Đức Đệ tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Đại lão Hoà Thương Thích Huyền Quang, nhơn Phật Đản năm 2552 Phật lịch, nhằm năm 2008 Tây Lịch, nhận định về tình hình Phật Giáo và quốc gia dân tộc VN. Lời của Ngài, "Ba ngàn năm Phật Giáo thế giới, hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam, lịch sử chưa bao giờ chấm dứt trong công cuộc giải thoát giác ngộ cho quần sanh, cứu khổ trừ nguy cho nhân dân đất nước, thức tỉnh Phật tính trong lòng người dìu dắt chúng sinh lên ngôi Phật. Phật giáo là sự đối diện chứ không phải quay lưng với xã hội. Phật Giáo dấn thân vào nơi tham tàn, loạn tướng của xã hội để tịnh độ hoá nhân gian.
Ngài kêu gọi: "Chánh pháp không thể nở hoa trên giang sơn nô lệ. Chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo. Bản hồi xuất thế của chư Phật là xuất hiện nơi trần thế để cừú độ muôn loài."
Thông điệp Phật Đản năm 2552 Phật lịch, của vị chân tu suốt đời vì đạo pháp và dân tộc, dài 2 trang, gồm 22 đoạn, 52 hàng, 1149 chữ. Phần quan trọng - theo thiễn ý của người viết bài này -- Ngài nhấn mạnh nhứt là nhiệm vụ của người Phật tử đối với đất nước và đồng bào trong cơn quốc nạn với lời kêu gọi dấn thân nhập cuộc để giải trừ quốc nạn và pháp nạn.
Thông điệp của Ngài đưa ra lúc này là đúng lúc. Không ít người sẽ suy nghĩ. Tâm lý thực dụng thoả hiệp đang xảy ra do hoàn cảnh nhiều năm đấu tranh cho tự do tôn giáo và tư do nhân quyền, mà chưa có kết quả như ý muốn. Tâm lý thực dụng này đang nảy sinh nơi người Việt trong đó có người trong ngoài nước, người theo đạo và lẫn người không theo đạo. Sự nóng vội cộng với thiếu kiên nhẩn đặt thành vấn đề đấu tranh gì đấu tranh hoài mà chẳng đi dến đâu, thôi thì dựa vào nhà cầm quyền CS để phát triển đất nước và phát triển đạo.
Nhưng xét cho cùng kỳ lý, tâm lý đó không đạo lý. Một, nội cái việc muốn dựa vào nhà cầm quyền, lợi dụng nhà cầm quyền để phát triễn, cái ý đó đã là một ý không chánh trực rồi. Cái kiểu cứu cánh biện minh cho phương tiện đó không thể áp dụng cho những giá trị tinh thần thiêng liêng. Tự do tôn giáo, tư do dân chủ, nhân quyền; tôn giáo đạo lý, quốc gia dân tộc là những giá trị không thể tương nhượng, không thể thương lượng được. Hai, giá trị của tôn giáo là tâm linh, nội lực thăng hoa, cứu độ chớ không phải vật chất. Tâm đạo là chánh yếu của tôn giáo, chớ không phải cơ sở vật chất. Cơ sở tôn giáo to rộng mà không phải nơi nương tựa tinh thần, không có câu trả lời câu hỏi hằng cữu của Con Ngưòi chết sẽ đi về đâu, không phải là cửa ngỏ cho linh hồn hoá độ thì cơ sở vật chất sẽ không đáp ứng được nhu cầu tâm linh và sẽ vắng khách. Ba, chân lý là niềm tin tuyệt đối, điều phải nói, phải làm, chớ nói theo, nói để mưu lợi là vọng ngữ.
Cái gì chớ Phật Giáo VN Thống Nhứt, nhứt là hai vị HT Huyền Quang và Quảng Độ nếu chịu dựa vào nhà cầm quyền, nói theo nhà cầm quyền thì CS Hà nội sẽ trải thảm đỏ đón rước, tài trợ tiền bạc xây cất chùa chiền. Đã bao lần Thủ Tướng chánh phủ, Bộ Trưởng Công an của nhà cầm quyền CS Hà Nội cho phương tiện đến tận nơi, đưa rước, thỉnh mời, mà nhị vị Hoà Thượng đâu có dựa vào nhà cầm quyền để phát triễn đạo. Cái gì chớ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhà cầm quyền, hai vị Hoà thượng từng có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, từng ban thông điệp, đạo từ, nhiều lần nói chuyện trước quần chúng; hai Ngài thưà tài trí để có lời hoa mỹ cho Hà nội vui lòng. Nhưng hai Ngài vẫn tôn trọng chân lý, dân khổ nói dân khổ, đạo bị làm khó, nói đạo bị làm khó. Lịch sử thế giới đã từng chỉ rõ chính những giá trị đạo lý thiêng liêng, những chân lý hằng cữu, va tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi, tinh thần bất khuất của Phật Giáo đã làm cho Phật Giáo thâm thâm diều diệu nhưng ngàn năm vẫn còn. Chớ không phải nhũng mưu cầu thực dụng giai đoạn.
Cái kiểu thực dụng của Ong Chuá Trung Cộng Đặng tiểu Bình, mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt chuột được đều tốt; nó có thể đắc dụng cho một đảng phái chánh trị, cho một nhà cầm quyền, quan nhất thời. Nhưng nó không phù họp với một tôn giáo thâm thâm diều diệu ngàn năm vẫn còn như Phật Giáo. Nên Đức Tăng Thống Phật Giáo VN Thống Nhứt mới nhấn mạnh trong giai đoạn này. Tinh lý tự giác và giác tha, tinh lý cứu độ chúng sinh và truyền thừa chánh pháp của Phật Giáo đòi hỏi người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ. Vì Chánh pháp không thể nở hoa trên giang sơn nô lệ. Chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo.