Cuộc bầu cử lấy một giám sát viên đơn vi 1 Quận Cam, cử tri gốc Việt đã dọn mâm sẵn, nhưng ứng cử viên đừng tưởng dễ ăn, trái lại muốn ăn phải lăn vào bếp mới được.
Thực vậy, nội cái chuyện không một người Mỹ, người Mễ nào ra ứng cử đơn vị này đã cho thấy công lao của cử tri gốc Việt đã đầu tư cho thế chánh trị bầu cử của đơn vị. Cử tri gốc Việt đã dọn sẵn mâm sau nhiều năm thước dạy thầy cây dạy thợ (on job training) công phu, trong việc bầu cử ở Mỹ, qua việc sữ dụng cách bầu bằng thơ (vote -to mail -ballot) , có người gọi là bầu khiếm diện.
Nhưng ứng cử viên đừng tưởng bở không thể in trí, an tâm, "người Việt bỏ thăm cho người Việt" như mấy kỳ bầu trước đây nữa. Đề tài người Việt ủng hộ người Việt mà ứng cử viên gốc Việt đã khan cổ kêu gọi mấy kỳ bầu cử trước không còn là đề tài vận động nữa ba ứng cử viên không vận dụng nữa. Một cái ghế Giám Sát Viên Quân Cam của đơn vị 1, ba người Việt, hai nữ một nam, ra ứng cử. Ba ứng cử viên phải tranh đua nhau. Cử tri rộng đường chọn lựa.
Đề tài chống CS để kiếm phiếu còn đắc dụng nhưng sử dụng một cách tiêu cực. Thay vì đưa ra sáng kiến, đường lối, thành tích chống Cộng của ứng cử viên ra để cử tri đánh giá có thích họp, khả thi, khả tín không, thì ứng cừ viên có người thiếu tự tin nên hoặc dựa vào cá nhân hay tổ chức "chuyên nghiệp", sống bằng nghề chống Cộng, hoặc tự tìm cách vạch lá tìm sâu chụp mũ ứng cử viên khác để gà vọt lên. Ứng cử viên đã đấu đá nhau cũng khá ra trò chỉ thua Hillary và Obama thôi. Ngoại vi của ứng cứ viên cũng trực tiếp, gián tiếp, chánh thức hay nghi trang, lời qua tiếng lại chống và binh không ít. Sinh hoạt dân chủ đầy sinh khí. Vui và hấp dẫn hơn mấy kỳ bầu cử dân biểu, nghị viên, hội đồng giáo dục, vệ sinh đã qua.
Cái mâm dọn sẵn đó là một thành tích đáng đánh ghi điểm son của cử tri người Mỹ gốc Việt, chớ không phải của những ứng cử viên đi trước đâu. Nhờ các kỳ bầu trước cử tri đi bầu động, tỷ lệ cử tri đi bầu so với ghi danh rất cao, dù cho đây là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống, theo thông lệ cử tri Mỹ rất lơ là. Nhờ cử tri dùng độc chiêu bầu bằng cách gởi thơ, một hình thức bỏ phiếu hồi ở nước nhà VN không có. Hầu hết số người Mỹ Việt thế hệ thứ nhứt là những cử tri bầu bằng thơ thường trực, tức xin một lần, sẽ được bầu bằng thơ mãi trừ khi đổi địa chỉ thì báo lại để gời cho đúng thôi. Độc chiêu ở chỗ dù chức vụ nào đó cần mấy ghế đi nữa, cử tri Mỹ gốc Việt chỉ bầu cho một người. Số phiếu độc chiêu đó của người Việt làm tăng tỷ lệ của gà nhà bao nhiêu thì mất số phiếu của phe khác bấy nhiêu.
Cám ơn chánh quyền Mỹ đã tạo điều kiện và cơ hội thuận tiên cho người lớn tuổi, người bận bịu, sữ dụng quyền công dân một cách dễ dàng và tiện nghi, khỏi lái xe, khỏi xếp hàng, chọn lựa kỹ. Phiếu bầu cho ngưòi Việt, gởi tới nhà rất sớm, nhắc nhở cách, ngày gởi, tiếng Việt được chánh thức sữ dụng. Cử tri theo đảng Dân Chủ, Cộng Hoà, các đảng khác, kể cả không theo đảng nào (independent) -- không phân biệt đảng phái -- đều rộng quyền chọn ứng cử viên mình thích bất chấp đảng tịch của ứng cử viên.
Thế hệ thứ nhứt còn ảnh hưởng đến lá phiếu của cử tri gốc Việt của thế hệ thứ hai va ba nửa. Đa số người Mỹ gốc Việt trẻ ăn học ở Mỹ, theo dõi tình hình băng tiếng Mỹ ít có tin tức VN hải ngoại và quốc nội. Nhưng thương cha mẹ ông bà đã đưa mình đến đất nước đầy cơ hội này và trả ơn bằng cách đặt báo tháng, gắn truyền hình tiếng Việt để đấng sanh thành mình " hủ hỉ" với cộng đồng khi lớp trẻ đi làm bận bịu, hay ở xa cho theo công an việc làm. Nhờ " hủ hỉ" với cộng đồng nên nắm vững tình hình cộng đồng người Việt hơn con cháu. Qua bữa cơm tối gia đình hàng ngày hay cuối tuần con cháu về thăm, các đấng sanh thành ảnh hưỏng con cháu về bầu cử. Có nhiều người trẻ quá bận với công ăn việc làm, không có thì giờ bỏ phiếu tại phòng, thì đã có sẵn độc chiêu của lão tướng đề nghị con cháu xin bầu khiếm diện, người lớn tuổi rảnh rổi theo dỏi dùm cho. Con cháu vừa thương cha mẹ, vừa nễ kinh nghiệm và hiểu biết chánh trị của người Việt của cha mẹ, vừa biết cha mẹ theo dỏi sát cuộc bầu cử hơn mình, nhứt là các cuộc bầu cử có ứng cử viên gốc Việt, thường đồng ý với cha mẹ trong khi điền phiếu bầu bằng thư, ký tên ngoài bao thư, nhờ cho cha mẹ lo việc gởi. Do vậy mà ngưòi ta thấy chẳng những cử tri gốc Việt bầu tỷ lệ cao, mà trẻ cũng cao, càng ngày càng cao. Không thể hiểu được lý do tại sao cử tri Việt trẻ cũng như già tỷ lệ bầu cao nếu không hiểu được nề nếp gia đình VN. Không thể hiểu đưọc tại sao sắc tộc Việt đậu đại học 4 năm cao, sở hữu nhà cao, nếu không hiểu gia đình VN, tiểu hay đại gia đình, dầng công, tương trợ nhau thế nào.
Nhưng huy chương nào cũng có mặt trái, độc chiêu nào cũng có phù thủy phá thế để tăng quyền lực quyền lực ma vương. Có nhiều cử tri bầu bằng thơ khiếu nại tại sao phiếu bầu của mình không thấy gởi về nhà dù ngày bầu cử đã gần kề. Bè bạn biết chuyện, con cháu giỏi Anh Văn liên lạc với phòng tổ chức bầu cử. Vỡ lẽ ra khi người gọi là "tình nguyện phục vụ cộng đồng" giúp đỡ cho người lớn tuổi điền giấy xin bầu khiếm diện để "phục vụ cộng đồng" đã sau đó "mánh mun" điền gởi phiếu bầu về điạ chỉ gởi thơ (mailing address), thay vì địa chỉ nơi ở.Và phiếu bầu khiếm diện vì thế sẽ gởi về mailing address là nơi phù thủy luyện âm binh. Gần tới ngày gởi phiếu bầu sẽ có ứng cử viên mới sai những "tình nguyện phục vụ cộng đồng" đến tận nhà năn nỉ ỉ ôi cử tri khiếm diện bầu cho ứng cử viên phe mình, xung phong dán tem cho, gởi đi cho. Cũng có những người "tình nguyện phục vụ cộng đồng" uống thuốc liều không cần đến năn nỉ cứ tri mà tự chuyên điền phiếu chọn úng cử viên họ ủng hộ, ký "đại, nhái" chữ ký của cử tri ngoài bao thư đựng phiếu bầu, gom hàng trăm cái, đợi đến ngày bầu cử, mang đến phòng phiếu, lợi dụng chỗ quen biết vá lúc cừ tri đến quá đông, bầu "tập thể" dùm cho người khác. Cử tri thấy một lá phiếu mất cũng không lớn lao gì, thưa gởi tội nghiệp "đồng bào". Nhưng đứng trên phương diện pháp luật, đó là một hành động liều lĩnh, giỡn mặt với luật pháp, nhưng đừng tưởng không có người làm. Thử lật hồ sơ khiếu nại bầu cử sẽ thấy. Nhưng số phiếu không thay đổi đươc kết quả bầu cử nên chưa thành vấn đề lớn thôi.
Cuộc bầu cử giám sát viên ngày 3 tháng 6 có thể còn tiếp bầu lại vòng hai vào đầu tháng 11, nếu một trong ba ứng cử viên gốc Việt số phiếu cao nhứt không đạt tỷ lên trên 50%. Hai người đầu sẽ phải vận động, tranh đua mạnh trong vòng mấy tháng nữa. Để chánh trường trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhiều sinh khí và tiến bộ hơn. Ở mức độ nào, dân chủ tư do khác CS độc tài đảng trị ở chỗ đó. Tranh cử, vận động, cạnh tranh, đấu tranh nhau ráo riết dù ở trong cùng một đảng. Trong đảng có phe, trong phe có phái, đó là chuyện bình thường trong sinh hoạt dân chủ. Nhưng cạnh tranh lành mạnh, đấu tranh lương thiện, mâu thuẫn tương sinh, hướng thượng, để tiến lên phục vụ đơn vị bầu cử. Chớ không phải chia rẽ, chia ly, coi nhau như thù địch, có y thì không có tớ. Mọi trò bá đạo, chỉ trích cá nhân không bằng cớ, bươi móc đời tư oan sai , dùng xảo thuật giả dối sẽ bị quần chúng đánh giá thấp, cho là trò bá đạo, dơ dáy. Tôn trọng cái khác biệt của nhau trong niềm tương kính là đạo lý đua tranh. Đa số quân chúng là trọng tài tối hậu. Người ít phiếu hơn tôn trọng quyết định của đa số cử tri, gọi diện thoại chúc mừng và hứa công tác với người nhiều phiếu. Bàn giao quyền hành êm thấm là điều người dân muốn.
Dưới ánh sáng chung đó của dân chủ Mỹ, người ta không khỏi mừng khi thấy thế đối lập bắt đầu thành hình trong cuộc bầu cử giám sát viên đơn vị 1 nơi toạ lạc cộng đồng ngưòi Mỹ gốc Việt lơn nhứt Mỹ. Vạn vật, vũ trụ là đa nguyên, vận hành theo qui luật mâu thuẫn, âm dương, sắc không. Không có lý do gì đòi hỏi một tổ chức duy nhứt, một đảng thôi để độc quyền, một người để độc tài, độc đoán, một phe để biến cộng đồng mất tính đấu tranh, cạnh tranh để tiến bộ và phục vu. Vì không có cá nhân hay phe đảng cho là ưu tú nào , không có phe mạnh yếu nào, không có đảng lớn hay nhỏ nào không chế, thống trị chính trường mà phục vụ hữu hiệu cho công đồng được. Bản chất quyền bính sẽ hủ hóa nếu không có đối lập, không có đối trọng cân bằng, chỉ trích, phê bình để sửa chữa. Cử tri không thể thấy rõ, không thể chọn lựa đúng nếu ứng cử viên cùng một phe, một chiều thôi, không đối thoại, không phê bình, chỉ trích nhau, nhứt là đối với những người dân cử đang tại chức ra tái ứng cử.