Hôm nay,  

Vài Hàng Về Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

22/02/200800:00:00(Xem: 12463)

Người xưa nói: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng". Có duyên với nhau thì tự nhiên gặp, không duyên thì cho dù đứng trước mặt nhau cũng không có cơ hội nói lên lời. Tôi đã có hai lần đứng gần thầy Nguyễn Xuân Vinh nhưng vì vô duyên mà cho đến mãi hôm nay, thầy vẫn không biết tôi là ai. Lần thứ nhất tôi nhìn thấy thầy trong quân phục Đại Tá Không Quân, đứng tiễn đưa một sĩ quan dưới quyền an nghỉ trong nghĩa trang Tân sơn Nhất.

Hôm ấy, như thường lệ, tôi vào nghĩa trang để học bài. Những ngôi mộ có cột, có tường bằng đá hoa cương là chỗ ngồi học bài thơ mộng nhất, lãng mạn nhất, nếu người đang ngủ say đưới lòng đất là một thiếu nữ còn trẻ. Tôi thích ngắm những bức ảnh mờ nhạt đó, tưởng tượng như đã quen nhau từ kiếp trước, mà rù rì nói chuyện, rồi tôi làm thơ tặng nàng. Sau khi chuyện vãn một lúc, đọc thơ cho nàng nghe một lúc, tôi lấy sách vở ra học, rồi trong không khí mát lạnh của nghĩa trang, tôi nằm lăn ra trên mả mà làm một giấc ngủ đầy mộng mị.

Trong khung cảnh đó, tôi đã vô tình nhìn thấy Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh, Tư Lệnh Không Quân, đứng trầm mặc trước một hàng quân, giơ tay chào tiễn người anh hùng đã vinh quang trả nợ Tổ quốc. Từ một khoảng cách không xa, tôi nhìn thấy rõ bảng tên của vị Sĩ quan chỉ huy buổi lễ, và giật mình khi biết rằng mình đã có duyên đứng không xa một nhà văn nổi tiếng với tập truyện Đời Phi Công mà mình vẫn say sưa theo dõi. Hồi ấy, tôi mê đời phi công vô cùng. Thỉnh thoảng, nghe tiếng máy bay bay qua, tôi ngước nhìn lên trời, và tưởng tượng  mình đang ngồi trước bảng lái với những cần số, và với một tốc độ chóng mặt, tôi nhào lộn như người phi công Toàn Phong đã mô tả. Hai tay tôi, lúc tưởng tượng, cũng múa may, lộn lên lộn xuống. Tôi còn huýt sáo cho thêm tiếng động vào giấc mơ làm phi công của tôi nữa. Tôi quyết chí phải có bằng Tú Tài để làm người phi công. Như nguời phi công Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.

Số vô duyên của tôi không cho phép tôi làm điều tôi mơ ước, nhất là ngay khi tôi học Tú Tài Một ở Chu Văn An, vừa mới vui mừng được học Thầy Nguyễn Xuân Vinh trong môn Toán, thầy lại bỏ trường, bỏ lớp mà đi Mỹ. Tình thầy trò qúa ngắn ngủi, thầy không kịp nhận ra trong số học trò của thầy, có tên "Tiến Tây"- biệt hiệu của bạn bè đặt cho, vì hồi đó, tôi giống Tây lai - là đứa ngưỡng mộ Thầy hết sức. Mỗi lời giảng của thầy, dù thầy giảng rất ít mà viết rất nhiều, tôi say mê để hết tâm trí lắng nghe, không như ở các lớp khác, tôi là thằng quậy nhất xóm nhà lá, hay chui cửa kính ra ngoài, đi vòng vòng ở mấy con đường Chợ lớn, ngắm mấy em váy xẩm đi ngang.

Thầy Nguyễn Xuân Vinh bỏ đi, thầy Tr... thay thế. Không may cho thầy mới, sách vở của thầy Vinh viết toàn bằng tiếng Pháp, mà những bài toán của Thầy Vinh đặt ra, ngoài Thầy Vinh giải, chả ai giải nổi! Tội nghiệp ông thầy mới, cứ đứng quay mặt vào bảng, tay trái cầm cuốn sách của thầy Vinh, tay phải chùi chùi, xóa xóa lia lịa. Tụi xóm nhà lá chúng tôi tha hồ quậy, nhưng vì thầy cứ nghiến răng tìm lời giải mãi mà không ra, nên thầy lờ đi. Một lần, tôi nổi hứng, làm chiếc phi tiêu giấy, phóng lên bàn đầu. Ai dè, phóng mạnh quá, cái phi tiêu bay tàn tàn lên bảng, cắm trúng vào.. gáy thầy giáo. Tụi tôi ngồi tê liệt!

Ông thầy đang vất vả toát mồ hôi, vì giải bài toán của thầy Vinh không ra, lại bị mũi phi tiêu trúng gáy, nổi điên, quay lại chửi toáng:

-Đù mẹ chúng mày! Đứa nào ném phi tiêu, đứng lên tao coi!

Mấy đứa tôi run lật bật, nhưng nhìn qua một vòng, thấy mắt đứa nào cũng chiếu vào mình, tôi đành hiên ngang đứng lên:

-Thưa thầy! Em xin lỗi thầy! Em không có ý định phóng lên ...trên đó!

Thầy gầm lên:

-À, cái thằng Tiến Tây xóm nhà lá! Mày tưởng tao không biết mày vẫn làm gì hả" Tao cho mày biết, mày là thằng mất dậy!

Tôi cúi mặt, không nói nên lời. Thầy thao thao chửi tôi một chập rồi bước ra về, bỏ lớp.

Tụi tôi chờ thầy ra khỏi là rú lên như heo bị chọc tiết, ném sách lung tung.

Rồi niên học cũng qua đi, môn toán của thầy mới cũng qua đi trong sự căng thẳng, vì chả đứa nào hiểu thấu bài của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, khó ơi là khó! Làm bài cứ dập dình, điểm lúc trồi lúc sụt, mà thường thì sụt, vì ông thầy giận dữ, chỉ hơi sai một dấu phẩy, là câu trả lời đó tan nát đời hoa.

Đến ngày thi, cũng vì số tôi vô duyên không làm đệ tử thầy Vinh ở bên Không Quân được, nên rớt mà rớt đau rớt đớn. Các môn khác, tôi làm ro ro, trừ môn Toán. Hôm ấy, thi ở Trường Võ Trường Toản, lầu hai. Định mệnh đã an bài cho ông thầy Tr. làm Giám thị hành lang. Tôi đang cắn gần nát cán bút, thì giật mình thấy thầy bước tới. Chả biết làm sao hơn, tôi cười cầu tài:

-Thầy ạ! Thầy cứu em với! Em làm không được!

Thầy không nói chi, chỉ nhìn tờ giấy còn trinh nguyên thiếu nữ trên bàn. Tôi cười cầu tài mỏi miệng thì cúi xuống, cạo giấy. Thầy đi ra cửa, vẫn không nói một lời. Ngồi chán đời một lúc, tự nhiên vài con số hiện lên trong đầu, tôi cắm cúi viết như điên. Một lúc sau, tự nhiên có cảm giác ai đang rình mình, tôi ngẩng lên, nhìn ra hành lang, thấy Thầy tôi đang nói chi với thầy giám thị. Hai người chỉ trỏ tôi, nói chi đó, rồi thầy giám thị đột nhiên bước đến chỗ tôi, bắt tôi đứng lên, sờ sờ nắn nắn. Tôi toát mồ hôi vì giận! Hóa ra là Thầy tôi nghĩ là tôi đang "quay phim" nên cho người lại khám tôi! Khám không thấy chi cả, hai thầy lại bàn tính một hồi, rồi Thầy tôi chơi đẹp một đòn, khiến cả cuộc đời tôi đi "đoong". Thầy giám thị, được lệnh Thầy tôi, đứng ngay trên bục, chỉ tay, gọi tôi:

-Anh kia! Mang bài thi và giấy nháp lên đây!

Tôi chẳng hiểu gì, đứng ú ớ! Cả lớp cũng ngơ ngác nhìn tôi. Ông Thầy giám thị lại vẫy tay. Tôi tuân lệnh bước lên với giấy nháp, bài thi. Thầy giám thị chỉ chiếc ghế của thầy cho tôi và bảo tôi ngồi ngay trên bục đó mà làm bài! Tôi muốn tắt thở, muốn xỉu! Tất cả các cặp mắt con gái, con trai nhìn tôi như nhìn một quái vật! Tôi biết là ông Thầy Tr. "chơi" tôi, làm cho tôi nhục! Thầy bắt tôi đứng lên khám từ trên xuống dưới, đã nhục, nhưng chưa bằng bắt tôi ngồi một mình trên bàn giám thị, làm bài một mình, còn nhục hơn. Đau nhất là tính tôi hay nhậy cảm trước con gái, mà giờ đây, ngồi chơ vơ như thế, các cô liếc qua liếc lại, làm tôi cảm giác như có muôn lưỡi dao lam cứ cắt ngang cắt dọc thân thể mình, buốt giá. Dĩ nhiên là tôi làm bài không được! Tờ giấy làm bài vừa viết được một trang, như một nụ hôn đầu mới chớm, đã vội quầy quả ra xa, để giữ nếp áo trắng tinh con gái. Tôi nhức nhối, tôi oán hờn, tôi giận số mệnh, nhưng tuyệt nhiên trong đầu không có chữ chửi thề. Chỉ một lúc, chừng năm, mười phút, tôi đứng dậy, vật cái bài thi lên bàn, rồi đi về, chấp nhận số mệnh đau thương. Xuống thang gác, đi ra chỗ để xe đạp, tôi thấy chân mình hơ hỏng trên không. Đột nhiên, lại đột nhiên, có tiếng gọi từ trên lầu hai:

-Tiến Tây!

Tôi ngửng lên, thấy Thầy tôi đứng dựa lan can nhìn xuống. Thầy hỏi, giọng vui như hội:

-Sao" Làm bài được không"

Tôi cười khì khì:

-Dạ thưa Thầy, đội ơn Thầy, em làm cũng khá khá..

Nói xong, tôi cắm đầu đi như chạy, để tránh không cho ông Thầy nhìn thấy nước mắt tôi chẩy ướt má, nước mắt chàm ngoàm, nước mắt đắng cay.

Thế là tôi rớt, rớt luôn giấc mộng làm đệ tử thầy Nguyễn Xuân Vinh. Phải chi Thầy đừng đi Mỹ...

Sau đó, tôi thỉnh thoảng vẫn thấy tên thầy Vinh trên báo chí. Đặc biệt có lần tôi đọc được lời phát biểu của Thầy trong đại hội các nhà bác học. Thầy Vinh của tôi, lúc đó, là Giáo Sư Đại Học, Giám Đốc chương trình Quỹ Đạo Ngắn của NASA, và cũng là Phi hành Gia dự khuyết, dù chỉ là Thầy của tôi trong vài buổi lớp, nói rất khiêm nhượng, "tôi vô cùng xúc động vì là người Việt Nam đầu tiên được tham dự buổi hội thảo quan trọng này, buổi hội thảo gồm toàn nhưng khoa học gia hàng đầu thế giới..." Tôi nhớ mãi câu này cho đến hôm nay đã hơn 40 năm. Qua Thầy Nguyễn Xuân Vinh, tôi hãnh diện là một người Việt Nam, đang chen chân trên mọi lãnh vực của thế giới.

Ước mong đất nước yêu quý của tất cả chúng ta sớm có ngày Tự Do, Dân Chủ, để cho nhiều nhà khoa học khác, nhiều nhà văn Toàn Phong khác, cất cánh bay cao, để mọi nẻo đường thế giới đều có tên Việt Nam thân yêu.

Chu tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.