Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Vụ Kiện Không Của Riêng Ai

03/05/200400:00:00(Xem: 4892)
Trong dịp đến thăm Montréal vừa qua, tôi đã gặp "Người tù kiệt xuất" Nguyễn Hữu Luyện tại nhà bác sĩ Phạm Hữu Trác vào lúc 9 giờ sáng ngày Thứ Bảy 24-4-2004. " Người tù kiệt xuất" là tựa đề một bài báo của ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc viết về anh Nguyễn Hữu Luyện trong thời gian anh bị giam cầm trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam. Bài báo xuất hiện đã lâu, rất nổi tiếng, hầu như ai cũng đã đọc, nên xin không nhắc lại ở đây. Được biết anh Luyện hiện là nguyên đơn chính trong vụ kiện Trung tâm William Joiner Center (WJC), chúng tôi liền nhập đề ngay vào câu chuyện nầy.

Trước khi thuật lại cuộc nói chuyện, có lẽ nên biết sơ qua về cả hai bên. Anh Nguyễn Hữu Luyện nguyên là đại uý Biệt kích Dù, nhảy toán ra Bắc Việt, và bị bắt năm 1966. Anh bị chuyển đi khắp các trại tù ở Bắc Việt, cho đến năm 1987 mới được thả ra. Năm 1993, anh Luyện cùng vợ qua Hoa Kỳ theo chương trình HO, để bảy người con ở lại Việt Nam. Anh hiện định cư tại Boston, tiểu bang Massachussetts.

Wiiliam Joiner Center được thành lập năm 1982, do Kevin Bowen làm giám đốc, là trung tâm nghiên cứu thuộc Viện đại học UMass Boston. Chương trình nghiên cứu về người tỵ nạn cộng sản của WJC do ông Nguyễn Bá Chung làm giám đốc. Cuộc nghiên cứu về hậu quả chiến tranh Việt Nam của trung tâm nầy dựa trên những kết luận cho một mục đích có trước. Ví dụ họ cố tình xuyên tạc chiến tranh Việt Nam, xem chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và cộng sản, mà quên đi thành phần chính là dân chúng Việt Nam, nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược của đảng CSVN. Họ ca tụng CSVN và ngược lại mạt sát chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Họ tuyển lựa những tác giả cộng sản trong nước Việt Nam hiện nay để viết về Cộng đồng người Việt (CĐNV) hải ngoại, mà theo một cựu chiến binh QLVNCH, ông Trần Bá Đàm ở Toronto, đã viết rằng "không khác gì thuê Đức Quốc Xã viết về người Do Thái".

Để hiểu rõ vấn đề, xin mời quý vị theo dõi nội dung cuộc nói chuyện của chúng tôi với anh Nguyễn Hữu Luyện (NHL), có ghi âm với sự đồng ý của anh Luyện.

Câu hỏi 1: Thưa anh, anh có thể vui lòng cho biết lý do anh đến Montréal lần nầy"

NHL: Thưa anh, nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương do Cộng Đồng Người Việt vùng Montréal tổ chức ngày 25-4-2004, Nhóm Bảo Vệ Danh Dự Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đưa tôi sang đây để trình bày về "Vụ kiện WJC / UMass Boston".

Câu hỏi 2: Anh có thể cho biết lý do vì sao anh và các nguyên đơn khác đứng ra kiện vụ nầy"

NHL: Thưa anh, tôi nghĩ rằng vì có cơ duyên may mắn mà tôi được biết cặn kẽ về chương trình nghiên cứu nầy. Sau khi đọc tập tài liệu về việc thực hiện Chương Trình nghiên cứu (Rockefeller Humanities Fellowship - Umass Boston Program Plan), tôi rất lo sợ vì tập tài liệu nầy đã đưa ra hai điểm rất đáng lo ngại: thứ nhất họ chủ trương đưa người từ Việt Nam qua đây để viết Chương trình nầy. Thứ hai mục đích của Chương trình nầy nhằm tạo ra sự hòa hợp giữa người tỵ nạn cộng sản (CS) với chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ngày nay.

Đây là một vấn đề chúng ta không thể nào chấp nhận được, vì nếu chúng ta hòa hợp với chế độ CS thì việc đầu tiên là chúng ta đã phản bội lý tưởng ban đầu khi chúng ta bỏ nước ra đi. Chúng ta ra đi là để tỵ nạn CS, mà bây giờ chúng ta quay trở về hợp tác với chế độ CS, thì việc ra đi của chúng ta hoàn toàn không có chính nghĩa.

Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có trách nhiệm phải thông báo vấn đề nầy cho đồng bào khắp nơi trên thế giới biết rõ âm mưu của Viện Đại học UMass Boston, một viện đại học công lập thuộc tiểu bang Massachusetts. Đồng bào đã viết thư phản kháng gởi đến ba địa chỉ: Rockefeller Foundation, nơi cung cấp tài chánh; Trung tâm William Joiner là nơi thực hiện chương trình nầy; và thứ ba là Viện trưởng Viện Đại học UMass Boston.

Qua gần nửa năm cộng đồng người Việt đã dùng nhiều hình thức phản đối như gửi kháng thư, vào họp với WJC để tìm lôi thoát cho vấn đề này nhưng không có hiệu quả, Cộng đồng người Việt (CĐNV) tại tiểu bang Massachussetts đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trước Viện Đại học UMass Boston nhân dịp hai ứng viên tổng thống là Al Gore và Georges Bush có cuộc tranh luận tại đây vào năm 2000. Cuộc biểu tình gồm khoảng 300 đồng bào VN, đã được nhiều cơ quan truyền thanh, truyền hình và báo chí Mỹ tới thâu hình, phỏng vấn các thành viên. Đài Fox News (Hoa Kỳ) cũng đã đưa sự việc nầy lên màn ảnh truyền hình, nhưng Viện Đại học UMass Boston vẫn tiếp tục làm ngơ.

Bây giờ chỉ còn một giải pháp duy nhất là chúng ta đưa họ ra tòa án và dùng bản án để phế bỏ cái giá trị của chương trình nghiên cứu nầy bởi vì hai lẽ: Thứ nhất chúng ta đã có những bằng chứng rất rõ ràng là WJC đã gian lận trong việc thực hiện chương trình nghiên cứu và những gian lận đó chứng tỏ họ đã kỳ thị chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cũng như chống lại tất cả các CĐNV khắp nơi trên thế giới. Thứ hai là họ đã vi phạm luật thuê mướn người trong khi họ tuyển dụng nghiên cứu viên để viết Chương trình nầy.

Nhóm nguyên đơn gồm có 12 người đã dùng tố quyền "class action" [đại diện tập thể] để khởi tố WJC. "Class action" là một vụ kiện có tính cách đại diện. Theo luật pháp của Hoa Kỳ, khi nhiều người bị thiệt hại do bị cáo gây ra, thì chỉ cần nêu tên vài người và có trường hợp, một người cũng có thể tiến hành "class action" và được luật pháp nhìn nhận tư cách đại diện để thay mặt cho tất cả những người cùng chịu chung thiệt hại do bị cáo gây ra.

Ở Hoa Kỳ cũng như các nước phương tây, chúng ta hiểu rằng các trường đại học có quyền tự trị đại học (academic freedom) rất lớn, rất mạnh, luật pháp không bao giờ đụng chạm tới. Ngoài ra, ở Hoa Kỳ quyền tự do ngôn luận hầu như là tuyệt đối, ví dụ hiện nay xuất hiện nhiều quyển sách đả kích gay gắt ngay chính đương kim tổng thống của Hoa Kỳ về cuộc chiến tranh Iraq mà luật pháp không thể can thiệp được.

Quyền tự trị đại học cho phép các giáo sư, sinh viên đại học có quyền phát biểu bất cứ một ý kiến hay quan điểm nào liên quan đến những vấn đề thời sự trong và ngoài nước, mà không hề có trách nhiệm trước luật pháp. Vì thế chúng ta không thể dùng luật pháp để ngăn chận việc làm của WJC, nhưng chúng ta có thể dùng luật pháp để phế bỏ giá trị của Chương trình nghiên cứu nầy; vì khi họ nghiên cứu về CĐNV mà họ lại bị chính CĐNV đưa họ ra tòa và tòa án đã kết tội họ là đã KỲ THỊ chống lại CĐNV, tức là họ đã kỳ thị chống lại chủ đề mà họ nghiên cứu. Như thế việc nghiên cứu của họ không còn một chút gì gọi là vô tư nữa. Trong khoa nghiên cứu nhân văn, vô tư là giá trị cao nhất, vì thiếu vô tư, người đọc sẽ hiểu lầm cái giá trị đích thực của đối tượng được nghiên cứu. Do đó, bản án kỳ thị đối tượng được nghiên cứu sẽ biến chương trình nghiên cứu này thành đống giấy lộn nằm trong thư viện nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu, các học giả không bao giờ lại tham khảo một tài liệu đã bị Toà Aùn kết tội kỳ thị chính đối tượng nghiên cứu.

Câu hỏi 3: Cảm ơn anh, có ý kiến cho rằng tại sao không dùng số tiền đi kiện để viết sách phản bác lại thủ đoạn xuyên tạc của nhóm viết chương trình nghiên cứu của WJC mà lại đi kiện cho tốn kém, anh có nhận xét gì về ý kiến nầy"

NHL: Xin cảm ơn anh đã nêu một câu hỏi rất quan trọng, vì câu hỏi nầy đã cho tôi cơ hội để bày tỏ ý nghĩa quan trọng của vụ kiện. Trước hết, trong đời sống văn học (literature) cũng như đời sống học thuật (academia) của Hoa Kỳ nói chung, thì những tài liệu viết được chia làm hai loại:

Thứ nhất là loại "opinion" (quan điểm), là những sách được viếr ra theo quan điểm cá nhân của tác giả. Dù tác giả loại nầy là một học giả hay trí thức có uy tín đến đâu đi nữa, thì cũng được xếp theo loại "opinion". Các sách được xếp vào loại "opinion" chỉ có mặt trong thư viện công cộng (public library), chứ không vào trong các thư viện nghiên cứu.

Thứ hai là loại viết theo chương trình nghiên cứu. Đời sống văn học Hoa Kỳ nằm trong thư viện nghiên cứu. Nói đến chương trình nghiên cứu thì phải do các cơ quan có thẩm quyền và được uỷ nhiệm; ví dụ các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu mới đủ tư cách để thực hiện. Vì thế, muốn có một chương trình nghiên cứu về CĐNV thì phải được các trường đại học hay các trung tâm nghiên cứu thực hiện.

Nếu chúng ta tập trung các học giả hay các nhà văn nổi tiếng nhất để viết sách, thì chúng ta cũng chỉ tạo ra được những tác phẩm thuộc về loại ý kiến cá nhân, và những tác phẩm đó không thể tồn tại theo thời gian. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của WJC lại được lưu giữ lâu dài. Do đó, chúng ta không dùng số tiền đó để viết sách, mà chúng ta phải kiện và dùng bản án để vô hiệu hoá chương trình nghiên cứu của WJC. Ngoài ra, khi chúng ta thắng kiện, chúng ta sẽ có một số tiền bồi thường lớn. Số tiền bồi thường nầy sẽ được cống hiến cho một trường đại học hoặc một trung tâm nghiên cứu có uy tín để thực hiện một chương trình nghiên cứu đúng đắn, vô tư, trung thực về CĐNV nhằm đưa vào kho tàng văn học sử của Hoa Kỳ và của nhân loại một bộ tài liệu chân chính về cộng đồng người Việt từ giai đoạn tỵ nạn tới thời kỳ hậu tỵ nạn [post refugee era]

Như mọi người đều thấy, khi bỏ nước ra đi, đã có khoảng nửa triệu người chết trên biển cả. Những người còn lại đều được các nước trên thế giới tự do đón nhận với tư cách là tỵ nạn cộng sản hay tỵ nạn chính trị. Cho đến nay, luồng văn học chính của CĐNV là luồng văn học chống cộng. Song song với sự phát triển của luồng văn học chống cộng, cũng có quan điểm của một số người chẳng đại diện cho ai. Họ là một nhóm vài người đứng tách ra khỏi khuynh hướng chung của cộng đồng, để tạo ra cái tư tưởng gọi là "hòa hợp"... Chủ trương nầy đi ngược lại với cái lý tưởng ban đầu của họ. Giả thiết như 30 năm trước, nếu các ông nầy trả lời với phái đoàn phỏng vấn tới tuyển lựa họ tại các trại tỵ nạn, rằng "chúng tôi ra hải ngoại để mưu cầu việc hòa hợp giữa những người tỵ nạn cộng sản và chế độ cộng sản", thì tôi tin chắc rằng các phái đoàn tuyển lựa sẽ trả các ông nầy trở về Việt Nam ngay tức khắc. Ba mươi năm sau, họ đã phản bội lại lý tưởng ban đầu của họ. Chúng ta là những người bỏ chế độ độc đoán để đi tìm tự do. Chúng ta tôn trọng quyền tự do của những khuynh hướng đi ngược lại với khuynh hướng của chúng ta, tuy không nhìn nhận họ, nhưng chúng ta ghi nhận sự hiện diện của những tư tưởng đó để lịch sử phê phán. Chúng ta không cần phê phán, chúng ta tôn trọng quyền tự do của họ. Chúng ta cần có một tập tài liệu phản ảnh trung thực ba chủ đề chính: Thứ nhất, CĐNV ở hải ngoại đã hình thành trong bối cảnh lịch sử quốc tế và quốc nội như thế nào" Thứ hai, CĐNV đã tồn tại và phát triển như thế nào" Thứ ba, về ý thứ hệ, CĐNV sẽ đi về đâu"

Câu hỏi 4: Thưa anh, như thế cho đến nay vụ kiện diễn tiến như thế nào" Có những thuận lợi hay trở ngại gì không"

NHL: Vụ kiện WJC nầy đã kéo dài hơn ba năm. Tôi xin lấy tháng 11 năm 2003 làm điểm mốc. Trước tháng 11 năm 2003, chúng ta có ưu thế pháp lý. Căn cứ vào những bản hỏi cung của Tổ hợp luật sư cũ do luật sư James Keane đại diện, đã mời tiến sĩ Kevin Bowen, giám đốc WJC, ông Nguyễn Bá Chung, giám đốc Chương trình nghiên cứu, và giáo sư Peter Kiang, một nhân vật chủ chốt trong Hội đồng Thường trực (Standing Committee) của Chương trình nghiên cứu nầy để hỏi cung.

Qua lời khai của ba nhân vật chủ chốt trên, luật sư đã tìm thấy những kẻ hở và những câu trả lời của họ mặc nhiên đã xác nhận họ cố tình kỳ thị chống lại CĐ người Mỹ gốc Việt trong khi họ tiến hành công cuộc nghiên cứu.

Đến tháng 11- 2003, bên phía bị cáo đã đưa ra một đề nghị là giải quyết bên ngoài tòa án và sẵn sàng bồi thường 250,000 Mỹ kim và viết một lá thư xin lỗi. Chính luật sư Keane đã viết thư mời tôi tới văn phòng để thảo luận vấn đề nầy. Trong thư mời, luật sư Keane cũng nói là nếu tôi đồng ý, thì ông sẽ viết thành văn bản để gởi cho các nguyên đơn khác trong "class action" để phê chuẩn. Luật sư Keane dặn tôi đừng tiết lộ vấn đề nay trước khi kết thúc, nhưng vì tôi có trách nhiệm với cộng đồng về vụ án nên tôi phải loan báo trước dư luận chung của cộng đồng về dự tính của WJC đề nghị giải quyết bên ngoài toà án và tôi đã từ chối, vì tôi cần có một bản án để vô hiệu hóa chương trình nghiên cứu của họ.

Sau khi bị từ chối, WJC ra thông cáo phủ nhận việc họ xin giải quyết bên ngoài toà án, và chính Luật Sư Keane trắng trợn xác nhận thông cáo này và nói rằng ông ta xin UMass Boston để điều đình ngoài tòa án chứ không phải là Viện Đại học nầy xin ông ta. Tôi có nói với luật sư Keane rằng:
"Ông chối bỏ những gì ông nói, nhưng ông có thể chối bỏ những gì ông đã viết trên giấy hay không""

Tôi liền đưa thư mời ra. Ông Keane xem xong, nhún vai nói rằng:
"Ồ, thư nầy tôi chỉ mời ông đến để bàn luận về vấn đề giải quyết bên ngoài tòa án chứ tôi không có nói là bên bị cáo xin bồi thường 250,000 và viết thư xin lỗi."
Tôi tiếp lời rằng: "Trong thư ông nói rất ngắn rằng mời tôi đến để thảo luận vấn đề giải quyết bên ngoài tòa án và nếu tôi đồng ý thì ông sẽ viết thành văn bản để các nguyên đơn khác duyệt lại vì ông còn đại diện cho tất cả nguyên đơn khác chứ không phải chỉ đại diện riêng tôi. Như vậy thì ông mời tôi ra đây để thảo luận cái gì" Nếu không có vấn đề 250,000 và một lá thư xin lỗi"" Nghe vậy ông ta nhún vai, không nói gì cả. Sau đó Luật Sư Keane nói rằng ông ta sẽ bỏ vụ kiện nầy.

Chúng tôi phải đi tìm luật sư khác. Rất may mắn là trong các nguyên đơn, có ông Bùi Diễm là cựu Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ có quen biết nhiều với Tổ Hợp Luật Sư Baker Donelson nên đã đưa tôi tới Tổ hợp Luật sư này. Đây là một trong 200 tổ hợp luật sư lớn nhất của nước Mỹ, văn phòng chính đặt tại Washington D. C. Hai luật sư của Tổ hợp Baker Donelson đứng ra đại diện cho Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt là James C. Duff và Bradley S. Clanton. Ngày 29-10-2003, hai luật sư mới nhận bàn giao. Trưa hôm sau (30-10), có phiên "hearing" (điều trần) để hai luật sư mới trình diện chánh án, và để báo cáo hiện trạng của vụ kiện.

Ngày 14-4-2004 vừa qua, có phiên điều trần (hearing) tai Tòa Suffolk Superior tại khu đô thị Boston. Tôi đến dự cùng với ông Phạm Văn Đảm, Giám đốc Đài phát thanh "Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại" tại Boston, có mang máy thâu âm để thâu lại toàn bộ buổi điều trần do bà chánh án Janet Sanders chủ tọa. Phiên tòa này giải quyết nhiều vụ khác nhau. Trong vòng 30 phút bà Chánh Án đã giải quyết xong 5 vụ. Riêng vụ của chúng ta và WJC bắt đầu lúc 2:30 cho tớiø 5giờ mới kết thúc.

Bà chánh án cho luật sư bên bị cáo nói trước. Vị luật sư nầy mở đầu bằng những lời biện minh dựa trên tổ tiên và nơi sinh đẻ của hai học giả cộng sản là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi [đến từ Hà Nội] để chứng minh rằng họ là người VN như các nguyên đơn. Thứ hai, luật sư bên bị cáo đã đưa ra những lý luận để đề nghị rằng ngoài Nguyễn Hữu Luyện, các nguyên đơn khác đều phải gạt ra khỏi vụ án vì những người nầy chưa qua thủ tục của Hội đồng Bài trừ Kỳ thị. Thứ ba, luật sư bị cáo thỉnh cầu tòa án chấp nhận cho bị cáo được quyền không giao nộp tài liệu. Thứ tư là luật sư bị cáo xin đình chỉ việc điều tra.

Tiếp theo, là phần trình bày của luật sư nguyên đơn. Luật sư Bradley Clanton, đại diện CĐNV, đã đặt trước trong phòng xử một màn ảnh và một máy projector điều khiển bằng computer. Khi điều trần, luật sư Clanton lập luận như sau:

Thứ nhất, ông đã dùng 140 đoạn trích để dẫn chứng rằng hai ông Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi và bên nguyên đơn thuộc hai quốc gia khác nhau. Địa lý chính trị đã tạo nên hai nước Việt Nam (VN) sau Hiệp định Genève năm 1954. Đó là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở nam vĩ tuyến 17 và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở bắc vĩ tuyến 17. Do đó, hành động của WJC là một hành động kỳ thị dựa trên quốc tịch gốc là VNCH; đối lập với hành động của WJC phục vụ lợi ích của nước VNDCCH sau này đổi thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Thứ hai, luật sư Clanton đã dùng những đoạn trích trong các tài liệu do chính WJC và UMass Boston phát hành, để chứng minh rằng họ đã vi phạm Luật kỳ thị, bởi vì chính giám đốc chương trình nghiên cứu là ông Nguyễn Bá Chung đã viết chính quyền miền Nam là một bọn theo chân thực dân và phản lại lịch sử Việt Nam, trong khi đó thì Hồ Chí Minh có chính nghĩa, công lý xã hội v. v... Khi nghe LS Clanton trình bầy đến đây thì bà chánh án ngưng luật sư Clanton lại, nói rằng quyền tự trị đại học cho phép họ muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết, đó là cái quyền của họ. Khi nghe bà chánh án nói như vậy tôi hơi lo ngại, nhưng luật sư Clanton rất bình tĩnh trả lời bà chánh án rằng: "Luật của tiểu bang Massachussetts cấm không được kỳ thị dựa trên "creed" (bao hàm nghĩa là tín điều hay tín ngưỡng).

Bà chánh án hỏi lại luật sư Clanton rằng: "Vậy chủ nghĩa CS là một tín điều"" Luật sư Clanton trả lời rằng: "Vâng, đúng như vậy." Bà chánh án cúi xuống ghi nhận điều nầy. Bà chánh án cũng không biết quốc tịch gốc của Nguyễn Bá Chung. Bà hỏi rằng: "Ông Nguyễn Bá Chung là người Việt Nam à"" và ba lần nhắc luật sư Clanton nên mau chóng kết thúc, trong khi ông Clanton trình bày rất rành rọt từng đoạn trích trên màn ảnh cũng như dẫn giải.

Bà chánh án vừa nghe dẫn giải, vừa đọc từng đoạn trích dẫn. Sau khi đã trình bày 140 đoạn trích dẫn, luật sư Clanton kết luận: WJC đã có hành động kỳ thị dựa trên "creed [tín điều & tín ngưỡng]" và kỳ thị dựa trên quốc tịch gốc là VNCH.

Khi luật sư Clanton dứt lời, để kết thúc phiên tòa, bà chánh án có đôi lời với luật sư của cả hai bên. Về phía luật sư của bị cáo, bà nói một câu khó hiểu: "Ông có những lý luận mạnh [strong argument]". Quay qua luật sư Clanton, bà hỏi rằng: "Ông còn gì nữa không"" Luật sư Clanton nhắc tới đơn của nguyên đơn xin cưỡng chế bị cáo phải giao nộp tài liệu, thi hành lịch trình của Tòa và xin Toà trừng phạt (sanction) bị cáo vì đã cố tình kéo dài vụ kiện để lẫn tránh trách nhiệm trong hơn ba năm qua. Nghe đến đây, bà chánh án quay sang phía luật sư của bị cáo nhắc lại lời của luật sư Clanton rằng: "Motion to compel", tức là đơn xin cưỡng chế. Cuối cùng, bà cho biết là bà cần thêm thời gian để nghiên cứu và cân nhắc vấn đề.

Khi bà chánh án rời phòng xử, các viên chức tòa án và các viên chức an ninh đã chạy lại chỗ luật sư Clanton nói rằng: "Ông trình bày vấn đề rất rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu". Những người đến tham dự các vụ kiện trước ngồi lại nghe buổi điều trần, cũng đến nói với luật sư Clanton: "Khi nghe luật sư trước trình bày thì chúng tôi không hiểu gì hết, nhưng khi nghe ông nói thì chúng tôi mới hiểu được vấn đề."

Sau khi ra khỏi phòng xử, luật sư Clanton cho tôi biết là phải đợi bà chánh án quyết định. Ông hy vọng ngày tiền nghị án sẽ xảy ra sớm hơn là dự tính vì theo lịch trình của tòa án thì 31-7-2004, hai bên nguyên đơn và bị cáo phải nộp kết quả cuộc điều tra lên chánh án để chánh án quyết định ngày tiền nghị án. Tiền nghị án là ngày chánh án làm việc với luật sư hai bên nguyên đơn và bị cáo để hai bên cho biết việc chọn ngày xử thuận tiện cho cả hai bên và sẽ đem những vấn đề gì ra xét xử. Theo thông lệ, ngày xử chính thức sẽ sau ngày tiền nghị án 4 hoặc 6 tuần lễ. Luật sư Clanton dự tính rằng ngày tiền nghị án có thể xảy ra trong khoảng tháng 8. Đây là những kết quả đầu tiên mà chúng tôi ghi nhận được về diễn tiến vụ án nầy.

Đến đây, tôi xin trình bày thêm về trường hợp bà chánh án Janet Sanders. Trước đây, WJC đã xin hoãn ngày tiền nghị án ba lần, mỗi lần một tháng. Theo thủ tục tại tiểu bang Massachusetts, các Chánh án làm việc luân phiên, mỗi vị hai tháng. Đến lần thứ tư, đột nhiên WJC xin hoãn ngày tiền nghị án trong 8 tháng, từ tháng 12-2002 cho đến tháng 8-2003. Lúc bấy giờ tôi yên chí rằng họ xin hoãn để làm xong chương trình trước khi xử án, nhưng không phải vậy. WJC và UMass Boston biết tháng nào ai là chánh án, nên họ đợi đến phiên bà Janet Sanders ngồi ghế chánh án, họ mới đưa ra đề nghị bác bỏ "class action", bởi vì "class action" rất quan trọng, có thế rất mạnh và gây tổn thất cho Viện Đại học rất lớn khi thua kiện. Cần chú ý là bà chánh án trước đây không biết rằng ông Nguyễn Bá Chung, Giám đốc Chương trình nghiên cứu là người Việt Nam và về ý thức hệ, cho tới nay, vẫn là 2 nước VN như trước năm 1975. Trong khi hoãn ngày tiền nghị án trong 8 tháng, WJC và UMass Boston tiếp tục vận động để gây khó khăn cho CĐNV. Họ lập đơn xin Tòa bác bỏ "class action". Việc nầy được bà cháng án Janet Sanders chấp thuận vào tháng 5-2003. Khi quyết định bác bỏ "class action", bà chánh án Janet Sanders đã bút phê rõ ràng rằng WJC đã thuê mướn hai người VN rồi, [Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi], như vậy đâu có vấn đề kỳ thị quốc tịch"

Trước quyết định nầy, luật sư Keane không hề có sự phản kháng theo lời chúng tôi yêu cầu. Ông lại viết một lá thư báo rằng kể từ lúc đó, theo lệnh của chánh án, ngoại trừ Nguyễn Hữu Luyện là người của tiểu bang, các nguyên đơn khác ở ngoài tiểu bang Massachusetts không còn là thành viên của vụ kiện nữa. Tuy nhiên, sau khi luật sư Keane bàn giao cho hai luật sư mới, các luật sư mới đã đưa các nguyên đơn khác trở lại vụ án như cũ. Như trên đã nói, bà Janet Sanders đã nghe luật sư cả hai bên trình bày, và điểm quan trọng là cho đến phiên điều trần hôm nay, bà chánh án mới biết rằng Nguyễn Bá Chung là người VN và trước đây có hai nước VN, trong đó, cái nước VN kia đã kỳ thị chống lại nước VN của CĐNV.

Câu hỏi 5: Có một vấn đề khá tế nhị, nhưng cũng cần được đặt ra là xin anh vui lòng cho biết kinh phí vụ kiện như thế nào" Và các anh đã làm như thế nào để có kinh phí lo vụ kiện nầy"

NHL: Thưa anh về vấn đề kinh phí có thể chia làm hai giai đoạn, tùy thuộc vào hai tổ hợp luật sư khác nhau. Trong giai đoạn đầu, tôi nhờ luật sư Keane ước tính xem chi phí tôi phải trả từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vụ kiện là bao nhiêu" Ông Keane ước tính là 100,000 Mỹ kim. Tôi đã loan báo với Cộng đồng, vận động mở Quỹ pháp lý do ông Mai Văn An làm thủ quỹ, xin đồng bào giúp đỡ. Đến tháng 10-2002, khi đồng bào ủng hộ đủ 100,000 đồng, chúng tôi đã đóng quỹ, không nhận thêm tiền nữa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người ủng hộ, và ông thủ quỹ Mai Văn An đã trả ngân phiếu lại cho những vị hảo tâm nầy. Khi tổ hợp luật sư cũ ngưng vụ kiện, họ tính chi phí chúng ta phải trả cho họ là 55,000 Mỹ kim. Như thế, Quỹ pháp lý còn lại 45,000 Mỹ kim.

Sau khi thay đổi luật sư, tôi cũng đã nhờ tổ hợp luật sư mới ước tính chi phí vụ án, và được biết là cộng chung các khoản chi phí của Luật sư khoảng trên 98,000 Mỹ kim. Chúng tôi lại mở lại Quỹ pháp lý và xin đồng bào cho chẵn 100,000 Mỹ Kim cho gọn, trong đó chúng ta còn 45,000 Mỹ kim của quỹ cũ, nay chúng tôi xin đồng bào ủng hộ thêm 55,000 Mỹ kim nữa. Ngày 7-2-2004, trong một bữa cơm gây quỹ, đồng bào Bắc Cali đã giúp thêm cho Quỹ pháp lý 25,000. Như thế, cộng với số tiền 45,000 cũ, số tiền mới lên được 70,000â. Ngày 4-4-2004 vừa qua, đồng bào Nam Cali đã quyên góp giúp Quỹ pháp lý thêm 30,000 nữa. Như vậy số tiền để trả luật sư đã đủ 100,000 Mỹ Kim. Chúng tôi đã loan báo đóng Quỹ pháp lý từ ngày 9-4-2004. Chúng tôi cũng đã thông báo rõ là chúng tôi xin hoàn lại tiền quý vị hảo tâm gởi về Quỹ pháp lý sau ngày 9-4-2004.

Đã hơn 3 năm qua, chúng ta đã nói nhiều về vụ kiện WJC, nhưng chúng ta nói cho chúng ta nghe với nhau thôi. Trong khi dư luận chính yếu có ảnh hưởng quyết định đối với vụ án là dư luận của xã hội Hoa Ky [mainstream society]. Dân chúng, báo chí, truyền thanh, truyền hình, các nhân vật có thẩm quyền trong chính giới Hoa Kỳ, hầu như không ai biết về vụ án nầy, một bằng chứng rất rõ là ngay cả bà Chánh áùn là người đã từng bác bõ "class action" mà vẫn chưa biết gì về việc Giám đốc chương trình là người VN với hệ tư tương thù nghịch với CĐNV là đối tượng nghiên cứu của chương trình này.

Bây giờ vụ kiện đang bước vào giai đoạn quyết định, chúng ta cần chuyển các thông tin chính xác về vụ kiện vào chính giới Hoa kỳ. Do đó, ở Houston, nhóm yểm trợ Vụ kiện WJC đã tổ chức bữa cơm gây quỹ, không phải để chuyển về Quỹ pháp lý mà là để tổ chức Đại Hội Mười Ngàn Người. Đồng bào đã ủng hộ hơn 19,000 Mỹ Kim, chi phí 4,000, và còn được 15,000 để dùng vào việc chi phí cho Đại hội Mười Ngàn Người, dự tính vào tháng 7 sắp tới. Đại hội sẽ mời đại diện CĐNV của các tiểu bang Hoa Kỳ và CĐNV tại các quốc gia khác trên khắp thế giới về dự. Quý vị đó sẽ mang theo biểu ngữ và cờ của quốc gia đang lưu trú. Quan khách chính của Đại Hội Mười Ngàn Người là giới báo chí, radio, truyền hình, và các nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ để họ chứng kiến mối quan tâm lớn lao của CDNV đối với việc làm cực kỳ nghiêm trọng của WJC/Umass Boston. Đại Hội này sẽ giúp quần chúng Mỹ thấy rõ phản ứng của CĐNV đối với Viện đại học UMass Boston, và thấy rõ tầm mức quan trọng của Chương trình nghiên cứu của WJC/Umass Boston đối với lịch sử của Cộng đồng người Mỹ gốc Việt và CĐNV khắp nơi trên thế giới.

Sau đó, chúng tôi dự tính sẽ tổ chức một cuộc tiếp tân ở Washington D. C., trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ, nhắm mục đích mời các giới có thẩm quyền ở Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội tới dự để các vị đó tận mắt nhìn thấy những sự việc đang xảy ra trong CĐ người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi sẽ bán vé để lấy tiền trang trải chi phí cho buổi tiếp tân đó. Chắc chắn giá vé vừa đủ để chi phí, không lấy thêm một đồng nào cho Quỹ pháp lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã được CĐNV tai Massachusetts cho biết, sắp tới sẽ tổ chức hội thảo để đồng bào ta tại Boston được hiểu rõ về ý nghiã quan trọng của vụ kiện WJC đối với lịch sử CĐNV tại hải ngoại.

Đấy là những việc chúng tôi dự tính làm để tạo dư luận mạnh mẽ yểm trợ cho vụ kiện nầy nhằm củng cố khả năng chống trả áp lực chính trị nặng nề của một trường đại học lớn, được chính quyền tiểu bang che chở, và đàng sau lại có bàn tay của nham hiểm của Việt cộng Hà Nội.

Câu hỏi 6: Chúng ta đang nói về vụ kiện, mà kiện thì kết quả có thể là tốt hay không tốt. Nếu trong trường hợp kết quả không tốt, tức thua kiện thì anh sẽ làm gì" Và nếu kết quả tốt, nghĩa là thắng kiện, thì sẽ làm gì, anh có thể cho biết điều nầy"

NHL: Chúng tôi đã dự tính trước là mặc dù chúng ta có đầy đủ chứng cớ về sự vi phạm luật pháp của WJC/Umass Boston, nhưng chúng ta không loại bỏ khả năng có thể bị phán quyết sai, vì áp lực chính trị quá nặng. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta sẽ chống án. Chúng ta PHẢI theo đuổi vụ án nầy đến cùng. Khi mang vụ án nầy ra khỏi tiểu bang, sẽ không còn áp lực chính trị nữa, chắc chắn chúng ta sẽ thắng. Chúng ta là những người Mỹ gốc Việt. Chúng ta được luật pháp bảo vệ và chúng ta cương quyết đòi hỏi sự che chở của luật pháp. Không phải là tuyệt đối, nhưng luật pháp Hoa Kỳ tương đối có những công bằng và hợp lý của nó, và chúng ta có thể tin tưởng vào kết quả phán xét cuối cùng của công lý Hoa Kỳ. Thóat khỏi áp lực chính trị của tiểu bang, chúng ta đương nhiên sẽ tìm thấy công lý, lúc đó thắng lợi thuộc về công lý hay nói khác đi, thuộc về chúng ta. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải quyết tâm, kiên nhẫn, bền bĩ theo đuổi vụ án đến cùng, chắc chắn chúng ta sẽ giành phần thắng. Chúng ta phải thắng vụ kiện nầy để bảo vệ vị trí lịch sử của CĐNV tỵ nạn Cộng Sản. Đấy là mục tiêu vô cùng quan trọng của CĐNV chúng ta.

Sau khi thắng kiện, chắc chắn chúng ta sẽ có một số tiền bồi thường lớn. Tất cả các nguyên đơn đã quyết định không một ai lấy một đồng nào trong số tiền bồi thường nầy và toàn bộ số tiền nầy sẽ được dùng để cống hiến cho một trường đại học có uy tín hoặc một trung tâm nghiên cứu có uy tín, để thực hiện một chương trình nghiên cứu trung thực, vô tư để chúng ta đưa vào kho tàng văn học và lịch sử Hoa Kỳ và nhân loại, một tài liệu nghiên cứu chân chính về CĐNV tỵ nạn cộng sản như đã trình bầy trong câu hỏi số 3.

Câu hỏi 7: Cảm ơn anh đã cho biết đầy đủ về vụ kiện WJC. Chúng tôi luôn luôn mong muốn rằng nhóm nguyên đơn sẽ thắng kiện, nhưng nếu có những điều không thuận lợi xảy ra, chúng tôi tin tưởng rằng tất cả những người tỵ nạn CS, tức CĐNV hải ngoại, sẽ luôn luôn đứng đàng sau lưng và hỗ trợ các anh. Còn lại một vấn đề hoàn toàn cá nhân. Chúng tôi nghe nói rằng anh bị Viện đại học UMass Boston từ khước không cho anh triển hạn theo luật định để nộp luận án cao học. Anh có thể cho biết rõ ràng vấn đề nầy, và anh cho biết đây là một vấn đề riêng tư của anh hay đây là một vấn đề liên hệ đến vụ kiện của Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản"

NHL: Thưa anh, vụ kiện nầy xảy ra vào tháng 3-2000, thì tháng 5-2000 tôi học xong chương trình cao hoc và đã dự lễ ra trường vào mùa hè năm 2000. Trong Lễ ra trường, mỗi sinh viên được phát một văn bằng tượng trưng, chứ không phải văn bằng chính thức. Sau đó, các sinh viên về trường, nộp luận án thì mới có văn bằng chính thức. Nếu làm không kịp thì sinh viên có thể xin triển hạn từng năm một, và mỗi sinh viên được quyền triển hạn 5 lần trong 5 năm. Riêng trường UMass Boston lại còn cho thêm 2 năm nữa cho sinh viên triển hạn nộp luận án cao học, nghĩa là trước sau được triển hạn 7 năm. Mỗi lần xin triển hạn, để duy trì vị trí sinh viên, phải đóng tiền mỗi năm hơn 200 Mỹ Kim.

Riêng tôi, vì quá bận rộn theo đuổi vụ án, chưa làm xong luận án Cao học, nên hàng năm tôi đã điền đơn xin triển hạn và đóng tiền lệ phí đầy đủ. Từ năm 2000 đến nay, tôi mới xin triển hạn 3 lần. Đột nhiên, đến năm nay, 2004, Viện đại học UMass Boston bác đơn xin triển hạn của tôi. Điều nầy có nghĩa là tôi bị đuổi ra khỏi trường, và tất cả công lao tôi đã dành ra trong hai năm để theo đuổi chương trình cao học hoàn toàn bị phế bỏ, vì không thể nộp luận án để lấy văn bằng tại trường đại học khác.

Tôi đã báo cho luật sư chúng tôi biết đây là một hành động có tính cách trả đũa của Viện UMass Boston. Luật sư đại diện Cộng đồng đã viết thư cho luật sư của bị cáo nói rằng đây là một hành động vi phạm luật pháp có tính cách kỳ thị và trả đũa, để yêu cầu Viện UMass Boston điều chỉnh ngay việc làm sai trái đó, nhưng không thấy bên bị cáo trả lời, nên luật sư của Cộng đồng đã nộp đơn khởi tố tại tòa án với lý do là Viện đại học UMass Boston đã vi phạm Luật kỳ thị đới với tôi (Nguyễn Hữu Luyện).

Tôi xin trình bày thêm là mùa hè năm 1998 tôi đậu Cử nhân hạng danh dự [Magna cum laude] tại Viện đại học nầy, và số điểm ra trường bậc cao học của tôi là 3,35 trên 4, là một điểm không cao lắm, nhưng chắc chắn là không thấp. Tôi được các giáo sư chứng nhận là một sinh viên tốt, không vi phạm luật nhà trường, làm đầy đủ tiểu luận, nghiên cứu ..., không hề có một sai phạm nào hết.

Bây giờ bỗng nhiên Viện UMass Boston đuổi tôi ra khỏi trường, nên luật sư của Cộng đồng đã nhân danh cá nhân tôi, đệ đơn khởi tố hành động kỳ thị rất lộ liễu của Umass Boston. Trên danh nghiã, đây là một việc riêng tư của tôi không liên quan đến Cộng đồng, nhưng trên thực tế, chính vụ án WJC đã sinh ra vụ án này. Và chính vụ án này đã trở thành một bằng chứng sống động để chứng minh cho hành động kỳ thị và trả đũa của Umass Boston đối với cá nhân tôi.

Vụ án thứ hai nầy có một ảnh hưởng rất mạnh đối với vụ án thứ nhất và giúp cho luật sư dễ chứng minh cho sự vi phạm kỳ thị trong vụ án thứ nhất dù đây là một việc hoàn toàn riêng tư. Cũng vì tính cách riêng tư nên tôi không tường trình lên Cộng đồng. Trong đơn khởi tố, luật sư đã yêu cầu bị cáo phải bồi thường: Thứ nhất, bồi thường tất cả số tiền tôi đang nợ nhà nước mà tôi đã mượn trong thời gian đi học. Ngoài ra bồi thường tất cả những chi phí khác như thời gian đầu tư để đi học, bồi thường việc căng thẳng do quyết định nhà trường gây ra cho tôi. Số tiền đòi bồi thường lên đến khoảng trên 1 triệu Mỹ Kim. Nếu tôi thắng kiện, chắn chắn tôi không sử dụng hết số tiền bồi thường nầy, mà còn dùng làm một việc gì ích lợi cho đời sống tinh thần của Cộng đồng. Khi nào cầm tiền thì tôi mới có thể nói. Bây giờ đề cập tới vấn đề này giống như người xưa hay nói: "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng".

****

Chúng tôi xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu Luyện đã trình bày rõ ràng và cặn kẽ vụ kiện WJC, mà anh đang khổ công đeo đuổi để bảo vệ danh dự và vị trí của CĐNV tỵ nạn cộng sản chẳng những ở Hoa Kỳ mà cả trên thế giới. Vụ kiện nầy không phải chỉ để bảo vệ sự thật về diễn tiến tình hình người Việt tỵ nạn cộng sản sau năm 1975, mà còn để bảo vệ hào khí của người tỵ nạn và hào khí của những thế hệ kế thừa của CĐNV ở hải ngoại. Tuổi trẻ không có hào khí về nguồn gốc của mình thì chỉ là một cơ thể không có linh hồn, không có sinh khí, chắc chắn sẽ đánh mất truyền thống nơi xứ người.

Đây không phải là vụ kiện của riêng anh Nguyễn Hữu Luyện. Đây cũng không phải vụ kiện của nhóm "class action", không phải là vụ kiện của riêng ai, mà là vụ kiện chung của tất cả những người Việt Nam ra nước ngoài tỵ nạn cộng sản tự hào về căn cước của mình. Vụ kiện nầy còn là hy vọng của những người ở trong nước đang muốn vùng dậy giải thể chế độ cộng sản độc tài đảng trị bóc lột và tham nhũng.

Để kết luận, chúng tôi xin mượn lời của bác sĩ trẻ Bích Ngọc, khi chị đại diện cho Uỷ Ban Bảo Vệ Danh Dự Người Việt Tỵ Nạn ở Montréal, giới thiệu anh Nguyễn Hữu Luyện trước khi anh nói chuyện với đồng hương ở Montréal sau Lễ Giổ Tổ Hùng Vương do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal tổ chức vào chiều Chủ nhật 25-4-2004, tại Trung tâm Lajeunesse, số 7378 đường Lajeunesse, Montréal:

"Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ngỏ lòng tri ân đến ông Nguyễn Hữu Luyện, người chiến sĩ QLVNCH hào hùng, người đã phát giác ra âm mưu thâm hiểm của UMass Boston và CSVN, và đã không ngừng tranh đấu để điều hướng vụ kiện lịch sử trên con đường thắng lợi, ngõ hầu bảo vệ SỰ THẬT và DANH DỰ của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên toàn thế giới."

TRẦN GIA PHỤNG (Montréal - Toronto, 24-26-4-2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.