Đã Chịu Hay Chưa" – Mõ Sàigòn
Vua Cảnh Công nước Tề, có thú vui cưỡi ngựa bắn tên, nên thường đi săn bắn. Ái phi là Đổng thị, mới nhân lúc Cảnh Công được vui. Quỳ xuống thưa rằng:
- Thiếp lần dở sách xưa, có đọc được câu: Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, thời đủ biết với người quân tử - việc tề gia nó quan trọng thể nào - mà bệ hạ mãi vui cùng cùng bọn sĩ tốt ở rừng xa hoang vắng, đến độ quên béng chuyện tề gia, là nghĩa làm sao"
Cảnh Công giả lả đáp:
- Muốn tề gia thì phải có vợ. Ta chưa có vợ, thời… tề được hay sao"
Đổng thị nghe Cảnh Công giải bày như vậy, mặt bỗng nghệch ra. Thảng thốt nói:
- Thiếp tận tình săn sóc, hầu hạ đêm ngày, đến nỗi ăn chẳng biết ngon, ngủ chẳng đầy giấc, mà nay bệ hạ lại chặt đẹp thế này, thì thiệt khiến cho thiếp phải buồn đau không dứt!
Đoạn, xụ mặt xuống mà thở. Cảnh Công thấy vậy, mới nhỏ giọng nói rằng:
- Ái khanh là niềm vui, là sức sống, là nơi đã giúp ta hiểu được hạnh phúc ở cõi đời này. Có điều, ái khanh chưa phải là hoàng hậu, nên gia đạo chưa thông, thì dẫu muốn làm sao ta tính tới"
Tối đó, lúc lui về hậu cung, bất chợt có Thái công công đến thưa với Cảnh Công rằng:
- Chuyện của ái phi bệ hạ tính sao" Đặng nô tài biết mà mần theo cho trúng!
Cảnh Công cười nhẹ đáp:
- Trăm họ là của ta. Hà cớ chi phải giam mình vô trong đó"
Thái công công mắt trợn ngược lên. Lắp bắp thưa rằng:
- Đành là vậy, nhưng nếu bệ hạ không lập chánh cung, thời… hết hơi lấy ai truyền ngôi báu"
Cảnh Công mĩm cười đáp:
- Hôm nọ ngao du ở ngoại thành, bất chợt gặp một đạo sĩ. Ta có hỏi rằng: "Quả nhân bên trái có em, bên phải có út, trước sau mỹ nữ xếp hàng, mà duyên phận chưa êm, là cớ làm sao"". Hắn đáp: "Duyên phận một khi tới thì đẩy không ra, cắt không đứt, cố quên cũng không làm sao quên được. Bây giờ bệ hạ chưa gặp bởi vì duyên chưa tới. Chỉ có vậy thôi!", nên ta chẳng vội xáp vô là vì duyên cớ đó.
Ngày nọ, có sứ thần của Lỗ qua dâng cho Cảnh Công một con chiến mã. Cảnh Công lấy làm thích lắm bèn sai tả hữu dùng quốc lễ mà đón tiếp. Lúc ấy, có Bản Thương là mã phu nổi tiếng một vùng, nên được Cảnh Công vời vô. Nói:
- Ta giao cho ngươi chăm sóc con ngựa này. Nếu nó được bình an mạnh khỏe, thì đường tài lộc của ngươi sẽ như diều gặp gió. Bằng ngược lại thì giỗ chạp tới luôn. Nhắn vợ ngươi nhớ lo phần nhang khói.
Thương cúi đầu lạy tạ, rồi thơ thới dẫn ngựa ra phía sau mà chăm sóc. Vợ của Thương là Hàn thị, thấy vậy, mới lo âu mà nói với Thương rằng:
- Làm việc với vua mà lỡ chết thì không phải chết một mình. Sao chàng lại dính vô"
Thương thở ra đáp:
- Vua gọi mà từ chối thời phạm tội khi quân, mà nhận làm không xong cũng tuồng y như thế, nên ta đành nhận. Chỉ mong mưa thuận gió hòa, để ta được ổn yên bên nàng cho khoan khoái.
Rồi nhìn thẳng vào mắt của Hàn thị. Tha thiết nói:
- Chết. Ta không sợ. Nhưng khi nghĩ đến nàng trở thành cô phụ, thời ta lại không vui. Thiệt hổng biết có là mê không nữa"
Một thời gian sau, con ngựa tự nhiên lăn ra chết. Cảnh Công giận lắm, cho là cố tình giết ngựa, bèn sai tả hữu lôi đầu Thương ra chém. Gặp lúc Tướng quốc Án Tử đang ngồi bên, ngăn lại mà hỏi vua rằng:
- Xưa vua Nghiêu vua Thuấn chém người thì chém ở đâu trước"
Cảnh Công ú ớ đáp:
- Quả nhân không biết!
Án Tử lại hỏi:
- Chết mà tâm phục, thì mới thu được lòng dân. Xử chết mà lòng dân không phục, thì mầm mống tiêu tan đã nằm ngay nơi đó!
Cảnh Công nghe vậy, trong bụng hoang mang chưa biết liệu định thế nào. Chợt Án Tử ào tuôn phang tiếp:
- Không phải lỗi lầm nào cũng có thể sửa được. Cũng vậy. Đầu rớt rồi. Lẽ nào nối đặng hay sao"
Cảnh Công càng nghe càng hoảng, liền nhìn đám tả hữu. Phất tay nói:
- Tạm thời giam ở ngục để luận tội rồi mới chém sau, để trước là nó yên tâm xuống tuyền đài, sau khỏi phải trách ta làm vua không tốt!
Án Tử thấy vậy, mới đứng lên mà thưa rằng:
- Tên phạm nhân này chưa biết rõ tội mà chịu chết. E rằng không phục. Hổng chừng lại tưởng là oan. Chi bằng để hạ thần luận tội nó rồi hạ ngục cũng chẳng muộn.
Cảnh Công nghe vậy nhẹ cả người. Hớn hở đáp:
- Phải! Phải!
Lúc ấy, Án Tử mới kể tội rằng:
- Người ta có một tội đã đủ chết. Còn ngươi, có ba tội đáng chết. Thứ nhất. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội. Lại để chết con ngựa rất quý của nhà vua, là cái tội thứ hai. Để vua mang tiếng vì con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua. Phần ngươi, làm chết một con ngựa, khiến cho dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng ngấp nghé, là cái tội thứ ba. Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục, đợi lúc ta bố cáo cho bàn dân thấu hiểu tội của ngươi, rồi xách đầu ra chém, thời vợ con ngươi cũng không lấy gì ân hận, mà chúa thượng cũng được yên, bởi bá tánh sẽ ngừng thôi thắc mắc!