Hôm nay,  

Nhật Bản, Đất Nước Đầu Sóng Ngọn Gió

01/04/201100:00:00(Xem: 6759)

Nhật Bản, Đất Nước Đầu Sóng Ngọn Gió

Giao Chỉ, San Jose
Đầu sóng ngọn gió
Trong trăm năm qua, các nhà khoa học liệt kê 10 thiên tai thảm khốc nhất của nhân loại. Năm lần xẩy ra tại Nhật Bản. Cuồng phong, bão tố, hạn hán, ngập lụt tất cả đều không thể so sánh với động đất và sóng thần.
Mười thiên tai kinh hoàng nhất đều là động đất và nếu động đất ngoài bờ biển thì tiếp theo là sóng thần. Nhật Bản trải qua bao lần thiên tai khủng khiếp, tất cả đều có cả động đất lẫn sóng thần. Lần này không phải niềm đau đã nhân đôi mà nạn động đất đi liền với sóng thần lại có thêm hậu quả địa chấn làm cho lò nguyên tử rạn nứt. Nhật Bản sẽ còn chịu ảnh hưởng ghê gớm của chất phóng xạ lan ra trên một vùng dân cư đông đảo. Người ta còn lo lắng các phóng xạ có thể lan tới các quốc gia lân cận.
Vì vậy trong số biết bao nhiêu là đất nước và sắc tộc trên địa cầu, nhưng đứng mũi chịu sào trước các thiên tai là Nhật Bản, một quốc gia đầu sóng ngọn gió của nhân loại. Cả đất nước là một hải đảo trên Thái Bình Dương. Gần như không có tài nguyên, chỉ với ý chí dân tộc đã nhiều lần vươn lên thành cường quốc. Đã từng tung hoành trên biển cả, bá chủ Châu Á cho đến khi bị đồng minh đánh quỵ cuối đệ nhị thế chiến. Rồi từ nước hùng cường về quân sự nhưng bại trận, đất nước tan hoang Nhật lại vùng lên thành cường quốc kinh tế.
Với sự dũng cảm đương đầu với thiên tai vào tháng 3 năm nay, quả thực dân Nhật một lần nữa trở thành biểu tượng dân tộc anh hùng. Thành tích này không phải vì có một chính quyền mạnh mẽ. Không phải vì khả năng quân sự mạnh mẽ, không phải vì nền kinh tế mạnh mẽ. Tất cả do tác phong của dân chúng thể hiện khi chịu đựng thiên tai thảm khốc nhất lịch sử. Quả thực đây là một dân tộc có ý chí đạo đức mạnh mẽ. Hoàn toàn không bị hoảng loạn, không bị hoàn cảnh làm mất nhân tính. Toàn thế giới cùng khâm phục.
Những gương anh hùng
Nhờ hệ thống thông tin và Internet, nhân loại theo dõi tất cả mọi diễn tiến của thảm kịch từng ngày từng giờ và từng giây phút. Hàng chục ngàn tấm hình và những thước phim đã được chiếu ra. Vào hệ thống điện toán toàn cầu, đánh máy hàng chữ Japan, Heroes, Quake chúng ta sẽ tìm thấy hàng ngàn câu chuyện về những gương anh hùng trong thảm kịch Nhật Bản. Nếu chỉ nói đến câu chuyện của các nhân vật anh hùng thì biết bao nhiêu mà kể. Trong cơn nguy biến, hàng ngàn người chết và hàng trăm trường hợp được cấp cứu. Đó là những chuyện anh hùng rất thông thường. Ngay cả câu chuyện hơn cả trăm người gồm các giáo sư, chuyên viên cao cấp ghi danh tình nguyện ở lại điều hành các lò nguyên tử. Họ chấp nhận cái chết sẽ đến vì bị nhiễm phóng xạ rất cao. Hình ảnh các chuyên viên được lựa chọn kính cẩn cúi đầu chào viên chức nhà máy nguyên tử để đi nhận công tác. Nhưng bức hình đó vẫn chưa được coi là biểu tượng anh hùng hàng đầu. Người ta đang muốn chọn bức hình người dân xếp hàng rồng rắn bình thản để vào mua những nhu yếu phẩm còn lại rất ít tại một cửa hàng mà cửa kính đã tan hoang. Có thể đó là bức hình biểu hiện của sự dũng cảm. Hay là hình ảnh những giày dép vẫn còn xếp thứ tự trước cửa các trung tâm tạm cư. Một tấm hình khác chụp gia đình Nhật Bản ngồi ăn trước ngôi nhà tan nát. Chồng ngồi ăn bình tĩnh. Vợ vẫn cõng con trên vai và bình thản nướng cá. Người Nhật anh hùng chính là người dân thường, sau cơn hồng thủy bình tĩnh và từ tốn làm lại từ đầu. Các phóng viên ngoại quốc ghi nhận rằng không hề thấy có chuyện tranh nhau thực phẩm hay cướp phá các tiệm hàng hóa. Không những thế, cũng không có những cảnh xôn xao túm năm tụm ba ồn ào trò chuyện.Tất cả dân chúng, dù đang đi tìm thân nhân chưa biết sống chết ra sao nhưng cũng rất trật tự. Tưởng rằng dân Nhật đang nuốt vào trong lòng nỗi đau thương. Họ nghe lệnh qua những lời nói, qua Radio và những tờ thông cáo. Tuyệt đối không có một lời trách móc, tranh chấp, giận dữ giữa anh em, làng xóm hay chính quyền
Một anh cảnh sát Nhật gốc Việt, lấy vợ Nhật sanh con lai đã kể rằng anh hỏi vợ con xem có muốn về Việt Nam tạm lánh nạn một thời gian không.Vợ con đều nói rằng không thể bỏ nước Nhật mà đi vào lúc này. Anh cũng kể rằng đã cùng một nhà báo Trung Hoa đi ngang một ngôi nhà đổ nát và thấy cả tiền Nhật tung tóe nhưng chẳng ai nhặt. Anh phóng viên Tàu nói rằng vài năm nữa Trung Hoa sẽ có thể vượt qua Nhật Bản để thành cường quốc, nhưng cả trăm năm nữa về dân trí Trung Hoa vẫn không theo kịp nước Nhật. Anh than thở rằng hổ thẹn cho con cháu của Khổng Phu Tử.
Một nhà báo tây phương khi bình luận về thái độ chịu đựng rất kỷ luật của dân Nhật đã viết rằng. Không thể dựa trên một vài trường hợp ngoại lệ mà phải xét qua hệ thống, Ông nói rằng có 4 yếu tố xuất sắc trong thiên tai mà Nhật Bản đã chịu đựng.
Thứ nhất là sự chuẩn bị và thực tập chu đáo. Trên thế giới không có nước nào chuẩn bị như nước Nhật. Dọc theo bờ biển có các tường chắn sóng. Các dấu hiệu đề phòng sóng thần. Có các đường chỉ dẫn để chạy lên đồi núi cao. Tất cả các trẻ em đều được thực tập thường xuyên.
Thứ hai: Là sự điều hợp của chính quyền và cộng đồng địa phương. Thiên tai như đã xảy ra, việc đối phó cấp kỳ là ở địa phương. Chính quyền trung ương và quân đội không thể có phản ứng kịp thời. Tất cả là do nhân viên tại chỗ. Người ta nói rằng đài kiểm soát báo tin động đất, sóng thần nói liên tiếp qua Radio, TV và máy phóng thanh. Khi nước tràn vào chết hết nhưng xướng ngôn viên vẫn còn nói những lời cuối cùng: RUN.

Thứ ba: Thái độ của dân chúng. Quả thực đây là một sắc dân hết sức kỷ luật và tự trọng đã được dạy dỗ từ lúc còn nhỏ. Đứng trước một cửa hàng tan nát, không có cảnh sát, không có quân đội, người bán hàng chưa về kịp, mọi người đã tự động đứng xếp hàng chờ. Và hết sức tự trọng ở chổ người bán không tăng giá, người mua không vơ vét cho hết hàng.
Thứ tư: Tinh thần trách nhiệm. Thực vậy, những chuyên viên tình nguyện tiếp tục làm việc trong nhà máy nguyên tử chính là vì tinh thần trách nhiệm.
Trong hoàn cảnh hàng ngàn người chết, nhà cửa tan nát, đói khát và tuyệt vọng, ai còn lòng dạ nào mà bình tĩnh xếp hàng.Trên thế giới kể cả Hoa Kỳ, không có dân tộc nào hành xử được như vậy trong thiên tai.
Ảnh hưởng kinh tế
Mặc dù hiện nay thiên tai tại Nhật vẫn còn là thảm kịch với xác người và hàng trăm ngàn dân không nhà, thiếu ăn nhưng các nhà quản trị đã tính đến ảnh hưởng toàn cầu và việc xây dựng tương lai. Nền công nghiệp căn bản của Nhật sẽ đình trệ. Mọi nỗ lực tương lai sẽ hướng về tái thiết. Trận thiên tai Kobé năm 1995 đã tổn thất 120 tỷ nhưng chỉ mới chiếm 2% tổng sản lượng quốc gia. Năm nay trận thiên tai tháng 3-2011 tổn thất 309 tỷ tức là 5.7% tổng tài sản quốc gia. Tổng sản lượng của toàn thế giới được tính là trên 60 ngàn tỷ thì Mỹ đứng đầu chiếm gần 15 ngàn tỷ. Thứ hai là Trung Hoa gần 6 ngàn tỷ mới vượt qua Nhật hiện có trên 5 ngàn tỷ.
Sau trận thiên tai Kobé, Nhật đã hồi phục sau 3 năm và lần này nếu giải quyết xong vụ nhà máy nguyên tử, nước Nhật có thể hồi phục sau 5 năm. Trong khi đó con đường tái thiết của Nhật sẽ kích thích kinh tế toàn cầu. Với hơn 1,000 tỷ trong quỹ dự trữ của quốc gia, Nhật sẽ mua vật liệu của toàn thế giới để xây dựng lại đất nước.
Cũng như hoàn cảnh của năm 1945, Nhật chịu đựng hai trái bom nguyên tử tàn phá 2 thành phố.150,000 dân bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Nhưng chỉ 10 năm sau, nước Nhật lại đứng lên từ tro tàn và thảm bại.
Trận động đất Kobé 1995 và cơn hồng thủy năm nay 2011 đã chứng tỏ một lần nữa, dân tộc con cháu của Thiên Hoàng, dù sống đầu sóng ngọn gió vẫn luôn luôn làm nên lịch sử. Tinh thần đó rất đáng bái phục, nhưng….
Nhưng…
Dân Á châu vẫn còn nhớ cơn ác mộng Trung Hoa tại Nam Kinh 1937 và nạn đói khủng khiếp tại Việt Nam năm Ất Dậu, 1945. Chuyện lịch sử trong mọi hoàn cảnh vẫn cần phải được nhắc lại. Trong kỳ đệ nhị thế chiến, quân đội của Thiên Hoàng là thủ phạm chính của trận đói Ất Dậu với 2 triệu người Việt chết tại miền Bắc. Quân Nhật cho phá tất cả các ruông lúa để trồng đay vì nhu cầu chiến tranh. Mùa màng lại tổn thất. Nông dân các tỉnh của miền đồng bằng sông Hồng chết đói cả làng, cả xã và cả huyện. Quân đội Nhật hoàn toàn không giúp đỡ gì cả cho việc điều hòa nhu cầu để chở gạo từ miền Nam ra cứu miền Bắc. Nhật thu tất cả thóc lúa để nuôi quân. Nông dân Việt Nam chết đói ngay cửa kho gạo của chính mình canh tác.
Thế giới Tây phương không ngó ngàng gì đến nạn chết đói Ất Dậu tại Việt Nam. Nhưng vào năm 1937 quân đội Thiên Hoàng tiến vào Nam Kinh đã giết trên 200,000 thanh niên và hàng binh Trung Hoa. Hãm hiếp từ 50 đến 80 ngàn phụ nữ. Tội ác diễn ra trong 6 tuần lễ đầu tiên và chỉ chấm dứt khi có báo chí và phái đoàn quốc tế đến Nam Kinh.
Tội ác ghê gớm của lính Nhật đã chặt đầu, chôn sống và hãm hiếp dân Trung Hoa tương tự như Đức Quốc Xã tiêu diệt dân Do Thái. Tội ác đó đã được thi hành bởi 2 sắc dân Âu Á tự tôn và kỷ luật nhất của nhân loại. Đức Quốc và Nhật Bản. Cho đến ngày nay, lịch sử của các dân tộc siêu đẳng đó vẫn không hề nhắc đến một lần, tội ác diệt chủng mà Việt Nam, Trung Hoa. Do Thái là nạn nhân. Tài liệu lịch sử của Nhật không bao giờ đề cập đến khác hẳn Hoa Kỳ ghi lại đầy đủ về tội ác đối với da đen và do đỏ, vì vậy….
Cung đàn lạc điệu
Trong lúc viết về thảm kịch thiên tai của xứ Mặt Trời Mọc, cả thế giới ca tụng dân Nhật đạo đức anh hùng, tôi nhắc đến chuyện cũ, e rằng đã làm cho cung đàn lạc điệu. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng. Bởi vì có người thấy dân Nhật quá ngon lành đã tự coi mình là rác rưởi. Xin chớ vì những gương sáng rực rỡ của thiên hạ mà quên đi sự thực. Chúng ta đang sống ở Hoa Kỳ. Chắc chắn rằng thiên tai ở Mỹ như xảy ra ở New Orlean, thì việc cướp của, giết người đã không thể tránh được. Không thể nào hàng trăm sắc dân Hiệp Chủng Quốc có được tinh thần kỷ luật và đạo đức thuần chủng như người Nhật. Tuy nhiên xin bà con nghĩ thêm một bước nữa. Nếu nước Mỹ có tinh thần tự tôn và ý chí sắt đá như dân tộc Nhật thì Hoa Kỳ làm gì có Mỹ đen, làm gì có dân Mễ, và làm gì họ mở cửa cho hơn một triệu người Việt vào lãnh trợ cấp. Hơn chín trăm ngàn thuyền nhân trôi giạt trên Thái bình Dương, có bao nhiêu người trở thành người Nhật gốc Việt để sống với dân tộc anh hùng. Vì vậy nên dù chúng ta vẫn cảm phục tinh thần dân Nhật, đang đứng mũi chịu sào, đầu sóng ngọn gió. Trong tình nhân loại, hãy góp mối thương cảm và của ít lòng nhiều gửi cho Hồng Thập Tự Nhật Bản. Tuy nhiên không nên choáng ngợp với kỳ tích của thiên hạ mà rẻ rúng thân phận của chính chúng ta. Chỉ cần bình tĩnh xếp hàng tử tế trong khung cảnh bình yên cũng đủ là anh hùng.
Xin nhận nơi này là quê hương, nếu có gặp thiên tai mà lòng người không ổn định, không chịu xếp hàng trật tự thì ta cũng đành phải chịu mà thôi.
Giao Chỉ, San Jose

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.