Hôm nay,  

Những Chuyện Con Con (4)

15/04/200800:00:00(Xem: 5801)

Bữa trước nghe Na nhắc "còn chuyện anh Thiệu nữa bà nhớ hông"... sao mà ngớ ra dzị bà.." ...xời ơiii... , anh Thiệu đó... anh Thiệu mà má Bảy vừa cười vừa nói "Hồi đó chưa có Tổng Thống T. tối ngày mình réo nó thằng Thiệu thằng Thiệu. Bây giờ đang trào Tổng Thống T. hổng lẽ mình cứ kiu nó là thằng T."... nhớ hông" bà!"
"A... ạ... nhớ rồi nhớ rồi. Xời ơi, đâu phải tao hổng nhớ, mà tại vì hồi đó có bao giờ tao kêu réo tên ảnh đâu".
Vậy thì phải tạm quên đi chuyện buồn vừa kể, coi như gió thoảng mây bay, để nhớ về một người bạn khác, một người rất ư là kín đáo.
...
Trời Phật ơi anh nầy mới là lạ. Về sau tui cũng giận ảnh quá chừng. Và giận nhiều chuyện lắm.
Bởi vậy trong đời ta, biết bao nhiêu lần ":
như lời thơ của thi sĩ Phạm Sĩ Trung đã than." Khi ANH biết thì tình đã muộn""
YÊU THẦM
Yêu anh ngày đó sao không nói
Mà sao cứ giữ mãi yêu thầm
Để mãi sau này anh mới biết
Chỉ còn lưu lại chút dư âm

Ngày đó chúng mình còn thơ dại
Anh chẳng hề nghĩ chuyện yêu đương
Khi còn bé đời vô tư nhất
Thầy yêu bạn quý mái học đường

Đất nước chìm trong thời ly loạn
Nợ núi sông bổn phận làm trai
Em bút nghiên vẫn mãi miệt mài
Và yêu anh mà anh chẳng biết

Rồi một ngày em đến thăm anh
Mái tóc thề tà áo mầu xanh
Đôi mắt buồn ngấn lệ long lanh
Khi anh biết thì tình đã muộn
Phạm Sĩ Trung


Trong trường hợp của tui thì phải nói là
"Khi EM biết thì tình đã muộn".
...
Khoảng thời gian sống trong xóm lao động nầy, sao mà có nhiều chuyện qúa, mà chuyện nào cũng ăn sâu vô tâm não.
Trong đời, cũng có lúc sống gần người sang trọng giàu có, mà sao không cảm, không khắng khít, không hạp vậy cà.
Sao tui cứ mãi nhớ tha thiết cái xóm tạp nhạp nầy hoài hổng biết nữa.
Có phải tuổi thơ như tờ giấy trắng" Một vết mực nhểu xuống, dầu đã gôm đi, vết mực có lợt đi, màu mực vẫn còn đó.

Đầu ngỏ hẻm của hãng thuốc lá hiệu Basto nầy, mỗi buổi sáng là nơi tụ hội của những bà gánh hàng rong bán quà vặt ngon hết biết, có thể nói là ngon hơn mấy gian hàng ngoài chợ Sài Gòn nữa kìa. Họ bán đắc lắm vì bán cho dân trong xóm và nhân công của hãng thuốc lá. Đa số những người nầy là đàn bà thiếu nữ, đa số là người Tàu hay người Minh Hương như gia đình tui vậy đó.
Những người Pháp làm trong hãng nói tiếng Việt hay một cây xanh dờn!
Mỗi buổi sáng, nhân công lũ lượt xí xô xí xào vừa đi vừa ăn vừa chuyện vãn như đàn két xanh!
Có bao giờ bạn nghe nguyên một đàn két xanh ríu rít kêu cùng một lượt chưa" Trên con đường nhà tui đang ở hiện tại, hàng cây chính phủ trồng hai bên vỉa hè cũng như cây cối trong vườn nhà đều lớn như cổ thụ, là vườn chơi của một đàn két xanh. Nghe nói hồi chục năm trước có một tiệm bán thú vật nuôi trong nhà bị cháy, đàn chim con nào thoát ra được trở thành chim hoang.
Thời gian sau trở thành cả bầy chim cứ lẩn quẩn trong xóm, từ cây cổ thụ nầy bốc lên bay một cái ào qua cây cổ thụ kia đáp xuống. Cả một đàn vừa bay vừa chót chét thì vừa gì.
Nghe tiếng kêu của đàn két nhộn nhịp lắng xắng ồn ào mà vui.
...
Những gánh hàng vặt mặn có ngọt có, nhưng lúc đó tui hảo ngọt lắm. Mỗi bữa tui hay ra ngoải đặng mua đồ ăn sáng. Khi thì gói xôi, khoái nhứt là xôi bánh phồng nha.
Trên miếng lá chuối xanh tươi được bà bán hàng lấy miếng giẻ có chất dầu dừa(") vuốt sơ qua, bóng lưỡng, có miếng bánh phồng dòn màu vàng vàng, lớp nếp trắng tươi thơm phức mùi dừa trải lên, (cũng có khi là lớp xôi nếp than, màu tím thẫm) trét một lớp mỏng đậu xanh cà vàng tươi trộn sơ vài miếng hành lá, rồi rải đường thẻ bào lên, một chút xí muối mè, trên cùng là vài sợi dừa tươi non mới nạo trắng nõn.
Cầm gói xôi trên tay, mùi nếp mới, mùi dừa non, mùi đường mùi muối mè...
Cắn một miếng là ngon tới họng.
Nhớ tới, nước miếng chảy ra.
Khi thì bịch chè, chè táo xọn, chè bắp, chè đậu, chè khoai, chè bà ba...
(Hồi đó ăn uống như vậy mà vẫn ốm cà tong, bây giờ, chưa ăn, mới ngó thôi, thân thể đã tăng thêm một hai pound!)
...
Nhà anh Thiệu là căn đầu ngõ, có cái gác lửng, trên đó có thể ngó thẳng ra đầu con hẻm, chỗ nhộn nhịp mỗi buổi sáng như thế đó. Từ trong xóm từng từng đi ra, tui lo dòm dòm chọn coi bữa nay ăn món ngọt nào" nào có để ý gì tới đôi mắt của chàng thư sinh đang đứng (") hay ngồi(") trên gác, theo dõi mình từ khi ra mua chè cho tới khi trở vô nhà. Mua xong tui bước lẹ như chạy, tay vừa đòng đưa vừa ca nho nhỏ trong miệng, mỗi ngày y như vậy ngang nhà chàng.

Đôi khi bất chợt nhìn lên gác thì thấy anh đứng đó, từ hồi nào" làm mình mắc cở, miệng vẫn ca nho nhỏ, cúi đầu xuống chân bước lẹ lẹ hơn.
Trường hợp nầy có thể tạm mượn mấy câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bính để diễn tả :
"Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn"
Đúng ra nhà chàng cách nhà tui tới một dãy lận.
Anh chưa bao giờ làm quen. Sau nầy nghe Na nói em gái anh là bạn của Na.
Hừm ! sao lạ vậy" nhỏ em anh có chuyện "cá nhân" với tui mà.

Chuyện như vầy:
Đa số nhà trong xóm dầu là nhà đúc sân thượng hay cái chòi lá thì cũng chưa có nước máy trong nhà. Ai cũng có xây cái hồ chứa nước xài. Cái hồ có thể chứa cả trăm đôi nước. Lu hủ hứng nước mưa để dành uống.
Thường ngày má tui mướn người gánh nước đổ vô cái hồ trong nhà tắm để xài vì nhà chưa có nước máy. Những người làm nghề gánh nước mướn họ cứ tính tiền bao nhiêu một đôi, cứ đổ vô hồ bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu.
Cái phông tên nước công cộng ở ngoài đầu đường. Có bao giờ má cho con cái khổ cực gánh nước đâu. Mà có đứa nào biết gánh" Má tui, gái Cần Thơ, còn hông biết gánh nước nữa mờ.


Buổi tối đó tui nằng nặc đòi Má để cho tui gánh nước thử. Con nít mà, thấy chuyện gì lạ lạ cũng muốn làm chơi cho biết chớ có ý gì giúp đỡ gia đình hay hà tiện đồng nào hay đồng nấy đâu! Hổng nhớ mượn của ai, cặp thùng với cái đòn gánh, đặt lên vai, tỉnh bơ nhỏng nhảnh với nhỏ bạn đi ra ngoài phông tên.
Đêm nào cũng vậy, người trong xóm đem thùng ra đặt một hàng dài chờ tới phiên thì đút thùng vô máy hứng đầy rồi xách ra gánh về nhà.
(Đây là loại thùng hình chữ nhựt dùng để chứa dầu lửa, bán hết dầu lửa rồi họ khoét lỗ xỏ dây kẻm để đút đòn gánh vô, gắn cây ngang để xách, làm thành thùng bán cho thiên hạ làm thùng gánh nước).
Có những người không biết gánh nước hay là có tiền thì mướn người gánh dùm như nhà tui. Bữa đó hồ nước còn lưng lưng, tui tài khôn đòi gánh nước cho Má.
Tui thấy đi gánh nước ban đêm vui quá chớ, tụ năm tụ ba nói dóc trong khi chờ tới phiên mình. Có mấy cô còn hẹn hò với mèo, nắm tay nắm chân trong bóng tối nữa...
(Có phải cái tên "Ma Ri Sến phông tên" từ đây mà ra")
Tui đứng đó nói dóc với nhỏ bạn, nhớ tới bản nhạc Múa Lèo hồi còn nhỏ xíu
- Nhớ nước non xưa Lèo
Cùng tiếng ca bên đèo
Noàng khoe xiêm áo
Gánh nước đi vô làng.
(ủa! sao câu cuối hổng vần vậy cà" chắc là vần với câu kế. Mà tui quên câu kế rồi!)
...
Tuần tự trước sau từ người, tới phiên tui, tui xách cái thùng tính đút vô vòi nước đang tuôn tuôn ra thì từ đàng sau bỗng đâu có một cái thùng hất thùng của tui ra rồi đút cái thùng của nó vô. Tức mình quay lại tui thấy con nhỏ nầy là thủ phạm.
Chính thị là con nhỏ em của anh chàng Th.
Có vừa gì, một tay tui cầm cái thùng của tui hất văng cái thùng của nó ra, một tay tui hất vai nó bật ra sau mấy bước. Đã nói, hồi nhỏ tui chuyên môn chơi với con trai, quính lộn là chuyện thường, chả ngán ai.
Nó sừng sộ tính nhào tới, tui cung tay lên thủ sẵn, xổ nho vườn nho chùm nho thùng y chang con gái bà Tư Bốn "Giỏi nhào vô, ê, giỏi nhào vô, tao đập bể mặt, tao ... "
Coi bộ thấy tui dữ dằn quá, nó chửi láp dáp gì đó rồi... rút lui.
(sao lúc đó mình sân si qúa dzị ")

Đầy hai thùng nước, tui xách ra đút đòn gánh vô kê vai lên, khi đứng thẳng đưọc
thì thùng nước chỉ vừa hổng hổng mặt đất. Bậm môi, xanh mặt tui chập chững gắng gượng bước.
Bước được vài bước thì ngừng, hạ cặp thùng xuống, sóng sánh, đổ bớt nước ra. Đi được một khúc đổ bớt nước ra một chút, dài dài kẽo kẹt ẹo xương sống gánh vô tới nhà mỗi thùng còn chừng một phần ba.
Từ đó mỗi lần tui nổi cơn "có hiếu" mượn thùng đi gánh nước thì đố mấy con nhỏ cà chớn trong xóm dám hó hé ăn hiếp.
Từ đó về sau đi ngang nhà nó là tui liếc nó, nó háy tui.
Có lẽ vì vậy mà anh nó hông bao giờ dám làm quen với tui chăng"
Có lần nghe má Bảy tui nói con nhỏ đó giỏi lắm, làm hết công chuyện nhà, ai cưới nó có phước.!!!"""
Vậy mà tui cứ tưởng nó là con nhỏ ở vì lúc nào đi ngang nhà nó tui cũng thấy nó lục đục trong bếp, khi thì giặt cả thau quần áo, khi thì đứng nấu cơm, mỗi tối thì đi gánh nước.
Sau lần xém "xáp lá cà" đó ba má cho tui ghi danh học võ để phòng thân và cho bớt dữ dằn, vì má nói người biết võ là người biết tự chủ và khiêm cung.

Lâu lắm, sau nầy, khi trở lại đó lần thứ nhì, đã lớn, có chút trí khôn, đã biết nhìn xa hơn cái lỗ mũi của mình, mới thấy tội nghiệp cho nó.
Hình như nó không được đi học.
Và tui cũng biết rõ ra, nó chỉ là đứa con nuôi, làm công chuyện như người ở đợ. Tội nghiệp hết sức. (Còn nhỏ em của anh Th. là đứa nhỏ hơn nhỏ nầy, được đi học đàng hoàng, là bạn của Na.)
Về sau nó có chửa hoang sanh ra đứa con có làn da y như nó, đen ngâm, cặp mắt thò lỏ to thiệt là to và có hai mí.
Và nó vẫn còn lủi thủi gánh nước nấu cơm trong bếp...
Và tui vẫn không biết tên nó là gì.

Còn anh Thiệu, mãi về sau, khi tui đã có chồng rồi, má Bảy tui mới thở dài, nói:
- Thiệt là uổng! Sao con lấy chồng ... như vậy... (rồi má bảy "khai" là):
- Hồi mấy năm trước, hồi thằng Thiệu mới vô trường dược, nó có đòi má nó đi hỏi con cho nó, mượn má Bảy nhắn với ba má con, má bảy mới hỏi "ủa ! tụi bây quen với nhau hồi nào" tao lúc đó thường đi rỏn rỏn canh dữ lắm mờ". Nó nói "dạ đâu có quen, chỉ có mỗi buổi sáng đứng trên gác nhìn xuống thấy cổ đi mua chè, vừa cầm bịch chè vừa đi vừa chạy vừa ca trong miệng, rồi thương. !"!
(Tui tự hỏi" Sao anh ta hổng bao giờ chào hỏi hay kiếm cách làm quen"
Mình ca nho nhỏ trong miệng mà sao anh ta thính tai quá vậy cà!
Sao anh hổng nhớ lúc tui tha thướt trong tà áo dài trắng với tóc dài lộng gió, ôm cập e ấp vành nón nghiêng nghiêng cho có vẽ thơ mộng, rồi anh thương, chớ nhắc chi chuyện anh đếm mấy bịch CHÈ! tui cầm lủng lẳng vừa đi vừa chạy coi sao quá thực tế bụi trần vậy hà)

Má bảy nói con còn nhỏ lắm để cho con học hành khoan tính chuyện cưới hỏi gì hết, đợi vài ba năm đi. Kế đó ba con chết thành ra má Bảy cũng im luôn. Rồi mới có một năm mầy đã lấy chồng chạy tang rồi. Thiệt tình, tụi bây hổng có duyên nợ với nhau".

...
Trời Phật ơi!
Ngày xưa người lớn dành quyền định đoạt số phận con cháu, muốn đặt con cháu ngồi đâu thì mình phải ngồi đó, không được cãi. Sự quyết định, cách giải quyết vấn đề đó xảy ra một cách dễ dàng, tự nhiên và không cần cho mình hay biết gì ráo!
Nói thí dụ, trong bụng tui lúc đó cũng để ý yêu thầm thương trộm "chàng" như "chàng" đã "muốn" tui, mà người lớn tỉnh bơ ngăn chận như vậy, có phải là tội nghiệp cho hai đứa nầy hông"
Tui giận anh. Sao hồi đó anh hổng làm quen với tui"
Xém chút tui cũng thành... bà dược rồi!
Âu cũng là, không duyên không nợ thiệt.
Thiệt tình!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.