Hôm nay,  

Lao Bò Có Thể Lây Cho Người

16/06/200700:00:00(Xem: 5058)

Keywords: Bovine tuberculosis, Mycobacterium bovis

Cơ Quan Y tế Thế giới ước lượng có lối 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao và trong số nầy có khoảng 8-9 triệu ca biến thành bệnh lao mỗi năm.

Gần đây, tin tức về bệnh lao ở người được báo chí quốc tế hâm nóng lại nhưng ít người biết được rằng loài thú nhai lại như trâu, bò hươu, nai chẳng hạn cũng có thể bị lao. Ở người, bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, còn tác nhân của bệnh lao bò là trực khuẩn Mycobacterium bovis.

Cách gây bệnh và triệu chứng của hai loại bệnh lao của bò và bệnh lao của người cũng tương tự như nhau.

Bệnh lao bò là gì"

Đây là một bệnh truyền nhiểm do M.bovis gây ra và thường gặp nhất ở loài bò. Bệnh cũng có thể xảy ra ở tất cả loài hữu nhũ khác kể cả loài người. Tiên khởi, trực khuẩn M.bovis bắt đầu tấn công vào các hạch bạch huyết (ganglions lymphatiques,lymph nodes) và gây viêm sưng các hạch nầy. Sau đó theo thời gian trực khuẩn lao lần lần lấn sang các cơ quan khác như phổi chẳng hạn…Tùy theo sức đề kháng của con vật mà biến chuyển của bệnh có thể khác nhau. Trường hợp bệnh nặng, khi mổ bò ra chúng ta có thể thấy những u lao (tubercle)như những abcès nho nhỏ từ 0.5-1.0cm đường kính và thường tập trung dưới dạng kết chùm ở màng phổi (pleura), hoặc ở màng bụng (peritoneum). Ở thú vật, bệnh lao biến chuyển rất chậm. Dấu hiệu chung chung là bò ốm đi, yếu sức, sốt nhiều ít không chừng, biếng ăn, mất cân và thỉnh thoảng hay ho từng cơn. Đôi khi vi khuẩn ngủ cả đời trong cơ thể mà không bao giờ gây thành bệnh cho con vật. Rất khó biết được là con vật đã mắc bệnh lao lúc nó đang còn sống. Bệnh thường được phát hiện ra lúc con thú bị hạ thịt và được thú y sĩ khám tại lò sát sinh.

Bệnh lao bò là một bệnh lây nhiễm từ thú sang cho người (Zoonose).

Bệnh lao bò có thể lây sang cho người nên được gọi đó là Zoonotic TB… Cần nói rõ là tại các quốc gia Tây phương, nhờ các chương trình xét nghiệm thường xuyên tại nông trại (programme d’éradication) bằng test tuberculine (chích ở khấu đuôi bò, pli caudal) để loại bỏ những con nào có dương tính với bệnh lao nên ngày nay bệnh lao bò đã giảm đi rất nhiều tại các quốc gia kỹ nghệ. Riêng Canada thì được xem như không có bò bị nhiễm lao nữa…Tại các lò sát sinh Canada, các quầy thịt bò được khám rất kỹ. Chú trọng đặc biệt nhắm vào các hạch bạch huyết để tìm bệnh tích lésions lymphadénites granulomateuses là dấu hiệu có thể có của bệnh lao bò…Khi cắt các hạch bạch huyết vùng hàm (Submandibular), vùng sau yết hầu (retropharyngeal), vùng cuống phổi (bronchial) và vùng màng ruột (mesenteric), chúng ta thấy hạch có hơi xền xệt (caseous) đôi khi có thêm vài điểm calci hóa. Với các dấu hiệu nầy rất có thể là con vật đã bị lao. Để cho việc chẩn doán được chính xác hơn, quầy thịt bị giam lại trong phòng lạnh để chờ kết quả xét nghiệm của phòng thí nghiệm. Theo kinh nghiệm làm việc của tác giả tại các nhà máy mổ bò ở Canada, thì rất hiếm thấy kết quả dương tính cho biết có sự hiện diện của trực khuẩn lao M. bovis trong bệnh phẩm, nhưng thay vào dó là các loại vi khuẫn nhóm Actinobacillus hoặc Actinomyces, v.v…tức không phải là vi trùng lao. Trong chăn nuôi, nhằm bảo vệ sức khỏe công cộng cho nên người ta không chủ trương chữa trị thú bị nhiễm lao.

Tại Canada, bò có dương tính lúc làm test thử nghiệm sẽ bị giết bỏ và Cơ quan kiểm tra thực phẩm CFIA sẽ đền bồi thiệt hại cho nhà chăn nuôi.

Bò truyền bệnh bằng cách nào"

Lúc bò ho, vi khuẩn Mycobacterium bovis dược phun bắn ra ngoài theo bụi nước aérosol gây nhiễm cho môi sinh, cho những con vật khác cũng như cho những người đang làm việc xung quanh con vật bệnh...Ngõ hô hấp là cách lây nhiễm chính. Vi khuẩn cũng có thể nhiễm qua ngõ tiêu hóa như khi chúng ta uống sữa vắt từ bò bị lao mà không được nấu kỹ trước đó.

Uống sữa mua trong chợ an toàn hơn vì luật tại các quốc gia Tây phương bắt buộc sữa phải được hấp khử trùng pasteurisé tại nhà máy trước khi đem bán cho người tiêu thụ.

Bệnh lao bò, một vấn đề y tế công cộng!

Ở người bị nhiễm bệnh lao bò thì dấu hiệu xảy ra thường nằm ngoài phổi (extra pulmonaire). Những nơi thường gặp triệu chứng lao là ở các hạch bạch huyết vùng cổ (cervical lymphanodepathy), vùng ruột và một loại bệnh ngoài da mãn tính (chronic skin disease hay Lupus vulgaris).

Ngày nay bệnh lao bò không phải là bệnh đáng quan tâm của các quốc gia kỹ nghệ giàu có nhưng nó vẫn còn là một vấn đề sức khỏe quan trọng tại phần lớn các quốc gia đang phát triển ở những vùng Đông Nam Á, Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh cũng như tại một số nước Đông Âu thuộc khối liên bang Sô viết ngày xưa…Tại các quốc gia Tây phương, bệnh lao nhiễm từ bò chỉ chiếm lối 1% trong tất cả trường hợp lao ở người.

Bệnh lao tái xuất hiện!

Trước đây bệnh lao người (TB) cũng hoành hành dữ dội tại các quốc gia Âu Mỹ, nhưng nhờ vào các tiến bộ y học cũng như về mức sống được nâng cao lên nên hầu như bệnh lao lần lần biến mất đi…Bệnh lao chỉ còn tồn tại tại các xứ nghèo khó mà thôi nhưng từ hơn một chục năm nay tình hình có thay đổi. Gần đây bệnh lao có mòi tái xuất hiện trở lại tại tại các quốc gia Tây phương nhưng lần nầy với những chủng vi trùng dữ hơn và kháng được với nhiều loại thuốc đặc trị bệnh lao. Người ta nghĩ rằng tình trạng nầy có lẽ do các người di dân và người tị nạn đến từ các xứ quốc gia đang phát triển mang theo mầm bệnh lao lúc đi định cư...Sự lạm dụng và sử dụng không đúng cách thuốc men đã làm nẩy sinh ra hiện tượng kháng kháng sinh (antibiorésistance) và gây rất nhiều khó khăn trong việc chữa trị bệnh lao.

Nếu kháng cùng một lúc với 2 loại thuốc kháng sinh chính dùng để trị lao như thuốc Rifampicin và Isoniazid  thì gọi là Multidrug-resistant-TB, MDR-TB...Còn trầm trọng hơn nữa nghĩa là kháng cùng một lúc trên 3 loại thuốc kháng sinh thì người ta gọi là Extensivelydrug resistant-TB, XDR-TB…Đây quả thật là một vấn đề nan giải cho y tế thế giới và cũng là một tai ương khác của nhân loại nói chung. Phải chăng ngày nay bệnh lao không còn phải là bệnh chỉ dành riêng cho xứ nghèo thôi"

Một vấn đề khác cũng đáng được quan tâm là một tỉ lệ khá quan trọng người bị SIDA/AIDS có sức miễn dịch quá yếu nên họ cũng rất dễ bị nhiễm lao do Mycobacterium tuberculosis hoặc Mycobacterium bovis.

Kết luận

Thú rừng nói chung có thể bị nhiễm lao. Các nhà khoa học nghĩ rằng, tiên khởi lao là bệnh của loài bò và sau đó bệnh lây nhiễm sang cho các loài gia súc khác và cho thú rừng để chúng trở thành những ổ chứa (réservoir) trực khuẩn M.bovis và chờ dịp thuận lợi để lây nhiễm trở lại cho bò. Các loài động vật rừng như con possum ở Úc, Tân Tây Lan và con badger ở Anh quốc được xemlà những ổ chứa trực khuẩn M.bovis của bệnh lao bò.

Tại Canada, xét nghiệm cho thấy một số bò rừng bison, wapiti (một loại nai) tại tỉnh bang Alberta đôi khi có chứa trực khuẩn Mycobacterium bovis. Ngừa bệnh lao ở bò đồng nghĩa với việc kiểm soát thú rừng. Đây là một vấn đề rất khó thực hiện.

Việc nuôi quá nhiều bò trên một diện tích quá chật hẹp cũng như việc sống gần gũi quá với bò bệnh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm Mycobacterim bovis ở thú vật cũng như ở người. Các người nuôi bò, công nhân lò sát sinh và thú y sĩ là những đối tượng dễ bị nhiễm lao bò nhất. Cách phòng ngừa bệnh lao bò tốt nhất là tránh uống sữa vừa mới vắt xong nhưng không được nấu chín hoặc không được hấp khử trùng. Chỉ nên uống sữa đã được hấp khử trùng.

Theo luật Loi sur la santé des animaux của cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA) bệnh lao bò tuberculose bovine là một bệnh phải được chủ trại hoặc thú y sĩ khai báo (maladie à déclaration obligatoire) cho CFIA. Cơ quan nầy sẽ gởi thú y sĩ đến trại bò để điều tra tình hình và làm các loại tests xét nghiệm cho cả đàn bò cũng như ấn định những biện pháp thú y thích ứng để bảo vệ sức khỏe công cộng./.

Tham khảo:  

-Bs Nguyễn ý Đức. Cập nhật về bệnh lao. www.yduocngaynay.com

-ACIA. Tuberculose bovine.

- ACIA. Tuberculose bovine chez les animaux sauvages.

-CDC. Mycobacterium bovis infection in United Kingdom.

-O.Cosivi et al. Zoonotic Tuberculosis due to M. bovis in Developing Countries. CDC

- FAO. Tuberculose bovine, Espèces affectées-Distribution geographique

  Mode de transmission.

-Tuberculosis. Wikipedia

- JF Gracey. Meat Hygiene.WB Saunders Company

(Montreal, June 16, 2007)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.