Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

06/12/200900:00:00(Xem: 4856)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Tôi nhìn đăm đăm vào mặt thằng Lợi, nó cũng chằm chằm nhìn tôi. Dưới ánh điện, tôi còn nhìn rõ con ngươi của nó hôm nay, dài ra như hình trái xoan. Đôi con ngươi ấy có mầu xanh của nước biển, thỉnh thoảng lại lóe sáng. Cái mầu xanh biển khơi này, là cái mầu của thủy chung. Dù có giông tố, bão bùng thì vẫn trước sau như một, muôn đời vẫn là mầu xanh. Tôi nhìn qua cửa sổ, dù trời đã tối đen, nhưng tôi vẫn biết trong cái đen tối mênh mông vô cùng đó, có một đấng thượng đế tối cao uy quyền. Tôi như muốn qùy xuống để cảm tạ Người, đã ban cho tôi một người bạn, đã cho tôi được hưởng những nghĩa tình bao la như đại dương của bạn bè. Óc tôi liên tưởng đến đôi bạn ngày xưa: Lưu Bình, Dương Lễ, và một đôi bạn ngày nay, trong một môi trường: tình người hình như đã cạn khô. Tôi nhớ lại hai ba tháng trước, có lần thứ Bẩy, Chủ Nhật tôi đến nhà Lợi, chị Lợi đã ngần ngừ hỏi tôi, như sợ tôi từ chối:
- Anh Bình có thể giúp tôi, một việc được không"
Nhìn thằng Lợi, rồi vừa cười, tôi vừa nói:
- Chị làm cái gì mà quan trọng thế! Cái gì tôi làm được thì chị cứ nói.
Chị Lợi vào buồng xách ra hai cái túi xách, để trước mặt tôi:
- Tôi còn nhiều việc qúa! Tiền họ đóng hụi cho tôi hàng tuần nay, hơn một chục bát "hụi". Tôi còn để lung tung, nhờ anh sắp xếp lại, loại nào ra loại ấy, rồi anh cũng đếm dùm, anh ghi ra giấy rõ ràng, cho tôi nhé! Cám ơn anh trước!
Vợ chồng Lợi còn nhờ tôi trông luôn nhà, hai vợ chồng phải đi có việc. Giấy 50 đồng, 20 đồng, 10 đồng, 5 đồng, 1 đồng lộn tùng phèo, đầy hai cái túi xách bằng nhựa. Một mình tôi làm gần 3 giờ đồng hồ, trong khi đời sống của tôi khi ấy, 10 đồng đã là một vấn đề không nhỏ, tôi vừa sắp tiền, đầu óc tôi miên man. Trước hết tôi phải xin cám ơn tấm lòng biết người, của vợ chồng Lợi, đã tin tưởng một người bạn. Phần tôi tự hiểu, phải hành xử sao cho xứng đáng với vợ chồng nó. Tôi nghĩ môt câu, không nhớ rõ của vị nào: Chỉ những người có tâm hồn, mới được hưởng những ân tình tâm hồn. Không có tâm hồn của Roméo, thì cũng không có tâm hồn của Juliette.
Tôi về đến khu Ông Tạ đã 9 giờ 30 tối, khi vào đến cổng xứ Nam Hòa, dưới ánh đèn điện mập mờ sáng tối, một hình ảnh vẫn ghi vào tiềm thức dịu dàng, lâng lâng của tôi. Thầy tôi chống gậy đầu tóc bạc phơ, đang cầm tay dẫn mẹ tôi 72 tuổi mù lòa, đi phía sau. Hình ảnh một ông cụ đầu bạc, dẫn dắt một bà cụ mù lòa. Cả khu vực ấy: Nam Hòa, Nghĩa Hòa, Sơn Tây và khu Thánh Tâm, hình như nhiều người nhìn thấy hơn một lần.
Tôi đã đến thay thầy tôi dẫn mẹ tôi về nhà, tôi cũng băn khoăn hỏi mẹ tôi:
- Sao hôm nay, thầy mẹ về chầu muộn thế!
Mẹ tôi nói rất nhỏ, nhưng tôi vẫn nghe rõ:
- Cha Bình (giống tên tôi), hôm nay người giảng thêm về: "tình thương yêu, đùm bọc giữa người với người ".
Tôi cũng nói luôn với mẹ tôi là đêm 14-1 này tôi sẽ ra đi. Mẹ tôi, đem cả hai tay nắm chặt tay tôi như muốn giữ lại, nhưng miệng người lại nói:
- Mẹ vẫn hàng ngày, cầu khấn Chúa và Đức Mẹ Maria cho con!
Về nhà cơm nước xong là tôi lên gác ngủ, khoảng 11giờ tôi đã ngủ được đâu, nghe tiếng mẹ tôi vọng lên:
- Thằng Bình đã ngủ chưa con"
Bật dậy, tôi vừa xuống gác vừa thưa khe khẽ, sợ giấc ngủ của thầy tôi. Tôi vào ngồi bên người, cũng thì thào:
- Sao mẹ chưa ngủ"
Người không nói gì, người sờ tìm tay tôi, rồi người giúi vào tay tôi, một cái khăn tay nhỏ, người cũng thì thào:
- Con hãy giữ kỹ để phòng thân!
Tôi khẽ bước xuống, ra mé cửa sổ có ánh sáng đèn đường chiếu vào, có 2 tờ giấy 50 đồng và hai chiếc nhẫn vàng, mỗi chiếc một chỉ đã móp méo. Tôi hiểu mẹ tôi lòa đã 16 năm rồi, người không có tiền, chắc rằng do các em tôi dấm dúi biếu mẹ, mẹ tôi đã dành dụm, chắt chiu để "thủ". Bây giờ vì con, mẹ tôi có tiếc gì" Nước mắt của tôi đã dàn ra, nhưng mẹ tôi làm sao mà nhìn thấy! Hai chỉ vàng, một trăm bạc với lúc có, thì không là gì, nhưng trong lúc này! Tôi gói cả lại, ngửa bàn tay của người, rồi đặt lên, tôi nói trong nước mắt:
- Xin mẹ tha tội cho con! Con bất tài, trở thành con bất hiếu!
Để cho mẹ già yên lòng, tôi bóp nhẹ tay người nói thêm:
- Thân con xoay xở được! Mẹ hãy giữ lấy phòng hờ cho thầy mẹ!
Chỉ còn bốn ngày nữa, ngày ra đi càng đến gần, nhiều việc càng dồn dập, tôi đã sang chú Tuất, Xuân. Tôi đã đi với cô Thu vào Chí Hòa thăm chú Hoàng, tôi đều đã nói với các cô chú ấy chuyến đi của tôi và nhắc nhở hãy thay tôi trông nom cha mẹ mù lòa già yếu. Những ước vọng của chuyến đi của tôi có ba tình huống: Đẹp nhất. Đi đến nơi mình mong muốn, chuyến đi trót lọt. Điều thứ nhì là sẽ chết ở biển khơi, tôi vui lòng từ giã cuộc đời này. Điều thứ ba là điều xấu nhất, điều bất hạnh nhất là bị bắt.
Sáng nay thứ Bẩy là ngày tôi phải ra chợ Nam Hòa, lao động xã hội chủ nghĩa. Ngoài hai người đã có từ những tuần trước, là cậu Từ sĩ quan Hải quân và cậu Qúy chuẩn úy Thủ Đức, hôm nay có thêm hai anh nữa. Hai anh này đầu cũng đã điểm sương.


Mới sáng sớm, năm anh chàng của VNCH bị một cô CA áo vàng, chỉ huy sai bảo "tóe phở", móc lỗ cống này, quét con đường kia, dọn đống rác kia, khênh cái sạp này v.v… Bao nhiêu bà con qua lại chợ búa, họ đều nhìn với những nét mặt trầm tư, những đôi mắt cảm thông với những người đã chiến bại.
Riêng tôi, vừa làm vừa ngắm nhìn từng căn nhà góc phố, từng chiếc lều, từng gian hàng của ngôi chợ, tiếng chuông lanh lảnh, thánh thót của nhà thờ Nam Hòa. Tất cả là quê hương, là ruột thịt của tôi, tôi sắp phải lìa bỏ, từ giã để ra đi đến một phương trời chưa biết.
Cô Ngọc Anh nhìn tôi hôm nay, tôi cảm thấy có một chút lạ thường. Cũng khuôn mặt chiếc bánh "xèo" vừa lửa, vàng ươm ánh lên nét mời mọc, tôi nhìn cô như muốn nói "cảm ơn" tối hôm qua tôi trình diện xin chữ ký của cô. Được thỏa thuận của bốn anh kia, tôi đề nghị hôm nay lao động sớm hơn một giờ, từ 7 đến 11 giờ thay vì trước đây 8 - 12 giờ. Cô đã nhìn tôi đăm đăm và gật đầu, ngoài ra, như tôi muốn ghé vào tai cô thì thào: "Hôm nay lần cuối, xin giã biệt cô bánh xèo nhé!"
Vì đã hẹn trước với thằng Lợi, vừa dứt điểm LĐXHCN, tôi "nhót" lên yên chiếc xe đạp phóng về khu Thanh Đa, cầu Kinh. Trước ngày đi, gặp nhau để xác định mấy điều quy định.
Hôm nay thằng Lợi có việc phải sang cầu Ông Lãnh, chiều mới về, nó bảo tôi phải chờ nó về! Tôi rủ cháu Lượng và cháu Luyện ra cầu Kinh chơi, mấy chú cháu vui đùa bên ven bờ dòng sông. Nhìn con sông nước chảy hiền hòa, với những khóm dừa nằm ngả bóng hai bên bờ. Xa xa mãi sâu phía trái tôi nhìn rõ, những trái chôm chôm và mãng cầu, giòng liên tưởng của tôi một thoáng giật lùi lại hơn hai mươi năm trước ở Lái Thiêu Bình Dương, với những ngày cuối tuần đầy hoa mộng thời niên thiếu cắp sách đến trường. Tôi quay lại hỏi hai cháu, tay chỉ về phía những chòm cây xanh um:
- Các cháu có thích đến xem vườn chôm chôm đó không"
Cả hai đứa đều hớn hở ra mặt, thằng Lượng dõng dạc:
- Chúng cháu thích lắm chứ! Bố cháu không chịu dẫn chúng cháu đi!
Vừa đi tôi vừa nói, như vui đùa:
- Bố các cháu là người ham việc, còn chú lại ham chơi, nên mới không có tiền!
Đến gần vườn trái cây, nhìn rõ toàn bộ có một vẻ không có người chăm bón, một vài cành cây gẫy, thậm chí có một cây mận (roi) đã đổ nằm ngang lối đi. Đây đó cỏ đã trườm ra nhiều khoảnh, một ông già quấn khăn rằn, nằm hút thuốc rê phì phèo, trên một chiếc võng đang đu đưa. Một căn nhà hai gian, vách gỗ lợp ngói úp, ở sâu mãi giữa vườn. Chú cháu dõi theo tiếng con chim chẻo bẻo đang chuyền cành, thỉnh thoảng lại kêu lên hai tiếng: u… tí... u... tí... Càng gần đến chiếc võng của ông già chừng ngoài sáu mươi, tôi hơi nghiêng mình nhã nhặn chào, khi thấy ông già quay ra:
- Thưa bác nằm nghỉ trưa"
Mặt ông già đang tươi tỉnh, nghiêm hẳn lại rồi tỏ ra lạnh lùng:
- Ừa... ừa....!
Hơi ngạc nhiên, nên tôi hỏi tiếp:
- Vườn trái cây của bác, hình như không có người chăm sóc"
Ông già nhỏm hẳn người, ngồi dậy. Nói như phì ra từ một niềm ẩn ức ở trong lòng:
- Vườn cây của người ta như ni, lại bắt gộp vào làm hợp tác xã. Hai năm nay, tôi không mần nữa!
Để xem lòng dân miền Nam, tôi nói mà như hỏi:
- Các bác nông gia không đồng ý, sao không biểu tình phản đối"
Ông già bỏ cả hai chân xuống dép, đứng hẳn lên:
- Chế độ cũ thì mới biểu tình được, chứ chế độ này có cho biểu tình đâu! Xã này đã bẩy người bị bắt rồi!
Thấy hay hay, tôi chân thành nói thực về tôi:
- Cháu mới ở tù ngoài Bắc về, nên nhiều điều không biết, hôm nay chỉ vì theo tiếng hót của một con chim nên lạc vào vườn, để gặp bác.
Ông già đổi thái độ ngay, ông nói lẹ mà như rống lên:
- Chèng đéc ơi! Tôi tưởng cậu là cán bộ cỡ, của miền Bắc chứ! Cậu nói tiếng Bắc "rặt"!
Ông già kéo tay tôi, rồi nhìn hai cháu Lượng, Luyện:
- Con của cậu đấy hả"
- Dạ, con của người bạn! Cháu chưa có gia đình!
Thế là ông già lại thắc mằc: "Trông đã bốn mươi mấy rồi, sao lại chưa có vợ"" Cứ chuyện này lại ra chuyện kia, để rồi ông già tên là Huỳnh Đức kéo tay tôi vào nhà giới thiệu bà vợ, cũng hiền hậu, ông Huỳnh Đức cũng nói thực:
- Trước 1975, tôi đã che giấu nhiều cán bộ cộng sản, tôi có hai đứa con trai đã theo vào bưng vừa bị hạ tầng công tác, do bản thân chúng nó, và của nông gia chúng tôi. Bây giờ chúng tôi chẳng cần trồng cấy, cây trái nào ra bao nhiêu, hái mà hưởng, chúng tôi đã hiểu rồi!
 Ông bước vào buồng loay hoay một lúc, xách ra một cái túi bao tải con, đặt trước mặt tôi:
- Cậu mang về cho lũ nhỏ ăn chơi!
Tôi không thể từ chối, cuối cùng tôi đã phải mang về một túi lớn ổi, chôm chôm, mãng cầu. Tôi thăm hỏi bác già Huỳnh Đức để hiểu thêm tâm trạng của người dân Nam bộ. Tôi đã hiểu ở miền Bắc, mấy chục năm dưới sự kìm kẹp hà khắc của VC, hầu hết người dân đều căm phẫn, phản đối. Nhưng với cái tài lắt léo, chuyển đổi, hóa giải có một không hai của tụi lãnh đạo VC, kết hợp với khẩu súng và trại tù, nhân dân cũng đành chịu đói khát lầm than.
Thằng Lợi đã về, điều nó căn dặn chính là khi xuống thuyền, tuyệt đối không để ai biết sự quen biết giữa tôi và nó. Ngoài ra, chị Lợi đưa cho tôi một cái nhẫn vàng hai chỉ với lời dặn dò thân tình:
- Anh hãy cất giấu kỹ, trong cái thế chạy trốn, hay bị bắt, hãy đút cho công an mà chạy.
Một điều nữa, chị Lợi sẽ tùy theo, cách vài tháng sẽ đưa gạo xuống cho ông bà cụ. Tôi từ chối là tôi đã giả dối với bạn, nhận thì lòng tôi cũng không nín được tiếng thở dài, cho cái hèn, kém của mình. Theo sự nhắc nhở cuối cùng của thằng Lợi, đúng 5:00 chiều ngày 14/1/1981, tôi sẽ đón một chiếc xe hàng QH trên cầu Trương Minh Giảng. Khi lên xe, có người hỏi thì đưa miếng bìa con mầu vàng có chữ Huế + Qui Nhơn (nét chữ của Lợi) cho họ, khi đi qua đồn Cỏ May, xe sẽ đậu ở chỗ qui định. Lúc ấy sẽ có người đón đưa, như vậy, mỗi người đi đều có sự dặn dò, qui định đón, đưa riêng.
Sáng ngày 14 trước khi tôi đi làm tổ mành trúc, tôi đã căn dặn mẹ tôi những điều cần thiết. Buổi trưa, sau khi cơm nước xong, tôi vào ôm cổ mẹ tôi, rồi thầy tôi, không hiểu ở nhà mẹ tôi có nói gì với thầy tôi không" Khi tôi ôm cổ thầy tôi, thầy tôi cứ ôm tôi mãi, người không chịu bỏ tay ra, miệng thì cứ run rẩy thều thào:
- Con đi... Chúa phù hộ... cho con!....
Trong khi nằm trong buồng, mẹ tôi bắt đầu khóc lóc, gào lên:
- Mày là thằng con bất hiếu! Mày không giúp đỡ tao thì thôi chứ, mày còn ăn bám mà không biết nhục à!
Ba giờ, tôi xách xe đạp và chiếc túi có bộ quần áo cũ ra khỏi nhà, trước những con mắt của một số người hàng xóm chung quanh. Các khâu, đoạn đều như dự trù, chỉ lúc qua đồn Cỏ May, trình giấy tờ sao đó, lằng nhằng đến 20 phút. Tôi không hiểu móc ngoặc, hay dàn xếp giữa CA và bến bãi ra sao" Khoảng 10 giờ, họ dẫn nhóm chúng tôi 7- 8 người theo họ ra thuyền.

Hai mươi chín: Ra khơi tìm tự do

Trời tối đen, chúng tôi cứ đi mãi, hơn môt giờ sau đến một vùng sông nước, họ nói sắp tới thuyền rồi, tuyệt đối im lặng! Khi tôi trông mờ mờ một con thuyền ở một bến sông, thì có tiếng cháu Thủy (con gái lớn của Đạt), gọi nho nhỏ: "Chú Bình đâu"" Cũng lúc ấy, chiếc thuyền đã nổ máy.... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.