Một sự thật đang rõ ràng là việc Ô Lewis Libby, Chánh Văn Phòng của Phó Tổng Thống Cheney từ chức và bị truy tố về tội khai man và cản trở công lý. Một số đối thủ và đối lập của TT Bush lập bàn trù nhau trù cho việc đó là cây đinh chót đóng vào nấp quan tài sinh mạng chánh trị của Ông Bush. Cũng thông thường trong chánh trị tranh giành nắm chánh quyền, cái chết của đối thủ này là sinh lộ của đối địch kia. Sự ra đi của TT Bush sẽ mở màn cho một thay đổi của hiện tình chánh trị khá đặc biệt. Một đảng mà kiểm soát hai ngành của chánh quyền tam lập, Hành Pháp lẫn Lập pháp. Và quan trọng hơn trong cơ may ít có, đưa người dài hạn vào thay cho một vài vị Thẩm Phán Tối cao Pháp Viện là người lèo lái ngành Tư Pháp Mỹ qua quan điểm luật pháp của mình trong các vụ kháng án thượng cầu, nhưng nhiệm kỳ thì không giới hạn thường đến lúc làm không nổi xin thôi hay chết thì thôi. Nhưng cũng có một số người khác bàn quan hơn, xem đó là một giai đoạn khó khăn chánh trị, rồi sẽ qua đi và quên đi như bao chuyện khác, nếu TT Bush và Đảng Cộng Hòa khéo léo giải quyết. Nhưng dù tha thiết hay bàn quan, cả hai đều thấy ngày huy hoàng của hai nhiệm kỳ của TT Bush, " tà tà bóng ngã về Tây" rồi.
Không cần biện luận, ai cũng thấy việc Ô Lbby bị truy tố là một vết sơn đen quét thêm lên bức tranh " vân cẩu" chánh trị "vẽ người tang thương" Bush",, trên tường đã xám xịt với những chỉ trích, phê bình TT Bush trước đó. Từ khi trận bão Katrina tàn phá ba tiểu bang Miền Nam nước Mỹ, ê kíp của TT Bush tỏ ra không đủ khả năng tiên liệu, đối phó một đại họa của đất nước. Thiếu chuẩn bị, chậm trễ, không giải quyết được nguyện vọng của hàng triệu nạn nhân tan nhà nát cửa. Khi ý thức được tầm quan trọng của vấn đề thì đề nghị tái thiết và phát triển cho 3 tiểu bang nghèo lại mắc cái eo, trở thành một gánh nặng cho ngân sách liên bang vốn đã quá khiếm hụt vì Chiến Tranh Iraq.
Thêm vào đó việc chọn và đề cử Bà Harriet Miers làm ứng viên chức Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện - một trong những quyết định quan trọng nhứt của người tổng thống Mỹ - và việc Bà này rút lui là một gáo nước lạnh tạt vào mặt TT Bush sau khi mưa bão Katrina đã làm uy tín của Ông ướt dầmdề. Đồng minh chánh trị của Ông những người bảo thủ và những lãnh tụ tôn giáo từng ủng hộ Ông trong bầu cử, lưỡng lự trong vụ này, không đi theo Ông xông vào trận chiến ý thức hệ đấu với những lãnh tụ Dân Chủ cấp tiến - áp lực Ông, trong vụ Bà Miers. Việc Bà Miers rút lui cho thấy những người thân cận quanh TT làm việc không chặt chẽ, quyết định của Tòa Bạch Ốc thiếu chín chắn.
"Đã buồn vì trận mưa rào, lại đau vì nỗi ào ào gió đông", TT Bush hình như quá bận bịu với chiến tranh chống khủng bố, chiến tranh Iraq, hầu như trở thành người lơ là, nói mà không làm đường lối " dân chủ hóa" ở ngoại quốc và cải thiện ở quốc nội. Tình hình chiến tranh Iraq rơi vào điểm nhậy cảm thường lệ. Dân chúng xét lại và nghi ngờ về lý do chiến tranh khi số tử vong của quân nhân Mỹ lên con số 2000. Trên con đường đầy chông gai ấy thêm một bãi mìn là vụ Lewis Libby. Nếu nói theo kiểu cowboy thì Texas là quê nhà TT Bush, đó là một phát súng ân huệ cho sinh mạng chánh trị của Ông. Nó bắt đầu một chuỗi điều tra hình sự mà Phó TT Cheney, người đứng chung liên danh với TT Bush trong suốt hai nhiệm kỳ có thể bị triệu hồi ra làm nhân chứng. Nó khơi lại cuộc tranh luận, tái tiếp việc xét lại lý do Chiến Tranh Iraq. Đó là đầu đề chánh để Đảng Dân Chủ đối lập xoi xỉa Ông, dân chúng Mỹ đánh giá việc điều hành chuyện nước,việc dân của Ông. Ngần ấy giải thích tại sao tỷ lệ thăm do dân chúng ủng hộ Ông xuống thấp nhứt, 39%, thấp hơn của TT Reagan với xì - can- đan Iran-Contra, và TT Clinton với xì can đan Monica Lewinsky.
Nhưng TT Bush tỏ ra là người "chì" Ông không bối rối, chao đảo. Nhiều người khuyên Ông thay đổi ê kíp quanh Ông để đem lại sức mạnh và niềm tin mới nơi quần chúng. Nhưng Ông tỏ ra thận trọng nhìn và xem từng tấc đất, dò dẫm từng bước, để thoát khỏi bãi mìn. Như trong mọi trường hợp khó khăn đã qua, lúc nào Ông cũng không cho ai dẫn đường, mà từ từ tự mình đi trước. Bị ê kíp quanh Ông làm Ông thất thế, Ông tỏ ra dè dạt và thủ thế ngay đối nội bộ nhóm Tân Bảo Thủ quanh Ông và với Đảng Cộng Hòa của mình. Mặc cho báo chí nói Ông là " con vịt què" như đã thường dùng chữ đó với nhũng vị tổng thống chấm dứt cuộc đời chánh trị tuyệt đỉnh vinh quang với chức tổng thống Mỹ, và chấm dứt hành trình chánh trị đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang tại Nhà Trắng, nhiệm kỳ hai.
TT Bush bị chê là con vịt què, nhưng vấn đề đặt ra là sẽ di chứng thành câm, điếc và mù luôn không. Hành động của TT Bush phản bác câu hỏi ấy. Ông đang nói cho quốc dân biết bằng hành động. Trên bàn tay của Ông, đúng Lewis Libby là một vết đen nên Ông để cho ngành Tư Pháp làm việc. Ô Carl Rove là một vết xám. Nhưng cả hai chưa phải là bịnh ung thư của Nhà Trắng như David Brooks của báo New York Times mô tả. Ông còn có con tim và khối óc của Ông, là một tổng thống, người có quyền quyết định tối thượng và tối hậu trong Nội Các và hoàn toàn chịu trách nhiệm với toàn dân.
Cho đến bây giờ công tố viện độc lập cũng chưa đụng tới Carl Rove, là vị cố vấn chánh trị cao cấp và thân cận nhứt của Ông. Nhưng đó là người thứ hai bị nghi là có dính líu trong việc tiết lộ danh tánh của một nhân viên CIA là Bà Plame nên có báo gọi là "Plamegate". Bà là vợ của một vị đại sứ chống lại lý do chiến tranh Iraq của TT Bush, cho là không xác thực khi khi nói Hussein mua chất uranuim của Nigeria, và người ta nghi bị bộ tham mưu cận của TT Bush trả thù qua người vợ.
Sau cùng, xì -căn -đan thường xảy ra cho Nhà Trắng trong gần cuối nhiệm kỳ, nhứt là nhiệm kỳ 2 của một tổng thống. Không khó hiểu vì cành làm càng nhiều khuyết điểm. Nhiều năm lãnh đạo quốc gia sai lầm tích lũy thường trở thánh cặn bả đóng vào Nhà Trắng làm trở ngại dòng chánh trị chảy qua. Còn ngoài xã hội sắp đến mùa bầu cử tổng thống là cuộc bầu cừ quan trọng nhứt trong chánh trị Mỹ. Trong kỳ tranh cử nhiệm kỳ 2, lời tiết lộ của Ông Richard Clarke, người đứng đầu ngành chống khủng bố Mỹ, tiết lộ TT Bush đã lơ là nên cuộc khủng bố 911 mới xảy ra. Chiến Tranh Iraq là đề tài nóng bỏng do đối lập và đối thủ chánh trị của Ông khui ra làm đề tài tranh cử. Nhưng cả hai không ảnh hưởng được dân chúng và không hề hấn gì tới uy tín của của TT Bush như một người hùng bảo quốc an dân. Ông đắc cử vượt trội đối thù ít ai ngờ. Nhưng bây giờ đế tài Iraq lập lại nhưng đối lập liên kết với trận bão Katrina, đổ tội vì TT Bush dùng tài nguyên cho và thì giờ quá nhiều cho Chiến Tranh Iraq mà lơ là nội địa. Thăm dò cho thấy ý kiến của người dân đã đổi, 60% thấy không nên có cuộc chiến ấy và chỉ có 19% muốn Quân Mỹ lưu lại đó (thăm dò của Zogby).
TT Bush là người cầm lái chánh quyền. Mũi dại thì lái chịu đòn. Đúng vậy, nhưng TT Bush đâu có ứng cử lần thứ ba nữa. Ông vẫn còn hai năm là người có thể ra lịnh ân xá Libby.. TT Bush có "chì" - nghĩa của danh từ là kim loại độc nhưng chống phóng xạ tốt-- hay không là tùy Đảng Cộng Hòa có trung thành với y thức hệ của mình hay không. TT Bush có i- nox- xi- đáp (inoxydable) hay không là tùy vụ án Libby có trôi khỏi Nhà Trắng hay không. Trả lời báo, công tố viên thụ lý nội vụ đã tuyên bố chỉ truy tố một mình Ô. Libby, có thề mời làm nhân chứng một vài nhân vật khác có thể có dính líu như Cố vấn TT Karl Rove và Phó TT Cheney. Vậy coi như TT Bush thoát.