Thứ nhứt, CSVN âm mưu triệt tiêu, hành động bách hại, đàn áp, khủng bố các tôn giáo, đã đẩy các tổ chức này đến thế chẳng đặng đừng, phải đấu tranh hay là chết. Thứ hai, việc CSVN chủ trương và thực hiện thô bạo chính sách di dân, xâm thực đất đai, tài nguyên. Việc trộn dân chia để trị dưới chiêu bài phân bố dân số, đã đẩy đồng bào Thượng vào thế phải đấu tranh cho" khoảng rộng sinh tồn", làm sống lại mối "thù dân tộc" đã được hàng trăm thế hệ di dân VN cố công hàn gắn. Không khéo giải quyết sẽ kéo theo cuộc nổi dậy của đồng bào người Việt gốc Miên ở vùng Châu thổ Sông Cửu Long như thời 1945.
Dù mất hay còn rất yếu tại VN trong những ngày sắp tới, CSVN cũng để lại nhiều di chứng, nhiều hậu quả trầm trọng, mà quốc gia dân tộc Việt Nam phải hết sức khổ công, thiện chí mới mong hàn gắn nổi. Người dân Việt có cảm nghĩ CSVN đang ở tâm trạng của vua Pháp trước thời Cách Mạng 1789 xảy ra, "sau ta là cơn hồng thủy" (après moi c'est le deluge). Thế cho nên, trước hai vấn đề quốc tế lớn lao và gai góc đến đổi thế giới chưa có tìm ra lời giải như vậy, CSVN lại ứng xử hết sức sai lầm vì đầu óc không ra khỏi lối mòn tư tưởng về giai cấp và dân tộc và về mâu thuẫn ta và địch.
Sai lầm thứ nhứt CSVN phạm phải, là lấy đảng thay tôn giáo, lấy giai cấp thay dân tộc, lấy đồng chí thay đồng bào. Đảng thuộc phạm trù chánh trị. Lãnh vực chi phối là chánh quyền và xã hội, không thể nào chi phối được tâm linh. Cái gì của Chúa phải trả lại cho chúa; cái gì của Cesar trả lại cho César. Thần quyền và thế quyền phải tách bạch. Đó là luật tiến hóa của xã hội loài người. Đằng này CS muốn nắm hồn lẫn xác của người dân, một ảo tưởng chưa một tổ chức chánh trị nào có thể làm được. Giai cấp là một cách phân loại xã hội trừu tượng. Giai cấp không có thể thay thế dân tộc. CSVN là một tổ chức quá non trẻ so với bề dày lịch sử của dân tộc. Tình đồng chí không thể thay được cho tình đồng bào. Ông Tổ của CSVN là Hồ chí Minh, biết rất rõ những điều ấy nên luôn luôn lợi dụng dân tộc, tôn giáo để xây dựng cơ đồ CS. Một trăm người đi kháng chiến thì ít nhứt cũng 95 người đi vì muốn giành độc lập cho dân tộc hơn là muốn đấu tranh giai cấp.
Sai lầm thứ hai CSVN đang phạm phải là xem mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc là mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn, ai thắng ai giữa ta và địch. Thực chất mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn nội bộ, giữa đồng bào với nhau. Qui luật giải quyết mâu thuẫn nội bộ là ôn hòa, bàn bạc, tương nhượng, chớ không đối kháng một mất một còn như ta và địch được. Ngay đối với địch có khi cũng phải đối thoại, dàn xếp huống hồ đối với người trong một nước, tôn giáo trong nước nhà. Vì mâu thuẫn nội bộ là mâu thuẫn tương sinh, tranh đấu nhau để tiến bộ, như đối lập phê bình thân chính để sửa chữa, để nhân dân phán đoán.
Người ta nói thầy thuốc làm sai, một người chết. Một nhà giáo dạy sai, một lớp trật. Một nhà chánh trị sai, cả nước thiệt hại. Sai lầm của CSVN trong cách ứng xử với tôn giáo và sắc tộc hiện tại, sẽ để lại nhiều di chứng trầm kha, nhiều hậu quả trầm trọng. Cách CSVN đối xử với các tôn giáo và sắc tộc cho đến bây giờ thiếu tình nghĩa đồng bào. Đán áp, khủng bố, bách hại , điều binh trấn áp, chiến đấu một mất một còn chống các tôn giáo, và đồng bào Thượng, không khác gì đối với kẻ thù. Còn tệ hơn giai cấp thống trị đối với người bị trị, còn hơn thực dân đối với người thuộc địa.
Nhân dân VN nói chung, gần suốt bề dài lịch sửû chưa hưởng được một ngày thực sự tự do dân chủ. Tâm trạng chung là ghét chánh quyền. "Vô ơn là lính; bạc nghĩa là làng. Cướp đêm là giặc; cướp ngày là quan." Cách trấn áp của CSVN hiện tại làm nhân dân thù thêm ghét chánh quyền. Hai mươi lăm năm rồi, CSVN thống nhứt được đất nước, mà không thống nhứt được dân tộc. Đàn áp các tôn giáo, cướp đất cửa đồng bào Thượng, càn quét các cuộc đấu tranh và phản kháng, mà dứt khoát không bàn bạc, đối thoại trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào; làm thế CSVN lại banh thêm vết thương, gây thêmï chia rẽ giữa nhân dân vớùi chánh quyền. Quan nhất thời dân mớùi vạn đại. CSVN quậy vết thương tầy quầy ra đó trước khi ra đi. Muốn sửa, chánh quyền mới phải vô cùng khổ công tổn sức mới hàn gắn lại được. Các tôn giáo, các sắc tộc, và xã hội VN phải mất không ít thì giờ để tái tạo niềm tin nơi chánh quyền mới .