Hôm nay,  

Ma Ám Hay Tâm Thần"

02/01/201100:00:00(Xem: 10080)

Ma Ám Hay Tâm Thần"

Phương Chính Nguyễn Quang Đạt
Đã từ lâu chứng bệnh tâm thần và ma ám vẫn là một vấn đề nạn giải cho cả hai giới y khoa và tâm linh.  Nhận định sai lầm về chứng bệnh cũng như công vìệc điều trị đều có thể khiến cho bệnh tình của bệnh nhân trở nên trầm trọng, và cuối cùng đi đến chứng bệnh tâm thần thật sự cùng bao hậu quả không lường khác!
 Ma ám có thật sự hay không"   Đối với y học, nếu như chấp nhận thì xem như đi ngược lại nền tảng căn bản của khoa học thực nghiệm.   Muốn chối bỏ thật sự thì cũng không xong vì các hiện tượng tâm linh vẫn thường xuất hiện trong dân gian, và đã được lưu truyền qua lịch sử của các tôn giáo cả ngàn năm nay.
I. Ma ám và Y học
Y học đã xem chứng bệnh ma ám hay bệnh tà đều là hình thức của chứng Rối Loạn Đa Nhân Cách (Multi Personality Disorder), căn bệnh được Pierre Janet, một bác sĩ người Pháp, mô tả lần đầu ở thế kỷ 19; hay một trong những chứng bệnh rối loạn tư tưởng của bệnh tâm thần thường được biết đến đó là bệnh Tâm Thần Phân Liệt với tên y học là schizophrenia.
Trước hết hay tìm hiểu về chứng bệnh Rối Loạn Đa Nhân Cách và Tâm Thần Phân Liệt.
A. Rối Loạn Đa Nhân Cách
“Theo Janet, một người được xem bị chứng Rối Loạn Đa Nhân Cách nếu có 4 triệu chứng:
1. Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách thay nhau chi phối con người.
2. Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.
3. Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức không thể xem đó là chứng quên thông thường.
4. Các rối loạn đó không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.”
B. Tâm Thần Phân Liệt
a. “Các triệu chứng dương tính như:
1. Hoang tưởng (Delusions):
Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế mà người bệnh cho đúng, không thể giải thích đả thông được.
- Bệnh tâm thần phân liệt thường có hoang tưởng luôn nghĩ rằng có một người nào đó, hay một lực lượng nào đó đang kiểm soát, chi phối hoạt động của bệnh nhân, hoặc đang theo dõi, đầu độc, làm hại bệnh nhân.
- Bệnh nhân cho mình là  một siêu nhân có khả năng làm những vìệc khác thường hoặc đang tiếp xúc với người của thế giới khác ...
2. Rối loạn tư tưởng (Thinking disorders):
 Người bệnh cho rằng:
- Ý nghĩ của mình phát ra thành tiếng nên mọi người biết được.
- Hoặc có ai đó đọc được ý nghĩ của mình mặc dù không nói ra, hoặc có người nào đó sắp đặt ý nghĩ của họ vào đầu mình.
3.Ảo giác (Hallucinations):
- Thường bệnh nhân nghe thấy những tiếng nói bàn tán về hành vi của bệnh nhân cũng như thảo luận về bệnh nhân, hoặc những tiếng nói khác xuất phát từ một bộ phận nào đó trong cơ thể của người bệnh.
- Bệnh nhân nhìn thấy, ngửi thấy, cảm thấy những gì mà người khác không thấy.
4. Rối loạn hành vi (Behavioural disorders) như:
- Giận dữ vô cớ, đập phá, hò hét.
- Hay bất động giữ nguyên tư thế, không nói, không ăn....
b. Các triệu chứng âm tính (tiêu cực) như:
- Cảm xúc khô khan lạnh nhạt, bao gồm cả biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói, ánh mắt, và ngôn ngữ cơ thể.
- Nói năng không mạch lạc, gián đoạn, trống không.  Suy nghĩ và phản ứng chậm chạp.
- Không còn quan tâm đến vìệc đi ra ngoài và gặp gỡ bạn bè, cách ly xã hội. Sống cô độc, đi lang thang hoặc lo sợ giận dữ vô cớ.
- Thay đổi tánh tình, không còn hứng thú quan tâm đến bất cứ điều gì, biếng nhác,  ngồi trong nhà nhiều giờ một ngày không làm gì.”
II. Ma ám qua khía cạnh tâm linh
Đối với bệnh nhân bị ma ám thì hầu hết đều có các triệu chứng tương tự như hai chứng bệnh rối loạn tâm thần được nêu trên nên rất khó phân biệt, bởi vì nguyên tắc tác động của thế giới vô hình vào cõi nhân gian lúc nào cũng hư hư thật thật.
Muốn nhận định chính xác với căn bệnh đòi hỏi người định bệnh phải có đầy đủ kiến thức trên hai phương diện Y học và Tâm linh cũng như kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu và chữa trị.  Nên người viết đã xem khoa trị “bệnh tà” hay “ma nhập” như là “Linh Y học”.  Bởi vì sao"
Trị bệnh tà hay ma ám mà thiếu kiến thức về y học thì sẽ hành xử như một người mê tín và không khéo sẽ khiến bệnh tình của bệnh nhân trở nên trầm trọng, dễ đi đến điên loạn, chưa kể còn làm cho bệnh nhân bị mang thương tích về thể xác qua những trị liệu sai lầm.
Ngược lại, trị bệnh tà bằng y học mà thiếu kiến thức về tâm linh (không trị tận gốc) cũng có thể sẽ khiến cho tinh thần bệnh nhân ngày càng suy nhược và cuối cùng cũng đi đến chứng bệnh tâm thần trầm trọng.
Theo như kinh nghiệm nghiên cứu thì hầu hết những người bị bệnh ma ám hay bị tác động của thế giới vô hình nói chung,  đều chỉ bị trong thời gian ngắn, trên dưới 1 năm là tối đa (ngoại trừ những người có căn “đồng”), nhưng nếu không được chữa trị kịp lúc và để quá lâu thì não bộ thần kinh của bệnh nhân sẽ bị suy nhược bởi sự kinh sợ triền miên. Và cuối cùng cũng sẽ dẫn đến chứng tâm thần thật sự.
Khác với người bị chứng bệnh tâm thần, người bị ma ám thường có những hành động cũng như khả năng thật khác thường, đôi khi tỏ ra rất khôn lanh và đối đáp hoạt bát, kèm theo ánh mắt rất tinh ranh ma quái có khi khiến cho người đối diện có cảm giác rợn người, nhưng đến khi khám bệnh thì tỏ ra như người mất trí để không ai đoán ra tông tích.
Thông thường một vong linh đến với với một người có rất nhiều nguyên nhân, có thể tóm gọn như sau:
- Vong linh cũng có thể là một người thân trong gia đình về giải quyết những bế tắc, hoặc cảnh báo một điều bất ổn hay nguy hiểm xắp xảy ra nếu như gia đình có phước đức, hoàn tất một sự việc, hoặc dưới một hình thức khuyến tu.
- Do báo nghiệp hay duyên nghiệp
Nghiệp này có thể là kết quả của một sự kiện xảy ra trong kiếp hiện tại và cũng có thể từ trong quá khứ.
a. Nhẹ:
Vong linh đến rồi đi giống như “Chuyện Tình Liêu Trai” mà người viết đã ghi lại trước đây. Trong nghiệp duyên này có ẩn chứa phước duyên và cũng là một trường hợp rất hiếm, diễn tiến thật nhẹ nhàng, với mục đích nhắc nhở, khuyến tu.
Nhân đây người viết cũng xin kể thêm một câu chuyện thật, liên quan đến việc báo oán của một hồn ma đến với một thiếu nử, sự việc này đã xảy ra thật ly kỳ, thật khó tin nếu không tận mắt chứng kiến, và được một số người biết đến.
“Ma Giữ Của”
Vào khoảng năm 1990 ("), người viết đã được sư tỷ PTN dẫn đến chùa Pháp Vân tai Pomona, California để xem Sư Tịnh Đức trị tà.  Nhóm đi gồm có 4 người.
Bệnh nhân khi đó là một thiếu nử khá trẻ (16, 17 tuổi) và được biết cô ta đã bị một hồn ma theo quấy phá và nhập xác trong một thời gian.  Gia đình cô ta cũng đã mang cô đến nhiều nơi để chữa trị những vẫn không xong. Trước đó người viết cũng gặp cô một lần khi gia đình cô mang cô đến một trung tâm ở Anaheim nhờ giúp đở, khi đó cô đã nắm và quăng xâu tràng hạt của một người khách cho biết đã được trì chú cả ngàn biến đưa cho cô, tung tóe trên mặt đất.
Sau khi tiếp chuyện và thăm hỏi về bệnh tình với gia đình của bệnh nhân, Sư Tịnh Đức  đã mời mọi người vào chánh điện để làm lễ.  Bệnh nhân ngồi xếp bằng trước bàn thờ Phật, quay về phía sau đối diện với Sư Tịnh Đức cùng một số đệ tử mật tông ngồi sau lưng.
Sau đôi lời khuyên giải với hồn ma và không có kết quả, thì Sư Tịnh Đức cùng các đệ tử bắt đầu tụng chú.  Một hồi sau thì sắc mặt của bệnh nhân dần biến đổi, hồn ma qua thân xác của bệnh nhân đã dùng hai tay ôm lấy đầu kêu la, rên xiết.  Mọi việc diễn tiến khá khả quan thì bổng nhiên chị PTN cho người viết biết: “Có lẻ không xong rồi!”  Qua phương tiện “Nhãn” chị thấy được Thầy của hồn ma đã xuất hiện rất oai vệ và to lớn.
Quả đúng theo lời của chị cho biết, thì hồn ma sau khi thấy Thầy của mình xuất hiện đang kêu la bỗng ngồi bật dậy cười hăng hắc.  Sau đó thì cả hai bên đã dùng tay ấn đấu phép với nhau và đối thoại với nhau bằng tiếng âm (ngôn ngữ của thế giới bên kia).
Sau đó thì chị PTN đã chuyển lời nhắn của Thầy của hồn ma đến với mọi người như sau:  “ Không ai có thể can thiệp vào ân oán giữa chúng nó, vì chỉ có hai đứa nó mới có thể cởi bỏ được oan nghiệp với nhau mà thôi.”  Nghe xong cả hai bên đều xả ấn và bắt đầu thảo luận để tìm phương cách giải quyết tốt hơn.  Sau khi tiếp xúc với Thầy của hồn ma bằng phương tiện “Ý”, chị PTN đã cho biết oan nghiệp của hai người như sau:
Hồn ma là một thiếu nử bị bệnh nhân chôn sống để làm “Ma Giữ Của” cho mình cách đây khoảng 400 trăm năm (").  Đến kiếp này hội đủ nhân duyên nên hồn ma đến để trả thù. Sau khi thấu hiểu được sự tình và qua sự khuyên giải, hồn ma tuy không chấp nhận rời bỏ thân xác của bệnh nhân qua sự báo oán nhưng hứa sẽ không làm hại đến thân xác thiếu nử của bệnh nhân cho đến lúc được siêu thoát.
Khoảng một thời gian khá lâu thì người viết tình cờ gặp được một người bạn cũng rất thân với gia đình của bệnh nhân cho biết thêm chi tiết sau:
“Hồn ma đã xem bệnh nhân như một người bạn,  thỉnh thoảng hồn ma cũng tham gia vào những sinh hoạt  của gia đình bệnh nhân với những khả năng đặc biệt của mình, như đoán số điểm của lá bài. Và hồn ma sau đó đã bị Thầy biết được và nghiêm tri, cấm đoán.   Có một điểm đặc biệt là theo sự giao ước giữa hai bên, bệnh nhân phải đi ngủ mỗi đêm vào khoảng 10 giờ để hồn ma xuất đi học đạo nơi cảnh giới khác.”
Câu chuyện không biết kết thúc đã ra sao, hy vọng bài viết này đến được tay những người trong cuộc để có thể cho mọi người biết thêm diễn tiến của câu chuyện.
b. Nặng:   ác nghiệp
Trường hợp này có sự báo oán của vong linh để đòi lại sự công bằng cho một ân oán về tình, tiền hay nhân mạng trước đây. Ngoài việc hành hạ xác thân bệnh nhân, đôi khi hồn ma còn mượn tay người khác tra đánh thêm bệnh nhân qua hình thức giả vờ kêu la kinh sợ khi bị tra đánh.   Đây là một sự việc vô cùng tai hại gây ra bởi những người điều trị thiếu kiến thức tâm linh.
Đã có biết bao câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về phương pháp trị tà của thầy pháp nơi thôn quê như:
- Tra đánh bằng roi dâu có khi quá mạnh tay làm bệnh nhân mất mạng.
- Dùng đồ ô uế tưới vào người bệnh nhân như máu chó, nước tiểu, phân…
Thật là “tội nghiệp” cho bệnh nhân phải chịu đựng sự đau đớn, tủi nhục mà không ai biết rằng hồn ma tá khẩu bệnh nhân giả vờ kêu la (hoặc do chính bệnh nhân rên la vì đau đớn) nhưng trong lòng thì hớn hở trả được oán hận.
Nếu phạm sát nghiệp quá nặng và số mạng của bệnh nhân đã tận thì hồn ma cũng có thể  khiến cho bệnh nhân mất mạng qua các tai nạn hoặc tự quyên sinh, tuy nhiên đây là  một trong những trường hợp rất hiếm xảy ra.
Ngoài ra còn có thêm một số trường hợp khác như sau:
- Vong linh mượn xác để nhờ xin giúp đở một vấn đề gì. Trường hợp này thì đến và đi cũng rất nhanh và cũng không ngoài mục đích nhắc nhở cho mọi người về sự hiện hữu của thế giới tâm linh.
- Tá xác người để thử thách đạo hạnh của người tu hay giáo sĩ.  Xem câu chuyện “Ngư Tinh” trong bài “Thử Thách Trong Tâm linh” mà người viết đã viết trước đây.
- Nương theo hình thức trả nghiệp của bệnh nhân thay vì bằng thể chất qua chứng bệnh tâm thần, hồn ma đã khiến bệnh nhân trả nghiệp bằng hình thức tâm linh cũng cùng một nghiệp quả (tâm thần).  Đôi khi cũng cùng phương tiện này dưới sự điều động của thế giới vô hình để thực hiện hai mục đích khác nhau:
 1. Khiến bệnh nhân trả nghiệp
 2.  Đánh thức tâm thức của con người nên sống trên con đường chánh đạo và củng cố thêm đức tin.


- Trường hợp những người có căn “đồng (đồng tử)” cần phải làm việc giúp đời để giải nghiệp nếu không cũng sẽ bị hành xác khổ sở vô cùng.  Trong trường hợp đặc biệt này người có xác “đồng” không được xem như là bị ma nhập vì cuộc sống của họ cũng bình thường như mọi người, ngoại trừ những lễ lạc quan trọng phải hầu đồng theo giao ước.  Giao ước này có thể kéo dài đến hết cuộc đời của người thọ nghiệp.
Và còn nhiều nguyên nhân khác tuỳ theo nghiệp báo của mỗi người mà thế giới vô hình tác động khác nhau.
III. Tóm lược:
1. Chẩn bệnh
Người bị ma ám và tâm thần đều có những triệu chứng rất giống nhau và rất khó phân biệt cho nên cần phải quan sát và phân tích rất kỹ lưỡng để khỏi bị lầm lẩn.  Sau đây là một số góp ý cần nên lưu ý trong việc chẩn bệnh: 
- Để ý đến thời gian phát bệnh, nguyên do (bị căng thẳng, lo âu, trầm cảm hay mới đến tiếp xúc những hoạt động liên quan đến với thế giới vô hình như cầu cơ, triệu hồn…)
- Quan sát cử chỉ (người bị ma ám hoặc có sự tác động của thế giới vô hình thường biểu lộ qua các tay ấn), hành động ( lờ đờ hay tinh quái khác thường), mắt ( lạc thần hay lộ hung quang  khiến người nhìn cảm thấy sợ hải), cũng như ngôn ngữ ( không mạch lạc hay thỉnh thoảng dùng tiếng âm (tiếng lạ), nguyền rủa…) của người bệnh để có dữ liệu cung cấp cho người định bệnh.
- Nên chịu khó lắng nghe lời bệnh nhân nói vì qua đó có thể hiểu rất nhiều nguyên do (đôi khi lời của hồn ma cũng nói lên tâm trạng uất ức của bệnh nhân nếu hồn ma là người về giúp đở).
- Nên tham khảo với người có kiến thức trên hai lãnh vực y khoa và tâm linh nếu như đã tìm thấy một số dấu hiệu khác thường được nêu trên.
- Nên tham khảo với Y sĩ chuyên khoa về thần kinh học, tâm lý học để định bệnh nếu như không thấy những dấu hiệu khác thường liên quan đến thế giới âm được nêu trên.
- Nếu như thu thập được khá nhiều dữ kiện liên quan đến tác động của thế giới âm được nêu trên, thì nên tham khảo với các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về tâm linh học để tìm hiểu thêm vấn đề. Hoặc nên tham khảo với các tu sĩ mật tông nhất là những người có khả năng tâm linh có thể tiếp xúc với thế giới vô hình qua các phương tiện “Nhãn, Ý” để tìm ra căn bệnh và nguyên do.  Nên nhớ phương tiện xử dụng của hành giả mật tông khác hẳn với đồng bóng.
Nên cẩn thận trong việc tầm thầy chữa bệnh để khỏi bị kẻ gian lường gạt. Việc này cũng còn tùy duyên và phước đức của bệnh nhân.  Chân sư thường do phước duyên mà tìm gặp, còn kẻ gian thì đầy rẩy khắp nơi.
2. Đối phó và điều trị
Khi xác đinh được bệnh nhân đã bị ma ám, thì người viết xin phép được chia sẻ một số kiến thức qua kinh nghiệm nghiên cứu, học hỏi và chứng nghiệm của chính bản thân với người trị bệnh với những nguyên tắc sau, hy vọng cũng sẽ đón nhận được sự chỉ dạy, góp ý của các bậc cao nhân hầu giúp cho mọi người có được những kiến thức giá trị và thực dụng khi hữu sự:
a. Đối với hồn ma
- Phải cố gắng, kiên nhẫn, lắng nghe và phân tích mỗi cử chỉ và lời nói của hồn ma để tìm cho được nguyên nhân.   Đôi khi bệnh nhân không phải là đối tượng  thật sự trong sự nhập xác của con hồn ma mà chỉ là một hình thức của sự  “dương đông kích tây” để giải quyết một vấn đề gì trong gia đình, có thể là xấu mà cũng có thể là tốt.  Đôi khi hồn ma còn dùng bệnh nhân để làm đối tượng muốn trả thù đau khổ gấp trăm lần nhất là người đó được thương yêu nhất.
- Tuyệt đối không dùng phép trấn ếm với hồn ma mà không tìm hiểu nguyên do.
Một pháp sư cao tay có thể khống chế hồn ma trong lúc đó chứ không thể lúc nào cũng bảo vệ bệnh nhân được.  Hơn nữa như câu chuyện về hồn ma (Ma Giữ Của) được nêu trên, hồn ma có thể được sự trợ giúp của thế giới bên kia phá pháp thuật của pháp sư nếu như làm sai nguyên tắc.
- Nên hành xử như một người thương thuyết (negotiator) của cả hai bên.  Không nên vội xem hồn ma là kẻ ác vì biết đâu hồn ma cũng chính là nạn nhân của bệnh nhân về báo oán, trả nghiệp.  Phải biết lắng nghe hai bên để tìm ra giải pháp công bình dựa trên công lý, công bình và chánh đạo.
- Nên cố gắng, kiên nhẩn, khuyên giải vong linh dựa trên giáo lý tôn giáo, lẽ phải.  Vì vong linh cũng là một chúng sanh như chúng ta tuy không còn thân mạng hữu vi.
- Không nên nghe và làm theo lời sai bảo của hồn ma nếu như những lời đó là điều nghịch lý và không hợp lý bởi sự đe dọa.  Chẳng hạn như nếu không làm theo thì một ai đó sẽ bị chết hay bị giết.  Lấy mạng một người không phải dễ nhất là luật của cõi âm còn gắt gao vô cùng.
- Trị tà là công vìệc rất khó khăn, đòi hỏi người trị phải có đầy đủ đạo hanh, phước đức.  Phải rất cẩn thận trong việc hành xử.  Nên nhớ rằng ta không thấy được hồn ma những họ có thể thấy ta bất cứ lúc nào.  Nếu như một pháp sư làm điều sai trong lúc trục tà (phạm nguyên tắc của luật vô hình) thì hồn ma có thể trả thù qua thân nhân của pháp sư (thông thường trước khi ra tay, con tà cũng cảnh cáo ít nhất 3 lần như nói lên tư cách hay hành vi bất chánh của người trị…)  Trong quá khứ chắc có lẽ mọi người cũng đã nghe qua về chuyện một số pháp sư đã bị hồn ma vật cho hộc máu hoặc người thân của họ đã gặp tai nạn bất ngờ, cũng chỉ vì phạm phải lổi lầm này.
- Đối phó với những vong linh thông thường thì người có kiến thức am hiểu cũng như có chút ít khả năng, phương tiện về thế giới tâm linh có thể áp dụng những phương pháp nêu trên, nhưng nếu gặp phải những vong linh dữ tợn giống như phim “quỷ ám” thì nên nhớ rằng đây là công việc của pháp sư, cao tăng hay tu sĩ, giáo sĩ được huấn luyện đặc biệt trong ngành.  Những tu sĩ trị tà trong mật tông thường có “Ấn lệnh” đặc biệt, dưới sự yểm trợ bảo vệ của các “Chư vị”  hay “Linh sư” bên cõi giới vô hình mới có thể khuất phục những vong linh còn đầy sân hận này.
- Người không có khả năng trong lãnh vực tâm linh muốn gúp người bệnh “trị tà” cũng nên tự lượng sức mình, biết tùy cơ mà tiến thoái để khỏi mang họa vào thân.
b. Đối với bệnh nhân
- Có một điều người bị bệnh "Tà hay Ma ám" luôn nên ghi nhớ là phải luôn cố gắng phấn đấu giữ vững tinh thần.  Âm thịnh thì dương suy, đến khi tinh thần kiệt quệ thì “âm” khống chế hoàn toàn đi đến sự bấn loạn không còn tự chủ được nữa.
- Luôn cầu nguyện, trì chú để được các Đấng Bề Trên gia hộ và có thêm sức mạnh tinh thần.
- Phải phối hợp với sự trị liệu của y khoa, y dược để khôi phục lại tinh thần, giảm bớt sự căng thẳng, sợ hải triền miên.
- Hãy tự nói với mình rằng: "Tất cả mọi việc cũng đều là ảo.  Xác thân này cũng đều là giả tạm!  Mọi sợ hải trong những ngày qua cuối cùng thì như thế nào"  Ta vẫn sống và đã vượt qua."  Hãy xem bài “Đại Thủ Ấn” do cư sĩ Nguyên Giác dịch thuật để thấy được những tinh tuý về “Tánh Không” và ứng dụng trong cuộc đời hư ảo. 
“Ô! Hãy nhìn kỹ vào các pháp [hiện tượng] thế gian! 
Hư ảo và hệt như mơ, chúng không thể còn mãi!”
http://www.duongsinhthucphap.org/van-dap/tam-linh/dai-thu-an
- Sự lo lắng, chăm sóc, yểm trợ của thân nhân là nguồn trợ lực rất quan trọng trong việc điều trị để giúp bệnh nhân có chổ dựa, an tâm vượt qua sự sợ hải.
- Hạnh phúc, niềm vui với người thân, với vợ chồng, con cái trong gia đình cũng là liều thuốc tinh thần quan trọng không thể thiếu trong cơn hoạn nạn bởi vì sự giúp đỡ của bạn bè, người ngoài rồi cũng có giới han.  Để hết tâm trí, tình thương nghĩ đến người thân để để không còn suy tư lo lắng những chuyện khác.
- Nên nghiên cứu học hỏi thêm một môn nghệ thuật nào đó như âm nhạc, hội hoạ (theo sự góp ý của Cư sĩ Nguyên Giác) để tinh thần được lắng dịu.
- Nên tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh để bổ xung khí lực tiêu hao trong người.  Dương (người) thịnh thì âm (ma) suy.
3. Phòng ngừa
- Không nên chơi cầu cơ (mời gọi vong linh), làm lễ triệu hồn (ngoại trừ những trường hợp tối cần thiết).  Cõi vô hình tác nhập sẽ không biết ai là ai"
- Không nên tu tập những pháp môn huyền bí mà không nắm vững giáo lý căn bản về “Hiển” cũng như “Mật”, cũng như không có các chân sư hướng dẫn.  Biết rằng tất cả đều do nghiệp duyên dẫn dắt nhưng nếu tránh được thì nên tránh.  Khi cánh cữa âm dương trong người đã khai mở (xem như vậy cho dễ hiểu) chẳng hạn như đã một lần tiếp xúc với thế giới bên kia qua thân khẩu ý (nhập xác) thì có hội rất dễ bị tiếp nhập vào thân sau này nhất là ở những nơi có tính cách âm nhiều hoặc sinh hoạt về tâm linh.
- Nên tham gia các hoạt động công ích xã hội, bố thí cúng dường để có thêm công đức “làm giáp che thân” khi hoạn nạn.
Nói tóm lại “ma ám” hay bị “bệnh tà” đa số đều là một hình thức của nghiệp báo từ thế giới bên kia gây ra bởi một oan nghiệp hiện tiền hay quá khứ.  Nói chung thì có hai hình thức trả nghiệp: thể chất và tâm linh.  Trả nghiệp thể chất qua thân xác như mắc phải chứng bệnh tâm thần, bệnh nan y khiến bệnh nhân bị đau đớn hoặc mất đi một phần của cơ thể qua các tai nạn. 
Trả nghiệp qua tâm linh như bị ma nhập, quỷ ám...
Nếu như oan nghiệp liên quan đến mạng sống thì sự trả báo của con tà sẽ vô cùng dữ dội và kinh sợ vô cùng.
Tuỳ theo báo nghiệp của một người mà thế giới bên kia có thể dựa vào đó để tác động qua thể xác hay tâm linh, hình thức tuy khác nhau nhưng cùng một kết quả.
Người trả nghiệp bằng tâm linh như bị ma nhập thì đôi khi trước là họa nhưng sau cũng được đền bù lại chút ít công đức, vì qua sự việc đó đã thức tâm được rất nhiều người chung quanh.  Bởi vì sao"
Khi mọi người thấy có "ma" nhập vào người khác tức biết có thế giới tâm linh thật sự, có "tà" tức phải có "chánh" nên phải đặt hết niềm tin vào các Đấng mà mình thờ phượng.   Mọi sự việc đều có nhân quả và ân oán phân minh. Tà không thể thắng chánh và chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định để hoàn tất nhiệm vụ, và cuối cùng là cũng để vinh danh công lý, chánh nghĩa hay lẽ phải. Thượng đế ở khắp mọi nơi và cũng giống như chư Phật (Phật tại tâm) và là Đấng Tòan Năng, Toàn Giác không lẽ không cứu rổi nhân sinh trước sự cầu cứu"  Nếu không như vậy thì đâu còn là Đấng Toàn Năng, Toàn Giác nữa!
Ngoại trừ những trường hợp rất đặc biệt do vong linh mượn xác để nhờ sự cầu giúp để sớm siêu sinh thì đi rất nhanh (và cũng không ngoài mục đích nhắc nhở sự hiện hữu của thế giới tâm linh), thông thường thì người bị nhập cũng phải chịu đựng một thời gian:  một vài tuần, vài tháng, vài năm hoặc cho đến khi mục tiêu của vong linh (dưới sự kiểm soát của chư vị bên thế giới tâm linh) được hoàn tất.  Nhưng nói chung lúc đầu thì nặng sau đó nhẹ dần theo năm tháng nếu như bệnh nhân không phạm phải sát nghiệp quá nặng.  Khi đến thì họ đến rất bất ngờ và khi đi thì họ cũng nhờ vào một sự kiện nào đó để được hóa duyên chẳng hạn cũng có thể qua phương pháp trị liệu của y khoa, không nhất thiết phải qua phương tiện tâm linh như làm lễ trừ tà, trục xuất (để làm tăng uy tín cho cho các cao tăng hay giáo sĩ).
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho những ai có người quen hay thân nhân lâm vào chứng bệnh nêu trên có thêm một số kiến thức căn bản để ứng phó, hầu có thể tránh được những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Biết được phương pháp chưa hẳn là có thể trị được bởi vì tất cả cũng còn tuỳ theo nghiệp duyên và phước đức của bệnh nhân.
Hãy cố gắng làm thật nhiều công đức hữu vi lẫn vô vi hôm nay, ngày mai và mãi mãi…
“Đức trọng quỷ thần kinh”
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Phương Chính Nguyễn Quang Đạt -- www.duongsinhthucphap.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.