Hôm nay,  

Hoa Sen Mùa Thu

16/10/201000:00:00(Xem: 6141)

Hoa Sen Mùa Thu

Hình ảnh tu học tại Phổ Đà Sơn.

Diệu Trang
(Ghi lại những ngày tu học tại Tu viện Phổ Đà Sơn, mùa Thu năm 2010)
Thứ Sáu, ngày 01 tháng 10
Sau 6 tiếng khởi đi từ Toronto, xe chúng tôi đến Phổ Đà Sơn lúc 3 giờ chiều. Đồi lá vàng tịch lặng dưới cơn nắng vàng lúc nhợt nhạt lúc chói chang theo từng áng mây chợt ẩn chợt hiện. Rảo quanh một vòng thăm lại cảnh cũ thân quen. Gặp Hòa Thượng Nguyên Siêu đến từ Hoa Kỳ đang thảnh thơi ngắm cảnh nơi hành lang của khu tăng xá. Chắp tay xá chào Hòa Thượng với dăm ba câu thăm hỏi, vài tiếng cười thân thương. Mươi phút sau xe của quý Thầy cũng tới, trên xe có nhị vị Tâm Huy và Tâm Quang đến từ Hoa Kỳ cũng đã đến chùa Pháp Vân từ hôm trước để tháp tùng cùng TT. Tâm Hòa, TT. Nguyên Lạc và một số cư sĩ khác. Nghe đâu đã có quý HT. Trí Đức, TT. Trường Phước và ĐĐ. Vĩnh Phước cùng phái đoàn khác với mấy mươi Phật tử của thành phố Montreal, Orlando, Florida cũng đã tới từ đêm qua.
 Phút chốc bỗng thấy thầy trụ trì  từ xa thong dong đi xuống dốc mòn vương vãi lá thu, không dấu được vẻ vồn vã khi đón chuyến bus của phái đoàn Phật tử đến từ Toronto. Niềm vui hiện rõ trên môi cười rạng rỡ của vị sơn tăng quanh năm làm bạn với cỏ cây sỏi đá. Tiếng chào hỏi thăm nhau làm rộn rã cả khu núi đồi tịch lặng. Hành lý được chuyền tay nhau chuyển lên dãy an cư nằm trên con dốc với những phiến đá làm thành những bậc thang gập ghềnh, chông chênh.
Đưa mắt trải rộng quanh khu đồi. Quang cảnh quen thuộc nơi này mỗi năm lại được dịp xôn xao khi rừng vừa thay lá. Thấp thoáng từ xa nơi vườn Lộc Uyển và trên mái cao của khu trai đường, bắt gặp dòng chữ “Khóa Tu Học do Thân Hữu Già Lam tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn…”.  Dưới gió chiều lạnh buốt, lòng chợt xúc động nhớ đến phương hướng sinh hoạt đơn giản của Hội Thân Hữu Già Lam“Đến với nhau từ chân tình pháp lữ, thực hiện hạnh lành trên nền tảng của Trí tuệ và Từ bi, Thân Hữu Già Lam không có biên cương của địa phương, tông phái, không có giới hạn của tuổi tác, căn cơ. Từ nơi “thân hữu" mà góp ngàn cánh tay phương tiện; từ nơi “già-lam” mà vun trồng muôn vạn hạnh-nguyện độ sinh”. Với ước vọng và lý tưởng cao đẹp như thế, thử hỏi có ai mà không cảm mến, hân hoan, trân quí. Nơi nào có sự dìu dắt chỉ dạy ân cần của các bậc chân sư, nơi nào tạo cho họ niềm tin nơi Tam Bảo, nơi nào họ gặt hái được niềm an lạc, thì dẫu có xa xôi cách trở đến đâu, ở bất kỳ độ tuổi nào,  họ cũng thiết tha đến để được tu học, và chính vì vậy mà mỗi năm số học viên càng đông hơn. Năm nay cả Thầy lẫn trò có hơn 100 vị, từ cậu bé mười tuổi đến cụ già trên 80.
Sau khi đã ổn định chỗ ở, 6 giờ chiều cùng ngày, đạo tràng tập trung trên chánh điện để bắt đầu cho lễ Khai Mạc Khóa Tu Phật Pháp Mùa Thu 2010.  Bao chộn rộn của vài tiếng trước đây được lắng xuống với lời niêm hương của HT. Trí Đức, thân tâm đi vào tĩnh mặc theo mỗi câu kinh kệ cùng với tìếng chuông mỏ hòa nhịp ngân vang.
Sau thời kinh ngắn, là lời chào mừng xúc động của TT. Bổn Đạt, Viện chủ Tu viện Phổ Đà Sơn khi nhận thấy sự hiện diện đông đủ của Phật tử, đứng ngồi chật cả chánh điện với diện tích khiêm tốn, điều này chỉ thấy được qua khóa tu như thế này mỗi năm một lần. Thầy Viện chủ thay mặt chư tăng nhắn gửi đến hàng học viên rằng hãy nắm lấy cơ duyên quý báu trong 3 ngày tu ngắn ngủi này để thúc liễm thân tâm, hòa hợp trong tinh thần buông bỏ hết mọi chấp ngã của bản thân, thể nhập nhau như những người thân trong đại gia đình mới, để cùng nhau tu tập tinh tấn, gặt hái được nhiều lợi lạc cho mình và cho người. Nhân đây, Thầy giới thiệu nội dung giảng dạy và tu học của khóa tu năm nay là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Tiếp lời, HT. Trí Đức nói vài lời khuyến tấn Phật tử hãy cố giữ bản thể thanh tịnh như giữ gìn hạt giống Phật trong tâm. Và sau đó, TT. Nguyên Lạc thông báo chương trình tu  học sít sao. Cuối cùng, quý Thầy lui về bản vị, để hội chúng dành ít phút để bàn thảo với nhau về những quy định của khoá tu hầu giúp cho việc tu tập trong suốt 3 ngày được trọn vẹn sự tôn kính và hài hòa.
 Đúng 7 giờ 30 tối đó, đạo tràng chính thức bước vào buổi học đầu tiên với bài giảng của HT Trí Đức. Hòa thượng giảng rằng, Đức Thích Ca Mâu Ni đến thế gian này với mục đích duy nhất là “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”. Nhưng chúng sinh có nhiều căn cơ khác nhau nên Phật cũng vì vậy mà tùy cơ thuyết pháp, phương tiện nói ra nhiều bộ kinh để dẫn dụ chúng sinh. Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật Giáo, chỉ rõ cho chúng sinh thấy rõ Phật tánh của mình, dạy con người hành Bồ tát đạo tiếp tục cuộc hành trình tiến hóa để dần tiến về Phật quả. Hòa thượng nói sơ qua rằng trong kinh Đại tập, đức Phật đã huyền ký ba thời kỳ của Phật pháp, đó là thời Phật tại thế (giới luật thành tựu), thời tượng pháp (thiền định thành tựu), thời mạt pháp (niệm Phật thành tựu). HT đi sâu vào pháp môn tịnh độ, một đời thành Phật, để cuối cùng hoàn lai tam giới phổ độ chúng sinh. Con đường Bồ Tát là con đường cao đẹp mà khóa tu năm nay cũng như mọi năm, học viên đều được quý Thầy nhắc nhở, khuyến tấn.
Bài giảng của Hòa thượng kéo dài gần hai giờ đồng hồ như một cơn mưa đầu mùa gột rửa bao bụi trần còn vướng bận trong tâm. Đạo tràng ai ai cũng hoan hỷ, để rồi tất cả mang cái tâm hoan hỷ ấy tiếp tục bước vào thời khóa tọa thiền niệm Phật. Nhiếp tâm tọa thiền mà nghe nhịp thở của muôn loài như hoà làm một thể. Bao dấu vết nhọc nhằn của những tháng ngày khổ cực hằn sâu trên nét mặt đã tan biến tự bao giờ. Những gì còn lại là những nét rạng rỡ, hân hoan.
Màn đêm buông xuống tự lúc nào. Tiếng bước chân xào xạc trên lá bên thềm, tiếng nói nho nhỏ, tiếng cười khúc khích, như sợ khuấy động rừng đêm. Trên bước đường về nơi tịnh xá, cảm nghe được nỗi tịch liêu qua hơi sương thấm vào từng sớ thịt. Chợt nhớ thương về sự khổ hạnh của đức từ phụ Thích Ca. Qua khỏi những bậc thang đêm lạnh lẽo này, chúng con sẽ bước vào bên trong với chăn êm nệm ấm, có chỗ chắn gió che sương, có được giấc ngủ an lành bên những người bạn đạo. Còn Cha, năm xưa khổ hạnh nơi rừng sâu núi thẳm, đối diện với những hiểm nguy, cô đơn, đói khát. Ấy vậy mà Cha đã chịu đựng và vượt qua tất cả. Vì ai" Vì hạnh nguyện độ sinh, vì những kẻ vô minh như con đây. Hôm nay chúng con về đây, tập sống theo hạnh của Người, mò mẫm từng bước trong đêm mà cứ ngỡ đang lần theo từng bước Cha để lại, dẫu cho nơi núi rừng Phổ Đà Sơn này Cha chưa từng đặt chân đến, nhưng mỗi chiếc lá, hòn sỏi, giọt sương nơi này đều có hơi thở của Cha. Gia tài Cha để lại không có nơi chốn nào dung chứa nổi, mà bàng bạc khắp pháp giới này.
Mọi người dỗ giấc ngủ của đêm đầu tiên nơi miền sơn lâm lạnh lẽo.
Thứ Bảy, ngày 02 tháng 10
Tiếng chuông thức chúng chưa kịp rung thì mọi người đã thức dậy. Sau giấc ngủ ngắn vì nỗi niềm hân hoan của những người con cùng tử, mọi người chào nhau buổi sáng làm vui nhộn khu tịnh xá. Lắng nghe tiếng đại hồng chung ngân vọng khắp núi rừng. Có cụ dậy sớm hơn mọi người, chuẩn bị áo tràng, ngồi niệm Phật trông dễ thương như một vị Phật sống. Nhìn hình ảnh tinh tấn ấy ai cũng thấy vui lây. Trước 6 giờ sáng, mọi người đã có mặt đầy đủ trên chánh điện, trang nghiêm chào đón quý thầy để cùng nhau chuẩn bị cho thời công phu sáng. Sau khi niêm hương đảnh lễ Tam Bảo, tiếng hô canh của thầy Vĩnh Phước được điểm từng tiếng chuông, nghe thật thiền vị. Dưới bóng tối khi trời còn chưa sáng, khi tiếng niệm hồng danh  “Nam mô A Di Đà Phật” vừa dứt cũng là lúc hội chúng khép lại mắt trần đi vào cõi tĩnh mặc của tâm. Mười lăm phút tịnh tâm đầu ngày trôi qua trong tịch lặng trang nghiêm, nhìn vào cõi lòng tĩnh tại để nhận ra hạnh phúc nhất chính là giây phút bình yên này. Rồi thời kinh Lăng Nghiêm và thập chú ngân lên như những sóng âm thanh vi diệu vang vọng khắp núi rừng. Không một tạp niệm naò có thể xen vào, có chăng là niềm hỷ lạc mà đại chúng cảm nhận được khi biết mình có được phước duyên có mặt trong đạo tràng thanh tịnh này.
Giờ công phu vừa hoàn mãn, đại chúng được phục vụ ăn sáng thật chu đáo. Lững thững dạo quanh núi rừng lúc buổi sớm mai. Ngang qua thảm cỏ xanh còn đẫm sương đêm, dừng chân bên đài Quán Âm, ngước nhìn dáng Mẹ đứng giữa trời sương lạnh giá, bắt gặp nửa vầng trăng hạ huyền chưa kịp lặn trên nền trời mờ sáng. Đưa tầm mắt qua bên kia bờ hồ, thấy ngổn ngang bao phiền trược đã bỏ lại dưới chân đồi từ hôm qua. Gió thu thổi lạnh, quay bước vào trong chờ giờ thuyết giảng của HT. Nguyên Siêu.
 Hòa thượng trình bày đại cương về bộ kinh Pháp Hoa, ngang qua 4 câu kệ nói lên yếu chỉ của tòan bộ kinh Pháp Hoa, quy kết tất cả tinh thần Phật giáo đại thừa, chỉ có thời pháp Hoa là thời mà đức Phật thọ ký cho con người thành Phật. “Nhất nhơn tán loạn tâm. Nhập ư tháp miếu trung. Nhất xưng nam mô Phật. Giai dĩ thành Phật đạo”. Sau đó Hòa thượng nói về tên của bộ kinh với 3 ý nghĩa. Thứ nhất, lấy tên loài hoa đặt tên cho bộ kinh, hoa sen là loài hoa trưởng thành trong bùn lầy ô uế, cũng vậy, từ thế gian phiền trược này mà con người thành Phật. Thứ hai, hoa sen là loài hoa được mệnh danh là “nhân quả đồng thời”, vì vậy, ai là người thọ trì, tụng đọc, và y cứ theo kinh Pháp Hoa mà tu tập thì người đó có khả năng thành Phật. Thứ ba, hoa sen là hoài hoa không có các loài bướm ong đến vây quanh hút mật hay làm thối rửa, vậy nên, một người nhất tâm tu hành theo kinh Pháp Hoa thì tâm người ấy sẽ thuần hậu thanh tịnh. Từ ba ý nghĩa đó, giúp cho Phật tử nhớ nghĩ đến hình ảnh chư Phật, Bồ tát đứng hoặc ngồi trên toà sen, nghĩ đến ước nguyện của đức Thế Tôn có mặt trong đời này để hóa độ con người và chúng sinh giữa bể đời khổ đau này. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”.
Buổi giảng của HT. Nguyên Siêu thật hay, sôi nổi, thân tình khiến cho Phật tử ai nấy cũng đều hoan hỷ, nhưng thời gian có hạn cho mỗi vị giảng sư nên Hòa thượng phải ngưng, nhường thời gian kế tiếp cho TT. Tâm Hoà dướng dẫn tiếp về chủ đề của khóa tu năm nay.
Với một tâm hồn thi sĩ, Thượng tọa mở đầu cho bài giảng của mình bằng cách đọc một bài thơ đạo, để từ đó nói lên tinh thần tu học của người xưa và ý thức trách nhiệm của Phật tử trong khóa tu này, là buông bỏ hết mọi lo lắng, ưu tư, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, để tâm hồn thoải mái thì mới tu học và gặt hái được nhiều lợi lạc. Thượng tọa giới thiệu tổng quát về nhân duyên Phật thuyết kinh Pháp Hoa để đại chúng hiểu sâu hơn về ý nghĩa thời gian mà kinh Pháp Hoa ra đời. Nếu như kinh Hoa Nghiêm được Phật thuyết 21 ngày sau khi thành đạo, được ví như mặt trời mới mọc (nhật xuất tiên chiếu), thì kinh Pháp Hoa được Phật tuyên thuyết vào 8 năm sau cùng, được ví như mặt trời hoàng hôn (nhật một hoàn chiếu). Thượng tọa giải thích, trong một pháp hội nghe kinh, gồm có 4 chúng: Chúng khải thỉnh, chúng đương cơ, chúng tán trợ, chúng dự duyên. Vì vậy, tùy theo trình độ căn cơ của chúng hội mà Phật bi mẫn tuyên thuyết. Riêng trong kinh Pháp Hoa, chúng hội nghe pháp là chúng Nhị thừa (Thanh Văn, Duyên Giác), nhân đó, Thượng tọa giảng 3 giai đoạn của ảnh dụ là hoa sen như sau: Thứ nhất, nhân vì có gương có hạt nên hoa sen có mặt, dành cho chúng Thanh Văn ( bậc trung hạ căn). Thứ hai, nhân vì hoa nở, hiển bày gương và hạt, từ đó mở bày phương tiện để hiển lộ Phật tánh, dành cho chúng Duyên Giác (bậc thượng căn). Thứ ba, là bỏ tất cả cánh và nhụy - tức phương tiện - chỉ còn gương và hạt, đức Phật đã tận tụy hướng dẫn mở bày cho chúng sinh tỏ ngộ và hội nhập Phật tri kiến, dành cho bậc Bồ tát (bậc thượng thượng căn). Qua bài giảng của mình Thượng tọa thiết tha nhắn gửi đến đại chúng, một vị bồ tát dấn thân vào đời phải mang theo mình Trí tuệ và Từ bi. Hãy vận dụng mọi phương tiện một cách hữu hiệu dựa trên căn bản của Bồ đề tâm ấy, ngõ hầu vượt qua mọi thành kiến, dư luận, tâm phân biệt của thế gian. Thời giảng kết thúc trong niềm vui của đại chúng khi được lắng nghe những lời dạy uyên thâm và chân tình cuả thầy.


Tan lớp, đạo tràng xuống trai đường thọ trai trong im lặng và tỉnh thức. Những món ăn ngon không làm lòng vui sướng, mà chỉ để nhắc nhở mọi người quán chiếu rằng  nguyện cho những thức ăn này sẽ trở thành pháp thực nuôi dưỡng tấm thân tứ đại này có đủ sức khỏe để tu tập.
Giờ chỉ tịnh được một số ít học viên đi ngắm cảnh, tản bộ, thưởng thức phong cảnh thơ mộng tịch liêu của Phổ Đà Sơn tu viện.
Trước 2 giờ 30 chiều, tiếng chuông ai đó rung lên báo hiệu cho giờ thuyết giảng khác. Sau thời gian nghỉ ngơi, đạo tràng hăng hái trở lại chánh điện với Cư sĩ Tâm Huy. Cư sĩ đi thẳng vào của phẩm thứ 25 trong kinh Pháp Hoa để giảng về hạnh tu của Bồ tát Quán Thế Âm. Cư sĩ giải thích tâm chúng sinh gồm có chơn tâm (tức Phật tánh) và vọng tâm (tức chúng sanh tánh). Hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm là tầm thanh cứu khổ. Qua đó, cư sĩ giảng  về phương pháp tu của Ngài qua 4 cấp độ. Thứ nhất là “quán” các pháp bên ngoài, là nghe khắp pháp giới bằng cái tâm rộng mở (nhĩ căn viên thông). Thứ hai là “phản văn văn tự kỷ”, là xoay cái  nghe về lắng nghe lại nội tâm của mình để thấy biết rõ phiền não khởi lên, nhưng đừng cố diệt chúng vì bản chất của tâm là vọng động, là sinh diệt. Thứ ba là nhìn thấy được phiền não trong tâm mình đó là giả (ngũ uẩn giai không), biết vậy nên không để cho những đìều không thực đó lôi cuốn, làm sợ hãi, hoặc làm chủ được mình. Thứ tư là không còn trụ, không còn chấp vào sự quán chiếu cái không đó nữa. Phiền não sinh khởi, trụ, rồi diệt đi. Buông hết tất cả phiền não thì lúc đó chơn tâm hiển lộ, Phật tánh phơi bày. Khi niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm đúng phương thức thì chúng sinh sẽ thoát khỏi mọi khổ đau, lân mẫn đi vào trong cuộc đời hoá độ chúng sinh bằng các hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Nội dung ngắn gọn nhưng chứa đựng sâu sắc về ý nghĩa của phẩm Phổ Môn được đại chúng hoan nghênh.
Liền sau đó là thời giảng của Cư sĩ Tâm Quang.
Cư sĩ Tâm Quang mở đầu cho bài giảng của mình bằng những câu hỏi gợi ý cho thính chúng chủ động suy nghĩ và trả lời theo sự hiểu biết cuả mình, sau đó Cư sĩ giảng sâu rộng thêm về ý kiến mà học viên đã trình bày. Đó cũng là cách hay để Phật tử có dịp năng động kiểm tra lại sở học của mình một cách mạnh dạn. Những câu hỏi được đặt ra như: có hay không sự mâu thuẫn trong kinh Pháp Hoa khi mà bồ tát tụng kinh Pháp Hoa thì bồ tát thành Phật, vậy kinh Pháp Hoa mà chúng ta tụng đọc bây giờ có phải là bộ kinh Pháp Hoa mà chư vị bồ tát ngày xưa đã tụng đọc hay không" Từ câu hỏi gợi ý này, Cư sĩ giảng về ý nghĩa của thời gian tồn tại của kinh Pháp Hoa. Trên tinh thần tu tập Phật pháp không có xưa nay, hiện tại hay tương lai, thời gian bình đẳng 3 thời, Phật tánh của chúng sinh cũng không vì thời gian mà sinh diệt. Vậy “Phật tánh nằm ở đâu"”, câu hỏi này làm chủ đề cho hàng loạt những giải thích mang ý nghĩa vi diệu mà trong chúng hội hiếm có người nhận ra. Phật tánh nằm ở giữa hai niệm, niệm trước vừa dứt và niệm sau chưa khởi. Cư sĩ dùng hình ảnh của sóng và nước để nói về bản tâm và vọng thức của chúng sinh. Khi tạp niệm khởi lên đừng cố xua đi, vì tạp niệm sẽ tự diệt. Nước là tâm và sóng là tạp niệm (hay chân niệm). Khi sóng biết mình là nước thì sóng an nhiên tự tại trở về với nước. Sóng là nước và nước là sóng. Tạp niệm hay chân niệm cũng đều khởi từ tâm. Cuối giờ giảng, Cư sĩ nhắc nhở rằng pháp môn nào cũng mang đến sự lợi lạc cho người tu tập chân chính, đừng vì ngại khó mà chọn lựa pháp môn dễ hơn. Hãy cứ tiếp tục theo pháp môn và con đường mình đã chọn. Không có con đường Bồ tát nào không có chông gai thử thách. Sự thành tựu Phật quả không phụ thuộc thời gian dài ngắn, mà chính là sự cố gắng, thành tâm, tinh tấn trên mỗi bước đường tu tập giải thoát. Cuối buổi giảng, có một số học viên còn muốn dong tay nêu lên những nghi vấn về những sinh hoạt tu tập hàng ngày, đã được Cư sĩ giải thích nhanh gọn. Không khí của đạo tràng trở nên phấn khởi, vui nhộn.
Buổi giảng cuối cùng trong ngày tu thứ hai kết thúc, thì cũng đến giờ dược thực. Sau đó là giờ tọa thiền.
Sau một ngày thấm nhuần pháp phật với thời gian biểu sít sao liên lục, đã đến lúc đại chúng mong được thư giãn vui cười với nhau trong đêm thiền trà thân mật naỳ. Không khí không trang nghiêm như những giờ nhiếp tâm tu tập, nhưng vẫn giữ tròn sự tôn kính và ôn hòa. Tiếng hát hay, giọng ngâm ấm áp của năm nào nay lại được cất lên theo yêu cầu của đại chúng. Những vần thơ đậm đà ý đạo, những mẫu chuyện vui cũng làm đêm thiền trà trầm tư mà vui nhộn. Rồi những đóng góp hăng say của các học viên làm đạo tràng xôn xao chi lạ. Những đợt pháo tay cổ võ tinh thần, những tràng cười vô tư vô lự tưởng chừng như tan biến ngay, nhưng chính những âm thanh ấy lại vương vấn theo mọi người trên suốt đơạn đường trở về khu tịnh xá lúc đêm khuya.
Những bóng mờ đi dưới hàng cây đã ngủ. Sương đêm ướt lạnh cả khu rừng, thấm buốt bờ vai. Có một niềm vui nho nhỏ lẻn vào giấc ngủ đêm thu làm ấm lòng hành giả và ấm cả căn tịnh xá trên đồi cao.
Chủ nhật, ngày 03 tháng 10
Thức dậy sau giấc ngủ sâu, lắng nghe tiếng đại hồng chung ngân hồi dưới làn sương lạnh giá. Vẫn thời công phu với nghi thức Thủ Lăng Nghiêm như thuờng lệ, vẫn những cảm xúc an bình và trầm tĩnh, nhưng sáng nay tâm tư như có gì mới lạ. Năm thời thuyết giảng qua tuy đã phần nào khai mở tâm trí, khiến lòng xúc động khi tụng đến 10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền. Hàng trăm học viên giờ đây cũng đang lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng, v.v... nhưng sao tâm phàm phu này vẫn còn đầy dẫy bao phiền trược oan khiên thì làm sao có thể “Diện kiến bỉ Phật A Di Đà.”
Sau giờ tảo thực, học viên có mặt đông đủ để lắng nghe bài giảng cuối cùng của khóa tu này do HT. Nguyên Siêu tiếp tục thuyết giảng. HT giảng tiếp ba đức tính của người giảng kinh và thọ trì kinh Pháp Hoa. Thứ nhất, ở nhà Như Lai (Đại bi tâm): gồm có chúng sinh duyên từ, pháp giới duyên từ (đồng thể đại bi), vô duyên từ (vô duyên đại bi). Thứ hai, Khoác áo Như Lai (Nhu hoà nhẫn nhục y). Thứ ba, ngồi toà Như Lai (tòa nhất thiết pháp không). Sau đó Hòa thượng lược qua 28 phẩm trong kinh Pháp Hoa. Thỉnh thoảng theo yêu cầu của Phật tử, Hòa thượng đi sâu một chút vào một số phẩm mà đa số học viên tâm đắc và muốn hiểu thêm  ý nghĩa của những phẩm đó. Bài giảng của Hòa thượng thật tự nhiên như một người cha ngồi kể chuyện cho đàn con nghe, gần gũi, ấm cúng và thân tình. Hòa thượng không quên nhắc nhở rằng, tất cả những pháp môn tu như tụng kinh, trì chú, niệm Phật, ngồi thiền, bố thí, công quả, v,v... đều chỉ là những phương tiện chứ chưa phải là cứu cánh. Cho nên Hòa thượng tán thán tinh thần nghiên tầm kinh điển là điều vô cùng cần thiết, nhưng áp dụng tinh thần nghiên tầm giáo lý vào trong đời sống tu tập hàng ngày mới chính là điều quan trọng hơn.
Trong suốt 3 ngày nơi đây, không có một cơn mưa nào phủ xuống núi rừng. Thay vào đó là những cơn mưa pháp rưới xuống tâm chúng con cằn cõi. Với kẻ phàm độn căn như con, bấy nhiêu cũng đủ làm vốn liếng cho bước đăng trình khi sắp phải xuống núi trong phút giây.
Bên ngoài nắng đã lên cao như muốn sưởi ấm vạn vật và muôn loài. Thầy trò y áo chỉnh tề cho một cuộc thiền hành tìm về bản thể chung. Cuộc hành trình được khởi hành từ vườn Lộc Uyển, vòng qua lối mòn rợp bóng dưới hàng cây vừa thay lá dẫn xuống hồ Bát Chánh đạo, bước chân cẩn thận vượt qua từng phiến gạch cách nhau đặt giữa hồ, thấy mình soi bóng dưới đáy hồ rêu phủ, qua chiếc cầu nhỏ bắc ngang bờ cỏ xanh rì cũng ngập lá thu phong. Có bước chân ngập ngừng của những cụ già khi trước mắt là con dốc ngắn. Già trẻ nương nhau vượt qua đoạn đường thử thách chông gai, đưa bước chân an toàn trên mặt đất phẳng lỳ bên dưới. Đoàn thiền hành đi tiếp ra khỏi cuộc đất của tu viện, dọc xuống con lộ, dừng chân bên thác nước, nghe tiếng suối reo. Đoàn áo vàng hướng dẫn đoàn áo lam băng qua bên kia lộ, tiếp tục con đường ngược dòng. Rẽ vào khuôn viên mênh mông cỏ và muôn sắc lá thu rơi. Men theo bờ hồ ngập lá. Hồ thu phẳng lặng như tờ, như tấm gương khổng lồ cho bóng mây và hàng cây mặc tình soi bóng. (Những lần trước đây chỉ có thể đứng từ trên cao xa kia mà thưởng thức quang cảnh chốn này, nay đã thỏa lòng vì được một lần chạm gót nơi đây). Đi hết chiều dài bờ hồ là ra khỏi khuôn viên này, trở lại con lộ đi về hướng Phổ Đà Sơn. Từ xa bên này lộ đã thấy tượng đài Quán Thế Âm lộ thiên đang trông chờ đàn con quay về. Lại băng qua bên kia lộ, bước lên con dốc dài của tu viện, ngang qua đài Quán Âm, đi thẳng lên những bậc thang để dừng chân hẳn nơi vườn Lộc Uyển. Trên suốt cuộc hành trình dài ngang qua cảnh thu thơ mộng, thử hỏi tâm hồn nào lãng mạn mà không rung cảm trước vẻ đẹp của đất trời tạo hóa. Từ khi cất bước ra đi đã có biết bao tạp niệm khởi lên theo sắc màu biến hoại, xen lẫn với chân niệm A Di Đà Phật. Không có sự im lặng tuyệt đối trong buổi thiền hành này, nhưng mọi người vẫn học được bài học của vô thường. Bài học đó như ánh sáng đầu ngày của vầng thái dương đang tỏa rạng, sưởi ấm thế gian. Tất cả muôn loài đều trỗi dậy tác hạnh dưới hừng đông đó. Tuy bị bước chân đơì khuấy động nhưng từng hòn đá cuội vẫn an nhiên trên khắp nẻo đồi, từng chiếc lá thu vẫn tự tại phơi màu, rơi đều xào xạc, từng cơn nắng vẫn thong dong sưởi ấm vạn vật cỏ cây, từng cơn gió vẫn hồn nhiên thoảng ngát hương thông. Không vì sự nhiễu nhương mà quên làm đẹp cho đời bằng sắc, thanh, hương, dù đó chỉ là huyễn ảo. Chúng ta cũng đang cố trụ vào cuộc đời giả tạm này mà vươn mình trỗi dậy, vượt thoát khổ đau. Ra đi là để trở về, nhưng không phải quay về như những chiếc lá thu rụng mà là những mầm nảy sinh trong tâm thức của chúng ta, lay động, đánh thức Phật tánh tiềm tàng, để trong suốt cuộc đời này và trong nhiều kiếp lai sinh, chúng ta sẽ mãi là con của Phật, quây quần dưới cội bồ đề và sống trong ánh từ quang của Như Lai.
Sau vài phút nghỉ ngơi, lễ Bế mạc được cử hành bằng thời kinh ngắn và hồi hướng. Thay mặt chư tăng, Hòa thượng chân thành và tỉ mỉ cám ơn từng vị trong ban giảng sư cũng như các hàng học viên, vì tình thân thương đối với đạo pháp đã không ngại đường xá xa xôi đến để góp duyên cho Khóa tu năm nay thêm phần đông đủ và ấm cúng. Đại diện học viên cũng nói lên đôi lời cảm tạ với quý thầy đã tận tụy giảng kinh Pháp Hoa với ý chỉ cầu mong Phật tử mang hành trang của một vị bồ tát đi vào cuộc đơì, đem tinh thần từ bi trang trải cho khắp mọi loài chúng sinh.
Quý Thầy và đại chúng xuống trai đường thọ trai trong im lặng. Sau đó Thầy trò cùng nhau chụp hình lưu niệm.
Khi chúng con mang hành trang lên núi vào rừng, háo hức cho một cuộc tương phùng cùng quý Thầy và bạn đạo, là chúng con đã biết sẽ có ngày phải xuống núi chia xa, nhưng sao lòng chúng con không tránh khỏi bồi hồi xúc động, sao vẫn cứ thấy chạnh lòng, lưu luyến, bâng khuâng. Thâm ân dạy dỗ của quý Thầy Cô, khối tình thân thương của các bạn đạo, khiến chân như chùng bước. Có tiếng thông reo nơi triền đồi. Có tiếng gió lao xao cùng lá thu ngũ sắc. Có giọt nắng lung linh sắp tắt dưới trời chiều. Từng góc núi chênh vênh, từng đường đi lối ngõ, từng quang cảnh thơ mộng nơi này đã ghi lại những dấu tích của những người con cùng tử. Chúng con, những kẻ cùng tử, về đây nghỉ ngơi sau bao tháng ngày lang bạt với gió sương, dừng chân lấy chút tư lương quý giá từ người Thầy, người Cha khổ hạnh, rồi lại tiếp tục ra đi, lên đường trở về với những bôn ba nơi phố thị. Nhưng hơn ai hết, chúng con biết chuyến đi này sẽ bắt đầu cho một cuộc viễn du khác vững chãi hơn, bởi không còn gì ngần ngại trên con đường thiên lý sinh tử.
Chia tay nhau, đạo tràng xuống núi. Trả lại khu đồi quạnh hiu cho vị sơn tăng với nụ cười hiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.