảnh, trong những ngày giáp Tết này, đường Hoàng Hoa Thám trở thành “thiên đường mua sắm” đích thực với những người dân Hà thành có nhu cầu trang hoàng nhà cửa ngày Tết.
Báo Dân Trí nói, nhiều khu phố đã có lòng đường như bị thu hẹp gần... một nửa.
Không chỉ đường Hoàng Hoa Thám mà hầu hết các tuyến đường nội thành có vỉa hè thông thoáng đều trở thành khu vực lý tưởng cho những chủ buôn đào rừng, mai tết và cam quất cảnh. Trên đường Nguyễn Khánh Toàn, ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi, đường Vạn Phúc - Hà Đông, đường Hồ Tùng Mậu… hàng trăm chậu mai vàng và đào núi tràn xuống phố.
Đặc biệt, báo Dân Trí nói, đồ gốm và hàng sành sứ cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông...
Tuy nhiên, nhiều khu phố lại bị đào xới... làm thêm rắc rối cho ngaỳ Tết của dân.
Do nên, báo KTĐT cho biết rằng để đường phố sạch đẹp, thông thoáng đón Tết Nhâm Thìn, từ ngày 3/1, Sở GTVT đã dừng cấp phép đào đường, hè, đồng thời yêu cầu các công trình thi công dở dang tổ chức hoàn trả đường, hè. Dù vậy, báo KTĐT viết, “Tuy nhiên, đến thời điểm này, tại nhiều tuyến đường, phố trên địa bàn Hà Nội vẫn ngổn ngang do bị đào, xới.”
Báo này ghi nhận, tại nhiều tuyến đường tình trạng đào hè, đường vẫn diễn ra. Mặc dù đã có lệnh cấm, nhưng các đoạn đường trên phố Hào Nam, Khuất Duy Tiến, đường Thái Hà đoạn cầu Thái Hà, đoạn qua cầu Cống Mọc... vẫn còn ngổn ngang nguyên vật liệu xây dựng, mặt đường lồi lõm. Xung quanh hồ Đống Đa, công nhân vẫn đang đào những vệt mới nhằm hạ ngầm hệ thống dây cáp.
Do vậy, dân chúng mới than phiền.
Tại phố Trần Cung (Cầu Giấy), dù hệ thống cống thoát nước đã được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng vẫn còn rất nhiều đoạn bị đào lên sau đó quây dây. Không những vậy, đơn vị thi công còn để lại một lượng lớn VLXD ngay dưới lòng đường khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chị Nguyễn Thị Lụa, một người sống trên phố Trần Cung bức xúc cho biết: "Không biết đơn vị thi công cống thoát nước gặp vấn đề gì mà cứ nay làm mai nghỉ. Đường thì chật, thi công bỏ dở khiến người đi lại gặp rất nhiều khó khăn". Không chỉ đường Trần Cung, tại phố Trung Kính (đoạn qua trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội), tình trạng đất cát cũng ngổn ngang trên hè, đường khiến cho đoạn đường này ngày mưa thì nhầy nhụa bùn đất còn ngày nắng thì bụi.
Báo KTĐT kể: “Nhiều người dân nơi đây bức xúc cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ mấy tháng nay và đến thời điểm này chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nhâm Thìn nhưng đơn vị thi công vẫn án binh bất động không thảm đường hè, vệ sinh công trường.”
Báo Hải Phòng kể chuyện hè phố Hải Phòng:
“...Nhộn nhịp và dễ nhận thấy nhất là những hàng bán quần áo rét đổ đống nơi vỉa hè. Dọc các phố chính như Cầu Đất, Lạch Tray, Tô Hiệu, Trần Nguyên Hãn... cách vài trăm mét lại có một hàng. Có những khu vực tập trung đông như trên đường Trần Nguyên Hãn có xấp xỉ 10 hàng. Xa hơn như đường Phạm Văn Đồng (quận Dương Kinh), đường Lê Duẩn, Trần Tất Văn (quận Kiến An) cũng có nhiều hàng bày bán. Thậm chí tại một số trục đường chính như 354, 357 ở các huyện An Lão, Tiên Lãng, trung tâm các chợ huyện cũng có nhiều người mang hàng quần áo rét đổ đống bán...”
Hè phố kinh doanh vẫn là nguồn mưu sinh của nhiều người tại nhiều thành phố vậy.
Gửi ý kiến của bạn