Nhựt: Vươn Lên Trong Khó Khổ
Vi Anh
Một lần nữa đất nước, nhân dân Nhựt bổn bị thiên tai địch hoạ thử thách. Một lần nữa đất nước, nhân dân Nhựt chứng tỏ dũng cảm chịu đựng và khắc phục và đồng lao cộng khổ để vươn lên.
Thực vậy tai hoạ sóng thần kèm theo tai hoạ lò điện nguyên tử bị nổ ở Fukushima là tai hoạ tệ hại nhứt từ Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai tới bây giờ. Trong Thế Chiến 2, Mỹ bỏ hai trái bom nguyên tử trên hai thành phố Nhựt. Để cứu nước, cứu dân, Nhựt Hoàng hiệu triệu quốc dân phải chấp nhận điều không thể chấp nhận được là đầu hàng Đồng Minh.
Còn bây giờ bằng một hành động đặc biệt, trong suốt thời gian từ khi lên ngôi trị vì 22 năm, Nhựt Hoàng Akihito lần đầu tiên đích thân qua truyền hình, truyền thanh xúc động trình bày cùng quốc dân quốc gia dân tộc Nhựt đang trải qua một “biến cố hoàn toàn không dự báo được” “với một quy mô chưa từng thấy”. Ngài “cầu nguyện cho sự an toàn của người dân, .. đảm bảo là cả nước sẽ dấn thân vào công cuộc cứu nạn” và kêu gọi quốc dân bình tĩnh vượt qua cơn khó khổ.
Còn Quốc Hội Nhựt, đối lập ngưng ngay cuộc tấn công Thủ Tướng Chánh phủ, đem toàn tâm toàn trí ủng hộ chánh phủ cứu dân, cứu nước. Quân cán chính Nhựt từ Thủ Tướng, Bộ trưởng, Tỉnh Trưởng làm việc ngày đêm trong tinh thần khẩn cấp hành quân. Một số công chức chuyên môn như điện lực, chữa lửa, nguyên tử, và tự vệ quân làm cảm tử quân xông vào vùng bị phóng xạ, kéo dây điện vào các lò nguyên tử để quạt mát lò, lái trực thăng tuới một chuyến bảy tấn rưỡi nước hạ nhiệt lò. Một số do nhiệm vụ công lực canh gát, bảo đảm an ninh trật tự cho đồng bào, không để cuộc hồi của, giựt đồ nào xảy ra. Số khác cùng với những người tình nguyện lo cứu trợ, di tản, y tế, tiếp cư, v.v...
Nhưng thái độ, hành động và hình ảnh người dân Nhựt nạn nhân trong cơn khó khổ vẫn bình tĩnh, giữ phong thái truyền thống và tinh thần cộng đồng, tinh thần dân tộc Nhựt rất cao – làm báo chí ngoại quốc rất khen, và người ta nghĩ một lần nữa đất nước và nhân dân Nhựt sẽ vượt qua cơn khó khổ nhanh và tiếp tục vươn lên.
Minh hoạ 1. Trường hợp cá nhân, một trẻ em Nhựt 9 tuổi, mất cha mất mẹ, thiếu đói vẫn bình tĩnh, tự chế và vị tha, hy sinh cho người khác, giữ tinh thần kỹ luật cộng đồng của người Nhựt. Tiến sĩ Hà minh Thành, một cảnh sát Nhựt gốc Việt đang công tác cứu trợ tại vùng Fukushima kể lại chuyện cảm động này trên blog phamvietdaonv, báo Tuổi Trẻ trong nước có đăng và nhà báo Đỗ thông Minh có nói rất cảm động trên đài RFI của Pháp.
Câu chuyện Anh Thành kể văn phong, chữ dùng có hồn, có nhạc như bài Impressions d’automne của Anatole France, khó mà tường thuật lại, nên xin phép ghi nguyên văn để cùng nhau tường lãm: “… Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: " bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.”
Minh hoạ 2. Tại một trại tiếp cư ở một trường học hẻo lánh gần như bị cô lập vì giao thông trắc trở do sóng thần và tuyết đổ, nhà báo Klug tường trình từ Hirota do Associated Press của Mỹ phổ biến khắp thế giới. Đại ý. Không nước, không điện, không liên lạc bằng cell phone tại thành phố này. Lâu lâu trực thăng mới nhỏ giọt xuống một số thực phẩm. Nhưng trong một trường học dùng làm trạm tiếp cư do người dân tự quản và hầu như tự cung, tự cấp, tự túc. Nhưng một điều lạ tại trường tiếp cư này, một chảo mỡ sôi đang rang tôm đỏ hồng. Thiếu nước ư, học sinh của trường lấy sô đi múc nước trong hồ tắm của trường mang đến cho các cụ dùng. Thiếu cơm gạo ư, cư dân đem đến. Một bà lo nấu một nồi cơm to, gạo còn cả đống trên bàn. “Đã lâu lắm rồi, ở thôn quê, ngay khi mình chưa đủ mình cũng chia xẻ với người khác” như lời bà Noriko Sasaki, 63, đang ngồi dưới đất để nấu cơm, nói. Một người kế bên tiếp lời “Đó là văn hoá của chúng tôi. Ngay khi họ không phải là thân nhân gia đình của chúng tôi, chúng tôi cảm thấy họ như anh chị em của chúng tôi.” Thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những nạn nhân lo chu toàn ba bữa ăn chánh và hai bữa ăn phụ.
Trong mỗi bữa ăn, ngay những trẻ em tỵ nạn xa nhà mình, vẫn giữ phong tục cúi đầu mời nhau và tỏ lòng cám ơn người đã làm ra bữa ăn xong rồi những bàn tay nhỏ bé lạnh cóng mới bắt đầu sử dụng đôi đũa bắt đầu ăn.
Như đã biết cho đến ngày 19 tháng 3, trận sóng thần làm 6,900 người chết, 10,700 mất tích, và 450,000 mất nhà cần có bữa ăn và nơi nương tựa và sưởi ấm, mà đa số vùng bị sóng thần đều bị mất điện. Thêm vào đó lò điện nguyên tư nổ, nạn nhân sóng thần còn phải di tản đi xa từ 50 đến 80 km.
Cả một trời thử thách, cả một biển khổ cho chánh quyền và nhân dân Nhựt. Lịch sử không hẳn lập lại, nhưng tinh thần dân tộc Nhựt đã từng chứng minh đã vượt qua nhiều lần thử thách lớn lao hơn. Người Nhựt đã đùm bọc nhau, nương tựa nhau, bình tĩnh và dũng cảm vượt khó khổ để vươn lên.
Sư kiện lịch sử chứng minh. RFI ghi nhận, “Trong lúc kiều dân nước ngoài rời Nhật bản hàng loạt, dân Nhật tuy lo ngại nhưng vẫn không mất bình tĩnh. Đứng trước những thảm họa liên tục chưa kết thúc, tinh thần dũng cảm của người dân Phù Tang một lần nữa được thế giới ca ngợi.
“Tinh thần này đã từng được đại sứ Pháp tại Nhật vào năm 1923 ghi nhận trong quyển sách “Le désastre japonais,” khi Yokohama bị tàn phá 100%, không một căn nhà nào tồn tại sau trận động đất ngày 1/9/1923. Trong quyển sách «Thảm nạn Nhật Bản», nhà văn kiêm đại sứ Paul Claudel thuật lại : ''từng cá nhân kẻ góp chút gạo, kẻ đem chiếc xuồng'', ngay từ ngày đầu đã xây dựng lại thành phố như thế nào.
“Nhà khoa học xã hội Pháp Jean-François Sabouret từng làm việc tại Kobe, lúc xảy ra động đất năm 1995, nhận định trên báo cộng sản Pháp L’Humanité: "từng bước nước Nhật sẽ phục hồi sau ba đại họa động đất, sóng thần và hạt nhân hiện nay".
Và điều ai cũng biết sau Đệ Nhị Thế Chiền, Nhựt đầu hàng Đồng Minh. Nhựt biến khổ nhục thành hành động phát triển kinh tế, kiện toàn chánh trị trên tro tàn của chiến tranh, để mấy chục năm sau trở thành đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới./. ( Vi Anh)
Vi Anh
Một lần nữa đất nước, nhân dân Nhựt bổn bị thiên tai địch hoạ thử thách. Một lần nữa đất nước, nhân dân Nhựt chứng tỏ dũng cảm chịu đựng và khắc phục và đồng lao cộng khổ để vươn lên.
Thực vậy tai hoạ sóng thần kèm theo tai hoạ lò điện nguyên tử bị nổ ở Fukushima là tai hoạ tệ hại nhứt từ Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai tới bây giờ. Trong Thế Chiến 2, Mỹ bỏ hai trái bom nguyên tử trên hai thành phố Nhựt. Để cứu nước, cứu dân, Nhựt Hoàng hiệu triệu quốc dân phải chấp nhận điều không thể chấp nhận được là đầu hàng Đồng Minh.
Còn bây giờ bằng một hành động đặc biệt, trong suốt thời gian từ khi lên ngôi trị vì 22 năm, Nhựt Hoàng Akihito lần đầu tiên đích thân qua truyền hình, truyền thanh xúc động trình bày cùng quốc dân quốc gia dân tộc Nhựt đang trải qua một “biến cố hoàn toàn không dự báo được” “với một quy mô chưa từng thấy”. Ngài “cầu nguyện cho sự an toàn của người dân, .. đảm bảo là cả nước sẽ dấn thân vào công cuộc cứu nạn” và kêu gọi quốc dân bình tĩnh vượt qua cơn khó khổ.
Còn Quốc Hội Nhựt, đối lập ngưng ngay cuộc tấn công Thủ Tướng Chánh phủ, đem toàn tâm toàn trí ủng hộ chánh phủ cứu dân, cứu nước. Quân cán chính Nhựt từ Thủ Tướng, Bộ trưởng, Tỉnh Trưởng làm việc ngày đêm trong tinh thần khẩn cấp hành quân. Một số công chức chuyên môn như điện lực, chữa lửa, nguyên tử, và tự vệ quân làm cảm tử quân xông vào vùng bị phóng xạ, kéo dây điện vào các lò nguyên tử để quạt mát lò, lái trực thăng tuới một chuyến bảy tấn rưỡi nước hạ nhiệt lò. Một số do nhiệm vụ công lực canh gát, bảo đảm an ninh trật tự cho đồng bào, không để cuộc hồi của, giựt đồ nào xảy ra. Số khác cùng với những người tình nguyện lo cứu trợ, di tản, y tế, tiếp cư, v.v...
Nhưng thái độ, hành động và hình ảnh người dân Nhựt nạn nhân trong cơn khó khổ vẫn bình tĩnh, giữ phong thái truyền thống và tinh thần cộng đồng, tinh thần dân tộc Nhựt rất cao – làm báo chí ngoại quốc rất khen, và người ta nghĩ một lần nữa đất nước và nhân dân Nhựt sẽ vượt qua cơn khó khổ nhanh và tiếp tục vươn lên.
Minh hoạ 1. Trường hợp cá nhân, một trẻ em Nhựt 9 tuổi, mất cha mất mẹ, thiếu đói vẫn bình tĩnh, tự chế và vị tha, hy sinh cho người khác, giữ tinh thần kỹ luật cộng đồng của người Nhựt. Tiến sĩ Hà minh Thành, một cảnh sát Nhựt gốc Việt đang công tác cứu trợ tại vùng Fukushima kể lại chuyện cảm động này trên blog phamvietdaonv, báo Tuổi Trẻ trong nước có đăng và nhà báo Đỗ thông Minh có nói rất cảm động trên đài RFI của Pháp.
Câu chuyện Anh Thành kể văn phong, chữ dùng có hồn, có nhạc như bài Impressions d’automne của Anatole France, khó mà tường thuật lại, nên xin phép ghi nguyên văn để cùng nhau tường lãm: “… Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: " bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.”
Minh hoạ 2. Tại một trại tiếp cư ở một trường học hẻo lánh gần như bị cô lập vì giao thông trắc trở do sóng thần và tuyết đổ, nhà báo Klug tường trình từ Hirota do Associated Press của Mỹ phổ biến khắp thế giới. Đại ý. Không nước, không điện, không liên lạc bằng cell phone tại thành phố này. Lâu lâu trực thăng mới nhỏ giọt xuống một số thực phẩm. Nhưng trong một trường học dùng làm trạm tiếp cư do người dân tự quản và hầu như tự cung, tự cấp, tự túc. Nhưng một điều lạ tại trường tiếp cư này, một chảo mỡ sôi đang rang tôm đỏ hồng. Thiếu nước ư, học sinh của trường lấy sô đi múc nước trong hồ tắm của trường mang đến cho các cụ dùng. Thiếu cơm gạo ư, cư dân đem đến. Một bà lo nấu một nồi cơm to, gạo còn cả đống trên bàn. “Đã lâu lắm rồi, ở thôn quê, ngay khi mình chưa đủ mình cũng chia xẻ với người khác” như lời bà Noriko Sasaki, 63, đang ngồi dưới đất để nấu cơm, nói. Một người kế bên tiếp lời “Đó là văn hoá của chúng tôi. Ngay khi họ không phải là thân nhân gia đình của chúng tôi, chúng tôi cảm thấy họ như anh chị em của chúng tôi.” Thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những nạn nhân lo chu toàn ba bữa ăn chánh và hai bữa ăn phụ.
Trong mỗi bữa ăn, ngay những trẻ em tỵ nạn xa nhà mình, vẫn giữ phong tục cúi đầu mời nhau và tỏ lòng cám ơn người đã làm ra bữa ăn xong rồi những bàn tay nhỏ bé lạnh cóng mới bắt đầu sử dụng đôi đũa bắt đầu ăn.
Như đã biết cho đến ngày 19 tháng 3, trận sóng thần làm 6,900 người chết, 10,700 mất tích, và 450,000 mất nhà cần có bữa ăn và nơi nương tựa và sưởi ấm, mà đa số vùng bị sóng thần đều bị mất điện. Thêm vào đó lò điện nguyên tư nổ, nạn nhân sóng thần còn phải di tản đi xa từ 50 đến 80 km.
Cả một trời thử thách, cả một biển khổ cho chánh quyền và nhân dân Nhựt. Lịch sử không hẳn lập lại, nhưng tinh thần dân tộc Nhựt đã từng chứng minh đã vượt qua nhiều lần thử thách lớn lao hơn. Người Nhựt đã đùm bọc nhau, nương tựa nhau, bình tĩnh và dũng cảm vượt khó khổ để vươn lên.
Sư kiện lịch sử chứng minh. RFI ghi nhận, “Trong lúc kiều dân nước ngoài rời Nhật bản hàng loạt, dân Nhật tuy lo ngại nhưng vẫn không mất bình tĩnh. Đứng trước những thảm họa liên tục chưa kết thúc, tinh thần dũng cảm của người dân Phù Tang một lần nữa được thế giới ca ngợi.
“Tinh thần này đã từng được đại sứ Pháp tại Nhật vào năm 1923 ghi nhận trong quyển sách “Le désastre japonais,” khi Yokohama bị tàn phá 100%, không một căn nhà nào tồn tại sau trận động đất ngày 1/9/1923. Trong quyển sách «Thảm nạn Nhật Bản», nhà văn kiêm đại sứ Paul Claudel thuật lại : ''từng cá nhân kẻ góp chút gạo, kẻ đem chiếc xuồng'', ngay từ ngày đầu đã xây dựng lại thành phố như thế nào.
“Nhà khoa học xã hội Pháp Jean-François Sabouret từng làm việc tại Kobe, lúc xảy ra động đất năm 1995, nhận định trên báo cộng sản Pháp L’Humanité: "từng bước nước Nhật sẽ phục hồi sau ba đại họa động đất, sóng thần và hạt nhân hiện nay".
Và điều ai cũng biết sau Đệ Nhị Thế Chiền, Nhựt đầu hàng Đồng Minh. Nhựt biến khổ nhục thành hành động phát triển kinh tế, kiện toàn chánh trị trên tro tàn của chiến tranh, để mấy chục năm sau trở thành đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới./. ( Vi Anh)
Gửi ý kiến của bạn