Hôm nay,  

Toàn Dân Nghe Chăng: Sơn Hà Nguy Biến!

11/12/200700:00:00(Xem: 7052)

Ngày 2/12/2007,chi'nh phủ Trung quốc (người Trung hoa gọi là Quốc Vụ Viện) phê chuẩn quyết định thành lập thành phố hành chánh cấp huyện Tam Sa gồm ba quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa đặt trực thuộc tỉnh Hải Nam. Tỉnh này được thành lập năm 1988 sau khi tách ra khỏi tỉnh Quảng Đông.

 Hoàng Sa và Trường Sa (còn gọi là quần đảo Spratleys) nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam vốn là hai quần đảo do các triều đại vua chúa Việt Nam quản lý. Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa vĩ độ 16 và 17 bắc, về phương diện hành chánh thuộc thành phố Đà Nẵng và trung tâm quần đảo cách Đà Nẵng 350 km. Quần đảo Trường Sa lớn hơn nhiều, trải dài từ vĩ độ 7 đến vĩ độ 11 bắc, trực thuộc tỉnh Khánh hòa, và trung tâm nhìn từ thành phố Nha Trang hướng Đông Nam cách bờ biển chừng 600 km. Trong suốt thời gian Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1945), sau đó qua chính quyền Trần Trọng Kim, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chính quyền do quốc trưởng Bảo Đại, hai quần đảo này đều do các chính quyền của người Việt Nam quản lý và là một phần không tách rời của Việt Nam. Trung quốc không bao giờ đặt vấn đề chủ quyền. Thời Pháp thuộc người Pháp đặt một trạm thu thập dữ kiện khí tượng trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa. Sau khi ký Hiệp định Paris chia đôi đất nước năm 1954, hai quần đảo (nằm dưới vĩ tuyến 17) nên thuộc quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa vẫn thường tiếp tế cho một đơn vị quân đội đóng tại Hoàng Sa, và thường thăm viếng trông coi các cụm trong đảo Trường Sa.

Ngược dòng lịch sử trở về trước, từ thế kỷ thứ 17 hằng năm các chúa Nguyễn vẫn cho chiến thuyền viếng Hoàng Sa và Trường Sa, và thiết lập một hải đội lấy tên là hải đội Bắc Hải để bảo vệ các hải đảo này. Một ký sự của nhà sư Trung quốc là Thích Đại Sán viết năm 1696 xác nhận sự kiện này. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong một sử liệu viết năm 1776 đã mô tả khá chi tiết về quần đảo Hoàng Sa.

Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, các sử liệu khác như Dư Địa Chí, Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Nhất Thống Chí đều ghi nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Không có một sử liệu nào của Tây phương ghi Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung quốc. Và ngay cả các tài liệu của Trung quốc (trước năm 1909) cũng không có nơi nào nói hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung quốc.

Kế hoạch lấn chiếm đất Việt Nam của Trung quốc bắt đầu từ năm 1958 khi Mao đã thiết lập vững vàng chế độ cộng sản sau nhiều thế kỷ bị các thế lực tây phương uy hiếp. Ngày 4/9/1958 Trung quốc ra một tuyên bố về lãnh hải (từ bờ đất ra biển) là 12 hải lý thay vì 3 hải lý như trước, và kèm với tuyên bố này là một bản đồ có đường ranh giới lãnh hải mập mờ cố ý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thuộc Trung quốc. Mười ngày sau (ngày 14/9/1958) thủ tướng miền Bắc Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận bản tuyên bố lãnh hải từ 3 đến 12 hải lý của Trung quốc, vô tình chấp nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung quốc. Do sơ suất ngoại giao này Trung quốc lấn tới, và từng bước một, triển khai kế hoạch chiếm đất chiếm biển của Việt Nam.

Trong thời gian này Trung quốc chưa thể làm gì với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì đang do Việt Nam Cộng Hòa, một đồng minh của Hoa Kỳ trấn giữ. Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đang làm chủ vùng biển tây Thái Bình Dương.

Cơ hội lớn tới vào thập niên 1970s, khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc, Hà Nội sắp chiếm Việt Nam qua Hiệp định Paris (hậu quả là sẽ quản lý Hoàng Sa và Trường Sa). Hoa Kỳ không muốn Liên bang Xô viết qua chính quyền Hà Nội dùng Hoàng Sa và Trường Sa dòm ngó Nam Thái bình dương gây khó khăn trên thủy lộ từ Ấn độ dương xuyên qua eo biển Malacca lên phía tây bắc Thái bình dương, con đường huyết mạch cho hạm đội của Hoa Kỳ, và cũng là con đường chuyển vận dầu hỏa từ Trung đông đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, những đồng minh của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã dàn xếp, qua một cuộc gặp gỡ giữa Henry Kissinger, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ và thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh để Trung quốc chiếm đảo Hoàng Sa chận đường tiến về phía Nam Thái Bình Dương của hạm đội Liên Xô (lúc này Hà Nội thân thiết với Liên xô và ghẻ lạnh với Trung quốc (xem tài liệu “Biển Đông Dậy Sóng” số 118, www.tranbinhnam.com, trang Bình luận).

Với giao ước bất thành văn đó, hải quân Trung quốc đã đem quân chiếm Hoàng Sa sau một trận hải chiến cuối tháng 1 năm 1974 với hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Hạm đội 7 của Hoa Kỳ được kêu gọi tiếp cứu nhưng không can thiệp, ngay cả việc giúp cứu các thủy thủ trôi dạt trên biển. Trước biến cố mất đất, mất biển này Hà Nội không hề lên tiếng phản đối. Tuy quan hệ đang không tốt đẹp với Trung quốc, người cộng sản Việt Nam còn để hận thù người Việt bên kia chiến tuyến cao hơn trên quyền lợi lâu dài của tổ quốc.

Sau năm 1991 khi Hà Nội làm hòa với Trung quốc trước sự sụp đổ của khối Liên xô, Trung quốc được đà bắt đầu gặm nhắm đất biên giới phía bắc Việt Nam, lấn biển trong vịnh Bắc bộ và nhất là từng bước lấn chiếm quần đảo Trường Sa. Trường Sa lúc này ngoài vị trí chiến lược cố hữu của nó, còn hứa hẹn một thềm lục địa phong phú dầu hỏa.

Hà Nội đã tỏ ra yếu mềm trước sự xâm lấn của Trung quốc. Vũ khí duy nhất Hà Nội dùng cho đến lúc này là những lời phản đối lấy lệ của Bộ ngoại giao.

Lần này, trước quyết định của Quốc Vụ Viện Trung quốc sát nhập một cách chính thức đất đai của Việt Nam vào đất đai của họ, Hà Nội cũng chỉ phản đối một cách nhẹ nhàng. Trong cuộc họp báo ngày 5/12/2007 tại Hà Nội ông Lê Dũng nói: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên."

 Người Việt trong nước và hải ngoại hết sức phẫn nộ trước hành động giựt đất bằng giấy tờ của Trung quốc và chờ đợi chính quyền Hà Nội có những động thái bảo vệ bờ cõi mạnh mẽ như truyền thống chống xâm lăng của tổ tiên.

Rất tiếc cho đến giờ này chính quyền Hà Nội đã không làm gì hơn ngoài lời phát biểu xác nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Sinh viên trường Đại Học Công Nghệ thuộc hệ thống Đại Học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị biểu tình trước tòa đại sứ Trung quốc thì giới chức đại học (theo lệnh đảng) ra thông tư yêu cầu sinh viên và cán bộ các cấp của trường hãy yên tâm không nên biểu tình vì “không có lợi  cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển của hai bên.”

Dù vậy, trước sự sôi sục của quần chúng chính quyền Hà Nội cũng không ngăn cản được dân chúng ở hai thành phố Hà Nội và Sài gòn xuống đường phản đối Trung quốc lấn đất trong ngày 9/12/2007. Nhưng sợ mất lòng Trung quốc, khi được hỏi về các cuộc biểu tình, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Lê Dũng nói: “DDây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này." Và ông Lê Dũng nói tiếp quan điểm của Việt Nam là “thông qua đàm phán, giải quyết một cách hòa bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế.”

Với cung cách trên Hà Nội chứng tỏ quá yếu ớt trước hành động giựt đất của lân bang không xứng đáng là một nhà nước có chủ quyền

Nếu tự lượng không đủ sức cho tàu chiến ra cắm cờ tại các hòn đảo Trường Sa để xác nhận chủ quyền, ít nhất Hà Nội cũng phải triệu tập đại sứ của Trung quốc tại Việt Nam đến bộ ngoại giao để nhận công hàm phản đối. Tiếp theo đó là đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với toàn bộ tài liệu lịch sử chứng minh Hoàng Sa và Trường thuộc chủ quyền của Việt Nam và chuẩn bị một bản quyết nghị mạnh mẽ lên án sự xâm lấn đất đai của Trung quốc và yêu cầu Hội đồng Bảo an thông qua.

Trên thực tế Trung quốc nắm phiếu phủ quyết nên quyết nghị sẽ không thể thông qua, nhưng Việt Nam sẽ dễ dàng có hơn 9 phiếu trên 15 phiếu của Hội đồng  Bảo an để phản ánh sự đồng tình của quốc tế lên án Trung quốc có manh tâm giựt đất của Việt Nam. Những tài liệu và quyết nghị do Việt Nam trình Hội đồng Bảo an sẽ là những tài liệu làm nền móng cho chính quyền hôm nay huy động sức dân bảo vệ Trường Sa, và cho các thế hệ mai sau tiến hành cuộc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa, và vô hiệu hóa sự sát nhật Trường Sa.

Hà Nội còn cần đệ đơn kiện Trung quốc trước tòa án quốc tế yêu cầu tòa quốc tế vô hiệu hóa sắc lệnh của Quốc vụ viện Trung quốc.

Đó là những điều một nước có chủ quyền phải làm, dù đối với một nước được xem là anh em. Thái độ của Hà Nội giống như bắt gặp kẻ cướp vào nhà ăn cướp mà đứng ở cửa nhỏ nhẹ bảo “của tôi sao anh lấy” rồi để cho kẻ cướp mang của đi mà không dám hô hoán cho hàng xóm biết.

Hà Nội cấn cái gì mà không làm những việc thường tình một nước có chủ quyền phải làm khi đất đai của mình bị xâm lấn" Chỉ có thể có một cách giải thích là đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền đã bị chính quyền Trung quốc mua chuột và làm tê liệt.

Nếu đúng vậy thì giặc đã vào nhà, sơn hà xã tắc đang lâm nguy. Đã đến lúc nhân dân phải vùng dậy lôi những kẻ lãnh đạo phản bội ra trước tòa án nhân dân để cứu nước.

Dec 10, 2007

Trần Bình Nam

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.