Hôm nay,  

Thảm Họa Tại Các Nhà Máy Điện Nguyên Tử Khắp Thế Giới

20/11/200900:00:00(Xem: 6446)

Thảm Họa Tại Các Nhà Máy Điện Nguyên Tử Khắp Thế Giới

MƯỜNG GIANG
Tháng 9-1945 nhân loại lần đầu tiên đã biết nếm mùi thảm họa của bom nguyên tử, khi Hoa Kỳ thả hai trái xuống thành phố Quang Đảo và Trường Kỳ của nước Nhật. Quá khứ đau khổ vì chiến tranh cũng như những ám ảnh và hậu quả trên thân xác con ngươi, do tác hại của bụi phóng xạ chưa chìm sâu trong đáy huyệt thời gian, thì một tai họa khủng khiếp khác lại tái diễn vào lúc 1giờ 23 phút ngày 26-4-1986, do 1 trong 4 lò phản ứng của trung tâm nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, thuộc Liên Bang Xô Viết cũ bị nổ, do sơ suất kỹ thuật làm thoát chất phóng xạ ra ngoài. Rồi thì sự kiệnThree Mile Island và liên tiếp nhiều nhà máy phát điện khác ở Pháp và Nhật cũng bị lũng rĩ làm thất thoát chất phóng xạ ra ngoài.
Gần đây vào lúc10 g 35 phút ngày 30-9-1999, nhà máy điện nguyên tử Tokaimura thuộc tỉnh Ibaraki, nằm cách Tokyo (Nhật Bản) khoảng 120 km cũng bị nổ. Theo nhận xét của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), thì đây là một tai nạn phóng xạ nguyên tử nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, kể cả hai trái bom nguyên tử mà Mỹ đã thả trên nước Nhật và sự kiện tại nhà máy Chernobyl của Liên Xô năm 1986.
Ta biết Âu Châu, Nhật cũng như Liên Xô.. đều là những quốc gia tiền tiến, văn minh, có đủ phương tiện thực hiện cũng như bảo trì những nhà máy điện nguyên tử của quốc gia họ. Nhưng cuối cùng trong vài trưòng hợp đặc biệt, cũng phải đành bó tay đứng nhìn tai họa hoành hành. Tại các nước Á Châu kể cả Nhật Bản, hiện đang chơí với trước hiểm họa chất thải nguyên tử và cũng chưa có một chương trình nào hữu hiệu, để mà kiểm soát các hoá chất đôc hại, cũng như các chất thải vô cùng nguy hiểm, vì một số thùng chứa chất phóng xạ, sau 30 năm đã bị ăn mòn. Quan trọng nhất là Năng Lương Nguyên Tử tại các nhà máy này gần như sạch trên mà bẩn dưới.
Theo Nguyễn Tiến Nguyên, nguyên viện trưởng viện năng lượng nguyên tử của CSVN thì đảng ta, sau khi chứng kiến được các tai họa thảm khốc đã xảy ra tại các nhà máy điện NT Liên Xô, Pháp cũng như Nhật, nên đã tìm ra căn bệnh. Do đó, các đỉnh cao quyết tâm xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử vào năm 2010 tại Ninh Thuận.
Làm đường, cầu, đập nước, nhà cửa.. có bị ăn chận, thiệt hại cũng chỉ là sự hạn chế nhưng nếu xây dựng Một Nhà Máy Điện Nguyên tử mà cẩu thả sơ xuất, thì hậu quả về nhân mạng không biết đâu mà lường được. Hoàn thành hoạt động nhưng không bảo trì tốt như Nga, thì chừng đó chẳng những người sống quanh vùng chịu chết, mà cả nước, chắc gì được an toàn với bụi phóng nguyên tử ". Đó là chưa nói đến nợ vay nước ngoài, hiện chồng chất tới mức chỉ nhìn vào đã mù mắt. Chỉ riêng nhà máy lọc dầu Dung Quất-Quảng Ngãi đã tiêu phí tỷ tỷ đô la nhưng lợi nhuận vẫn biệt chim tăm cá. Nay lại tính tới một công trình khác còn vĩ đại gấp ngàn lần dự án củ. Đó chẵng phải là chuyện mơ mơ màng màng hay sao " và trên hết nếu công trình xây dựng nhà máy bị lọt vào Tàu đỏ hay Nga, thì chắc chắn ngày diệt vong của VN đã tới.
Thế giới hiện nay có thể nói được, chỉ nước Mỹ là quốc gia duy nhất đã có kế hoạch 1000 năm cho chất thải của nguyên tử. Đó là khu bảo tồn Hanford, được xây dựng gần thành phố Richland, có diện tích rộng tới 1300 km2, nằm về phía đông tiểu bang Washington, được coi như một khu vực nguy hiểm nhất, chẳng những trong vùng Bắc Mỹ mà cả nhân loại.
Đây cũng là địa điểm từ năm 1943-1989 chuyên sản xuất chất Plutonium, để chế tạo các loại phi đạn và bom nguyên tử. Trong thế chiến 2, đặc khu này được coi như là một bộ phận của kế hoạch Mahattan tối mật. Do trên trong các kho chứa tại khu bảo tồn Hanford, còn cất giữ khoảng 200 triệu lít plutonium, uranium, mercure, iodine và đủ các loại chất phóng xạ khác gây bệnh chết người. Theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ thì qua bao nhiêu năm, chất thải đã từ đất thấm vào nước sông Columbia tới 4 triệu lít, gây không biết bao nhiêu hậu quả cho những người sống quanh vùng.
Nhận biết được tai hại nguy khốn này, nên Chính phủ Hoa Kỳ đã giao trách nhiệm bảo quản cho Bộ Năng Lượng và một phương án độc nhất thần sầu được thi hành từ năm 2002. Đó là xây dựng những nhà máy đặc biệt, để biến chế các chất độc phế thải tại khu bảo tồn Hanford Nuclear Revervation, thành những khối thủy tinh cứng chịu được tới 1000 năm. Các chất thải sẽ biến thành 500.000 tấn thủy tinh, một số được chôn trong lòng đất sâu, số khác sẽ đem tới chôn tại núi Yucca thuộc tiểu bang Nevada. Kinh phí thực hiện chuyện trên, tốn tới 40 tỷ đô la nhưng người Mỹ không thể không làm, vì mọi sự sẽ không còn cứu kịp với thời hạn cuối cùng là năm 2028 .
Hiện nay trên thế giới, việc thanh toán các chất độc thải ra từ những nhà máy điện nguyên tử, là một sự kiện sống chết đối với các quốc gia liên hệ. Khắp nơi từ Đức quốc tận Âu Châu, cho tới Đại Hàn, Thái Lan, Đài Loan ở Châu Á. Nói chung các chính phủ đều bị dân chúng phản đối, về việc cất giữ hay tiêu hủy các chất phóng xạ, trong lòng đất hay chôn dưới lòng sông, đáy biển như tại làng Ban Don Bay, cách thủ đô Vọng Các, Thái Lan về phía nam, chừng 550 km.
Theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), cho biết hầu hết các nước kỹ nghệ trong vùng Á Châu, đã hành động rất kém cả kỹ thuật lẫn tài chánh, về việc thanh toán các chất độc phóng xạ công nghệ. Nhiều nước đã bỏ các chất trên vào cống rãnh, kênh đào, các hệ thống dẫn nước cũng như bỏ lẫn lộn trong rác rưởi.
Do sự phát triển nhanh các Nhà máy điện nguyên tử tại Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Cộng, Đài Loan và Bắc Cao cũng đang sắp có hai lò phản ứng điện nguyên tử do Hoa Kỳ hứa tặng, nếu Hàn cộng chịu từ bỏ chuơng trình chế bom hạt nhân, đang có triển vọng đưa thế giới vào cuôc chiến tiêu diệt . Trong chiều hướng này, Thái Lan và Việt Cộng cũng đang ngấp nghé tham dự một trò chơi điện tử thời thượng, một vấn đề làm nát óc những nước giàu tiền, kỹ thuật và kinh nghiệm nhưng đành bó tay trước các sự kiện diễn ra không hề được báo trước, như tại Nhật mới đây.
Hiện Liên Hiệp Quốc đã chia các chất độc phế thải thành hai nhóm : Loại chất thải không phóng xa gồm những bã quặng chrome, phosphore, cyanure cùng các chất xúc tác trong công nghệ hóa chất. . Nhóm chất thải có phóng xạ chính là những nhiên liệu dùng điều hành các nhà máy điện nguyên tử . Chất thải này có chứa rất nhiều hạt nguyên tố phóng xạ nguy hiểm như Plutonium và uranium, tồn tại rất lâu trong không gian. Ở Á Châu, các chất thải phóng xạ trên, chỉ mới được cất giữ tạm thời tại các bể nhiên liệu đã xử dụng, trong khu vực nhà máy điện nguyên tử cạnh lò phản ứng. Kế hoạch biến chúng thành khối thủy tinh như Hoa Kỳ đã làm, đươc hầu hết các nước chấp nhận . Một công ước chung, về việc bảo đảm an toàn các chất phế thải độc hại, từ các nhiên liệu điều hành nhà máy điện nguyên tử, đã được ký kết và phê chuẩn vào tháng 9-1997, tại trụ sở Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), ở thủ đô Vienne của nước Áo. Sự kiên cho thấy thế giới đã chịu hợp tác để cùng giải quyết một vấn đề sinh tử, có liên quan đến sự sống của nhân loại hiện nay, trên địa cầu.
Riêng tại VN từ tháng 5-1975 tới nay, cũng có rất nhiều chất thải phóng xạ tối độc nguy hiểm, thoát ra từ Lò Phản Ứng Nguyên Tử Đà Lạt của Chính Phủ VNCH để lại. Ngoài ra còn những chất thải phóng xạ khác sinh ra từ công nghệ hoá chất, y dược phóng xạ nguyên tử, các công trình địa chất, xây dựng.. Cuối năm 1993 sau khi tới VN để xem xét tình hình, đoàn công tác của Tổ Chức Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), gồm các chuyên gia về chất thải phóng xạ (WAMAP), đã cực lực lên án và tố cáo CSVN, trong việc cẩu thả quản lý các chất độc trên, trong cả hai phương diện nhân đạo và thực thi công pháp quốc tế.
Để giúp đỡ, đồng bào VN phần nào thoát được thảm kịch như đã xảy ra tại Liên Xô cũ. Đầu năm 1993, Liên Hiêp Quốc đã giúp VN kỹ thuật cũng như ngân khoản thực hiện các biện pháp an toàn chất phế thải phóng xạ nguyên tử. Do trên ngày 1-1-1997, đảng ban hành pháp lệnh bảo đảm an toàn và kiểm soát bức xạ. Nhưng tất cả chỉ có trên giấy tờ, còn nhu cầu cấp bách mà LHQ đòi hỏi, là sự VN phải có một nghĩa địa cất giữ chất độc phóng xạ phế thải, thì tới nay vẫn không biết đâu mà mò.
+ HENRI BECQUEREL VÀ CÔNG TRÌNH PHÁT HIỆN TíNH PHÓNG XẠ :
Trong hoạt động thường trực tại các nhà máy điện nguyên tử hơn 100 năm qua, các chuyên gia vẫn dùng đơn vị đo lường Becquerel (Bq), để tính mức độ nguy hiểm, của những vụ thất thoát chất phóng xạ. Đơn vị đo lường Bq cũng là tên của nhà vật lý học , đã phát hiện tính phóng xạ của một số vật thể trong thiên nhiên, làm nền tảng khoa học cho sự nghiên cứu và ứng dụng hơn 100 năm qua, trong lãnh vực nguyên tử học.
Theo sử liêu, Henri Becquerel sinh tại Paris nước Pháp ngày 15-12-1852 trong một gia đình nổi tiếng về khoa học. Do ảnh hưởng từ nội và cha là những giáo sự vật lý làm việc tại viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Ba Lê, nên ông cũng là một giáo sư vật lý làm việc tại đây. Từ một biến cố khoa học trọng đại đã xảy ra trong tháng 11-1895, qua phát minh tia X của nhà vật lý người Đức là Wilhelm Conrad Roentgen đã tạo ân tượng cho Henri, khi tìm hiểu sự kiện tia X đã tạo ra một luồng ánh sáng huỳnh quang, từ trong một ống thủy tinh chân không, qua tác động bởi một chùm electron âm cực của bóng đèn. Qua sự xuất hiện của tia X, khiến ông hoài nghi về những tia vô hình nào đó, cũng có thể phát sáng từ muối uranium, tác động tới một tấm kính ảnh, được bọc bởi giấy hay lớp kim loại mỏng.
Ngày 2-3-1896, sau nhiều lần theo dõi thí nghiệm, nhà vật lý Becquerel đã khẳng định rằng không cần phải có tia cực tím của mặt trời, những tia bức xạ cũng vẫn được phát ra từ muối uranium. Khám phá quan trọng này, từ đó đã trở thành nền tảng để nhân loại thăng tiến trong lãnh vực chế tạo các loại bom nguyên tử . Hai năm sau, nữ khoa học gia Ba Lan là Marie Curie và nhà vật lý người Đức Gerhard Carl Schmidt đã phát hiện nguyên tố thorium, cũng phát ra nhiều tia bức xạ gấp nhiều lần muối uranium.
Tóm lại nhờ khám phá đầu tiên của Henri Becquerel về tính phóng xạ của các nguyên tố, mà các nhà bác học sau này như Marie Curie, cùng chồng là Pierre và bạn là Gustave Bemon.. đã khám phá ra nhiều chất phóng xạ mới như polonium, radium. Những khám phá của ông dã mở đầu cho một kỷ nguyên khoa học mới, chẳng những trong lãnh vực chế tạo bom nguyên tử, khinh khí, hỏa tiễn.. mà còn ứng dụng trong các ngành công nghệ hóa học, y đước phóng xạ và quan trong hơn là sự khám phá tính phóng xạ của chất carbone, dùng định vị giá trị niên đại của các cổ vật, trong ngành địa chất-khảo cổ. Giống như Nobel vua của chất nổ, công trình phát minh của Becquerel mang hai mặt nạ ích lợi và sự hủy diệt.
+ HIROSHIMA VÀ NAGASAKI, THẢM HỌA NT ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN LOẠI :
Theo các hồ sơ mật thời chiến tranh lạnh vừa được Hoa Kỳ giải mã, mới biết được Liên Xô, tuy là đồng minh của Anh ốMỹ trong thế chiến 2, nhưng Stalin đã lợi dụng danh nghĩa ngoại giao, cài đặt một mạng lưới tình báo lớn tại Bắc Mỹ, qua danh xưng ‘ Net’, do Trung Tá KGB Zabotin, chỉ huy. Cũng nhờ sự khai báo của một điệp viên Nga đào tẩu là Igor Gouzenko nên các Chính Phủ Hoa Kỳ-Anh-Canada mới biết là Stalin đã nắm trong tay, tình hình quân sự của Tây Phương, đặc biệt hơn là hoạt động của các hệ thống nhà máy hóa chất cũng như nhà máy điện nguyên tử, toi luyện chất Uranium, tại Chalk River, thuộc bang Ontario-Canada.


Ghê gớm nhất, đó là những tuyệt mật của dự án Manhattan, chỉ có Hoa Kỳ-Anh và Canada biết, nhưng qua một điệp viên có bí danh ‘ Alek ‘ nên Mạc Tư Khoa đã biết rõ mọi chi tiết chế tạo bom, từ trọng lượng chất Uranium và Plutonium trong hai quả bom nguyên tử, sắp thả xuống hai thành phó của Nhật là Hiroshima và Nagasaki.. Thần thánh hơn, là điệp viên Nga đã đánh cắp 162 g mẫu chất uranium-235, được chế biến tại nhà máy Chalk River-Canada và chuyển về cho Stalin một cách an toàn. Tóm lại những bật mí của Gouzenko vào ngày 7-9-1945, đã làm cho cả Tổng Thống Mỹ là Truman và tân Thủ Tướng Anh Clement Attlee, như từ trên trời rớt xuống. Sự xấu hổ vì bị cọng sản qua mặt, đã manh nha một cuộc chiến tranh lạnh và chấm dứt đồng minh giữa Liên Xô cùng Tây Phương, ngay khi thế chiến 2 kết cuộc.
Sáng ngày 16-7-1945, hai quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại, đã chính thức thành công tại phòng thí nghiệm đặc biệt của Mỹ ở Los Alamos, sau 2 năm miệt mài thử nghiệm, qua dự án Manhattan giữa ba nước Hoa Kỳ-Anh-Canada. Theo kế hoạch, thì hai quả bom trên được phe Đồng Minh đem thả tại Bá Linh của nước Đức. Nhưng bom chưa xong mà Đức đã thua trận đầu hàng. Do trên mục tiêu phải thay đổi và Nhật là nạn nhân bị chọn để làm vùng thử nghiệm.
Cũng theo sử liệu thì việc Nhật bị giội bom do mục tiêu chính trị hơn là quân sự, vì lúc đó mật trân Phi-Âu Châu đã kết thúc. Do đó tất cả đồng mình đều dồn hết sức tàn, để diệt Nhật thì cần gì phải thả bom nguyên tử " Tóm lại,hai quả bom thả xuống nước Nhật, không phải nhằm chấm dứt chiến tranh mà Mỹ muốn lấy đó, để ran đe và cảnh cáo Stalin trên bàn hội nghị.
Léo Szilard, nhà bác học Hung gia Lợi, một trong những nhà khoa học đã thuyết phục Tổng Thống Mỹ Roosevelt, thực hiện chế tạo quả bom A đầu tiên. Ông cũng là một trong những nhà khoa học, ngăn cản thuyết phục Tổng Thống Truman, đừng thả hai trái bom nguyên tử vừa chế được xuống nước Nhật. Theo Léo, thì lý do Mỹ không nên sử dụng bom nguyên tử, vì đó là cái cớ để chạy đua vũ khí nguyễn tử với Liên Xô.
Hai trái bom nguyên tử đầu tiên của Hoa Kỳ, gồm một trái lớn mang tên là Fat Man loại bom Uranium, có sức tàn phá mạnh bằng 20.000 tấn chất nổ TNT (trinitrotoluene). Riêng trái thứ 2 nhỏ hơn, mang tên Little Boy là loại bom Plutonium, dù rằng trọng lượng cũng là 20.000 tấn chất nổ (Bây giờ bom nguyên tử nao cũng có sức mạnh trên cả triệu tấn TNT).
Phi Đoàn số 509 gồm các pháo đài bay B29 của Hoa Kỳ, do Đại Tá P.W. Tibbets chỉ huy, từ năm 1944 đã bắt đầu thực tập việc thả các loại bom nguyên tử. Trong lúc đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Stimson của TT.Truman, cũng được lệnh thành lập một ‘ Ủy Ban Mục Tiêu ‘, đề nghị những thành phố Nhật, có thể bị ném bom. Theo đó, các thành phố được chấm theo ưu tiên như sau : 1-Hải cảng Hiroshima lúc đó là bản doanh của quân đoàn. 2-Kokura là trung tâm đóng tàu chiến lớn nhất của nước Nhật. 3-Niigata là hải cảng và trung tâm lọc dầu. 4-Kyoto vừa là cố đô, cũng là trung tâm sản xuất quân trang dụng nhưng giờ chót , chính Bộ Trưởng Stimson cho rằng Kyoto có nhiều di tích lịch sử, nên đem thành phố Nigasaki thay thế.
Cuối cùng Tổng Thống Mỹ là Truman , quyết định ném trái bom Fat Man xuống thành phố Hiroshima, vào lúc 8 giờ 15 giờ địa phương, ngày 6-8-1945, vừa để chấm dứt chiến tranh cũng vừa để răn đe Liên Xô.
Sau khi thả xong trái bom lớn xuống Hiroshima vào ngày 7-9-1945, nội bộ Nhật cực kỳ hỗn loạn, tuy nhiên lúc đó từ hoàng thân Takamatsu là nhà bác học, cho tới thủ tướng Togo, vẫn không chịu tin vào sức mạnh của nguyên tử, bởi thế không chịu ngưng chiến. Do trên, ngày 9-8-1945, trái bom thứ hai Plutonium được thả xuống Nagasaki. Trái bom này đáng lẽ phải thả xuống thành phố Kokura nhưng vì hôm đó, mây mù dầy đặc toàn đảo Kyushu, không thể nào thực hiện được phi vụ. Do trên, trưởng toán là thiếu tá Sweney, phải đổi mục tiêu tới thành phố Nagasaki.
Theo các nhân chứng, thì trái bom thứ hai dù tên gọi là thằng nhỏ, nhưng sức công phá lớn hơn trái thứ nhất. Và ảnh hưởng của nó, sau khi thả bom đã suýt làm nổ tung máy bay, khiến phi cơ phải hạ cánh khẩn cấp xuống Okinawa.. Riêng sức sát hại tại Nagasaki, chỉ có 74.000 người chết, cũng nhờ các đồi chung quanh thành phố che chở, làm giảm bớt sự tàn phá. Riêng tại Hiroshima, trái bom nguyên tử đã giết chết 186.940 người, bao gồm cả người Nhật , lẫn các tù binh Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Hoa và Cao Ly. Những nạn nhân chết vì bỏng và phóng xạ nhưng tử thần vẫn không chịu tha cho họ, mà còn kéo dài cho tới ngày nay, qua các chứng bệnh ung thư, dị tật nơi trẻ sơ sinh.
+ VỤ NỔ BỂ CHỨA CHẤT THẢI NGUYÊN TỬ TẠI MAYAK-LIÊN XÔ NĂM 1957 :
Trong khu vực thử nghiệm vũ khí nguyên tử của Liên Xô, mang ký hiệu là tổ hợp Mayak có một cái hồ Karachay, dùng để chứa các chất thải phóng xạ từ năm 1951, trước khi xây một bể chứa. Đây là một cái hồ thiên nhiên, không co lối thoát và đã tích tụ một số lượng khổng lồ chất phóng xạ, lên tới 120 Ci, cộng thêm các phóng xạ Strongti-90 và Cesi-157. Tất cả lượng phóng xạ, lớn gấp 100 lần vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986.
Theo người Nga, thì chất thải phóng xạ chứa trong hồ Karachay, sẽ không thoát ra ngoài sông biển được, vì đây là cái hồ chết. Nhưng vào năm 1989, tiến sĩ Thomas Cochran, người Mỹ cũng là một khoa học gia, sau khi thăm viếng hồ Karachay, đã phát hiện 93% trọng lượng chất phóng xạ, đã ngấm vào đất dưới đáy hồ và nguy hiểm nhất là lượng chất thải dưới đất này, đã hòa vào nguồn nước tại các sông biển quanh vùng. Năm 1966, trời bỗng dưng hạn hán làm cho nước trong hồ cạn sạch, để lại một lớp bụi phóng xạ từ dưới đáy , lên tới lớp vách quanh hồ . Năm 1967 , lớp bụi phóng xạ này lại bị những trận cuồng phong, thổi xa tới một vùng rộng lớn, chiếm một diện tích tới 25.000 km2 và gây hại gần nửa triệu người.
Đó là chuyện nhỏ bên ngoài không hề có thống kê thiệt hại, dù tổng lượng chất phóng xạ, lên tới 5 triệu Ci tương đương bằng sức tàn phá của trái bom nguyên tử đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thả xuống thành phố Hiroshima, vào tháng 8-1945.
Vào ngày 29-9-1957, khu hồ chứa nước thải chất phóng xạ, tại khu vực Mayak, được xây dựng vào năm 1953, để thay thế Hồ chứa thiên nhiên Karachay, đo hệ thống làm lạnh hồ bị hỏng, nên nước thải đã nóng lên tới 350 độ C, làm tung chiếc nắp đậy bể, nặng hằng chục tấn, phóng một đám mây phóng xạ vào không khí. Thảm kịch đã làm thương vong trên 270.000 người, sống quanh vùng, khiến cho cây cỏ lẩn con người chết dần mòn vì độc chất phóng xạ. Tóm lại thảm họa nguyên tử tại khu vực Chelyabinsk, đã được giữ kín như một bí mật quốc gia hơn 40 năm và đã được cựu Tổng Thống Liên Bang Nga là Mikhail Gorbachev, báo cáo tại hội nghị thượng đỉnh, về môi trường thế giới, tại Ba Tây vào tháng 6-1992.
+ THẢM HỌA NGUYÊN TỬ TẠI CHERNOBYL NĂM 1986 :
Lúc 1 giờ 23 ‘ ngày 25-4-1986, một trong 4 lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl Liên Xô cũ đã bị nổ, dù Nga đã cố gắng giữ an toàn cho nhà máy, như xây tường dầy bao bọc chung quanh và đúc những nắp đậy thật kiên cố. Thế nhưng theo báo cáo nói là do sơ suất kỹ thuật khiến một lò phản ứng đã bị nổ , làm bật tung chiếc nắp đậy bằng bê tông cốt thép trên 2000 tấn để thoát chất phóng xạ ra ngoài. Đây là một tai họa nguyên tử nghiêm trọng nhất từ xưa tới nay trong lịch sử năng lượng nguyên tử dân dụng. Sau khi xảy ra tai nạn, Liên Xô đã dùng mọi biện pháp , phương tiện dập tắt hỏa hoạn và ngăn chận chất phóng xạ lan tràn.
Cũng từ ngày đó địa danh Chelyabimsk hay Chernobyl của Nga, vẫn xuất hiện thường trực trong tâm khảm của mọi người, như họ đã nhớ tới hai trái bom nguyên tử đầu tiên, mà Hoa Kỳ đã ném xuống Trường Kỳ và Quang Đảo năm 1945.
Theo thống kê chính thức của Liên Xô thì ngay khi xảy ra thảm họa, đầu tiên đã có 32 người chết vì chất phóng xạ, 130.000 dân phải sơ tán và một diện tích 3.000km2, chung quanh nhà máy điện trở thành khu vực tử thần, cấm địa vì có sự hiện diện của chất phóng xạ. Do lịnh, đã có 600.000 người tham gia công tác tại chỗ, để càng bịt kín câu chuyện càng sớm càng tốt. Nhưng chất phóng xạ thì có cánh, cứ bay và bay chẳng những đầy trời Ukraine, Belarus, Nga.. mà còn tít thấu Đông Âu, Tây Bá Lợi Á
+ TAI NẠN PHÓNG XẠ NGUYÊN TỬ LỚN NHẤT TẠI TOKAIMURA-NHẬT :
Đây là một thành phố cách Đông Kinh về hướng đông bắc chừng 120 km. Tokaimura là một trung tâm nghiên cứu nguyên tử lớn nhất của Nhật Bổn, với 6 cơ sở , 2 lò phản ứng trong 1 nhà máy điện nguyên tử .
Vào lúc 10 giờ 35’ ngày 30-9-1999, tai nạn nguyên tử lại xảy ra tại một xưởng sản xuất nhiên liệu uranium cho lò phản ứng thí nghiệm Joyo, của công ty tư nhân JCO, một chi nhánh thuộc đại công ty khai thác kim loại Sumitomo. Phòng thí nghiệm này nằm cách Tokaimura 30 km. Theo báo cáo, trong lúc công nhân đang làm việc, tới giai đoạn điều chế Hesafluorrure uraium (UF6) thành bột Oxyde Uranium (UO2), thì tai nạn xảy ra qua một phản ứng, gọi là hiện tượng tới hạn. Theo cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), thì tai nạn được xếp ở cấp 4/7, có một hậu quả rất nghiêm trọng, kể từ khi có tai nạn nguyễn tử năm 1986 tại Nga. Trong tai nạn này, có điểm khác , là không có vụ nổ như bom nguyên tử, vì uranium không bị nén và nhờ hiện tượng tới hạn, nên lượng phóng xạ cũng bị dồn ép trong khu vực thí nghiệm.
Sau những thảm họa do chất phóng xạ của những nhà máy điện nguyên tử gây ra liên tiếp tại Liên Xô, Pháp, Nhật và nhiều nơi khác, đã thúc đẩy các nước phải ngồi lại để cùng lo ngăn chận và chống đỡ hiểm họa vô hình, luôn xảy ra ngoài sự mong muốn của con người. Nói chung, muốn hưởng được lợí ích từ một ân huệ của lưởi hái tử thần, đòi hỏi con người phải có sẵn tiền, kỹ thuật và nhất là sự thực tâm trách nhiệm. Phương châm của các nước đang sử dụng năng lượng nguyên tử, là nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như tính an toàn cho đồng bào mình. Sự kiện quốc tế đã ký chung hai công ước, cũng không ngoài nhanh chóng cùng nhau ngăn chận được những hiểm họa xảy ra, cũng như bảo đảm được sự an toàn tương đối nhà máy phát điện.
Nói chung, muốn có an toàn khi thực hiện nhà máy điện nguyên tử, quốc gia sở quan phải tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh những điều lệ của công ước quốc tế, qua việc chọn địa thế và vị trí xây dựng. Phải có những máy móc thiết bị an toàn, bảo đảm chống được những biến cố bất ngờ. Cuối cùng là sự hiện diện của những chuyên viên trong ngành, để điều hành máy móc thiết bị cũng như ứng phó kịp thời khi có tai nạn.
Qua hai kinh nghiệm đã xảy ra tại Liên Xô và Nhật Bản, cho ta một bài học về tính thành thật trách nhiêm. Ở Nga, biến cố xảy ra vì nhân viên thiếu trình độ, cẩu thả và vô trách nhiệm. Tại Nhật trái lại, tai nạn do kỹ thuật không báo trước. Về phương diện giải quyết cấp cúu, do đã chuẩn bị sẵn sàng, nên người Nhật đã kịp thời phần nào chận được thảm họa, trái lại Liên Xô chỉ biết chờ đợi sự giúp đỡ của các nước ngoài, trong lúc chỉ giải quyết cho có lệ.
Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 7-2009
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.