Chuyến đi Mỹ của Nguyễn Minh Triết đã được rất nhiều người chú ý, không phải chỉ có quốc tế, người Việt Hải ngoại mà ngay cả những người dân trong nước cũng không đứng ngoài quỹ đạo. Chính vì tầm mức quan trọng để quan tâm, nên người dân trong nước mới phát giác ra những cái nét đặc thù bất biến của làng báo dưới "môi trường XHCN". Tuy không dám công khai, nhưng trong dư luận, cũng có rất nhiều đề tài đem ra luận bàn, và cũng đã chọn cho một cái tên rất đẹp như tựa đề một pho tiểu thuyết hấp dẫn. Đó là "Những bàn tay ảo thuật". Sự kiện "ảo thuật" này không phải chỉ được lưu truyền trong nước, mà nó đã làn tràn ra tới hải ngoại như một câu chuyện mua vui cho đời.
Gã Phù Thủy, se duyên giấy mực
Biến chiếc thuyền tải đạo nhân gian
Thành hang Hồ, gieo rắc nghiệt oan
Bút nhỏ lệ, nghiên sầu ai óan
Theo dư luận chung cho biết, các báo trong nước đã tường trình chuyến đi của Triết hoàn toàn sai sự thật. Ngay khi chuyển dịch bài phỏng vấn của nhà báo Wolf Blitzer (CNN), họ cũng đã cắt xén, thêm thắt rất nhiều đến độ nếu không nói tên tác giả hay nguồn gốc, người đọc cũng không thể nào nhận ra dù có đọc được cả nguyên bản để so sánh. Chỉ một cái chuyện rất nhỏ như khi đặt câu hỏi về LM Nguyễn Văn Lý, nhà báo Wolf Blitzer dùng danh xưng "Cha" cũng đã bị các nhà báo trong nước "bỏ quên", mà chỉ gọi tên LM Lý một cách trống không hỗn láo, xách mé. Một câu hỏi khác về câu chuyện LM Lý nguyên văn như "Bây giờ tôi sẽ đưa cho ông xem một bức ảnh đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới và gây ra quan ngại, nhất là ở Hoa Kỳ. Có lẽ ông biết bức ảnh này'', thì lại được các "nhà báo XHCN" hô "biến" trở thành ''Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không"''
Với những sự việc trên, một số người cho rằng các "nhà báo XHCN" quá dốt, đã dốt tai lại bị điếc nên nghe không được rõ và hiểu được câu hỏi, thành ra phải dịch bậy cho qua chuyện. Tuy nhiên đại đa số lại cho rằng, không phải họ dốt hay bị điếc mà họ đang được lệnh thể hiện cái văn hoá biển lận và lương tâm lươn lẹo của những người cầm bút "dưới mái nhà XHCN". Có lẽ không cần giải thích, nhưng ai cũng biết, cái "văn hoá XHCN" vốn dĩ là nô dịch, vì thế các nhà báo muốn sống còn đều phải mang bản chất nô dịch, họ chỉ biết viết như cái máy từ những chỉ thị của đảng, thì làm sao có thể đòi hỏi sự trung thực, dù chỉ là chuyển dịch qua loa. Do dó, từ trước đến nay người dân thường gọi họ là loại "văn nô, ký nô" cũng chẳng sai tí nào.
Giận những kẻ, không tròn liêm sỉ
Đem bùn nhơ, vấy nhọ bút nghiên
Đưa nhân gian lạc chốn ưu phiền
Uốn lưng, lưỡi, cúi đầu bất mục
Sau cùng, dù muốn nói gì chăng nữa, người dân cũng đã nhìn ra cái bản chất của những tên ký nô trong làng báo VN khi họ uốn lưỡi, cong lưng phục vụ cho CS, trở thành những "bàn tay phù thủy" một cách qúa nhục nhã như vậy. Bởi lẽ ai cũng biết, chức năng của truyền thông là có quyền bình luận theo tư duy, phải nói thay cho người dân những gì họ không thể nói, đồng thời phải tôn trọng sự thật của sự kiện và nguồn tin. Do đó, người dân chỉ mong mỏi những nhà truyền thông trong nước nên tôn trọng liêm sỉ và lương tri của chính họ để người dân có thể nâng cao được kiến thức và giúp xã hội có một hình ảnh mới tươi đẹp.