Hối Lộ Từ Tuổi Thơ"
Trần Khải
Làm thế nào để trừ diệt tham nhũng, hối lộ -- những tệ nạn đang vắt kiệt sức của đồng bào" Làm thế nào để làm cho tham nhũng và hối lộ biến mất ngay từ tận gốc các dịch vụ căn bản của người dân như bệnh viện, trường học, công sở thường nhật" Tất nhiên là phải có cách, ít nhất là làm giảm trừ, bởi vì các xã hội khác đã làm được thì VN cũng có thể làm được, nếu chính phủ thật tâm muốn.
Tham nhũng bắt nguồn trước tiên là từ lạm dụng quyền lực, vì cần sự ưu đãi bất công từ người có quyền lực. Cần trước tiên là bộ máy tư pháp nhà nước và báo chí phải nhìn thấy trừ diệt tham nhũng là nhiệm vụ phải làm. Nếu tận gốc, bộ maý tư pháp nhà nước không muốn trừ diệt tham nhũng, và nếu báo chí lơ là chấp nhận, thì đó sẽ là cội nguồn nuôi dưỡng tham nhũng thêm, vì quyền lực không kiểm soát tất nhiên sẽ bị lạm dụng.
Bi thảm là hiện tượng: Tham nhũng tại Việt Nam phần lớn bị lộ là vì tư pháp nước ngoài và báo chí quốc tế. Thí dụ, bản tin AP ngày 1-4-2010 ghi nhận rằng chánh án liên bang Mỹ Richard Leon đã đón nhận lời tự nhận tội và chịu phạt từ luật sư Gero Herrmann thay mặt hãng xe hơi Daimler vì đã hối lộ cho các quan chức tại Nga, Việt Nam, Trung Quốc, Nigeria, Hungary, Latvia, Croatia, Bosnia và một số nước khác. Daimler chịu trả chính phủ Mỹ tiền phạt về hình sự 93.6 triệu đô la, và đền 91.4 triệu đô la vì lợi tức sai trái. Nếu không có tư pháp Mỹ, vụ này là êm luôn.
Trường hợp tham nhũng để thầu in tiền nhựa polymer cũng thế. Nếu báo The Age không điều tra ra vụ công ty Úc Securency hối lộ các quan chức VN để trúng thầu in tiền nhựa, vụ này sẽ không ai biết. Điều để suy nghĩ là, tuy đã bị lộ, nhưng phía tư pháp Việt Nam vẫn lặng lẽ. Có lẽ vì cơ quan nhận hối lộ lúc đó là tận gốc liên hệ gia đình Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Đức Thúy và vì đối tác của Securency là Lương Ngọc Anh, giám đốc công ty ngoại vi kinh tài cuả Công An CSVN" Như thế, báo chí Úc đã đóng vai làm hiển lộ một số vụ tham nhũng tại VN.
Hay vụ tham nhũng ở PCI để thầu xây các xa lộ quanh Sài Gòn, chỉ bị lộ vì phía Nhật Bản, chứ không phải từ phía Hà Nội hay Sài gòn.
Một vụ hối lộ có tiếng vang lớn tại Mỹ mấy tuần qua là từ công ty Nexus. Nhà báo Bùi Tín trên trang blog ở đài VOA ngày 18-3-2010 đã có bài viết nhan đề “Một vụ án tham nhũng liên quan đến VN ra trước tòa án Mỹ.” Trong bài này, ghi nhận trích như sau:
“...Tất cả lấy từ nguồn truyền thông của nước Mỹ. Từ hãng tin và báo Mỹ, vào giữa tháng 3-2010 này.
Toà án thành phố Philadelphia - bang Pensylvania, miền Đông Hoa Kỳ vừa mở phiên toà bắt đầu xét xử 3 người Mỹ gốc Việt về tội "bán một số trang bị quân sự đặc biệt của Hoa Kỳ và hối lộ cho người nước ngoài". Các bị cáo - 3 anh em ruột họ Nguyễn, là:
- NAM NGUYỄN 54 tuổi, Chủ tịch của hãng NEXUS TECHNOLOGIES;
- KIM NGUYỄN 41 tuổi, phụ trách theo dõi thực hiện hợp đồng của hãng;
- AN NGUYỄN 34 tuổi, thực hiện việc chuyển hàng đã bán.
Sự việc diễn ra từ năm 1999 đến năm 2008; người nhận hối lộ là một số quan chức ở Việt Nam; số tiền hối lộ là 250.000 US$. Số hàng bán lên đến hàng vài chục triệu đôla.
Thiết bị quân sự đã bán gồm: máy móc, phụ tùng để lập bản đồ dưới nước, trang bị để dò, tháo gỡ bom mìn, phụ tùng cho máy bay trực thăng, máy dò tìm hoá chất, thiết bị viễn thông cho vệ tinh...đã được chuyển về Việt Nam dưới hình thức thiết bị công nghệ thường.
Sự việc bị tiết lộ từ tháng 10 - 2009. Vụ án đã được khởi tố. Cuộc xét xử vừa khởi đầu. Phía Hoa Kỳ đã và sẽ thông báo dần cho phía chính quyền Việt Nam, yêu cầu phối hợp và hợp tác để phá án được thuận lợi..
Do là vụ án lớn, liên quan đến an ninh và quốc phòng, nên quá trình điều tra thêm, xét xử và tuyên án có thể kéo dài vài tháng, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 7 năm nay.
Các chuyên gia về luật pháp của Mỹ, những nhà báo Mỹ chuyên theo dõi các vụ án tương tự, phỏng đoán rằng bị cáo Nam Nguyễn (chủ tịch hãng ) và An Nguyễn (người chuyển giao hàng) có thể bị 35 năm tù giam và Kim Nguyễn (người theo dõi việc thực hiện hợp đồng) có thể bị 30 năm tù giam, và số tiền hãng Nexus phải nạp phạt lên đến 27 triệu US$.
Các nhà bình luận Mỹ cho rằng tuy không có quan chức Việt Nam nào có mặt tại phiên toà, nhưng chính quyền Việt Nam luôn được cả quan toà và bị cáo nhắc đến, vì thủ phạm chính của vụ án là những người đi tìm mua lậu thiết bị quốc phòng là hàng cấm của Mỹ, đã thông đồng với các bị cáo trong vụ buôn lậu lớn này, lại còn ăn hối lộ để chia nhau.