Hôm nay,  

Sức Mạnh Để Bảo Vệ Bờ Cõi

14/12/200700:00:00(Xem: 9050)

Viết tặng các bạn sinh viên tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung quốc ngày 09 tháng 12 năm 2007.

Hiếm có lịch sử lập quốc của dân tộc nào trên thế giới không liên quan tới các cuộc xung đột, xâm lấn, chống đỡ vũ trang với các lực lượng ngoại giới. Dân tộc Việt ngày nay sống trên dải đất hình chữ S gọi là Việt nam có lẽ hiểu rõ cái qui luật khắc nghiệt đó hơn ai hết khi từng có 10 thế kỷ liên tiếp phải sống dưới sự cai trị của cường quyền phương Bắc và liên tục phải chống đỡ các cuộc xâm lấn, "bài học" đến từ các triều đại, chính quyền tiếp sau đó từ phương Bắc. Dù đã lấy lại được nền độc lập và từng tạc nên những trận thắng oanh liệt, thậm chí có cả những ý nghĩ táo bạo lấy lại đất Lưỡng Quảng, dân tộc Việt cần phải nhìn nhận trường lịch sử chống đỡ đã nói lên sự thụ động và yếu thế thuộc về dân tộc Việt. Cho dù nhân loại ngày nay đã tạo dựng được những thiết chế tầm cỡ quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF),... để giải quyết xung đột, ngăn chặn các hành vi xâm lấn, kiến tạo hòa bình giữa các lãnh thổ, nhưng sức mạnh nội tại quốc gia vẫn là yếu tố cốt yếu để ngăn chặn mọi đe dọa, nguy cơ xâm lấn từ bên ngoài bất kể tầm mức lãnh thổ hay dân số.

Sự tự tin đàng hoàng của hòn đảo nhỏ bé Đài loan nằm cạnh Trung hoa lục địa khổng lồ, của thành phố quốc gia Sinh-ga-po nằm cạnh các nước to lớn át hẳn về dân số và diện tích, cũng như các quốc gia bé nhỏ nằm lọt ở trung và tây Âu như Mô-na-cô, Lúc-xăm-bua, Áo là minh chứng cho sức mạnh, thế chủ động quốc gia không đến từ quá khứ hay độ lớn về nhân lực, lãnh thổ.

Sự xâm lấn, đe dọa từ phương Bắc suốt mấy ngàn năm qua đối với dân tộc Việt chỉ là hậu quả tất yếu của một vị thế chưa đủ sức tạo nên sự tôn trọng từ ngoại bang. Việc lên án hay căm hận truyền thống xâm lấn của phương Bắc không nên được coi là giải pháp căn cơ, mà phải coi là nguy cơ gợi lại những hận thù đối với dân tộc Việt khi những ẩn ức quá khứ của người Chăm cũng trỗi dậy. Nguy cơ này có thể là một giả thuyết xa xôi, nhưng nó nhắc nhở thế hệ ngày nay không thể xây dựng một tương lai hòa bình bằng những ký ức hận thù hay mặc cảm. Hòa bình chỉ được kiến tạo và duy trì khi sức mạnh được cân bằng trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên một tinh thần hữu nghị, bình đẳng và hiểu biết lẫn nhau.

Để tránh mầm chiến tranh từ ngoại bang và ước vọng một tương lai thịnh vượng, dân tộc Việt dứt khoát phải tạo dựng cho được sức mạnh nội tại và chủ động trong phát triển. Sức mạnh nội tại của một dân tộc không thể có khi những cá nhân của dân tộc đó không thể tiếp cận, truyền đạt, trao đổi những suy nghĩ, tư tưởng một cách tự do. Sức mạnh luôn đến từ trí tuệ. Mọi sức mạnh của cộng đồng đều xuất phát từ trí tuệ cá nhân, có thể chỉ là những suy tư, băn khoăn, bức xúc đơn lẻ. Sự kiềm chế, cách ly tư duy cá nhân bất kể lý do hùng hồn nào cũng đồng nghĩa với tiêu diệt sức mạnh dân tộc. Một dân tộc chỉ mạnh khi biết nâng niu và tôn dưỡng những con người có phẩm cách và tài năng. Phẩm cách và tài năng của một con người phải cốt ở tư tưởng, học thức, chứ không phải ở tiền của hay chức vị. Sự đúng đắn của tư tưởng không phụ thuộc vào tuổi tác hay quyền tước. Khi dân tộc có đủ tự do về trí tuệ, khi đó mọi tài năng của dân tộc sẽ được huy động đầy đủ, tránh được mọi nguy cơ bỏ sót, trù dập mà bất cần đến những khẩu hiệu, những lời hiệu triệu to tát. Con đường phát triển của một dân tộc có tự do về trí tuệ sẽ là con đường chủ động để đủ mẫn cảm và sáng suốt tránh khỏi những lừa mỵ ngọt ngào nhất hoặc nhanh chóng rút khỏi những bước hụt lịch sử. Sự tự do về trí tuệ sẽ giúp dân tộc biết khước từ mọi ngụy biện về độc quyền chân lý, độc quyền lẽ phải, độc quyền về "thiên tài" lãnh đạo và độc quyền về lòng yêu nước. Khi đó dân tộc sẽ tự tạo được sức mạnh đủ tạo nên sự bình đẳng, tôn trọng trong quan hệ với mọi thế lực ngoại bang kể cả những thế lực thiếu thiện ý nhất.

Sức mạnh dân tộc không thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP đạt hai hay nhiều con số, nếu có, điều đó chỉ thể hiện qui mô nền kinh tế so với dân số còn rất thấp. Không có quốc gia phát triển nào dám kỳ vọng tốc độ tăng GDP đạt hai con số. Không có một quốc gia có môi trường sống xanh và an lành lấy tốc độ tăng GDP làm mục tiêu quan trọng. Sức mạnh dân tộc không thể hiện ở mức độ tăng vốn ODA, nếu có, điều đó chỉ nói lên nợ nần mà dân chúng phải gánh càng trĩu nặng. Sức mạnh dân tộc làm sao có được khi hệ thống giáo dục khước từ những tư tưởng học thuật đa dạng của nhân loại. Sức mạnh dân tộc không thể có khi trí thức bị trù dập, tù đày chỉ vì có quan điểm khác giới cầm quyền. Sức mạnh dân tộc không thể có khi những tấm lòng yêu nước xa xứ bị cho là "khủng bố" chỉ vì mong muốn sự chuyển đổi chính trị hòa bình cho đất nước. Sức mạnh dân tộc càng không thể có khi tiếng kêu oan của dân chúng ngày càng thống thiết, vô vọng. Không có tự do, không thể có sức mạnh dân tộc đúng nghĩa. Sự huy động dân chúng trong tình trạng mất tự do để giành chiến thắng trong cuộc chiến gần đây nhất đã rút cục chỉ là một "nỗi buồn" cho chính những người đã xả thân.

Nếu chúng ta biết bức xúc, căm phẫn trước hành động thôn tính bờ cõi của ngoại bang, chúng ta không thể im lặng trước cách hành xử bất công của chính quyền người Việt đối với người Việt. Hành động xâm lấn bờ cõi ngoại bang hay sự ức hiếp của chính quyền đối với chính đồng bào của mình đều thể hiện của cường quyền, bất công. Một chính quyền đối kháng với người dân cũng sẽ là một chính quyền có khả năng quị gối trước ngoại bang. Bờ cõi, đất nước chỉ có ý nghĩa khi những con người sống trên đó được tôn trọng, được đối xử công bằng và thân ái.

Quốc gia chỉ có ý nghĩa, dân tộc chỉ có sức mạnh khi cộng đồng con người sống trên đó biết nương tựa vào nhau, biết chia sẻ vui buồn và giúp nhau thăng tiến với sự tôn trọng mọi khác biệt. Con đường nhận thức có thể không thẳng tắp nhưng không thể bỏ qua những vấn đề nền tảng. Nhiều phần bờ cõi của tổ tiên đã mất,nguy cơ tiếp tục bị mất đang hiển hiện. Dân tộc Việt nếu thực sự hiểu được sự thiêng liêng của từng tất đất tổ tiên để lại không thể không cùng nhìn lại để vực dậy sức mạnh nội tại của dân tộc, đó chính là nguyên nhân sâu xa của mọi âm mưu xâm lấn của ngoại bang hoặc sự phòng thủ chủ động thành công của dân tộc.

 Phạm Hồng Sơn

Hà nội 10/12/2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.