Bùi Văn Phú Mùa đông năm nay lạnh quá. Trước Giáng Sinh tuyết đã phủ trắng nhiều tiểu bang đông bộ Hoa Kỳ, có nơi lên đến hơn cả thước như New York, Boston làm ngưng đọng di chuyển, sinh hoạt trong nhiều ngày. Tin thời tiết tuần này cho biết 49 tiểu bang có tuyết, từ vùng đồng bằng nam bộ sang đến những đỉnh núi Hawaii. Năm nay nước Mỹ lạnh và Cali cũng rét hơn những năm trước nhiều. Cách đây phần tư thế kỉ tôi cũng đã bị kẹt vì tuyết ở phi trường Thủ đô Washington, nhưng không lâu quá một ngày như nhiều hành khách đi máy bay dịp Giáng Sinh vừa qua. Điều tôi nhớ mãi là khi di chuyển từ nhà người quen ra sân bay bằng xe buýt, vì đường xá còn ngập tuyết và không muốn phiền bạn lái xe đưa đi, nên có lúc tôi phải lội tuyết ngập qua mắt cá và cái lạnh thấm vào làm đôi bàn chân tê cứng vì không chuẩn bị giầy cho thời tiết buốt giá. Sau trải nghiệm đó tôi không còn bay đến thủ đô vào những ngày đông dù vẫn mơ ước có dịp chụp được ảnh đền đài, danh lam thắng với tuyết trắng phủ ở đó. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy tuyết rơi là ở ngay vùng vịnh San Francisco. Chính xác là khi đang ngồi trong lớp ở Đại học Cộng đồng Alameda vào một buổi sáng tháng Giêng năm 1976. Ngó ra cửa sổ thấy tuyết rơi xuống thấp, nhưng không nhiều hay lâu, chỉ đủ phủ trên sân cỏ vài phân rồi tan trong ngày. Vì mới từ miền nhiệt đới đến Mỹ nên những ngày đó ra đường tôi cuốn trên người nhiều lớp áo, trước khi khoác lên chiếc áo lạnh nhận được khi đến trại tị nạn mà tôi đã mặc trong nhiều năm, kể cả vào những ngày hè vì chưa quen với khí hậu ôn hoà ở đây. Mùa đông 1976 nước Mỹ cũng bị bão tuyết như mấy tuần qua. Tôi không nhớ năm đó có bang nào ở miền nam Hoa Kỳ bị tuyết giống năm nay không, nhưng những nơi như Connecticut, Thủ đô Washington là nơi tôi có bạn sinh sống và họ đã viết thư tả cho nghe về một mùa đông đầu tiên trong đời trên xứ Mỹ. Băng giá đến độ một bạn kể rằng mở tủ lạnh mà thấy hơi ấm toả ra ngoài nhà. Sau lần thấy tuyết rơi trong mùa đông đầu tiên trên đất Mỹ, đến nay đã hơn 30 năm tôi chưa thấy tuyết rơi lại nơi đất thấp của vùng vịnh San Francisco, dù trong những ngày thật lạnh khi dự báo thời tiết cho biết tuyết có thể xuống ở độ cao 1,000 bộ thì cũng chỉ có trên đỉnh núi Diablo, Hamilton hay Tamalpais chứ tuyết không rơi nơi ngang tầm với biển. Nhưng từ vùng vịnh nếu muốn đi trượt tuyết, muốn thấy tuyết rơi cũng không xa xôi hay là điều khó khăn. Rời San Francisco bằng xe, đi theo xa lộ 80 về hướng đông thì 3 giờ là lên vùng đồi núi Sierra, cao 7,000 bộ với những khu du lịch giải trí mùa đông như Boreal, Heavenly hay Squaw Valley là nơi Thế vận mùa Đông 1960 đã được tổ chức. Những khu rừng mùa đông tuyết ngập bên đường, tuyết trắng đọng trên những hàng thông xanh. Nếu trên đường chẳng may gặp tuyết đang đổ nhiều thì vượt qua được khúc đường đèo dài chừng hơn trăm cây số có thể tốn 8 giờ. Thỉnh thoảng gia đình tôi cũng lên những nơi này vui chơi mùa đông, trong thích thú lẫn lo sợ, vì đã có lần lái xe vào vùng tuyết đang đổ mà chỉ thấy một mầu trắng xoá trước mặt, không biết con đường phía trước sẽ dẫn đến đâu. Một lần khác đang thoai thoải xuống đèo thì gặp “black ice” – đá trên mặt đường – khiến xe quay 180 độ. Tim tôi đập mạnh, bà xã hú hồn còn hai cháu nhỏ tỏ vẻ thích thú vì tưởng bố quay xe chữ U biểu diễn trên xa lộ. Bây giờ đi chơi tuyết tôi theo dõi dự báo thời tiết rất sát trước khi quyết định rời nhà.
Nghệ An vừa bắn pháo hoa, vừa tổ chức đủ thứ lễ lạc/tiệc tùng, vừa lái những chiếc “ô tô xịn ngoại quốc bóng nhoáng,” và vừa xin cứu đói. Nghệ An ngày nay, nói nào ngay, chỉ là hình ảnh của một Việt Nam thu nhỏ. Em ơi, từ phương xa, làm sao chúng ta biết được “bi chừ bên nớ ra răng!”.
Giới khoa học QT, cũng như nhà cầm quyền TQ, đều ngầm biết rằng, tìm thấy nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 cũng là cơ hội để tìm ra manh mối có bàn tay người nhúng vào nguồn gốc thảm trạng hay không.
Bình trà cạn rồi mà chưa nghĩ ra được điều gì đáng đồng tiền bát gạo về hạnh phúc nhưng mình cảm thấy một điều rằng: Hạnh phúc là suối nguồn chung hưởng. Hạnh phúc đâu phải chỉ là khi đạt được điều mong muốn một mình.
Tiêu biểu cho chính sách đàn áp không chối cãi được là Đảng đã bức tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Phật giáo Ấn Quang), từ sau ngày 30/4/1975, cho đến ngày Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ qua đời ngày 22/2/2020.
Lý do Giáo hội này bị cho vào sổ đen, bị kiểm soát và bị ngăn cấm hoạt động vì các Tu sỹ Lãnh đạo nhất quyết không giải thể để gia nhập Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nhà nước.
Thời Pháp thuộc, ở Nam kỳ nhiều người đều nghe danh Đơn Hùng Tính. Người cho là anh hùng hảo hớn, kẻ nguyền rủa đó là tên cướp tàn bạo, ác ôn. Những người biết chuyện lại liệt anh ta vào hàng “Đại ca” của giới giang hồ. Mà thật vì Đơn Hùng Tính là tay Anh Chị có dưới tay một số đàn em trung thành, chết sống có nhau, cùng nhau đi đánh người cướp của.
Như trong cuộc Hội luận sáng hôm nay, Thầy Thích Như Điển cũng như các diễn giả cùng phân tích và thảo luận rằng, khi tham khảo và phân tích những nhận định của Thầy Tuệ Sỹ trong Thư Chúc Tết, đường bay của Phật giáo là phương trời cao rộng của con chim đại bàng có đôi cánh: Cánh xuất gia và cánh tại gia. Nên dẫu bay tới phương trời nào và trong hoàn cảnh ra sao cũng không lo cánh mềm, lạc hướng.
Không tính đại dịch Covid-19, bão tuyết tại Texas là thiên tai đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của TT Joe Biden, người cần chứng tỏ là một cấp lãnh đạo quốc gia như thế nào trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Đây là cơ hội và một phép thử để người dân thấy được ông quan tâm đến họ ra sao, cũng như khả năng đối phó của ông và nội các thế nào.
Một cách tổng quát, mục đích của nền giáo dục là đào tạo con người tương lai cho đất nước. Khi đã xác định được mục đích đào tạo con người như thế nào, thì tất cả những phương tiện liên hệ cần thiết được xử dụng để đạt được mục đích đã nêu ra. Cụ thể là nội dung giáo dục, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa, thành phần giáo chức, học cụ, thời khóa biểu ghi số ngày, giờ cho những môn học. Chế độ chính trị nào thì có triết lý giáo dục của nó.
Dư luận, trong cũng như ngoài nước, cứ tha hồ mà dậy sóng. Sóng gió trong những tách nước trà nào có ảnh hưởng chi nhiều. Giới lãnh đạo CSVN (chắc chắn) sẽ còn tạo ra nhiều thách thức ngang ngược và bạo ngược khác nữa, trong những ngày tháng tới, như họ đã từng làm từ hơn hai phần ba thế kỷ qua. Câu hỏi đặt ra là dân tộc này sẽ còn cam chịu để cứ bị tiếp tục “thách thức” thêm bao lâu nữa?
Thiên tai là vấn đề khoa học chứ không phải câu chuyện chính trị nên cần giải quyết bằng khoa học cùng các chính sách mang tính khoa học và chiến lược. Nó không thể biến mất nhờ những lời nói dối hay đổ lỗi cho nhau. Nếu Texas không học bài học này thì đợt lạnh dài ngày hơn trong lần tới sẽ là một đại họa cho chính những người dân tiểu bang này.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.