Trong phần Câu Chuyện Thể Thao hôm nay, chúng tôi xin được cùng quý thính giả tìm hiểu về bộ môn Dã Cầu, hay còn gọi là môn khúc côn cầu, tức Baseball.
Dã cầu là một môn thể thao tranh đua theo hình thức 2 đội thay phiên nhau công thủ để đoạt điểm với nhân số mỗi đội là 9 người qua 9 hiệp đấu, tuy được kèm theo những luật lệ rất chi tiết ở từng giai đoạn của trận đấu nhưng cũng chính vì vậy mà nó trở thành những bộ phận được chính thức hóa và trở nên quen thuộc đối với khán giả hâm mộ. Đồng thời, để hiểu được hết luật lệ của môn dã cầu, người ta vẫn có thể vừa xem các trận đấu hoặc vừa tham gia chơi dã cầu cũng không có trở ngại gì.
Tùy theo qui định của các giải chuyên nghiệp quốc nội hoặc các giải thi đấu qui tụ nhiều đội bóng tham gia thì cũng có trường hợp trận đấu đang diễn ra gặp thời tiết xấu hoặc một bên tấn công ghi được quá nhiều điểm cho thấy mức độ chênh lệch tỷ số quá xa thì bên đội tạo tỷ số điểm nhiều sẽ được quyết định thắng trận gọi là Gold Game, hoặc những qui định về luật không cần tuyển thủ giữ vai trò ném bóng phải cầm gậy quật bóng khi đội mình đang tấn công v.v.. Nói chung là tùy thuộc vào mỗi giải thi đấu hoặc giải chuyên nghiệp quốc nội ở các quốc gia yêu chuộng dã cầu, những qui tắc và luật định sẽ được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và sở thích của từng nơi.
Trong 1 trận đấu dã cầu thì vai trò của từng cầu thủ được liên kết với nhau chặt chẽ nên nó là một môn thể thao được đánh giá là tương đối dễ hiểu khi ta quan sát trận đấu. Đặc tính của môn dã cầu là trận đấu không bị hạn chế thời gian thi đấu như một số môn thể thao khác như bóng rổ, túc cầu, Rugby v.v…và tuy tùy theo diễn tiến của trận đấu thì thời gian tương đối sẽ kéo dài nhưng đại khái nếu tính ở mức trung bình mỗi trận đấu cũng chỉ mất khoảng từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ.
Nếu đội nào có nhiều tuyển thủ ném bóng sẽ có khuynh hướng thay cầu thủ khác vào ném thế ở những khi tình trạng cầu thủ ném không được tốt hoặc để đở tổn hao thể lực vì họ vốn là những tuyển thủ chính của trận đấu sẽ phải ném liên tục vào mỗi hiệp khi đội mình ở thế phòng thủ. Đây cũng là 1 yếu tố quan trọng của môn dã cầu khác biệt hẳn với các môn thể thao khác do tuyển thủ ném bóng luôn nắm phần quyết định sự thắng bại của trận đấu. Bởi vì nếu tuyển thủ ném banh thật tốt không để đối phương quật trúng thì sẽ bảo đảm được tỷ số khó bị mất điểm rồi từ đó đội của họ sẽ có lợi thế khi tấn công ít nhất là về mặt tâm lý an định.
Hiện nay, môn dã cầu rất được thịnh hành tại một số khu vực trên thế giới như Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada, Trung nam Mỹ gồm Mễ Tây Cơ, Cuba, Cộng Hòa Dominica, Nicaragua, Panama, Puerto Rico, Colombia, Vénézuéla và vùng Đông Á gồm Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan. Riêng tại Hoa Kỳ và Nhật Bản thì dã cầu đã trở thành môn thể thao được hâm mộ rất cuồng nhiệt với giải chuyên nghiệp quốc nội hàng năm được tổ chức rất qui mô và mang nặng tính cách truyền thống nên qui tụ được nhiều nhân tài xuất sắc.
Tuy vậy, mãi cho đến nay người ta vẫn chưa biết rõ nguồn gốc xuất phát của môn dã cầu và nhiều nhà nghiên cứu Âu Mỹ lẫn Nhật Bản đều có khuynh hướng cho rằng dã cầu được bắt nguồn từ một môn thể thao mang tính cách vui chơi giải trí gọi là Town Ball xuất xứ từ Anh Quốc, sau đó được những người di dân mang vào truyền bá tại Hoa Kỳ rồi dần biến hóa thành môn dã cầu ngày nay. Mặc dù cũng có luận thuyết đưa ra bởi Ủy Ban Điều Tra Nguồn Gốc Môn Dã Cầu được hình thành vào năm 1907 tại Hoa Kỳ, chủ trương rằng vào năm 1839 có 1 quân nhân tên Abner Doubleday Hoa Kỳ đã nghiên cứu về dã cầu rồi thúc đẩy việc tổ chức trận đấu dã cầu đầu tiên tại Newyork, thế nhưng đến nay người ta đã tìm thấy được nhiều điểm mâu thuẫn nên luận thuyết này không được xem là có luận cứ vững chắc.