Y Dược Ngày Nay Tháng Bảy:Bệnh Cao Huyết Áp
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô thông tin
Hôm nay là ngày 6 tháng Bảy năm 2011, YDNN xin chào mừng quý vị.
Bây giờ xin trình bày cùng quý vị bài Bệnh Cao Huyết Áp chưa được phòng ngừa và điều trị tốt của Bs Nguyễn văn Ðích:
Bệnh cao huyết áp khá phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế vì suy tim, suy thận và tai biến mạch máu não, làm tiêu hao nhân lực và tài lực, ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và nền kinh tế. Tuy vậy bệnh có thể chữa được và ngừa được.
Theo thống kê năm 2008, một trong ba người Mỹ bị cao huyết áp. So với thống kê năm 2002 tỉ lệ cao huyết áp không giảm nhưng tỉ lệ bệnh nhân được điều trị đã tăng từ 60.3% lên 69.9%, tỉ lệ điều trị đạt yêu cầu tăng từ 33.2% lên 45.8%. Tuy đã có tiến bộ nhưng vẫn còn chừng 30% bệnh nhân không được điều trị. Trong tổng số 68 triệu người bị cao áp huyết chỉ có 23 triệu người điều trị đạt yêu cầu nghĩa là thực sự được hưởng những thành tựu của y khoa. Xuất độ của cao huyết áp không giảm mà có thể sẽ tăng vì theo một báo cáo mới, 19% người từ 24-32 tuổi bị cao huyết áp vì số người mập và ít vận động tăng.
Cao huyết áp do nhiều yếu tố gây ra. Ðể giảm bớt cao huyết áp cần giảm mập phì, tăng vận động, không hút thuốc lá, hạn chế uống ruợu, ăn giảm muối. Cần có sự hiểu biết và ý chí của cá nhân để thay đổi cách sinh họat, cũng như sự hợp tác của các kỹ nghệ như kỹ nghệ sản xuất thuốc lá, kỹ nghệ chế biến thực phẩm, các nhà hàng ăn cùng với sự cải thiện môi trường để tạo điều kiện cho mọi người sinh sống, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi và giải trí. Hướng dẫn về ẩm thực năm 2010 khuyên mọi người không nên ăn quá 2300 mg sodium mỗi ngày, tương đương với 6 gram muối (một muỗng cà phê bằng 5 gram), những người trên 50 tuổi hoặc có cao huyết áp, suy tim suy thận, tiểu đường cần ăn ít hơn 1500 mg sodium mỗi ngày cũng như giảm mỡ và mỡ tổng hợp (trans fat). Các biện pháp theo hướng trên đã có hiệu quả bước đầu như làm cho số người hút thuốc lá ở Mỹ giảm nhưng số người mập và bị tiểu đường còn gia tăng.
Ðem huyết áp xuống là việc có thể làm được với các thuốc hiện có. Sự điều trị cần bắt đầu bằng thay đổi cách sinh hoạt để loại bỏ các yếu tố gây cao huyết áp. Trên nền tảng đó sẽ dùng thêm thuốc nếu cần. Có nhiều loại thuốc với cơ chế tác dụng khác nhau để chọn lựa hoặc kết hợp tùy theo từng trường hợp. Các thuốc được coi là “mới”, chỉ được chế biến từ những thuốc cùng một cơ chế “cũ”, không có tác dụng vượt trội hơn thuốc đã được dùng lâu đời vốn đã hữu hiệu mà lại rẻ hơn. Thuốc chỉ có tác dụng khi bệnh nhân uống. Uống một hay nhiều loại thuốc một lần hay nhiều lần mỗi ngày đều đặn suốt đời không phải là dễ. Thống kê cho thấy tỉ lệ điều trị đạt yêu cầu thay đổi tùy theo tuổi tác, sắc dân, vùng sinh sống, tình trạng kinh tế và bảo hiểm sức khỏe. Những người không có bảo hiểm ít được điều trị hơn nhưng trên 80% những người điều trị không đạt yêu cầu lại có bảo hiểm. Có ý kiến cho rằng cần xem xét cách cung cấp dịch vụ của hệ thống y tế. Cần tổ chức thế nào để điều trị đạt yêu cầu và trả thù lao dựa vào chất lượng chứ không dựa vào số lượng. Ðiều trị không đạt yêu cầu về lâu dài là một tai họa cho bệnh nhân và cuối cùng vẫn là một gánh nặng cho xã hội.
Nói chung chỉ số về sức khỏe của các sắc dân thiểu số kém hơn người da trắng. Người Việt nam sang Hoa kỳ từ 30 năm qua tuy đã ổn định hơn nhưng vẫn không hết khó khăn. Họ đã trải qua nhiều gian nan, nay đã lớn tuổi và có nhiều bệnh mãn tính. Họ mang theo những cái hay của nền văn hóa củ như cách sống lành mạnh, quan hệ gia đình chặt chẽ, các thế hệ hỗ trợ cho nhau làm giảm bớt gánh nặng về kinh tế và sự căng thẳng về tinh thần. Nhiều người đã bỏ thuốc lá, bỏ rượu, tiếp cận với nền y tế qua bảo hiểm từ việc làm hoặc tự mua bảo hiểm tư. Họ làm việc nhiều, tiết kiệm và sống lâu hơn, trở về quê cũ thấy nhiều người cùng lứa tuổi đã không còn nữa. Các phương tiện thông tin dồi dào nâng cao sự hiểu biết về bệnh tật, giúp giữ gìn sức khỏe. Tuy không có thống kê nhưng kinh nghiệm làm việc hàng ngày cho thấy nhiều người Việt nam quan tâm về “cao mỡ”, “cao máu” hơn trước, nhiều người điều trị cao huyết áp đạt yêu cầu hơn, số người bị xuất huyết não giảm so với trước. Họ cũng mang theo nhiều thói quen và cách suy nghĩ cũ như tin ở “số mệnh”, chịu ảnh hưởng của thuyết “Âm-Dương”, diễn tả triệu chứng bằng “nóng” hay “lạnh”, dễ nghe và tin hơn là nhận định, phân tích và suy luận. Một số người không đi khám sức khỏe vì tự cho là “bình thường”, ngại thử máu hoặc làm xét nghiệm, chỉ uống thuốc hạ áp khi thấy nhức đầu, khi hết nhức đầu lại thôi tuy rằng nhức đầu không phải là cách đo huyết áp. Có người muốn tiết kiệm, ngại trả tiền phụ thu hay tiền khấu trừ nên không đi tái khám, không thử máu để theo dõi, không biết rằng với thời gian sức khỏe và bệnh tật thay đổi nên sự điều trị có thể phải thay đổi. Những người không có bảo hiểm ít được khám và chữa bệnh. Nhiều người biết bị cao huyết áp nhưng không có bảo hiểm sợ đến phòng khám vì sợ phí tổn. Trong thực tế điều trị và theo dõi đúng quy cách những trường hợp cao huyết áp thông thường không tốn kém. Cộng đồng và các bác sĩ có thể giúp đồng bào trong tình trạng khó khăn bằng nhiều hình thức kể cả việc chung sức mở các phòng khám bệnh miễn phí.
Cần tìm biện pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp hữu hiệu hơn.
Tham khảo- Vital signs: Prevalence, Treatment, and Control of Hypertension- United States, 1999-2002 and 2005-2008. http://www.cdc.gov/mmwr.
Bác sĩ Nguyễn văn Ðỉch
Tiếp theo, chúng tôi xin trình bày cùng quý vị những tin tức y học trong tháng Sáu 2011.
Trong Tin Mới Y học, Bs Ðào Duy An viết về cao huyết áp, Ds Lê văn Nhân cho biết về chiều hướng gia tăng của sự sử dụng kháng sinh trong bệnh viện ở Hoa kỳ, điều trị lao tiềm ẩn, Azithromycin dài hạn trong bệnh nghẹt phổi mãn, một số tin về suy thận và về bệnh lão khoa. Bs Nguyễn văn Thịnh cho rất nhiều tin bổ ích về nhiễm Escherichia coli, nghiên cứu về cơ quan nhân tạo, bệnh viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương, có thai sau 40 tuổi, bệnh đái đường loại 1, tin về thụ thai nhân tạo, nghi vấn điện thoại cầm tay gây ung thư, béo phì và ung thư vú, hội chứng Down, võng mạc điện tử... Bs Nguyễn tài Mai đưa tin về nhiễm E. coli, dùng PET scan kết hợp với MRI.
Trong mục Thường thức, Bs Nguyễn văn Ðức viết về cao huyết áp, Bs Nguyễn ý Ðức viết về giảm chất béo, điều trị phục hồi sau đột quỵ, ảnh hưởng của nắng trên cơ thể, chế độ dinh dưỡng Ðịa Trung Hải; Bs Vũ văn Dzi viết về bệnh AIDS sau 30 năm.
Trong mục Y Dược khoa Thực hành, Bs Nguyễn văn Thịnh viết về điều trị cấp cứu chứng giảm và tăng calcium huyết, điều trị cấp cứu giảm và tăng Magnesium huyết.
Trong mục Y Dược khoa Lâm sàng, Bs Nguyễn tài Mai viết về Enterohemorrhagic E. Coli, A recurrent problem và Coemzym Q10; Bs Nguyễn văn Ðích viết về một trường hợp viêm gan siêu vi C và ung thư tế bào gan và đề cập đến mô hình “Mở rộng y tế cộng đồng” trong điều trị viêm gan siêu vi C ở những vùng xa.
Trong mục Dược phẩm, Ds Lê văn Nhân cho biết cảnh báo của châu Âu về một số thuốc, về fenofibrat, về lợi ích của thuốc kháng aldosterone trong suy tim rung nhĩ, về nguy cơ của pioglitasone, về mức độ tăng trưởng của kỹ nghệ dược ở Hoa kỳ.
Trong mục Khảo cứu, Bs Dương quý Sĩ và cộng sự viên viết về Những thuốc và mục tiêu điều trị mới trong bệnh nghẹt phổi mãn, Bs Nguyễn Bá và cộng sự viên báo về chụp PET/CT và MRI hệ thần kinh trung uơng trong bệnh u tủy.
Trong mục Thảo luận báo Y khoa, Ds Lê văn Nhân thảo luận về Tìm tiểu đường loại 2 ở trẻ em nặng cân và về Tác dụng bất lợi của điều trị ngắn hạn thuốc chống viêm không steroid ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành; Bs Trần mạnh Ngô bàn về Tài chi và suy tim, về cao mỡ ở người lớn; Bs Nguyễn tài Mai thảo luận về Hướng dẫn điều trị ung thư đầu và cổ đăng trong báo National Comprehensive Cancer network và về Hội chứng ly giải u, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư vú dạng viêm và Ðiều trị ly giải huyết khối trong tai biến mạch máu não đăng trong các số báo New England Journal of Med. xuất bản trong tháng 5 và tháng 6, 2011.
Trong mục Y Sinh học, Bs Trần mạnh Ngô thông báo về dấu sinh học mới của ung thư bao tử, về siêu vi trùng UL7 cản trở sự sản xuất của cytokine.
Trong mục Hỏi–Ðáp, Bs Nguyễn trần Hoàng trả lời các câu hỏi về tình dục và tuổi tác, thuốc và trí nhớ, chứng rung chân, sử dụng bao cao su.
Trong mục Tham khảo, Ds Trần việt Hưng viết về Cá Tra bần, cá Vồ cờ, cá Tra dầu, cá Hú; Bs thú y Nguyễn thượng Chánh viết về Ngộ độc thực phẩm, Bình thản trong tỉnh thức, Một bữa tôm Hùm, Ăn chay và sức khỏe, Các thuốc ảnh hưởng đến tình dục.
Xin kính chào tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị tháng sau.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Y Dược Ngày Nay
Xin mời quý vị ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô thông tin
Hôm nay là ngày 6 tháng Bảy năm 2011, YDNN xin chào mừng quý vị.
Bây giờ xin trình bày cùng quý vị bài Bệnh Cao Huyết Áp chưa được phòng ngừa và điều trị tốt của Bs Nguyễn văn Ðích:
Bệnh cao huyết áp khá phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế vì suy tim, suy thận và tai biến mạch máu não, làm tiêu hao nhân lực và tài lực, ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và nền kinh tế. Tuy vậy bệnh có thể chữa được và ngừa được.
Theo thống kê năm 2008, một trong ba người Mỹ bị cao huyết áp. So với thống kê năm 2002 tỉ lệ cao huyết áp không giảm nhưng tỉ lệ bệnh nhân được điều trị đã tăng từ 60.3% lên 69.9%, tỉ lệ điều trị đạt yêu cầu tăng từ 33.2% lên 45.8%. Tuy đã có tiến bộ nhưng vẫn còn chừng 30% bệnh nhân không được điều trị. Trong tổng số 68 triệu người bị cao áp huyết chỉ có 23 triệu người điều trị đạt yêu cầu nghĩa là thực sự được hưởng những thành tựu của y khoa. Xuất độ của cao huyết áp không giảm mà có thể sẽ tăng vì theo một báo cáo mới, 19% người từ 24-32 tuổi bị cao huyết áp vì số người mập và ít vận động tăng.
Cao huyết áp do nhiều yếu tố gây ra. Ðể giảm bớt cao huyết áp cần giảm mập phì, tăng vận động, không hút thuốc lá, hạn chế uống ruợu, ăn giảm muối. Cần có sự hiểu biết và ý chí của cá nhân để thay đổi cách sinh họat, cũng như sự hợp tác của các kỹ nghệ như kỹ nghệ sản xuất thuốc lá, kỹ nghệ chế biến thực phẩm, các nhà hàng ăn cùng với sự cải thiện môi trường để tạo điều kiện cho mọi người sinh sống, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi và giải trí. Hướng dẫn về ẩm thực năm 2010 khuyên mọi người không nên ăn quá 2300 mg sodium mỗi ngày, tương đương với 6 gram muối (một muỗng cà phê bằng 5 gram), những người trên 50 tuổi hoặc có cao huyết áp, suy tim suy thận, tiểu đường cần ăn ít hơn 1500 mg sodium mỗi ngày cũng như giảm mỡ và mỡ tổng hợp (trans fat). Các biện pháp theo hướng trên đã có hiệu quả bước đầu như làm cho số người hút thuốc lá ở Mỹ giảm nhưng số người mập và bị tiểu đường còn gia tăng.
Ðem huyết áp xuống là việc có thể làm được với các thuốc hiện có. Sự điều trị cần bắt đầu bằng thay đổi cách sinh hoạt để loại bỏ các yếu tố gây cao huyết áp. Trên nền tảng đó sẽ dùng thêm thuốc nếu cần. Có nhiều loại thuốc với cơ chế tác dụng khác nhau để chọn lựa hoặc kết hợp tùy theo từng trường hợp. Các thuốc được coi là “mới”, chỉ được chế biến từ những thuốc cùng một cơ chế “cũ”, không có tác dụng vượt trội hơn thuốc đã được dùng lâu đời vốn đã hữu hiệu mà lại rẻ hơn. Thuốc chỉ có tác dụng khi bệnh nhân uống. Uống một hay nhiều loại thuốc một lần hay nhiều lần mỗi ngày đều đặn suốt đời không phải là dễ. Thống kê cho thấy tỉ lệ điều trị đạt yêu cầu thay đổi tùy theo tuổi tác, sắc dân, vùng sinh sống, tình trạng kinh tế và bảo hiểm sức khỏe. Những người không có bảo hiểm ít được điều trị hơn nhưng trên 80% những người điều trị không đạt yêu cầu lại có bảo hiểm. Có ý kiến cho rằng cần xem xét cách cung cấp dịch vụ của hệ thống y tế. Cần tổ chức thế nào để điều trị đạt yêu cầu và trả thù lao dựa vào chất lượng chứ không dựa vào số lượng. Ðiều trị không đạt yêu cầu về lâu dài là một tai họa cho bệnh nhân và cuối cùng vẫn là một gánh nặng cho xã hội.
Nói chung chỉ số về sức khỏe của các sắc dân thiểu số kém hơn người da trắng. Người Việt nam sang Hoa kỳ từ 30 năm qua tuy đã ổn định hơn nhưng vẫn không hết khó khăn. Họ đã trải qua nhiều gian nan, nay đã lớn tuổi và có nhiều bệnh mãn tính. Họ mang theo những cái hay của nền văn hóa củ như cách sống lành mạnh, quan hệ gia đình chặt chẽ, các thế hệ hỗ trợ cho nhau làm giảm bớt gánh nặng về kinh tế và sự căng thẳng về tinh thần. Nhiều người đã bỏ thuốc lá, bỏ rượu, tiếp cận với nền y tế qua bảo hiểm từ việc làm hoặc tự mua bảo hiểm tư. Họ làm việc nhiều, tiết kiệm và sống lâu hơn, trở về quê cũ thấy nhiều người cùng lứa tuổi đã không còn nữa. Các phương tiện thông tin dồi dào nâng cao sự hiểu biết về bệnh tật, giúp giữ gìn sức khỏe. Tuy không có thống kê nhưng kinh nghiệm làm việc hàng ngày cho thấy nhiều người Việt nam quan tâm về “cao mỡ”, “cao máu” hơn trước, nhiều người điều trị cao huyết áp đạt yêu cầu hơn, số người bị xuất huyết não giảm so với trước. Họ cũng mang theo nhiều thói quen và cách suy nghĩ cũ như tin ở “số mệnh”, chịu ảnh hưởng của thuyết “Âm-Dương”, diễn tả triệu chứng bằng “nóng” hay “lạnh”, dễ nghe và tin hơn là nhận định, phân tích và suy luận. Một số người không đi khám sức khỏe vì tự cho là “bình thường”, ngại thử máu hoặc làm xét nghiệm, chỉ uống thuốc hạ áp khi thấy nhức đầu, khi hết nhức đầu lại thôi tuy rằng nhức đầu không phải là cách đo huyết áp. Có người muốn tiết kiệm, ngại trả tiền phụ thu hay tiền khấu trừ nên không đi tái khám, không thử máu để theo dõi, không biết rằng với thời gian sức khỏe và bệnh tật thay đổi nên sự điều trị có thể phải thay đổi. Những người không có bảo hiểm ít được khám và chữa bệnh. Nhiều người biết bị cao huyết áp nhưng không có bảo hiểm sợ đến phòng khám vì sợ phí tổn. Trong thực tế điều trị và theo dõi đúng quy cách những trường hợp cao huyết áp thông thường không tốn kém. Cộng đồng và các bác sĩ có thể giúp đồng bào trong tình trạng khó khăn bằng nhiều hình thức kể cả việc chung sức mở các phòng khám bệnh miễn phí.
Cần tìm biện pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp hữu hiệu hơn.
Tham khảo- Vital signs: Prevalence, Treatment, and Control of Hypertension- United States, 1999-2002 and 2005-2008. http://www.cdc.gov/mmwr.
Bác sĩ Nguyễn văn Ðỉch
Tiếp theo, chúng tôi xin trình bày cùng quý vị những tin tức y học trong tháng Sáu 2011.
Trong Tin Mới Y học, Bs Ðào Duy An viết về cao huyết áp, Ds Lê văn Nhân cho biết về chiều hướng gia tăng của sự sử dụng kháng sinh trong bệnh viện ở Hoa kỳ, điều trị lao tiềm ẩn, Azithromycin dài hạn trong bệnh nghẹt phổi mãn, một số tin về suy thận và về bệnh lão khoa. Bs Nguyễn văn Thịnh cho rất nhiều tin bổ ích về nhiễm Escherichia coli, nghiên cứu về cơ quan nhân tạo, bệnh viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương, có thai sau 40 tuổi, bệnh đái đường loại 1, tin về thụ thai nhân tạo, nghi vấn điện thoại cầm tay gây ung thư, béo phì và ung thư vú, hội chứng Down, võng mạc điện tử... Bs Nguyễn tài Mai đưa tin về nhiễm E. coli, dùng PET scan kết hợp với MRI.
Trong mục Thường thức, Bs Nguyễn văn Ðức viết về cao huyết áp, Bs Nguyễn ý Ðức viết về giảm chất béo, điều trị phục hồi sau đột quỵ, ảnh hưởng của nắng trên cơ thể, chế độ dinh dưỡng Ðịa Trung Hải; Bs Vũ văn Dzi viết về bệnh AIDS sau 30 năm.
Trong mục Y Dược khoa Thực hành, Bs Nguyễn văn Thịnh viết về điều trị cấp cứu chứng giảm và tăng calcium huyết, điều trị cấp cứu giảm và tăng Magnesium huyết.
Trong mục Y Dược khoa Lâm sàng, Bs Nguyễn tài Mai viết về Enterohemorrhagic E. Coli, A recurrent problem và Coemzym Q10; Bs Nguyễn văn Ðích viết về một trường hợp viêm gan siêu vi C và ung thư tế bào gan và đề cập đến mô hình “Mở rộng y tế cộng đồng” trong điều trị viêm gan siêu vi C ở những vùng xa.
Trong mục Dược phẩm, Ds Lê văn Nhân cho biết cảnh báo của châu Âu về một số thuốc, về fenofibrat, về lợi ích của thuốc kháng aldosterone trong suy tim rung nhĩ, về nguy cơ của pioglitasone, về mức độ tăng trưởng của kỹ nghệ dược ở Hoa kỳ.
Trong mục Khảo cứu, Bs Dương quý Sĩ và cộng sự viên viết về Những thuốc và mục tiêu điều trị mới trong bệnh nghẹt phổi mãn, Bs Nguyễn Bá và cộng sự viên báo về chụp PET/CT và MRI hệ thần kinh trung uơng trong bệnh u tủy.
Trong mục Thảo luận báo Y khoa, Ds Lê văn Nhân thảo luận về Tìm tiểu đường loại 2 ở trẻ em nặng cân và về Tác dụng bất lợi của điều trị ngắn hạn thuốc chống viêm không steroid ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành; Bs Trần mạnh Ngô bàn về Tài chi và suy tim, về cao mỡ ở người lớn; Bs Nguyễn tài Mai thảo luận về Hướng dẫn điều trị ung thư đầu và cổ đăng trong báo National Comprehensive Cancer network và về Hội chứng ly giải u, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư vú dạng viêm và Ðiều trị ly giải huyết khối trong tai biến mạch máu não đăng trong các số báo New England Journal of Med. xuất bản trong tháng 5 và tháng 6, 2011.
Trong mục Y Sinh học, Bs Trần mạnh Ngô thông báo về dấu sinh học mới của ung thư bao tử, về siêu vi trùng UL7 cản trở sự sản xuất của cytokine.
Trong mục Hỏi–Ðáp, Bs Nguyễn trần Hoàng trả lời các câu hỏi về tình dục và tuổi tác, thuốc và trí nhớ, chứng rung chân, sử dụng bao cao su.
Trong mục Tham khảo, Ds Trần việt Hưng viết về Cá Tra bần, cá Vồ cờ, cá Tra dầu, cá Hú; Bs thú y Nguyễn thượng Chánh viết về Ngộ độc thực phẩm, Bình thản trong tỉnh thức, Một bữa tôm Hùm, Ăn chay và sức khỏe, Các thuốc ảnh hưởng đến tình dục.
Xin kính chào tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị tháng sau.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Y Dược Ngày Nay
Xin mời quý vị ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.
Gửi ý kiến của bạn