Kinh Tế Việt Nam Lệ Thuộc Vào Trung Cộng
Trúc Giang MN
1* Tổng quát
Trong lúc bị đe dọa bởi những âm mưu của Trung Cộng ở Biển Đông thì một áp lực khác mà CSVN phải gánh chịu, đó là kinh tế quá lệ thuộc vào TC, vì thế, một viên chức TC đặt vấn đề trừng phạt kinh tế để dằn mặt VC.
Trong quan hệ thương mại, VN đóng vai trò cung cấp nguyên liệu thô, nhiên liệu thô và nông, lâm, thủy sản cho TC. Trái lại, TC xuất khẩu sang VN công nghiệp với những kỹ thuật thấp và trung bình, nhất là một khối lượng lớn về hàng tiêu dùng. Chính khối lượng lớn lao hàng tiêu dùng giá rẻ và kém phẩm chất tràn ngập thị trường VN nầy, đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế VN nêu nhận xét “Với tình trạng như thế, chúng ta bị lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế và sẽ không giữ được độc lập về chinh trị”.
2* Những nguyên nhân khiến cho kinh tế VN lệ thuộc vào Trung Cộng
- Tình trạng nhập siêu nặng nề
- Trung Cộng nắm thầu hết các công trình quan trọng
- Tình trạng buôn lậu
- Trung Cộng khai thác tài nguyên
- Lái buôn người Tàu thu gom nông sản
- Lệ thuộc thương mại kéo theo lệ thuộc tài chánh và kinh tế.
Đó là chủ trương thâm độc của TC trong việc thôn tính VN.
2.1. Tình trạng nhập siêu
Sự lệ thuộc về kinh tế của VN được thể hiện qua tình trạng nhập siêu của VN trong cán cân thương mại giữa hai nước. Một cách đơn giản, nhập siêu là nhập cảng quá nhiều so với xuất cảng. Nhập siêu là con số tính bằng tiền (kim ngạch) so sánh giữa nhập cảng và xuất cảng.
Nhập siêu (Trade deficit) là khi số tiền mua hàng hoá vào, tức là nhập cảng, cao hơn số tiền thu được từ hàng hoá xuất cảng. Nhập siêu không tốt cho kinh tế vì cần phải có ngoại tệ để trả tiền mua vào, nếu xuất cảng quá ít và không còn ngoại tệ dự trữ, thì phải vay nợ.
Theo con số của Cục Thống Kê VN, thì nhập siêu của VN đối với TC, năm 2005 là 2.67 tỷ USD, tăng vọt lên tới 12.7 tỷ USD trong năm 2010. Và trong 5 tháng đầu năm 2011, thì nhập siêu VN là 6.5 tỷ USD.
2.2. Nhóm hàng nhập cảng nhiều nhất
Theo Cục Thống Kê, năm 2010, VN nhập hàng hóa từ TC là 20.02 tỷ USD gồm 5 nhóm chính như sau:
1. Trang thiết bị và phụ tùng 27%
2. Xăng dầu 17%
3. Sắt thép 56%
4. Phân bón 40%
5. Nguyên liệu phục vụ dệt may và da giày 70%
Rõ ràng là danh mục hàng hoá VN phụ thuộc vào Trung Cộng ngày một gia tăng và có mối ràng buộc chặt chẽ tới nền kinh tế VN.
“Nếu nguồn cung cấp nầy ngưng thình lình, thì lập tức, không những thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của VN vào thị trường Liên Âu và Hoa Kỳ cũng bị ngưng trệ”. Đó là nhận xét của TS Trần Đình Thiên, thuộc Viện Kinh Tế VN.
TS Lê Đăng Doanh cho biết, có 2 cách nhập siêu, đó là nhập siêu thuần tuý thương mại và nhập siêu có tính cách đầu tư, cụ thể là nhà thầu TQ mang máy móc vào VN trong hình thức thầu trọn gói EPC. (EPC=Engineering Procurement and Construction).
2.2.1. Hàng hoá Trung Cộng tràn ngập thị trường Việt Nam
Hàng hoá phẩm chất kém nên giá rẻ tràn ngập thị trường VN đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất nội địa, thất nghiệp gia tăng, nếu không có chương trình xuất khẩu lao nô ra ngoại quốc, thì không biết CSVN giải quyết nạn thất nghiệp ra sao.
Hàng hoá VN không thể cạnh tranh nổi với hàng TC về giá cả cũng như về phẩm chất, ngay trong nước cũng như ở thị trường Trung Cộng.
Hàng tiêu dùng kém chất lượng, giá rẻ, độc hại, hàng giả nhập lậu vào VN qua biên giới.
- Điện thoại iPhone Made in China mới xài thì 2 tuần đầu, sóng chập chờn, tiếng còn tiếng mất.
- Radio giá rẻ, sau một tháng thì phát ra giọng nghẹt mũi.
- Thực phẩm thì dùng các chất phẩm màu, gây ung thư. Sữa bột nhiễm Melanine giết hại trẻ em. Trứng gà, gia vị lẫu, tương ớt gây ngộ độc hay ung thư…
- Chăn mền, quần áo TC đe dọa sức khỏe vì có chất formodehyde gây hại cho da, trà trân châu bằng polymer, trứng gà giả… Ly cốc “thủy tinh nhiễm độc chì” tràn qua biên giới.
- Xe Taxi TC của công ty sản xuất Lifan đang chạy thì 2 bánh xe rớt ra ngoài, gây tai nạn chết người ở Huế.
2.2.2. Việt Nam biến thành cái kho chứa hàng kém phẩm chất của Trung Cộng
TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thương Mại, bộ Công Thương, cho rằng, “Nhập siêu ngày càng gia tăng là do “quan hệ ngầm”, “giao ước phi văn bản” được hình thành từ lâu nay giữa chủ hàng TQ với đối tác VN. Đã từng theo dõi và khảo sát, chúng tôi thấy chủ hàng TQ sẵn sàng khai gian những chứng từ nhập khẩu để VN trốn thuế, thậm chí, nhiều doanh nghiệp TQ còn làm giả xuất xứ để hàng hoá TQ nhập vào VN, rồi sau đó xuất khẩu sang Liên Âu và Hoa Kỳ với cái xuất xứ là Made in Vietnam để né tránh bị đánh thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng của TQ. Vì thế, Liên Âu và HK, khi đánh thuế chống bán phá giá hàng hoá TQ, bao giờ cũng lôi cả VN vào, vì họ sợ, nếu không, thì TQ sẽ dán nhản Made in Vietnam vào hàng của họ để tránh thuế chống bán phá giá”.
Vì thế, mà hiện nay, VN đang lảnh làm gia công cho TQ về hàng da giày để xuất khẩu.
Nói về thuế chống bán phá giá.
Kinh tế thị trường tự do của Tư bản dựa trên sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty tư nhân với tư nhân.
Công bằng là tư nhân cạnh tranh với tư nhân trên căn bản tiền vốn của tư nhân với nhau.
Không công bằng là, vốn nhà nước do ngân sách quốc gia bơm không giới hạn vào các công ty quốc doanh, sẽ chiếm ưu thế hơn khi nhà nước cạnh tranh với tư nhân. Các nước tư bản với thị trường tự do, vì bảo vệ các công ty nội địa của mình, nên nâng giá hàng hoá quốc doanh, nhất là TQ cố ghìm giá trị ở mức thấp của đồng Nd tệ, các nước tư bản như Liên Âu và Hoa Kỳ đánh một thứ thuế gọi là thuế chống bán phá giá, mỗi khi thấy giá món hàng nào của TQ và VN rẻ hơn so với hàng trong nước họ.
2.2.3. Nhập khẩu bằng đi buôn
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hàng đầu VN nêu nhận xét: “Thực tế nhiều năm qua, mỗi khi cần nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, thì các doanh nghiệp, kể cả quốc doanh, sẵn sàng chuyển sang nghề đi buôn để kiếm lời, tức là nhập khẩu hàng hoá vào VN với giá rẻ rồi bán ra theo giá chênh lệch. Tâm lý nầy rất phổ biến trong ngành sắt thép, phân bón và hoá chất.”
TS Nguyễn Văn Nam cũng đồng ý, và ông nói thêm “Một số doanh nghiệp nhà nước muốn kiếm lời cho nhiều, nên mua hàng hoá kém phẩm chất của TQ, đã bị các nước Liên Âu và HK từ chối, hoàn trả, thì lập tức, số hàng kém phẩm chất nầy được quảng cáo ưu đãi, đặc ân bán giá rẻ, chạy thẳng vào thị trường VN. Như thế, biến nước ta trở thành một nhà kho chứa hàng kém phẩm chất của Trung Quốc”.
Bà Phạm Thị Thanh Minh, Phó Vụ trưởng Xuất Nhập Khẩu bộ Công Thương thừa nhận “Tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều có quy chuẩn về chất lượng, tuy nhiên, do khâu kiểm tra, giám sát không chặt chẽ ngay từ cửa hải quan, nên hàng kém chất lượng vẫn vào được thị trường, nhất là hàng hoá do các công ty nhà nước nhập vào. Những tiêu cực đó đã ăn sâu vào nền kinh tế, giống như căn bịnh đã kháng thuốc, thật khó chữa”.
2.2.4. Lệ thuộc thương mại đưa đến lệ thuộc tài chánh
TS Lê Đăng Doanh cho biết, VN dự kiến sẽ xuất khẩu mặt hàng da giày và dệt may đến 18 tỷ đô la trong năm 2011, nhưng nguyên vật liệu của hai ngành nầy lệ thuộc vào TQ, và nếu TQ bắt ép phải trả bằng đồng Nhân dân tệ, thì VN phải vay nợ của TQ, thế là lại bị lệ thuộc thêm nữa vào TQ về tài chánh.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp Hội Da Giày cũng là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Saigon cho biết, VN và TQ sẽ xử dụng nhân dân tệ trong việc thanh toán tài chánh. Ông Kiệt nói tiếp “Nếu phải nhập khẩu bằng đồng Nd tệ rồi sau đó, xuất khẩu để lấy đô la, thì chúng tôi bị thiệt hại ở chỗ phải mua vào với giá cao hơn và bán ra với giá thấp hơn vì tỷ giá giữa 2 đồng tiền”. Ví dụ 1 đô la = 2 đồng tệ. Mua vào hai đồng tệ, bán ra lấy 1 đô la.
2.3. Trung Cộng thầu hết các công trình lớn và quan trọng
2.3.1. Thầu EPC
Thầu EPC còn được gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering, Procurement and Construction, là Thiết kế, mua sắm và xây dựng.
Là gói thầu được trao tòan bộ công trình, từ việc thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, tư vấn, cung cấp máy móc và dụng cụ trang bị, vật liệu, lắp ráp, xây dựng, cho chạy thử, nghĩa là từ A đến Z của dự án, trao cho nhà thầu. Chủ thầu VN chỉ chờ cho mọi việc hoàn tất, nhận chìa khóa bàn giao là xong.
Hiện nay có 90% gói thầu EPC do Trung Cộng nắm giữ, bao gồm những dự án lớn và quan trọng thuộc về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất. Đó là mối lo ngại cho rằng VN ngày càng lệ thuộc vào TC.
Nhà thầu Trung Cộng áp đảo.
Tại một cuộc hội thảo hồi đầu tháng 6 năm 2011, Hiệp Hội nhà thầu xây dựng VN cho biết 90% gói thấu EPC thuộc về tay TQ, cho nên, TQ đã nắm hơn phân nửa số tiền đầu tư là 248,000 tỷ đồng, thuộc vốn vay nợ và đầu tư của nước ngoài.
Những bê bối của nhà thầu Trung Cộng
Nhà nước VN cho rằng nhà thầu TQ trúng thầu là do họ cho giá quá thấp. Đối với những gói thầu EPC thì phần quan trọng nhất là máy móc trang bị, nhưng TC trang bị bằng những máy móc lạc hậu, cũ kỹ, so với máy của Nhật hoặc của HK thì còn kém xa về mọi mặt.
Chưa chắc gì thầu Trung Cộng giá thấp
Công ty lắp ráp máy Lilama của VN nhận gói thầu dự án xây nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, công suất 1,200 Megawatts với giá là 1.17 tỷ USD, trang bị máy phát điện Nhật và HK, trong khi đó, Tập đoàn Khí Đông Phương TQ, trúng thầu nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, công suất 1,245 MW do Tập đoàn Điện Lực VN làm chủ thầu, với giá 1.4 tỷ USD nhưng trang bị máy móc lạc hậu của TQ. Nhà máy điện Duyên Hải 3 cũng rơi vào tay TQ, công suất 1,200 MW, giá 1.3 tỷ USD với máy phát điện của TQ.
Như vậy, thầu TQ đâu có rẻ.
Có một điều lạ đáng chú ý là, những dự án do các công ty quốc doanh làm chủ thầu, thì nhà thầu TQ luôn luôn thắng thế. Cụ thể như Tập đoàn Than-Khoáng VN (TKV) và Điện lực VN (EVN) gồm 6 nhà máy nhiệt điện, các dự án luyện kim, như nhà máy sản xuất kim loại đồng Sơn Quyền, Bauxite Tây Nguyên, đều do các công ty TQ thực hiện.
Trong những dự án lớn, TQ thường mang công nhân lao động phổ thông của họ sang làm việc. Cái tai hại là họ chiếm nhiều công ăn việc làm của người VN. Họ mang sang VN những máy móc từ lớn đến nhỏ, ngay cả con bù lon, con ốc vít, thậm chí những dụng cụ làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh, họ cũng mang từ TQ sang, cụ thể là ở dự án Phân Đạm Cà Mau. Nhưng nguy hại hơn nữa là về an ninh quốc phòng của VN.
Điều mà các chuyên gia kinh tế VN lo ngại nhất là sự lệ thuộc của VN vào những phụ tùng thay thế của máy móc TC, vốn rất dễ hư hỏng.
Điều gì sẽ xảy ra, khi máy móc phát điện bị hư hỏng mà đồ phụ tùng không được cung cấp kịp thời, trong lúc điện rất cần cho sản xuất kinh tế, trong trường hợp ông chủ Tàu khựa đang nóng giận về Biển Đông" Hơn nữa, chuyện máy phát điện TQ hư hỏng xảy ra hà rầm mặc dù nhà máy mới xây.
Con buôn người Tàu Cộng sản lưu manh và gian trá lắm. Mùa khô năm ngoái, 2010, VN rơi vào tình trạng thiếu điện trầm trọng mà nguyên nhân chính là các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bị hư hỏng, đồng thời, những công trình xây dựng nhà máy điện mới bị trục trặc, tiến độ chậm, không bàn giao đúng hẹn, khiến cho VN phải nhập điện từ TQ, mà trong lúc cần thiết đó, TQ cũng không cung cấp đủ số lượng ghi trong hợp đồng.
Một nhà kinh tế phát biểu “Không hiểu VN đang mướn nhà thầu xây dựng hay đang van lạy xin xỏ nhà thầu TQ"”
Câu hỏi của các nhà kinh tế chân chính trong nước: “Liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư với những cổ máy rẻ tiền của TQ hay không”"
Những gói thấu EPC rơi vào tay TC, tạo ra nhập siêu rất lớn, mà quỹ dự trữ ngoại tệ cạn dần, thì lấy tiền đô la đâu mà trả. Trang Web Viet Land cho biết về tình trạng Quỹ dự trữ đô la như sau:
“Cuối năm 2008 dự trữ 23 tỷ USD. Cuối năm 2009, còn 15 tỷ, tức không tới 200 USD/đầu người. Mỗi tháng chi tiêu mất 700 triệu, đến tháng 10 năm 2011 thì hết sạch, không còn ông đầu bự nào cả”. (tờ 100USD)
2.3.2. Tại sao Trung Cộng nắm được những công trình trọng yếu của Việt Nam"
Ủy Ban Tài Chánh và Ngân Sách Quốc Hội VN đưa ra những con số giật mình:
- 90% dự án thầu trọn gói EPC do TQ nắm giữ
- 30% doanh nghiệp TQ đang thực hiện các dự án dầu khí, điện, luyện kim, hoá chất… riêng về điện, hàng tỷ đô la rơi vào tay TQ.
An ninh năng lượng, an ninh quốc gia thật sự đang ở trong tình trạng đáng lo ngại.
Rõ ràng là giao trứng cho ác.
2.3.3. Lý do rơi vào tay Trung Cộng
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng VN, nguyên Thứ trưởng bộ Xây Dựng cho biết:
1. Tham rẻ. Thiếu hiểu biết về kỹ thuật.
Cho nên dễ chấp nhận, và thực tế vở lẻ ra mới thấy là hiệu quả kém, chất lượng không tốt.
2. Trung Ương đảng CSVN hậu thuẩn cho nhà thầu TQ